Nguyễn Thị Vân Khánh_MN Nghĩa Đô SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN”. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: “ An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”, đó là một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo cho những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đề đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Những hậu quả do tai nạn giao thông để lại là những nỗi đau về thể chất lẫn tinh thần, nó dai dẳng đeo bám lấy suốt cuộc đời. Biết là thế nhưng tại sao hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn lên tới hàng ngàn vụ như năm 2012 toàn quốc có 36 409 vụ tai nạn giao thông. Vậy nguyên nhân là do đâu? Thiết nghĩ, nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về an toàn giao thông và một số quy định về giao thôn g như uống rượu bia khi tham gia giao thông, không đội mũ khi đi xe máy, chở ba phóng nhanh vượt ẩu Vì vậy để mọi người có thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông theo tôi nghĩ cần phải đưa vào thành bài học, bài giảng cho học sinh đặc biệt là với lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi.Vì lứa tuổi này là lứa tuổi thích tìm tòi, thích khám phá, không chỉ vậy mà tôi muốn cung cấp cho trẻ ở lứa tuổi này những kiến thức sơ đẳng về an toàn giao thông để tạo cho trẻ vững tin bước vào những ngưỡng cửa của cuộc đời, để trẻ bước vào lớp 1 không khỏi bỡ ngỡ hay sợ sệt khi đi trên đường. Nhưng làm cách nào để trẻ thích học, dễ nhớ, dễ nhận biết đây, vì đây là một môn học khá khó đối với trẻ mầm non. Vậy việc cung cấp kiến thức về an toàn giao thông cho lứa tuổi mầm non được xem là khá cần thiết. Bởi vì, trẻ được tìm hiểu về an toàn giao thông từ nhỏ, với những kiến thức trẻ học được sẽ được ghi nhớ rất lâu, dần dần trẻ sẽ có đầy đủ những kiến thức về an toàn giao thông, có sự chuyển biến về nhận thức an toàn giao thông, từ những điều kiện trên sẽ tạo cho trẻ những chuyển biến mạnh mẽ về việc phải chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông. Nên đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn để giao dục lớp trẻ có ý thức chấp hành đúng luật lệ giao thông khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, bản thân tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc cho Nguyễn Thị Vân Khánh_MN Nghĩa Đô trẻ tìm hiểu về an toàn giao thông, và tôi thấy rằng việc dạy trẻ về an toàn giao thông ở lứa tuổi mầm non không phải là dễ thực hiện bởi lứa tuổi này trẻ con còn rất nhỏ, khả năng ghi nhớ của trẻ còn bị hạn chế, trẻ dễ nhớ những cũng mau quên. Từ những trăn trở nói trên, tôi thiết nghĩ việc sử dụng các trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin về an toàn giao thông chắc chắn sẽ gây được hứng thú đối với trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn sự dụng một số trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. Mục đích của sáng kiến này giúp tôi có thêm nhận thức cũng như kinh nghiệm về việc sử dụng một số trò chơi về an toàn giao thông có ứng dụng công nghệ thông tin. Với những biện pháp này tôi mới chỉ áp dụng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn nhưng bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, trẻ rất hứng thú tham giao vào các trò chơi, đó thực sự là một niềm vui lớn và cũng là một thành công lớn đối với người giáo viên như tôi. Sau đây tôi xin được chia sẻ với đồng nghiệp về sáng kiến kinh nghiệm “Một số trò chơi về an toàn giao thông có ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ mẫu giáo giáo lớn”. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giúp tôi hoàn thiện hơn sáng kiến kinh nghiệm này. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Nội dung lý luận của vấn đề: Giáo dục an toàn giao thông đối với trẻ mẫu giáo lớn là một môn học khó và khô cứng, điều này đã làm cho bao người nhức nhối. Bởi vì, ngày nay an toàn giao thông là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Những hiện tượng ùn tắc giao thông sảy ra hàng ngày, không chỉ thế mà còn có một số người không chấp hành đúng luật lệ giao thông dẫn đến những điều đáng tiếc sảy ra. Trong những trường hợp vi phạm giao thông liên quan không ít đến trẻ em và cũng một phần do tai nạn là do lỗi của các em, các em không hiểu biết và nắm vững những luật lệ giao thông.Và nhận ra được vấn đề này thì ngay từ bậc mầm non các nhà giáo dục đã giành một chủ đề để nói về an toàn giao thông. Mà ta biết rằng kiến thức về an toàn giao thông là rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ khi tham gia giao thông. Nhưng để trẻ sao cho dễ hiểu, dễ nhớ thì ta nên lồng các quy định hay một số luật lệ giao thông vào các trò chơi, nó sẽ giúp trẻ hiểu và nhận ra những giá trị trong khi tham gia giao thông, nhưng nếu chỉ có hình ảnh bằng tranh vẽ Nguyễn Thị Vân Khánh_MN Nghĩa Đô thì không thu hút được trẻ, gây cho trẻ cảm giác nhàm chán mà ta phải tạo ra những hình ảnh sinh động, mới lạ, những đoạn video clip hấp dẫn , sống động có như vậy mới tạo được sự hứng thú đối với trẻ ở lứa tuổi này. Và trẻ càng khắc sâu trong trí nhớ của mình những gì mình thích, những gì để lại ấn tượng mạnh đối với trẻ. Chính vì thế mà việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các trò chơi là rất cần thiết, nó sẽ đưa đến với trẻ những hình ảnh đẹp, sống động, phong phú…phù hợp với lứa tuổi của trẻ.Ở đó trẻ không chỉ được nghe, được nhìn mà trẻ còn được trực tiếp tham gia vào các trò chơi, trẻ được lựa chọn các trò chơi theo khả năng nhận biết của mình. Trẻ được hòa nhập và thế giới trò chơi, được chọn những trò chơi theo ý thích của mình. 2. Cơ sở thực tiễn: Các lớp ở trong trường tôi đều được trang bi đồ dùng tranh ảnh minh họa để phục vụ cho các tiết dạy cũng như các trò chơi về an toàn giao thông, nhưng để phục vụ cho trẻ tham vào các trò chơi hay để thực hành về an toàn giao thông thì việc sử dụng tranh ảnh có sẵn giáo viên còn phải làm một số mô hình người đi bộ, người đi xe đạp hay chú cảnh sát….Và để tạo ra những hình ảnh đẹp, bắt mắt thì cần rất nhiều thời gian và mất cũng rất nhiều chi phí. Mặc dù vậy cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của trẻ và hiệu quả lại không cao. Nhưng từ khi tôi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy hay trong một số trò chơi, tôi thấy trẻ tích cực tham gia chơi, hứng thú và dễ hiểu hơn với các môn học, đặc biệt là với chủ đề an toàn giao thông, tôi lồng ghép những đoạn video, tôi đưa những hình ảnh tôi quay được trên đường phố, hay ngay cả nhưng đoạn trẻ tham gia chơi giao thông trên sân trường. Và điều đặc biệt hơn cả là trường mầm non Nghĩa Đô của tôi, ban giám hiệu đã trang bị cho mỗi lớp một máy tính, nên nó càng thuận lợi cho tôi khi tôi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các trò chơi để phục vụ cho giảng dạy. Sau mỗi tiết học trẻ được thực hành ngày trên máy hay thậm trí trẻ còn được chơi trong giờ hoạt động góc. Bên cạnh sự ửng hộ của ban giám hiệu nhà trường, tôi còn có sự ủng hộ của các đồng nghiệp và phụ huynh học sinh thì tôi vẫn còn gặp một số khó khăn là sự hiểu biết về các phần mềm còn hạn chế và trong quá trình thực hiện các trò chơi tôi vần còn phải sự dụng một số phần mềm phức tạp như: cắt ghép hay sử lý đoạn phim để tạo thành một đoạn phim hoàn chỉnh. Hay tôi phải trực tiếp đi Nguyễn Thị Vân Khánh_MN Nghĩa Đô quay nhưng cảnh vi phạm giao thông cần nhờ đến cảnh sát giao thông…. Mặc dù vậy, với tâm huyết của một người giáo viên “ chưa làm mẹ nhưng chứa chan tyêu của tôi được phát triển toàn diện nên tôiđã nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng có thể để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho các con. Dưới đây là một số trò chơi về an toàn giao thông có ứng dụng công nghệ thông tin tôi đã thiết kế tại trường mầm non. 3. Một số trò chơi: a) Trò chơi về phương tiện giao thông đường bộ: * Trò chơi 1: Thế giới trò chơi - Tôi thiết kế thế giới trò chơi trên phần mềm powerpoint là chủ yếu. Ngoài ra tôi còn thiết kế trên phần mềm cát ghép phim và thu âm trên phần mềm ulead videostudio 11, và phần mềm đổi đuôi total video converter. Trong trò chơi này có 5 phần chơi ứng với 5 loại PTGT: phương tiện giao thông đường bô, phương tiện giao thông đường hàng không, phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường thủy. Trong mỗi trò chơi tôi đều lồng tiếng để hướng dẫn trẻ chơi cho thuận tiện. - Mục đích của trò chơi: để cho trẻ dễ hiểu, dễ nhận biết về các PTGT, cũng như luật lệ giao thông. * Trò chơi 2: Tìm hiểu và nhận biết luật giao thông Với trò chơi này tôi cũng thiết kể trên phần mềm powerpoint, kết hợp với ulead videostudio 11để tạo ra những đoạn phim về giao thông. Ngoài ra con có một số đoạn phim về ATGT tôi sưu tầm trên mạng và bạn bè. - Mục đích của trò chơi: Giúp trẻ hứng thu trong giờ học, được tham gia và tìm hiểu trực tiếp. Trẻ ghi nhớ sâu sắc và nhận biết dễ dàng. - Cách chơi: Tổ chơi cho trẻ chơi với hình thức thi đua giữa các nhóm, các tổ. Ở mỗi trò chơi cô có thể hướng dẫn trẻ hay cũng có thể trẻ tự học , tự chơi bởi trong mỗi trò chơi tôi đều có ghi âm hướng dẫn. III/ KẾT QUẢ: Sau một thời gian áp dụng công nghệ thông tin vào một số trò chơi tôi thấy: - Về phía trẻ: Trẻ nhận thức tốt hơn, húng thú vào giờ học hơn, không còn tình trạng trẻ ngồi học thụ động nữa, trẻ hăng say tham gia vào các trò chơi. Giờ học đạt hiệu quả cao. Trẻ có ý thức khi tham gia giao thông . Như sau khi trẻ tham gia vào trò chơi về an toàn giao thông có ứng dụng công nghệ thông tin tôi thấy ý thức của trẻ khác hẳn là trẻ biết phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Nguyễn Thị Vân Khánh_MN Nghĩa Đô - Về phía cô: Qua một số tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin tôi đạt hiệu quả, là người giáo viên tôi thấy mình cần tìm tòi nhiều hơn nữa để có những biện pháp, hình thức thật phong phú để giúp cung cấp những kiến thức cần thiết cho trẻ giúp trẻ. - Về phía phụ huynh: Họ thấy con mình thích học, hiểu biết nhiều thứ thì phụ huynh rất là vui và cũng rất tán thành việc cô đưa ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy. Họ cũng rất thích khi con mình đã biết một số luật lệ cũng như quy định về an toàn giao thông. . ulead videostudio 11, và phần mềm đổi đuôi total video converter. Trong trò chơi này có 5 phần chơi ứng với 5 loại PTGT: phương tiện giao thông đường bô, phương tiện giao thông đường hàng không,. nghĩ cần phải đưa vào thành bài học, bài giảng cho học sinh đặc biệt là với lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi.Vì lứa tuổi này là lứa tuổi thích tìm tòi, thích khám phá, không chỉ vậy mà tôi muốn