195 Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp ở Việt Nam
Trang 1
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHIOA HỌC HOAN THIEN CO CHE CHO VAY HO GIA BINH SAN XUAT
NONG- LAM- NGU- DIEM NGHIEP ử VIỆT NAM Ma sé: KNH 2000 - Dé tai cap ngành
Chủ nhiệm đề tài: TS Bùi Thiện Nhiên - NHNo&PTNT Việt Nam
Thư ký dé tai: Cứ nhân Nguyễn Hồng Phúc- NHNo& PTNT Việt Nam
Các thành viên: — 75 Nguyễn Duệ - Học viện Ngân hàng Cử nhân Trần Đình Định — - NHNo&PTNT Việt Nam
Cứ nhân Phạm Thanh - NHNo&PTNT Việt Nam †h.s Nguyễn Văn Bắc - NHNo&PTNT Việt Nam †Th.s Nguyễn Quốc Hùng — - NHNo&PTNT Ha Nội
Trang 2MUC LUC Phần mở đầu
Chương I: KINH TE HO GIA BINH VA DAC DIEM CUA TIN DUNG NAN HÀNG
TRONG PHAT TRIEN KINH TE HO GIA BINH SAN XUAT NONG- LAM-
NGU- DIEM NGHIEP 6 VIET NAM
1- HO GIA DINH SAN XUAT NONG- LAM- NGU- DIEM NGHIỆP ONUUC TA 1.1- Khái niệm về hộ gia đình sản xuất
12- Vai trị hộ gia đình sản xuất trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước fa
1.3- Chức năng của hộ gin đình sản xuất
1.4- Đặc điểm hộ gia đình sản xuất ở nông thôn Việt Nam — Nhân tố
ảnh hưởng tới cơ chế tín dụng hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp
1.41- Về đất đại
1.4.2- Về lao động
1.4.3- Về nguồn vốn sản xuát kính doanh
L44- Về cơ sở hạ tầng trong nông thôn hệ thống công cụ Jaa, dong trong nong nghiép
1.4.5- Về điều kiện tự nhiên
1.46 Về tổ chức sản xuất và quản lý trong nông nghiệp, nông thon
1.4.7- Về môi trường kinh doanh
1.48- Về tâm lý của người sản xuất trong nông nghiệp
1.4.9- Thu nhập của hộ gia dình sản xuất ~ Mối quan hệ giữa thu nhẬp của bộ gia đình sản xuất với lãi suất và các chỉ phí khác vay vốn tổ chức tín dụng
2- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HO GIA DINH SAN XUAT NONG- LAM- NGU- DIEM NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Trang 3HIỆN NAY
Chương iI: THUG TRANG CHO VAY HO GIA DINH SAN XUAT NONG- LAM- NGU- DIEM NGHIEP ONUUC TA TRONG THI GIAN QUA ( 1990 — 2001 ) 1- QUÁ TRÌNH CHO VAY HO GIA DINH SAN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1- Giai đoạn trước năm 1993
1.2- Giai đoạn từ 1993 đến 1999
1.2.1- Nội dung cơ bản của Nghị định 14CP của Chính phủ Thơng tư số 01/TT-NHI của Thống đốc NHNN và Quy định số 499A/TDNT của
Chủ tịch HĐQT NHNo Việt Nam
1.2.2- Kết quả cho vay hộ sẵn xuấ† nông- lâm- ngư- diêm nghiệp trong giai doạn thực hiện Nghị định 14/CP của Chính phủ của NHNo@&PTNT
1.3- Giai đoạn từ 1999 đến 2001
1.3.1- Nội dung cơ bản của Quyết định 67⁄TTg
1.3.1.1- Về công tác nguồn vốn 1.3.1.2- Về cơ chế cho vay 1.3.1.3- Về xử lý rủi ro
1.3.2- Kết quả thực hiện Quyết định 67/T1g
2- NHỮNG HẠN CHẾ VÀ VƯỚNG MẮC VE CO CHE CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH
SÁN XUẤT NÔNG- LÂM- NGƯ- DIÊM NGHIỆP
2.1- Thủ tục cho vay
2.1.1- Cho vay với mức vay không phải thế chấp tài sản, hộ gia đình khơng
tham gia tổ vay vốn
2.1.1.1- Giấy đề nghị vay vốn 2.1.1.2- Số vay vốn
2.1.2- Cho vay đối với mức vay không phải thế chấp tài sản, hộ gia đình
tham gia tổ vay vốn
2.1.3- Cho vay đối với mức vay phải có tài sản thế chấp
2.2- Phương thức cho vay, vốn tự có, thời hạn cho vay, gia hạn nợ
Trang 42.3 Vẻ thu nợ, thu lãi
2.4- Về các biện pháp thực hiện bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bao dam va xử lý tài sản bảo đảm tiển vay để thu hồi nợ
2.41- Về biện pháp thực hiện bdo dam tién vay 2.4.2- Về đăng ký giao dịch bảo dâm
24.3- Về xử lý tài sắn bảo đảm tiên vay để thu hỏi nợ
Chương if; MỘT SỐ SIẢI PHÁP VÀ RIẾN NGHỊ ĐỂ GOP PHAN HOAN THIEN CO CHE CHO VAY HO GIA BINH SAN XUAT NONG- LAM- NGU- DIEM
NGHIỆP Ứ VIỆT NAM
1- BỘ HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH CHO VAY
1.1- Thay đổi một số nội dung ghỉ trong quyển số vay vốn
1.2- Thay đổi một số nội dung của giấy đề nghị vay vốn
1.3- Hồ sơ cho vay hộ nơng đân có mức vay phải thế chấp tài sản
1.4- Quy trình vay và giải quyết cho vay L4.1- Đối với hộ gia đình nơng dân vay vốn 1.4.2- Đối với ngân hàng cho vay
2- GIẢI PHÁP VỀ PHƯƠNG THỨC CHO VAY, MỨC CHO VAY, THỜI HẠN CHO VAY, GIA HAN NO
2.1- Giải pháp về phương thức cho vay 2.2- Mức cho vay và thời hạn cho vay 2.3- Gia hạn nợ
3- CÁC GIẢI PHÁP VE THU NO, THU LAI
4- CAC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY, DANG KY GIAO DICH BẢO ĐẢM VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIEN VAY DE THU HỒI NỢ
4.1- Thực hiện bảo đảm tiền vay
4.2- Đăng ký giao dịch bảo đảm
4.3- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
Trang 5Biểu số I: Dư nợ hệ thống ngàn hàng và quý tín dụng nhân dân đối
với nông nghiệp, nông thôn
Biểu số 2: Cơ cấu các loại cho vay nông nghiệp, nông thôn Biểu số 3: Dân số cả nước và phân theo thành thị nông thôn
Biểu số 4: Nhân khẩu lao động bình quân 1 hộ phân theo thành thị, nông thôn
Biển số Ÿ: Thu nhập bình quân một người một tháng Biểu số 6: Tỷ lệ nghèo (rong dân cư
Biểu số 7: Giá tri đầu tư tích luỹ nhà ở và tài sản cố định trong năm -
bình quân 1 hộ
Biểu số 8: Tỷ lệ chỉ ăn uống, hút trong chỉ đời sống của hộ
Biểu số 9: Mức chỉ tiêu một số khoản ngoài ăn uống bình quân đầu
người Í năm
Biểu số I0: Dư nợ NHNo&PTNT phân theo thành phần kinh tế
Biểu số 11: Cho vay hộ sản xuất nông nghiệp & kinh tế nông thôn
Biểu số 12: Cơ cấu cho vay phát triển nông nghiệp & kinh tế nông thôn
Biểu số 3: Tổng hợp tình hình cho vay, dư nợ hộ nông dan từ 1991
đến 6/2001
Mẫu số I: Mẫu giấy đề nghị vay vốn
Mẫu số 2: Mẫu điều chỉnh trang 1 số vay vốn Mẫu số 3: Mẫu hợp đồng tín dụng
MỘT SỐ VĂN BẢN ĐANG CÒN HIỆU LUC THI HÀNH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, trong suốt 10 năm qua sản
xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quan dat 5,6%/
năm Từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, các sản phẩm nông, lâm, hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu Có nhiều yếu tố đóng góp vào thành cơng đó, trong đó tín dụng ngân hàng có một đóng góp hết sức to lớn Đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn qua
kênh tín dựng ngân hàng tăng 30 - 40% năm Một trong những thay đổi cơ bản
trong tín dụng ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là chuyển hướng cho vay hộ gia đình nơng dân Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho hộ gia đình chiếm tới 60 -70% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn Cơ chế cho vay đối tượng này ngày càng được hồn thiện Chính sách của Đảng, Chính phủ ngày càng cởi mở và sát với thực tiễn, được Ngân hàng Nhà nước cụ thể hoá bằng các cơ chế và NHNo Việt Nam ( nay là NHNo&PTNT Việt Nam ) hướng dẫn trong các quy định cho vay Có thể nói các cơ chế, quy định cho vay hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp( gọi tắt là hộ gia đình nơng dân ) liên tục được
nghiên cứu, hoàn thiện đã giúp cho hàng triệu hộ gia đình nông dân được tiếp cận
với tín dụng ngân hàng
Tuy nhiên, trong quá trình vận động, phát triển của nên kinh tế thị trường, các cơ chế, quy định đó cũng có bộc lộ những khiếm khuyết, tuy không cơ bản nhưng cũng gây khó khăn, vướng mắc nhất định cho ngân hàng noi cho vay va
cho các hộ gia đình vay vốn Đề tài: "Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, điêm nghiệp ở Việt Nam”, nhằm góp phần tháo gỡ những vướng mắc đó - những vấn để mà không ft các cấp, các ngành, hàng triệu hộ gia
Trang 72- Tình hình nghiên cứu dé tai:
Cơ chế cho vay hộ gia đình sản xuất nơng, lâm ngư diêm nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới và khu vực quan tâm, nghiên cứu nhằm có một cơ chế - phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm nông dân, nông thôn của mỗi nước
Ở nước ta, cơ chế cho vay hộ gia đình nơng dân không tách khỏi những nội dung cơ bản của cơ chế cho vay đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban
hành Một tập thể cán bộ có nhiều kinh nghiệm của Ngân hàng Nhà nước luôn
nghiên cứu và hồn thiện nó
NHNo&PTNT Việt Nam căn cứ vào cơ chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hoá trong điều kiện nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta Ngay sau khi các văn bản hướng dẫn được đưa ra thực hiện
NHNo&PTNT Việt Nam vẫn liếp tục nghiên cứu hoàn thiện
Tuy nhiên, để tài nghiên cứu này vẫn có tính thời sự của nó đó là sự kết hợp giữa những cán hộ ở hội sở chính, cán bộ giảng day nghiên cứu lý luận và những cán bộ đang trực tiếp điều hành ở cơ sở Những vướng mac dang gap hàng ngày khi giải quyết việc cho vay, thu ng .va dang hang ngay nghe tiếng nói của hàng ngần hộ nông đân vay vốn Do đó để tài vừa có ý nghĩa lý luận ý nghĩa thực tiễn với tính thời sự của nó
3- Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Trang 8Đề đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích những vấn để có tính lý luận về đặc điểm sản xuất nông nghiệp, đặc điểm khách hàng vay vốn là hộ gia đình nơng dân - Đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế cho vay
- Thông qua những việc làm hàng ngày của cán bộ tín đụng cho vay hộ gia
đình nơng dân, thông qua việc giải quyết cho vay, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ xử
Jy tài sản bảo đảm tiền vay của Giám đốc cơ sở cho vay để thấy được những vướng mắc, những khó khăn cần tháo gỡ về cơ chế để quan hệ vay trả giữa ngân hàng và khách hàng được thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho cả 2 phía
- Đề xuất những giải pháp cần hoàn thiện hoặc tháo gỡ để đạt mục tiêu
trên
4- Phạm vị và giới hạn:
- Đối tượng nghiên cứu là cơ chế cho hộ gia đình nông dân vay vốn ở nước ta hiện nay
- Để tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế và các quy định cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam - Tổ chức tín dụng lớn nhất cả về nguồn vốn, dư nợ, số lượng khách hàng ở nông thôn nước ta hiện nay.( Biểu số /)
Trong các quy định cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT Việt Nam, để tài chỉ tập trung nghiên cứu cho vay thương mai( tin đụng thông thường), không nghiên cứu cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay uỷ thác đầu tư, cho vay hộ nghèo
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Mác- Lê nin làm cơ sở lý luận
- Đùng phương pháp khảo cứu, điểu tra, phân tổ thống kê, và xử lý hệ thống
6- Dự kiến đóng góp mới:
Đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa và bổ sung một số quy định trong cơ chế cho
vay hộ gia đình nơng dân
7- Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận để tài gồm 3 chương:
- Chương I: Kinh tế hộ gia đình và đặc điểm của tín dụng ngân hàng trong phát triển kinh tế hộ gia đình sản xuất nơng- lâm- ngư- diêm nghiệp ở Việt Nam
- Chương II: Thực trạng cho vay hộ gia đình sản xuất nơng- lam- ngu- diém nghiệp ở nước ta trong thời gian qua (1990 - 2001)
- Chương IIL: Một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hoàn thiện cơ chế
Trang 10LOI CAM DOAN
Nhóm nghiên cứu để tài “Hoàn thiện cơ chế cho vay hộ gia đình sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp ở Việt Nam” xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng nhớm Các số liệu, kết quả nêu trong dé tai là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế nghiên cứu
THAY MẶT NHÓM ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
hide
f+ Ai
1ø —
Trang 11CITUONG I
KINH TE HO GIA DINH VA DAC DIEM CUA TIN DUNG NGAN
HANG TRONG PHAT TRIEN KINH TE HO GIA DINH SAN XUAT NONG- LAM- NGU- DIEM NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1- HO GIA DINH SAN XUẤT NÔNG- LÂM- NGƯ- DIEM NGHIỆP Ở NƯỚC TA
1.1- Khái niệm về hộ gia đình sản xuất:
Hộ gia đình sản xuất là một loại hình hộ chứa đựng các yếu tố và đặc trưng của hộ Do đó hộ gia đình sản xuất mang các đặc trưng, đặc điểm của hộ và khát
niệm hộ được nhìn nhận từ một số góc độ khác nhau:
Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ Hộ
bao gầm những người cùng sống trong một mái nhà Nhóm người đố bao gồm
những người cùng huyết tộc và những người làm công
Về phương diện thống kê Liên hiệp quốc cho rằng: "Hộ là những người,
cùng sống chung dưới một mái nhà cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Theo giáo sư TG Megee(1989)- Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộc
trường Đại học Tổng hợp British Columbia:" Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có cung một ngân quỹ”
Trang 12Hộ gia đình sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh
Trong lĩnh vực sản xuất nông- lâm- ngư- diém nghiệp, tuỳ trình độ phát
triển kinh tế, có các hộ gia đình:
- Sản xuất tự cung tự cấp - Sản xuất hàng hoá
- Là những thành viên nhận khoán của các tổ chức kinh tế hợp tác xã và các doanh nghiệp nhà nước
Hộ gia đình có thể sản xuất độc canh, chuyên canh hoặc sản xuất kinh
doanh tổng hợp
1.2- Vai trò hộ gia đình sản xuất trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta
Về phương diện lịch sử, một trong những con đường tích luỹ tư bản của các xí nghiệp Tư bản chủ nghĩa được bất đầu từ quá trình kinh doanh của các gia
đình, các chủ doanh nghiệp nhỏ Mơ hình hộ - trước hết đó là mơ hình tổ chức
lao động, là sự duy trì và phát triển nguồn lao động cho bản thân và cho xã hội Hộ còn là các đơn vị vệ tỉnh cho các xí nghiệp, công ty Theo một số nhà xã hội học thì hộ và nên kinh tế phát triển tự nhiên của nó chứa đựng những tiém năng
của sự phân hoá và đo đó thúc đẩy nơng thôn quá độ lên một trình độ cao hơn-
Trang 13Về phương điện thực tế của các nước trong những năm gần đây trong các
cuộc cải cách kinh tế đã chú ý đến vai trò của hộ trong nền kinh tế quốc dân Ở Trưng quốc, các chuyên gia kinh tế đánh giá cao về thành tựu phát triển kinh tế nông thôn trong những năm 80 trở lại đây Các hộ nông dân đã được quyền ” tự chiệu trách nhiệm" trong quá trình sản xuất Mơ hình : “hộ tự chiệu -
trách nhiệm" là đơn vị sắn xuất cơ bản trong nông thôn Từ những năm 80 của
thế kỷ 20 đến nay Trung quốc đã thu được nhiều kết quả vượt bậc trong nông
nghiệp, nông thôn ,
Vào thời điểm những năm 80 ở Đông Âu và ở nước ta trong những năm của phong trào "hợp tác hoá” kinh tế hộ vẫn được coi là "kinh tế phụ cá nhân” hay "kinh tế phụ gia đình” nhưng thực tế kinh tế phụ gia đình đã đóng góp một tỷ trọng giá trị nông sản to lớn và có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Kinh tế phụ của hộ chiếm tới 50 - 60% thu nhập của các
thành viên hợp tác xã nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng bắc khu Bốn cũ
vào những năm 70 - 80 của thế ký 20
Từ khi "khoán sản phẩm cuối cùng" đến người lao động đến nay, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta có bước tiến bộ rõ rệt Sức sản xuất được giải
phóng, lao động tự giác và năng động sáng tạo của các hộ nông dân đã khẳng định bằng thực tiễn vai trò của kinh tế hộ, cụ thể:
- Hộ gia đình là đơn vị tự chủ, trước hết bảo đảm duy trì và phát triển nguồn lao động, công cụ lao động, tài sản, tiền vốn Đây là những yếu tố quyết
định cho quá trình sản xuất ra của cải, tăng nguồn thư nhập cho xã hội, trước hết đó là những tư liệu tiêu dùng thiết yếu cho con người như lượng thực, thực phẩm, nguyên liệu
Trang 14nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp như tư liệu sản xuất, vật tư, các sản phẩm
tiêu dùng góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển Hộ
sản xuất góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Ngoài ra, hộ sản xuất còn tạo ra
các sản phẩm để xuất khẩu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước
ta
1.3- Chức năng của hộ gia đình sản xuất:
Hộ gia đình sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, đo đó hộ gia đình sản xuất thực hiện chức năng sản xuất ra sản phẩm và tái tạo sức lao động, xây đựng quỹ "phúc lợi gia đình”; cùng xã hội bảo đảm mọi điều kiện trưởng thành của nguồn lao động trẻ
Khi bàn về chức năng của hộ gia đình sản xuất, người ta đặc biệt quan tâm
tới các quan hệ kinh tế làm nền tảng cho hộ sản xuất thực hiện các chức năng xã
hội Hộ sản xuất thực hiện chức năng nuôi dưỡng, dạy đỗ, tạo nguồn lao động đối với những thành viên của huyết tộc Quá trình lao động sản xuất kinh doanh là quá trình tổ chức kết hợp giữa các nguồn lực của hộ sản xuất một cách có kết quả
nhất trên cơ sở phân tích những thơng tin về môi trường kinh doanh của mỗi chủ hộ
Hộ gia đình sản xuất thực hiện chức năng kinh tế không thể tách rời việc thực hiện tổ chức lao động, đẩy mạnh giáo dục trong gia đình Mặt khác, yếu tố truyền thống, yếu tố giáo dục ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nông thôn Mối quan hệ giữa thực hiện chức năng kinh tế - giáo dục nguồn lao động, phúc lợi gia đình, tổ chức tiêu dùng của hộ sản xuất cần được xem xét
trong khung cảnh của nền kinh tế và truyền thống văn hố tồn xã hội
1.4- Đặc điểm hộ gia đình sản xuất ở nơng thôn Việt Nam - Nhân tố ảnh
Trang 15Hộ gia đình sản xuất ở nông thôn Việt Nam hiện nay có hồn cảnh kinh tế ở mức độ khác nhau Có hộ thiếu ăn hoặc đủ ăn nhưng chỉ đủ tái sản xuất giản đơn, nói chung dây là những hộ nghèo Có hộ gia đình sản xuất hàng hố, tái sản
xuất mở rộng có tích luỹ Xét một cách tổng thể thì hộ sản xuất trong nông
nghiệp nông thơn phát triển ở trình độ thấp, bị động về vốn, thị trường và chịu sự
chi phối to lớn của thiên nhiên ( Điển số 5, số ố )
Hộ gia đình sản xuất ở nông thôn tiến hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - ngư - diêm nghiệp là chủ yếu, với gần 80% dân số nguồn sống chính dựa vào nơng nghiệp và chịu ảnh hưởng, bị chỉ phối mạnh bởi các quy luật và điều kiện tự nhiên ở từng: vùng, từng khu vực trorig một không gian rộng lớn, lao động đông nhưng thiếu kỹ thuật Diện tích đất dùng cho sản xuất nơng nghiệp bình quân đầu người thấp nhất so với các nước trong khu vực( gần 0,1 ha) Sản
phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước Việc chuyển đổi từ nền nông nghiệp sản
xuất nhỏ lạc hậu phân tán, vốn ít lại chưa có cơng nghiệp phát triển ( trong đó có cơng nghiệp chế biến ) sang nên sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá ở nước ta gap khơng ít khó khăn Mặt khác trình độ tổ chức quản lý sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn còn bất cập Việc phân vùng, quy hoạch, xác định chiến lược
sản phẩm tìm thị trường hẻn vững và ổn định chưa làm được Tích tụ vốn, tư liệu
sản xuất để chuyển từ sản xuất nhỏ sang mơ hình kinh tế trang trại rất chậm chap ( Biểu số 7 ) Các hợp tác xã được thành lập theo mơ hình kinh tế tập trung trước đây về cơ bản đã bị tan rã Các hợp tác xã kiểu mới chậm được hình thành Nếu có được thành lập thì rất nhỏ bé, thiếu vốn, trình độ quản lý thấp, hiệu quả kinh doanh kém
Trang 16hoá lớn Thực tế những năm gần đây, một số vùng chuyên canh lớn đã hình thành và phát triển: vùng sản xuất lúa, vùng cây công nghiệp dài ngày, vùng cây ăn
quả
Các yếu tố sản xuất kinh doanh chi phối mạnh đến đặc điểm hộ sản xuất
trong nông nghiệp, cụ thể như sau: 1.4.1- Về đất dai:
Nhìn chung hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở nước ta có quy mơ ruộng đất nhỏ và phân tán Năm 2000 quy mô đất canh tác bình quân một hộ ở miễn
Bác là 0,400 ha, Duyên hải miền Trung là 0,5 ha, Đồng bằng sông Cửu long là 0.8 ha Quy mô ruộng đất có xu hướng giảm, đặc biệt là khi so sánh với các nước
trong khu vực: Băng la đét một quốc gia có diện tích canh tác bình quân thấp
cũng có 1,3 ha/hộ ( năm 1999 )
Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả một số lớn tự tan rã Với cơ chế khoán sản phẩm cho hộ, ở
nhiều nơi đã chia nhỏ ruộng đất khi "giao khoán" theo nguyên tắc "có tốt có xấu,
có gần, có xa" Nhiều hộ sản xuất chỉ có 0.3 la nhưng được chia ở nhiều cánh đồng nhiều khu vực sản xuất Có hộ có tới 7 - L0 mảnh ruộng Chỉ cần di đọc
quốc lộ I từ Hà Nội về Ninh Binh, chúng ta cũng thấy các cánh đồng bị "băm”
nhỏ đến mức nào? Gần đây, khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, một số địa phương đã vận động nông dân tự đổi ruộng để mỗi hộ chỉ còn | - 2 mảnh ruộng, nhưng việc làm này thu được kết quả rất thấp
Quy mô ruộng đất nhỏ bé lại phân tán, manh mún làm ảnh hưởng tới việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiến hộ và làm giảm đáng kể năng suất lao động Số hộ ˆ
có diện tích canh tác trên 3 ha chỉ chiếm 0,09% số hộ sản xuất ở nông thôn và
Trang 17Quy mô dất đai không tương quan với số nhân khẩu và lao động cao của hộ, 4 - 5 nhân khẩu và 2 - 3 lao động ( Biểu số 4 ) Do đó bình qn đất dai cho | khẩu, 1 lao động rất thấp Trong khi đó sự phân bố lại lao động trong xã hội diễn
ra chậm, nhu cầu tách hộ nông nghiệp ngày càng tăng Nhu cầu đất ở, đất chuyên
ding phi nông nghiệp, đất bị đô thị hoá ngày càng cao, điện tích đất bình qn
cho 1 lao động nông nghiệp ngày càng giảm
Đây là nguyên nhân chủ yếu quyết định mức vay, nhu cầu vay vốn cao hay thấp của mỗi hộ gia đình sản xuất ở nông thôn
Về ruộng đất, một vấn dé đáng quan tâm hiện nay là: Theo luật đất đai
người dân chỉ có quyền sử dụng đất mà khơng có quyền sở hữu đất Khơng có
quyền sở hữu đất nhưng lại có quyền thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, trao đổi Do dé sự ràng huộc của người dân với đất đai cịn có sự lỏng lẻo thờ ơ nhất định, người dân quan tâm đến đất ở hơn là đất sản xuất do chính sách đến bù và các chính sách khác Việc thế chấp khi vay vốn bằng đất đai cịn gặp khó khăn vì việc cấp giấy "chứng nhận quyền sử dụng đất” nhiều nơi thực hiện rất chậm, với nhiều lý do khác nhau
1.4.2- Về lao động:
Hộ gia đình sản xuất, trước hết là một đơn vị tổ chức lao động Để hoàn
thành công việc hàng ngày của hộ chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình Về quy mô, hộ thường có từ 4 đến 5 khẩu với 2 đến 3 lao động, tuỳ ở mỗi vùng có
khác nhau |
Cơ cấu lao động của hộ khá da đạng: khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp và địa vị trong gia đình; nhưng điểm nổi bật là có mục đích lao động và
Trang 18trẻ, nhóm tuổi từ 15 - 24 chiếm 38,43%; tuổi từ 15 - 34 chiếm 68,89%: tuổi lao
động dưới 44 chiếm tới 85, 6%
Một lao động của hộ sản xuất phải nuôi 2 - 3 khẩu Đây là một khó khăn của hộ sản xuất trong kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện lao động thủ công, năng suất lao động thấp trong nông nghiệp hiện nay Lao động nông nghiệp chủ yếu tự đào tạo và truyền nghề, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết sức lao động của gia đình khơng được xem là lao động dưới hình thức hàng hố Lao động này là tự phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của gia đình Đa số các hộ sản xuất nông nghiệp hiện nay có mục dích sản xuất trước hết phục vụ nhu cầu gia
đình Ở những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá như vùng trông cây công
nghiệp, vùng nguyên liệu nuôi trồng thuỷ sản có mục đích sản xuất hàng hoá và có nhụ cầu lao động làm thuê nhưng cũng ở quy mô rất nhỏ bé Mơ hình kinh tế trang trại bắt đầu hình thành và phát triển nhưng lao động của bản thân chủ trang trại vẫn là chính lao động thuê mướn còn ở vai trè phục vụ và có tính chất thời vụ
Vào những năm mất mùa( do thiên tai là chính ) thì nhu cầu để duy tri
cuộc sống bằng cách hạn chế tiêu đùng, gắng sức tìm nguồn sống cho gia đình với chỉ phí lao động lớn nhất và đặc điểm này đã hạn chế người nông dân hước vào kinh tế thị trường và họ thường bị thua thiệt trên thương trường.( Biểu số 8)
Nhìn chung việc sử dụng thời gian lao động của hộ sản xuất trong nông thôn ở mức độ rất thấp, việc tìm kiếm việc làm ở nơng thơn rất khó khăn Nhiều vùng nông thôn, nhất là khu vực Đồng bằng sơng Hồng đất ít, người đông là nguyên nhân nạn thất nghiệp và bán thất nghiệp hiện nay Từ đó thu nhập của lao
động nông thơn thấp Nhu cầu tìm kiếm việc làm để có thu nhập cho gia đình là
nguyên nhân dẫn đến dòng người nông thôn ra thành thị thường xuyên hoặc theo
Trang 19Ở nhiều vùng có lao động nhưng thiếu đối tượng sẵn xuất đã hạn chế mức vay vốn của hộ sản xuất ở nông thôn Ngay ở huyện Thanh Trì một số xã như
Thanh Liệt, Hoàng Liệt Yên Mỹ đã tổ chức họp dân nhiều lần để phổ biến cho
vay vốn để dân phát triển sản xuất nhưng vẫn không cho vay được Ở những nơi này có câu trả lời chung là: vay vốn về không biết để làm gì mà cịn phải trả nợ gốc và lãi ngân hàng
Lực lượng lao động đồi dào trẻ tuổi nhưng không được đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công và có tới 90% sản xuất trong lính vực trồng trọt trong trồng
trọt cũng chủ yếu là sản xuất lương thực( lúa nước)
Lao động tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề chiếm tỷ trọng không đáng
kể và bản thân các nghề thủ công truyền thống cũng bị thu hẹp do thị trường, da
nguyên liệu thiếu
Với đặc điểm trên lao động nông thôn bị hạn chế rất nhiều về khả năng vay vốn sử dụng vốn và kha nang tra nợ đối với vốn vay
1.4.3- Về nguồn von sản xuất kinh daanh:
Lao động thủ công, năng suất lao động thấp là nguyễn nhân làm cho quá
trình tích tụ và tập trung vốn trong nơng thơn khó khăn ( Biểu số 6 số 7 } Để tái
Trang 20Ngay ở những hộ giàu( như các trang trại ) cũng bị thiếu vốn Bởi lẽ, số
vốn của họ đành cho đầu tư ban đầu là chủ yếu, như đầu tư cho đất đai, kiến thiết cơ bản đến khi chăm sóc chế biến và phục vụ tiêu thụ sản phẩm lại khơng cịn vốn Đối với người nghèo thiếu vốn để tái sản xuất mở rộng là chính
Việc tích tu và tập trung vốn trong nông nghiệp hiện nay điển ra rất chậm
chạp do năng suất lao động thấp, do đó để tái sản xuất mở rộng hình thành các hộ
sản xuất quy mô lớn phải dua vào vốn vay, vốn tự có chiếm ty trong nhỏ Trong khi rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ( bao gồm cả nông - lâm - thuỷ sản) lại quá lớn sản xuất bấp bênh vì thiên tai rình rập, giá cả thất thường, thị trường không ồn định Khi vốn vay ngân hàng nếu gặp mưa thuận gió hồ tiêu thự được sản phẩm thì có tiền trả ngân hàng( cả gốc và lãi ): ngược lại nếu gặp rủi ro thì hộ sản xuất khơng cịn khả năng trả nợ ngân hàng, thậm chí mất trắng Nhu cầu vốn lớn nhưng độ rủi ro cao là mâu thuẫn cơ bản trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn hiện nay Đặc diểm này chỉ phối rất lớn đến cơ chế cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, từ phương thức cho vay, tỷ lệ vốn tự có, phương thức gia hạn nợ, giãn nợ, xử lý rủi ro
1.4.-4- Về cơ sở hạ tầng trong nông thôn, hệ thống công cụ lao động trong
nông nghiệp:
Trong những năm gần đây cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn nước ta đã
có tiến bộ lớn, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống cấp điện Tuy nhiên xét trên diện rộng, nhất là ở khu vực miền núi và Đồng bằng sông Cửu
long hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, do địa hình phức tạp, chia cất Đâu tư cho sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở
Trang 21vật chất kỹ thuật kém thì hiệu quả vốn đầu tư cho hộ sản xuất không thể cao và không thể phát huy hết tiểm năng
Vẻ công cụ sản xuất ở nông thôn hiện nay về cơ bản vẫn là lao động thủ công, công cụ sản xuất còn lạc hậu, tỷ lệ lao động cơ khí cịn thấp Có tình
trạng này là do quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ nhất là quy mô đất đai Theo tổng
cục thống kê thì mức trang bị vốn cố định phục vụ sản xuất cho một hệ nơng dân
trung bình khoảng 2 triệu đồng
Mặc dù vốn đầu tư cho tài sản cố định và các phương tiện phục vụ sẵn xuất đã được tăng cường nhưng tốc độ còn thấp đặc biệt về mặt kỹ thuật thì công
cụ thủ công vẫn là chủ yếu Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này nhưng
trong đó có một nguyên nhận rất quan trọng là dân thiếu vốn để đổi mới kỹ thuật và việc ngưng trệ trong việc phân công lao động ở nông thôn trong những năm
qua
1.4.5- Về điều kiện thiên nhiên:
Theo báo cáo của tổ chức khí tượng Thế giới WMÔ ) trong năm 2000 các hiện tượng khí hậu diễn biến phức tạp như: bão, lốc, mưa lớn lũ lụt kéo đài,
sạt
lở đất đá, hạn hán xảy ra nhiều nơi trên Thế giới, gây nhiều thiệt hại về
người
và của Trong số các nước bị thiệt hại nặng nŠ nhất có Việt Nam với nạn hạn han
ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, lũ lụt ở miền Trung và Đồng bằng sông Cứu long
Theo thống kê của cục phòng chống lụt bao Trung vong, trong 5 nam cudi cùng của thế kỷ 20, ỡ Việt Nam thiên tai đã làm hơn 1.600 người chết và
mất
tích, hàng ngàn người bị thương; 2.4 triệu ha lứa và hoa màu bị phá hỏng; 2.9
triệu ngôi nhà bị đổ, bị trôi Nhiều tài sản khác như tàu thuyền, đường
giao
Trang 22Trong năm 2001 thời tiết diễn biến phức tạp Khô hạn ở các tỉnh phía Bắc vừa kết thúc thì xuất hiện ngay mưa to làm ngập úng hàng nghìn ha lúa xuân Mưa rào và giông xuất hiện sớm Trong hơn 4 tháng đầu năm đã xảy ra 30 trận
lốc, mưa đá ở nhiều địa phương Đặc biệt ngày 8/5/2001 giông, lốc và mưa đá
phủ trên điện rộng ở các tỉnh Lạng sơn Bắc giang, Phú thọ, Vĩnh phúc Hải
dương, Hải phòng, Quảng bình, Bà rịa- Vũng tàu làm nhiều người chết và bị thương, nhiều nhà cửa bị đổ, nhiều ha hoa màu, cây trái bị thiệt hại Giữa tháng 5/2001 mưa lũ tiểu mãn ở các tỉnh ven biển miền Trung trên các triển sông với mức báo động cấp Ï, If có sông lên cấp II làm úng ngập hơn 7000 ha lúa Đông xuân và hoa màu: trong khi đó, nắng nóng lại xuất hiện sớm và rất gay gất ở nhiều nơi
Đây là thí dụ điển hình và gần đây nhất về thời tiết khí hậu ở Việt Nam và lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất người bị thiệt hại nhiều nhất là nêng thôn và nông dan Riti ro bất khả kháng có tính thường xuyên và to lớn này ảnh hưởng tới cơ chế cho vay nông nghiệp nông thôn thế nào? Năm được mùa người dân có đủ khả năng trả nợ và cịn để tích luỹ, nhưng năm mất mùa xử lý thế nào? Có lấy năm được bù năm mất hay không? Hay tách bạch từng năm xử lý từng năm? Và
xử lý thế nào?
1.46- Về tổ chức sẳn xuất và quản lý trong nông nghiệp, nông thôn:
Trước hết về cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn Nông dan vẫn đang đuy trì cơ cấu sản xuất canh tác theo phương thức đã hình thành từ xa xưa Nét nổi bật ở đây là cơ cấu sản xuất chậm được thay đổi; có vùng( nhất là vùng - núi, vùng sâu, vùng xa ) người nơng dân vẫn cịn quen với tập quán sản xuất chủ
yếu để tiêu dùng cho gia đình
Trang 23các hộ sản xuất thường phải phân tấn vốn cho nhiều lĩnh vực sản xuất tiêu dùng
phục vụ đời sống Cơ cấu sản xuất của phần lớn các hộ là đa ngành nghề( kinh doanh tổng hợp ) Hơn 70% số vốn trong nông nghiệp( của hộ sản xuất ) được tập trung vào trồng trọt trong đó chủ yếu là lúa nước Ở những nơi thuần nơng tỷ lệ này cịn cao hơn
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp truyền thống vẫn được duy trì ở đại bộ phận các hộ sản xuất mà cây lúa và con lợn là hai đối tượng sản xuất chủ yếu Sự chuyến biến cơ cấu sản xuất chưa làm thay đổi căn bản cơ cấu sản xuất truyền
thống Sự hình thành các vùng sản xuất mang yếu tố tự phát thiếu sự quy hoạch
có tính chiến lược Ngay một số vùng được đầu tư lớn của Nhà nước để trồng lương thực, người dân cũng tự phát phá đê bao lấy nước mặn để nuôi trồng thuỷ hải sản Người dân tự phá rừng trồng cà nhê tiêu bất chấp việc cấm phá rừng
Ngay một số vùng được quy hoạch từ các cơ quan Nhà nước cũng bị thay đổi về
quy mô do tác động của giá cả và cách chỉ đạo tổ chức sản xuất của các ngành như các vùng mía đường, cây ăn quả, vùng cây công nghiệp khác Vùng sản
xuất cơ cấu sản xuất ở nước ta bị tác dộng của rất nhiều vếu tố, như: - Những yếu tố tự nhiên( đất đai thời tiết, khí hậu )
- Thị trường hàng hoá: giá cả, phương thức tiêu thụ - Quy mô sản xuất
- Tap quan, thói quen và mục đích sẵn xuất của nơng dan
Do có yếu tố tự phát nên người nông đân luôn phải thay đổi khi trồng loại
cây này khi phải chặt đi để trồng cây khác hoặc loại vật nuôi khác Các vùng
trồng đâu tầm, cà phê, cây ấn quả khơng ít phen phải điêu đứng khi mở rộng ồ
ạt, khi lại thu hẹp nhanh chóng
Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn vẫn chủ yếu là hộ sản xuất - đơn vị kinh tế tự chủ, nhưng quy mô sản xuất đa số còn rất nhỏ bé,
Trang 24năm 80 của thế kỷ 20 về cơ bản đã tự tan rã Một số khác được tổ chức lại cho phù hợp với cơ chế thị trường, một số hợp tác xã được lập mới nhưng nhìn chung hoạt động kém hiệu quả, vốn tự có ít, trình độ quản lý yếu, hiệu quả kinh doanh thấp Nhiều hợp tác xã đã vay vốn ngân hàng nhưng khơng có khả năng trả nợ (đến cuối năm 1999 có tới trên 30% vốn vay bị nợ quá hạn ) Từ đầu những nãm 90 của thế kỷ 20 đã hình thành các trang trại ở một số nơi kinh tế trang trại phát triển nhanh do có nhiều quỹ đất( như vùng Đồng Tháp mười, Tây nguyên, Đông Nam bộ ) hoặc vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung( một số tỉnh phía Bắc Tay ngun Đơng Nam bộ } Hiệu quả kinh tế của loại hình sản xuất này hơn
hẳn các hộ sản xuất quy mô nhỏ nhưng SỰ phát triển của nó vẫn mang tính tự
phát Để phát triển kinh tế trang trại, người dân tích luỹ vốn từ nhiều nguồn:
nguồn vốn tự có do kinh doanh trước đó có lợi nhuận cao, vốn vay của anh em,
bạn bè, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Nhìn chung kinh tế
trang trại ở Việt Nam trong thời gian qua kinh doanh có hiệu quả nhưng do tính
chất tự phát nên chưa vững chắc Nhiều trang trại ở miền núi phía Bắc bị thua lỗ
đang có nguy cơ phá sản da trồng cây ăn quả khơng có khách mua hoặc quá rẻ: nhiều trang trại ở miền Đông Nam hộ Tây ngun cũng có tình trạng tương tự
Hàng tram trang trai đã vay vốn để kinh doanh Trong số đó đa số kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả nợ vốn vay sòng phẳng còn lại bị thua lỗ
hoặc mất trắng( như nuôi trồng thuỷ sản trềng cây công nghiệp, cây ăn quả ni
bị sữa, ) Trên phương diện toàn xã hội, nếu chỉ cần 90% số trang trại có hiệu
quả là một thành công và xã hội có lợi, nhưng trên phương diện ngân hàng cho vay vốn, nếu chỉ 10% số trang trai không trả được nợ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn
Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại là xu thế tất yếu của nền
nông nghiệp sản xuất lớn Nhưng phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại
Trang 25có tính chất hỗ trợ thì vốn vay mới an tồn mới có khả năng thư nợ Đây là một vấn đề lớn chỉ phối cơ chế cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp
1.4.7- Về môi trường kinh doanh:
Quy mô sản xuất của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào quy mô đất đại, vốn, sức lao động , cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng cụ máy móc, trình độ cơng nghệ Ở nước ta hiện nay nhìn chung sản xuất trong điều kiện ruộng
đất hạn hẹp, manh mún lao động nhiều nhưng thiến kỹ thuật, chủ yếu là lao động thủ công Các thị trường vốn, tư liệu sản xuất, lao động của sản xuất nông nghiệp và các ngành khác chưa phát triển đầy đủ Trong tĩnh vực sân xuất nông
nghiệp, người nông dân đầu tư lao động sống cao hơn đầu tư lao động vật hoá Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ lợi giao thông, thị trường tiêu thự nông sản chưa đủ và vững chắc đã ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư mở rộng sản xuất của nông dân Một số vùng nông thôn kinh tế kém phát triển nhưng người nông dan vay vốn không biết đầu tư vào đâu
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào điểu kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc đáng kể vào sự phát triển của các ngành, các lĩnh
vực kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp và thương mại Đa số dân cư mà chủ
yếu là dân cư nông nghiệp vẫn đuy trì trạng thái kinh tế tự nhiên mang nặng tính truyền thống của các thôn, làng, bản Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết cho hộ sản xuất như khả năng chế biến, tiêu
thụ, giao lưu hàng hoá
Các thị trường vốn lao động tư liệu sản xuất chậm hình thành và kém phát -_ triển đã ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiỆp
Luật pháp, các văn bản dưới luật đang trong q trình hồn thiện và đồng
Trang 26Có thể nói, sản xuất nơng nghiệp còn rất bị động, tự phát thiếu một chiến lược có tính chủ động, bị chỉ phối và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế khác và trong một môi trường pháp lý dang trong giai đoạn chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường
1.4.8- Về tâm lý của người sắn xuất trong nông nghiệp:
Với học vấn không cao, không được đào tạo nghề nghiệp, lao động thủ công, sản xuất nông nghiệp có tính “cha truyền con nối ", sản xuất "tự cấp tự túc” là chủ yếu nên số người có khát vọng làm giàu và quen tính tốn trong cơ chế thị
trường bị hạn chế
Một số lớn hộ nơng dân cịn có tâm lý trông chờ vào Nhà nước tâm lý
"bao cấp" vẫn cịn nặng nề Khơng ít hộ nơng dan có tâm lý "chây ì” khi trả nợ
các tổ chức tín đụng nhất là các tổ chức tín dụng Nhà nước
Người nơng dân gắn hó với đất dai làng han, "tinh lang nghĩa xóm” truyền
théng "dong ho” khá bền chặt Do đó nếu tổ chức tín dụng có phát mại tài sản thế chấp là nhà cửa, đất đai thì cũng khó hán Trước hết bởi tâm lý không muốn mua
của người " vỡ nợ"; mặt khác vì "tình làng nghĩa xóm”; vì hà con họ hàng nên không mua của nhau Người nơi khác đến mua cũng không muốn mang tiếng "phụ cư" và cũng thật khó sinh sống ở đó vì " hàng xóm” khơng ủng hộ, tiếp nhận mình Khi phát mại nhà cửa, đất đai của hộ nông dân, ngay cấp chính quyền cơ sở cũng không muốn thực hiện một cách tích cực, bởi tấm lý "sáng tối trông thấy nhau" không ai muốn “thu” nhà "thu" đất của nhau Ở một khía cạnh khác,
vì tính nhân đạo, quyền có nhà ở của dân nên các cấp chính quyền không "man
ma” gi với việc phát mại tài sản là nhà đất của hộ nơng dân Khơng ít trường hợp, Toà án đã tuyên kê biên thu nhà đất của hộ nông dân nhưng chính quyển xã
Trang 27Đây chính là những trở ngại không dễ khắc phục và cũng đặt ra cho các tổ
chức tín dụng cần có cơ chế cho vay phù hợp đối với hộ nông đân
1.4.9- Thu nhập của hộ gia đình sản xuất - Mốt quan hệ giữa thu nhập của hộ
gia đình sản xuất với lãi suất và các chỉ phí khác vay vốn tổ chức tín dụng:
Thu nhập của hộ gia đình sản xuất ở nông thôn chủ yếu dựa vào kết quả
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi Ở các làng nghề, nguồn thu nhập từ nghề truyền
thống chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi Mức thu nhập phản ánh trình độ- sản xuất, mức sống, khả năng tiêu đùng, tích luỹ và khả năng tái sản xuất
Mức thu nhập của hộ gia đình nơng dân ở nước ta không chỉ thấp so với
các nước trong khu vực mà còn thấp nhiều so với dân cư của các ngành khác đặc
biệt là các thành phố lớn và khu công nghiệp ( Biểu số ó ) Nhìn chưng mức sống
của hộ nông dân còn thấp, đại bộ phận chưa thốt khơi tự cung tự cấp ít có khả nãng tích tuỹ để tái sản xuất mở rộng Không những thế từng vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế theo từng nhóm hộ lại có những khó khăn khác nhau trong thu nhập Sự phân hố trong nơng thơn có xu hướng tăng lên bất đầu xuất hiện các tầng lớp tiểu chủ trong nông thôn, số lao động đi làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ tăng dần
Cơ cấu kinh tế nông thôn và nông nghiệp được phản ánh gần như tương
đồng trong cơ cấu sản xuất cũng như cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất
Do mộng đất ít, người đơng, lại bị ảnh hưởng lớn của thiên tai, giá cả nông
sản lên xuống thất thường, lao động thủ công là chủ yếu nên tỷ suất lợi nhuận
trong nông nghiệp rất thấp Lấy 2 sản phẩm chính trong nông nghiệp hiện nay là sản xuất lúa nước và chăn nuôi lợn, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt {0 - 20%( tuỳ từng vùng ) có vùng cịn bị thua lỗ Người nông dân sản xuất theo phương châm "lấy
Trang 28Nếu vay vốn các tổ chức tín đụng, nông dân phải trả lãi 12 - 15% mot nam thì thu nhập của họ còn lại chỉ đủ tái sản xuất giản đơn Do đó, muốn tiếp tục sản xuất người dân lại phải tiếp tục vay vốn Cái vịng vay trả khơng bao giờ dừng Nếu gặp thiên tai, mùa màng thất thu thì người đân khơng cịn nguồn tích luỹ để trả vốn vay Nếu vì chưa trả nợ cũ, tổ chức tín dụng khơng cho vay thì nơng dân
đành hó tay hoặc phải đi vay nặng lãi Đây là một đặc điểm mà khi xây dựng cơ chế cho vay hộ nông đân chúng ta không thể không chú ý đến
Các tổ chức tín dụng cho hộ nông dân vay vốn phải chịu các khoản chỉ phí rất lớn tính cho một đồng dư nợ vì số tiền một món vay ít, chỉ phí giấy tờ tiền
lương, cơng tác phí lại cao Một cán hộ tín dụng cho vay hộ sản xuất nếu làm việc tích cực không kể thứ 7 chủ nhật cũng chỉ quản lý được 300 - 1000 hộ nông
dân nhưng tổng dư nợ cũng chỉ đạt 5- 7 tỷ đồng Ngược lại người nêng đân vay vốn các tổ chức tín đựng nhất là của các ngân hàng thương mại, ngoài lãi suất phải trả theo quy định, cịn phải chỉ phí nhiều khoản, như: tién đi lại( có nơi đi xa tới 30 - 40 km cá biệt như vùng sau vùng xa phải đi xa tới 70 - 100 km), chỉ phí ăn trưa nước uống Đây là chỉ phí thật "lãi thất” mà người vay vốn phải bỏ ra và họ phải tính tốn khi vay vốn
Đây là một đặc điểm đòi hỏi khi cho vay phải tính đến sao cho người dân đi lại ít nhất, cách xét duyệt vay vốn? cách thu lãi, phương thức thu lãi cho vay? sao cho người nông dân giảm được thấp nhất các khoản chi phí khi vay vốn các tổ chức tín dụng tính cho một đồng vốn vay, chứ không phải chỉ giảm lãi suất danh nghĩa
Kết luận:
- Kinh tế hộ gia đình sản xuất là hình thức tổ chức sản xuất cơ bản trong
nông nghiệp ở nước ta hiện nay Hộ gia đình sản xuất là một đơn vị kinh tế tự
Trang 29gia đình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn nhỏ bé, năng suất lao động thấp,
công cụ sản xuất thủ cơng là chính, ruộng đất bình quân đầu người thấp lại phân
tán và chưa được quy hoạch để sản xuất ổn định, lâu dai, còn phụ thuộc quá
nhiều vào điều kiện tự nhiên Trong khi đó, lũ lụt, hạn hán lại thường xuyên xẩy
ra làm cho sản xuất nông nghiệp hết sức bị động và kém hiệu quả
- Từ một nền sản xuất nhỏ đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hộ
bị thiếu vốn nghiêm trọng Thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu vốn để hiện đại hố cơng nghệ thiếu vốn để thay đổi cơ cấu sản xuất mở rộng sản xuất Lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp thường thấp hơn các ngành sản xuất khác do đó tích luỹ từ nơng nghiệp vừa để tái sản xuất mở rộng vừa đảm bảo khả năng thanh toán trả nợ vốn vay( cả gốc và lãi) là rất khó khăn đối với nông
dân.Trả nợ món trước phải vay ngay món sau là điều dễ hiểu và tất yếu trong giai đoạn hiện nay đối với nơng nghiệp
- Ngồi lãi suất danh nghĩa người dân phải trả khi vay vốn, nơng dân cịn
phải chỉ một khoản tiền hoặc công sức không nhỏ để vay vốn Đó là chỉ phí về
lao động sống khi phải đi một chặng đường xa tới trụ sở ngân hàng để vay vốn, trả lãi, trả gốc Chi phí ăn uống xăng xe trên chặng đường tới ngân hàng Do đó "Tãi suất thật” mà người nông dân phải trả cao hơn lãi suất công hố của ngân hàng
Đó là tất cả những khó khăn cơ bản ảnh hưởng tới việc cho vay hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, điêm nghiệp ở nước ta hiện nay
2- ĐẶC ĐIỂM CÚA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GIA BINH SAN XUẤT NÔNG- LÂM- NGƯ- DIÊM NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trang 30điều kiện phương tiện đi lại, thông tin đến các vùng còn rất hạn chế, việc đáp ứng đây đủ vốn cho nông dân và bảo đảm an toàn vốn thực sự là một khó khăn lớn
đối với tổ chức tín đụng, đặc biệt các ngân hàng thương mại
Khách hàng đơng, món vay nhỏ khả năng rủi ro cao, điều kiện đi lại khó
khăn làm cho người dân có nhu cầu vốn khó tiếp cận ngân hàng Ngược lại ngân hàng muốn tìm kiếm khách hàng để cho vay cũng khó khăn Đây là nguyên nhân làm cho khách hàng và ngân hàng xa nhau, ít có điều kiện tìm đến nhau như ở thành phố thị xã, khu dân cư tập trung Nếu cho vay các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn mỗi món vay tới hàng tỷ đồng chục tỷ đồng thậm chí hang tram ty, trong khi đó hộ sản xuất chỉ vay 3 - 5 triệu, nhiều cũng chỉ l5 - 20 triệu, chỉ rất ít hộ có nhu cầu vay hàng trăm triệu Để cho vay được, cán hộ ngân
hàng phải đi xa hàng chục km để thẩm định tái thẩm định và cũng phải chỉ phí
giấy tờ giống như cho vay một khách hàng lớn Do đó như cầu cán bộ tín dụng Ở vùng nông thôn rất lớn về số lượng nhưng bình quân dư nợ ! cán bộ lại thấp, phí cho một đồng vốn vay lớn Tất cả các khoản chỉ phí này người vay vốn là hộ sản xuất phải gánh chịu( được tính vào lãi suất tiền vay) Ngân hàng nơng nghiệp Thanh Trì có dư nợ bình qn gần I00 tỷ đồng, trong đó 36 tỷ cho vay hộ sản
xuất và trên 50 tỷ cho vay doanh nghiệp nhưng có 23 cán bộ tín dụng cho vay hộ
sản xuất( 36 tÿ/23 cán hộ tín đụng ) cịn cho vay các doanh nghiệp chỉ có | cán bộ tín đụng ( 50 tỷ/1 cần bộ tín dụng )
Nhằm tạo điều kiện khuyến khích những hộ sản xuất thiếu vốn kinh doanh được vay vốn ngân liàng, ngân hàng phải tổ chức cho vay, thu nợ, thu lãi thuận
lợi nhất, giảm chi phi của người vay đồng thời cũng giảm chi phí cho ngân hàng
Phương pháp tiếp cận khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp luôn luôn được
quan tâm nghiên cứu và cải tiến, nhằm mục đích vừa nắm bắt được thông tin
Trang 31các thủ tục vay vốn vừa phải đảm bảo tính pháp lý, vừa đỡ phiển hà cho dân - khi trình độ dân trí nhiều vùng cịn rất thấp
Về nguyên tắc hộ sản xuất phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam
kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trất trong việc sử dụng vốn
vay Người nơng dân khơng chỉ có như cầu vốn cho sản xuất kinh doanh mà cịn
có nhu cầu vốn cho tiêu dùng như làm nhà, mua sắm phương tiện sinh hoạt, đi lại, học hành chữa bệnh Do đó việc kiểm sốt vốn vay đúng mục đích trên
phạm vị rộng, phân tán đi lại khó khăn là một thách thức đối với tổ chức tín dụng Khi phát hiện vốn vay bị sử dụng sai mục đích tổ chức tín dụng ít có cơ
hội thu hồi lại vốn đã cho vay vì vốn vav đã được sử dựng vào tiêu dùng như sửa nhà mua xe đóng học
Trong hàng chục triệu hộ nông dân, đa số là những người chân thật, làm ấn
chân chính, chất phát nhưng cũng có một số bộ phận khơng nhỏ có tư tưởng chây ỳ, dựa dẫm thậm chí có một số thuộc diện tỆ nạn, lưu manh hố Số này tìm cách vay được vốn sau đó chây ì khơng trả Việc lựa chọn khách hàng tránh được những rủi ro đạo đức người vay được đặt ra cho tổ chức tín dụng khi quyết định
cho vay tín chấp, khơng phải thế chấp tài sân Tổ chức tín dụng phải chọn được
phương thức hình thức cho vay có thể bảo dam được độ tin cậy khi cho vay
không phải thế thấp
Do trình độ thấp, hộ sản xuất trồng cây gì? ni con gì? thường theo "phong trào” trong khi Nhà nước đang thiếu quy hoạch, đo đó việc đánh giá hiệu quả của các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất đang là khó
khăn rất lớn cho các tổ chức tín dụng
Trang 32tới khách hàng và cán bộ cơ sở Yêu cầu này làm cho đội ngũ cán bộ tín dụng tăng thêm, đồng thời tầng thêm chỉ phí ngân hàng trong khi người dân lại muốn vay vốn lãi suất thấp
Ở nước ta I0 năm cho vay hộ sản xuất nông- lâm- ngư- điệm nghiệp quan hệ giữa nông dân và ngân hàng được cải thiện, hiểu biết, thông cảm nhau hơn Nông dân từ chỗ xử sự với ngân hàng như thượng dé thi nay trở thành "thượng đế" của ngân hàng Có ngân hàng thương mại quốc doanh mà cụ thể là NHNo&PTNTVN phục vụ nông dân như một đối tượng chủ yếu tín dụng ngân
hàng đã có sự thay đổi căn bản: Tư tưởng của thời kỳ bao cấp( han phát cửa quyền và độc quyền ) khơng cịn nữa: sớm hồ nhập với kinh tế hàng hoá, vận
hành theo cơ chế thị trường NHNo&PTNT.VN đã tiếp cận và ngày càng mở rộng thị trường nông thôn, tự huy động vốn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đân Các
mức vay ngày càng được tăng thêm từ 200 ngàn 500 ngàn đồng/ hộ nay đã tăng
lên 10 triệu- 20 triệu đồng/hộ không phải thế chấp tài sản Thủ tục cho vav ngày càng giảm bớt, hạn chế nhiều phiền hà
Tuy nhiên có thể nói ngân hàng và nông dân chưa hiểu đầy đủ về nhau để
có niềm tin một cách trách nhiệm Ngân hàng và nông dân tồn tại trong xã hội và
quan hệ với nhau nhiều năm trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa thật hiểu nhau
Ngân hàng lo ngại cho nông dân vay vốn, dễ mất vốn dẫn đến phá sản Còn nông
dân hiểu ngân hàng không đây đủ, không thấy được trách nhiệm nặng nể của
ngân hàng vừa phải tìm cách huy động vốn để đủ nguồn cho vay, vừa phải cho vay số vốn đã huy động không để tồn đọng và phải đồi được nợ từ người vay, làm nghĩa vụ với Nhà nước và giải quyết việc làm, trả lương cho bộ máy cán bộ ngân hàng, do đó phải có cơ chế quản lý nghiêm ngặt không thể lơi lỏng Vì khơng
hiểu đẩy đủ về ngân hàng nên một bộ phận không nhỏ nơng dân địi hỏi ngân
Trang 33nhiều địa bàn quản lý rộng phải mất nhiều người tham gia chỉ phí quản lý cao Hoặc đòi hỏi vay đài hạn, vay món lớn thủ tục gọn trong khi các chính sách
của Nhà nước chưa đủ, chưa đồng bô Nông dân có nhiều mac cảm vì chưa hiểu
đây đủ ngân hàng, nhiều biểu hiện kỳ thị ngân hàng do còn ảnh hưởng tư tưởng
thời bao cấp Không phải chỉ nông dân chưa hiểu và cảm thơng hết với tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn mà một số cán hộ các cấp, các ngành
cũng chưa hiểu đứng và hiểu hết về tín dựng nông thôn hiện nay
Đối với cán bộ tín dụng cho vay nông dân cũng có những đặc điểm riêng cần phải nghiên cứu khi xây dựng cơ chế cho vay Trước hết cán bộ tín dụng
nơng thơn hành động có tính độc lập khá cao Họ quan hệ với nhiều khách hàng thẩm định và để xuất cho vav Nhiều nơi, người dân chỉ biết cán bộ tín dụng chứ không biết ai khác ở ngân hang Ho tìm cách tiếp cận cán hộ tín dụng để được
vay vốn Do đó, cán bộ tín dụng nơng thơn địi hỏi phải có 3 phẩm chất cơ bản: - Đạo đức nghề nghiệp: Nếu khơng có đạo đức nghề nghiệp, cán hộ tín dung dé sat phạm gây khó dễ với dân, thậm chí tiêu cực, móc nối với khách hàng
để vay ké và nhiều sai nhạm khác
- Phải hiểu nông nghiệp, nông thôn nắm vững được nghiệp vụ cho vay
nông dân Tính tốn khơng phải phức tạp như cho vây doanh nghiện nhưng đòi
hỏi cán bộ tín dụng phải hiểu vật nuôi, cây trồng, và những phong tục tap quán của dân
- Phải cần cù, chịu khó đi sâu đi sát dân, tìm đến dân để cho vay, đôn đốc nợ, quan hệ tốt với chính quyền cơ sở, có nang luc van động quần chúng
Do đó, cho vay hộ sản xuất ở nông thôn khơng đồi hỏi trình độ cán bộ tín dụng có bằng cấp cao nhưng đòi hỏi cao ở đạo đức, và tính cần cù chịu khó
Trang 34Kết luận:
- Đối với sản xuất nông nghiệp ngân hàng trực tiếp cho vay đến hộ sản xuất là chủ yếu nên nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất phải được cải tiến nhằm tạo diêu kiện thuận lợi và sự tín nhiệm lẫn nhau giữa hộ sản xuất với ngân hàng trên cơ sở hiệu quả và khả năng trả nợ, mặt khác giữ được mối quan hệ đối với hộ sản xuất lâu đài tạo điều kiện cho những món vay tương lai có thể giảm bớt chỉ phí về
giám sát, kiểm tra tìm hiểu các thông tin về hộ sản xuất vay vốn
- Quy trình nghiệp vụ và cơ chế cho vay phải đơn giản, dễ hiểu Điều quan trọng hàng đầu đối với cho vay hộ nông dân là: Cán bộ ngân hàng phải sat dan
làm cho dân hiểu ngân hàng dân thông cảm và thương cần hộ ngân hàng Ngược
lại cán bộ ngân hàng phải thương dân, hiểu đân thì mới cho vay và đồi được nợ
Nếu cán bộ ngân hàng làm việc theo kiểu công chức hành chính quan liêu xa
Trang 35CHUONG U
THUC TRANG CHO VAY HO GIA DINH SAN XUAT NONG- LAM
NGƯ- DIÊM NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA
(1990 - 2001)
1- QUÁ TRÌNH CHO VAY HỘ GIÁ ĐÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1- Giai đoạn trước năm 1993 (rước khí có nghị định 14/CP ngày 2⁄1 1991
của Chính nhủ ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay von dé phat triển nông- lAm- ngư- diêm nghiép va kink té néng then )
- Từ năm 1990 trở về trước cho vay vốn phái triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta chủ yếu thông qua cho vay các hợp tác xã nơng nghiệp Khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp đã khẳng định hộ gia đình là don vi kinh tế tư chủ và xác định việc cưng cap tin dụng cho hộ gia đình để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhân tố
cực kỳ quan trọng Ngày 26/8/1991 Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ ) đã có Chỉ thị số 202/CT nêu rõ "việc cho vay của Ngân hàng để phát triển sản xuất
nông- lâm- ngư- diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản -
xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành này thực sự trở thành
đơn vị kinh tế tự chủ”
- Sau khi có Chỉ thị số 202/CT dư nợ cho vay hộ sản xuất của NHNo đã tăng lên rõ rệt, năm 1990 có mức dư nợ cho vay hộ sản xuất là 144 tỷ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 8,86% trong tổng dư nợ, nhưng đến cuối nam 1992 dư nợ đã tăng lên 1.431 tỷ( chiếm tỷ trọng 40,74% trong tổng dư nợ) Với số lượt hệ vay là 546
nghìn hộ vào năm 1991, đã tăng lên 2.142 nghìn lượt hộ vào năm 1992 và mức
Trang 3612- Giai đoạn từ 1993 đến 1999 ( (rước khí có Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg
ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về "một số chính sách tín dụng ngân
hang phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thon" )
- Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm sau hơn một năm "làm thử” việc chuyển sang cho vay trực tiép đến hộ sản xuất( từ khi có Chỉ thị số 202/CT ) ngày 2/3/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/CP vẻ "Chính sách cho hộ
sản xuất vay vốn để phát triển sản xuất nông- lâm- ngư- điêm nghiệp và kinh tế
nông thôn" Đây là một bước tiến mới vì Chỉ thị 202/CT chủ yếu chỉ dé cập việc
chuyển hướng tín dụng ngân hàng sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất và triển khai thực hiện như một chương trình thử nghiệm Còn Nghị dịnh 14/CP đã khẳng định việc cho hộ sản xuất vay vốn là một chính sách kinh tế quan trọng
- Từ năm 1993 đến giữa năm 1999 cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển
nông- lâm- ngư- điêm nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 14/CP ngày
2/3/1903 của Chính phủ và các văn bản: Thông tư số 01/T T-NHI ngày 26/3/1993 của Thống đốc NHNN và Quy định số 499A/TDNT của Chủ tịch HĐQT NHNG Việt Nam ngày 2/9/1993
1.2.1- Nội dung cơ bản của Nghị định L4ICP của Chính phú, Thông tr số 0HIT T-NHI ngày 2613/1993 của Thống đấc NHNN và Quy định số 409A/TDNT của Chủ tịch HĐQT NHNo Việt Nam ngày 2/9/1993, được thể hiện là:
- NHNo&PTNT được giao nhiệm vụ chủ yếu trong cho vay phát triển nông
nghiệp, nông thôn
- Hộ sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp được vay vốn trực tiếp tại các ngân hàng
- Khái niệm hộ sản xuất được mở rộng, bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh đoanh trong lĩnh vực nông- lâm- ngư-
Trang 37- Cho vay vốn bổ sung chủ yếu là ngắn hạn, đồng thời căn cứ vào tính chất và khả năng nguồn vốn, dành một tỷ lệ thích hợp để cho vay vốn cố định thời
hạn đài hơn
- Thực hiện áp dụng lãi suất không bao cấp, theo cung cầu thị trường - Cơ chế bảo đảm tiền vay đã được tháo gỡ phù hợp trong thời kỳ này đó là: đối với hộ sản xuất không có điều kiện thực hiện các quy định vẻ thế chấp hoặc bảo lãnh thì có thể áp đụng hình thức tín chấp của UBND xã phường hoặc
các tổ chức kinh tế - xã hội với các món vay nhỏ
1.2.2- Két quả cho tay hộ sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp trong giai đoạn thực hiện Nghị định 14/CP của Chính phủ của NHNo&PTNT
- Để đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu vốn cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn: NHNo&PTNT VN dã tích cực chủ động huy động các nguồn
vốn trong nước và các Tổ chức tài chính Quốc tế Đến 31/12/1998 nguồn vốn đạt 31.781 tỷ, tăng 5 lần so với 31/12/1995
- Trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn từ dư nợ 3.559 tỷ cuối năm 1993, đến cuối năm 1998 đã tăng lên 16.731 tỷ (tăng gấp 4,7 lần) với tốc độ tăng dư nợ bình quân của hộ sản xuất trong giai đoạn này là 41,33% năm Số hộ dư nợ vay từ 2.182 nghìn hộ cuối năm 1993 tăng lên 3.664 nghìn hộ vào
cuối năm 1998, bình quân tăng 29,1% năm (Biểu số 73) Số hộ và dư nợ vốn vay
của hộ sản xuất trong giai đoạn này tăng liên tục đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sẵn xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp phát triển: tăng nhanh sản xuất lương thực, đảm bảo được lương thực cho tiêu dùng trong nước và dành một phần cho xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Đồng thời còn giúp các hộ sản xuất phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bãi thuỷ hải sản, trồng
Trang 38công nghiệp đã có điều kiện tạo việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư ở nông thôn
- Cùng với tốc độ tăng cao của dư nợ cho vay hộ sản xuất, cơ cấu cho vay phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng được thay đổi theo hướng nâng dần tỷ trọng vốn vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ Cuối năm 1993 dư nợ cho vay trung, đài hạn chỉ chiếm 12.4% tổng dư nợ: nhưng đến cuối năm 1998 dự nợ cho vay trưng, dài hạn đã tăng lên chiếm tỷ trọng 37,6% tổng dư nợ (Biểu số 12) Như vậy, việc nâng dần tỷ trọng vốn đầu tư trung, đài hạn đã phục vụ tốt cho nhụ cầu đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị và áp đụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chăn nuôi tạo điều kiện tiền thuận lợi để giữ vững nhịp độ phái triển nông nghiệp và nông thôn ở mức cao trong những năm tiếp theo
1.3- Giai đoạn từ 1999 đến 2001 ( Sư kđi có Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg
ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ: ” Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp tà nông thôn ”)
1.3.1- Nội dung cơ hẳn của Quyết định 67/TTg 1.3.1.1- Về công tác nguồn von:
Theo Quyết định 67/TTg, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn được hình thành từ 3 nguồn:
- Vốn của ngân hàng huy động - Vốn ngân sách Nhà nước
- Vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài 1.3.1.2- Về cơ chế cho vay
Trang 39- Đối với loại tín dụng thực hiện theo chính sách của Nhà nước, như: Cho vay các hộ nghèo; cho vay khắc phục hậu quả bão lụt, thiên tai
Các loại cho vay thực hiện theo chính sách của Nhà nước, người vay không phải thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay; trong trường hợp có rủi ro, ngân hàng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cụ thể
- Cho vay thông thường: Cho phép hộ nông dân vay đến 10 triệu đồng
không phải thế chấp tài sản mà chỉ nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường là đất đang sử đụng khơng có tranh chấp
1.3.1.3- Về xử lý rủi ro:
Nếu hi rủi ro khách quan bất khả kháng Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay ( Xoá miễn khoanh, đãn nợ tuỳ
theo mức độ thiệt hạt )
1.3.2- Kết quả thực liên Quyết định 67/TTg
- Về nguồn vốn: Các tổ chức tín dụng, trước hết là NHNo&PTNT VN đã tự huy động dủ vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của hộ gia đình sản xuất nơng- lâm- ngư- diêm nghiệp; bên cạnh đó có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ADB WB là 150 triệu USD
- Về đối tượng vay vốn: Nhìn chưng các đối tượng cho vay quy định tại
Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 và các văn bản khác tiếp theo của Chính phủ, của ngân hàng Nhà nước ( cho vay trang trại, cho vay sản xuất giống
thuỷ sản, cho vay phát triển tiểu thủ công nghiệp .) đã được các tổ chức tín
dụng quan tâm đầu tư Một số đối tượng mở rộng đầu tư có hiệu quả, như: đầu tư chỉ phí cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản: tiêu thụ, chế biến và
Trang 40nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nơng thơn: kiên cố hố hệ thống kênh mương nội đồng, cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường
Việc chỉ rõ các đối tượng đầu tư cụ thể là một yếu tố pháp lý quan trọng và là
một động lực mạnh mẽ nhằm khai thơng tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, đặc biệt nó giúp cho cán bộ tín dụng có cơ sở pháp lý và yên tâm khi cho vay
- Về bảo đảm tiền vay: Việc áp dụng mức cho vay đến 10 triệu đồng đối với các hộ gia đình không phải thế chấp tài sản( hiện nay đã nâng lên 20 triệu
đồng đối với hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp nuôi
trồng thuỷ sản mang tính sản xuất hàng hoá ) và đối với hộ sản xuất giống thuỷ sản vay dưới 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản Đây là biện pháp hao đâm tiền vay thơng thống, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng để
đầu tư sản xuất
Hơn hai năm thực hiện Quyết định 67/TTTg, NHNo&PTNT Việt Nam đã có dư nợ cho vay hệ sản xuất nông nghiệp nông thôn tăng xâp xỈ 2 lần so với đầu
năm 1999, dư nợ cho vay hộ sản xuất đến cuối tháng 6/2001 da dat 32.116 ty đồng, với số hộ dư nợ là 5.204 ngàn hộ tỷ trọng cho vay trung, dài hạn cũng tiếp tục tăng lên, đạt 44.6% tổng dư nợ mức cho vay trung bình đã đạt 8.3 triệu đồng
hộ tăng gần 3 triệu đồng/ hộ so với thời điểm Quyết định 67/TTg ra đời ( Biêu số 11, số 12, số I3 )
Kết luận:
Mười năm thực hiện việc cho vay đối với hộ sản xuất nông- lâm- ngư- diém nghiệp đã có bước chuyển biến quan trọng vì cơ chế cho vay và bảo đảm
tiên vay luôn được điều chỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc: vốn ngân