1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quang chu kì và phitocrôm

2 5.5K 85

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ: QUANG CHU KÌ VÀ PHITÔCRÔM Trong chương trình giảng dạy Sinh học 11 có đề cập đến hiện tượng ra hoa ở thực vật. Sự ra hoa của thực vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tuổi cây, nhiệt độ, ánh sáng, … Tuy nhiên trong SGK SH11 có nêu lên các phitcôrôm tác động đến sự ra hoa của thực vật thông qua quang chu kì, đây là nội dung dễ nhầm lẫn và còn ít tài liệu. Vì vậy mình làm chuyên đề đơn giản này dựa trên các kiến thức mà mình đã đọc được để mong làm tài liệu tham khảo cho các thầy, cô. Bài viết rất đơn giản do đó sẽ thiếu rất nhiều kiến thức liên quan và có thể có sai sót, mong rằng quý thầy, cô cho ý kiến đóng góp theo email: rungxanhdlu@gmail.com I. QUANG CHU KÌ 1. Thí nghiệm 1:  Thời gian sáng tối xen kẽ quyết định sự ra hoa của cây ngày dài và cây ngày ngắn 2. Thí nghiệm 2: a) Đối với cây ngày ngắn: * 10 giờ sáng + 14 giờ tối  ra hoa. * 10 giờ sáng + 10 giờ tối  không ra hoa. * 14 giờ sáng + 14 giờ tối  ra hoa. b) Đối với cây ngày dài: * 15 giờ sáng + 9 giờ tối  ra hoa. * 15 giờ sáng + 15 giờ tối  không ra hoa. * 9 giờ sáng + 9 giờ tối  ra hoa.  Thực chất của quang chu kì là thời gian tối quyết định sự ra hoa ở thực vật ngày dài và ngày ngắn II. PHITÔCRÔM 1. Thí nghiệm: R: Ánh sáng đỏ (λ = 660nm). FR: Ánh sáng đỏ xa (λ = 730nm) 2. Lí thuyết: - Phitocrom là sắc tố tiếp nhận chu kì quang và tồn tại ở 2 dạng: + P 660 = P đ = P R hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng (λ) = 660 nm. + P 730 = P đx = P FR hấp thụ ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) có bước sóng (λ) = 730 nm. - Trong đó phitocrom P đ là dạng không hoạt động, còn phitocrom P đx là dạng hoạt động có tác dụng kích thích sự ra hoa. Hai dạng này có thể biến đổi lẫn nhau nhờ ánh sáng có bước sóng thích hợp: - Ánh sáng ban ngày là hỗn hợp các bước sóng gồm cả ánh sáng đỏ và hồng ngoại (đỏ xa) tuy nhiên ánh sáng đỏ chiếm ưu thế nên ban ngày P đ biến đổi thành P đx . Ban đêm thì P đx biến đổi chậm trở lại thành P đ . - Trong 2 loại phitôcrôm, thì P đx là dạng hoạt động, ở cây ngày dài thì cần tích lũy nhiều P đx hơn so với mức bình thường thì cây mới ra hoa, ngược lại ở cây ngày ngắn thì cần giảm P đx đến mức tối thiểu thì cây mới ra hoa. Do đó ở cây ngày dài thì thời gian sáng dài và tối ngắn để biến P đ thành P đx và P đx thành P đ ít và chậm hơn. Ngược lại với cây ngày ngắn thì cần giảm đến mức tối thiểu P đx thành P đ trong thời gian tối dài. . CHUYÊN ĐỀ: QUANG CHU KÌ VÀ PHITÔCRÔM Trong chương trình giảng dạy Sinh học 11 có đề cập đến hiện tượng ra hoa. phitcôrôm tác động đến sự ra hoa của thực vật thông qua quang chu kì, đây là nội dung dễ nhầm lẫn và còn ít tài liệu. Vì vậy mình làm chuyên đề đơn giản này dựa trên các kiến thức mà mình đã. sẽ thiếu rất nhiều kiến thức liên quan và có thể có sai sót, mong rằng quý thầy, cô cho ý kiến đóng góp theo email: rungxanhdlu@gmail.com I. QUANG CHU KÌ 1. Thí nghiệm 1:  Thời gian sáng tối

Ngày đăng: 28/01/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w