Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
74,67 KB
Nội dung
MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC 1. CƠ SỞ VẬT CHẤT & CƠ CHẾ DI TRUYỀN Câu 1: Trong trường hợp tất cả các tế bào bước vào giảm phân 2 đều rối loạn phân li NST, các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen X A X a là A. X A X A , X a X a và 0. B. X A và X a . C. X A X A và 0. D. X a X a và 0. Câu 2: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết , kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%? A. AAaa. B. Aaaa. C. AAAa. D. aaaa Câu 3: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào? A. XY và O. B. X, Y, XY và O. C. XY, XX, YY và O. D. X, Y, XX, YY, XY và O. Câu 4 : Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của GF 1 có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại một điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra? A. 16 B. 32 C. 8 D. 4 Câu 5 : Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)? A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D.75% Câu 6 : Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 8 Câu 7: Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là : A. 1/6 và 1/12 B. 1/6 và 1/12 C. 1/3 và 1/6 D. 1/4 và 1/8 Câu 8: Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. số đoạn exon và intron lần lượt là : A. 25 ; 26. B. 26 ; 25. C. 24 ; 27. D. 27 ; 24. Câu 9: Có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A? A. 37 B. 38 C. 39 D. 40 Câu 10: Trên một chạc chữ Y của đơn vị tái bản có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là: A. 466 B. 464 C. 460 D. 468 Câu 11: Một gen có chiều dài 4080A 0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là A. A = T = 7890 ; G = X = 10110 B. A = T = 8416; G = X = 10784 C. A = T = 10110 ; G = X = 7890 D. A = T = 10784 ; G = X = 8416 Câu 12: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản : A. 315 B. 360 C. 165 D. 180 Câu 13: Một mARN nhân tạo có 3 loại nu với tỉ lệ A:U:G = 5:3:2. a/ Tỉ lệ bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nu nói trên : A. 66% B. 68% C. 78% D. 81% b/ Tỉ lệ bộ mã có chứa đủ 3 loại nu trên: A. 3% B. 9% C. 18% D. 50% Câu 14: Một tế bào nhân đôi liên tiếp 4 lần, tổng số NST trong các tế bào tạo thành là 384. Cho rằng tế bào chỉ mang NST cùng một loài: a. Số loại giao tử bình thường khác nhau về nguồn gốc NST nhiều nhất có thể được sinh ra từ loại tế bào nói trên là 729. Bộ NST của tế bào: A. 2n B. 3n C. 4n D. 6n b. Nếu tế bào nói trên là lục bội thì số loại giao tử bình thường khác nhau về nguồn gốc NST có thể được tạo ra : A. 64 B. 128 C. 256 D. 612 1 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC Câu 15: Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4 1/ Để có đủ các loại mã di truyền thì đoạn mạch đó ít nhất phải có bao nhiêu nu? A. 60 B. 72 C. 90 D. 120 2/ Để có được 7 loại mã di truyền khác nhau thì đoạn mạch đó có số liên kết H ít nhất là: A. 65 B. 78 C. 99 D. 117 Câu 16 : Gen B dài 5.100A 0 trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là A. 4.214 B. 4.207 C. 4.207 hoặc 4.186 D. 4.116 Câu 17: Trình tự nhận biết của enzyme giới hạn Aval là CYCGRG, trong đó Y là một pyrimidine còn R là một purin. Khoảng cách mong đợi (tính theo cặp bazơ nitơ) giữa hai điểm cắt của Aval trong một chuỗi ADN dài, có trình tự ngẫu nhiên là bao nhiêu? A. 5120 cặp bazơ nitơ B. 1024 cặp bazơ nitơ C. 2048 cặp bazơ nitơ. D 4096 cặp bazo nito Câu 18: Một đoạn pôlipeptit có 6 axitamin gồm 4 loại trong đó có: 2 aa loại Pro , 1 aa loại Cys, 1 aa loại Glu và 2 aa loại His. Cho biết số loại bộ mã tương ứng để mã hóa các axitamin nói trên lần lượt là : 4, 2, 2 và 2. a) Có bao nhiêu trình tự các bộ mã khác nhau để mã hóa cho một trình tự nhất định các axitanin của đoạn pôlipeptit nói trên? A. 48 B. 14 C. 64 D. 256 b) Nếu trình tự các axitamin trong đoạn mạch thay đổi thì có bao nhiêu cách mã hóa khác nhau? A. 14.400 B. 57.600 C. 46.080 D. 11.520 Câu 19 : Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 O C ; B = 78 O C ; C = 55 O C ; D = 83 O C; E= 44 O C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. D → B → C → E → A B. A → E → C → B → D C. A→ B → C → D →E D. D→ E → B → A → C Câu 20: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là: A. 8400 phân tử. B. 9600 phân tử. C. 1020 phân tử. D. 4800 phân tử. Câu 21: Một gen có chứa 5 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc. Sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp ráp lại theo các thứ tự khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau. Tính theo lý thuyết, tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptit khác nhau được tạo ra từ gen trên? A. 10 loại. B. 120 loại C. 24 loại. D. 60 loại. 2. CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN Câu 3: Có hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là: A. I B I O và I A I O B. I A I O và I A I O C. I B I O và I B I O D. I O I O và I A I O Câu 4: Một người đàn ông mang nhóm máu A và một phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với những kiểu hình nào? A. chỉ có A hoặc B B. AB hoặc O C. A, B, AB hoặc O D. A, B hoặc O Câu 5: Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Chị lấy chồng nhóm máu A sinh con nhóm máu B, em lấy chồng nhóm máu B sinh con nhóm máu A. Nhóm máu của hai chị em sinh đôi nói trên lần lượt là A. Nhóm AB và nhóm AB B. Nhóm B và nhóm A C. Nhóm A và nhóm B D. nhóm B và nhóm O Câu 8: Cho các phép lai: 1:( x ) ; 2:( x ) ; 3:( x ) ; 4:( x ) 2 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC Trường hợp nào phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1/2/1? A. 1 B. 1,2 C. 1,3 D. 1,3,4 Câu 9 : Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là A. A B C D. B. C A B D. C. B A C D. D. D C A B. Câu 10: Ở ruồi giấm 2n=8NST.Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn ko cùng 1 lúc. Thì số loại giao tử là bao nhiêu? Câu 12: Trong tương tác của hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau.Gen B qui định lông xám, b qui định lông đen. Gen A át chế gen B tạo ra lông trắng còn gen a không át chế.Tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 6 lông trắng: 1 lông đen: 1 lông xám được sinh ra từ phép lai nào? A. AaBb x aaBb B. AaBB x AaBb C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb Câu 13: Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ , F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao 1/ Ruồi mắt đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ: A. 3/16 B. 7/16 C. 9/16 D. 13/16 2/ Ruồi mắt trắng ở F2 có đặc điểm gì ? A. 100% là ruồi đực B. 100% là ruồi cái C. 1/2 là ruồi cái D. 2/3 là ruồi đực Câu 15: Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 56,25% cây cao, 43,75% cây thấp. Cho giao phấn ngẫu nhiên các cây cao F1 với nhau. Về mặt lí thuyết thì tỉ lệ cây cao thu được ở F2: A. 23,96% B. 52,11% C. 79,01% D. 81,33% Câu 16: Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-: màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao. P: x và tần số hoán vị gen 2 giới là như nhau: f(A/d) = 0,2; f(B/E) = 0,4. Đời con F1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ: A. 30,09% B. 20,91% C. 28,91% D. Số khác Câu 18: Cho sơ đồ phả hệ sau: Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm NST thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là A. 6,25%. B. 3,125%. C. 12,5%. D. 25%. Câu 19: Đem lai phân tích đời con của 2 cá thể thuần chủng AAbb và aaBB được F B có tỉ lệ kiểu hình A-bb chiếm 35%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn. Quy luật di truyền chi phối phép lai là A. hoán vị gen với tần số 15%. B. liên kết gen hoàn toàn. C. hoán vị gen với tần số 30%. D. phân li độc lập. Câu 23: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1 , ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F 1 là: A.7,5% B. 45,0% C.30,0% D. 60,0% 3 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC Câu 24: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là A. 180. B. 820. C. 360. D. 640. 3. TỈ LỆ & SỐ KIỂU GEN - KH - GIAO TỬ Câu 1: Cho P : AaBB x AAbb. Kiểu gen ở con lai được tự đa bội hóa thành (4n) là : A. AAAaBBbb B. AaaaBBbb C. AAAaBBBB và Aaaabbbb D. AAaaBBbb và AAAABBbb Câu 2: Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen trên NST thường gồm : I A ; I B (đồng trội ) và I O (lặn). Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên : A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình Câu 3: Gen thứ I có 3 alen, gen thứ II có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên NST thường khác nhau Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên? A. 12 B. 15 C.18 D. 24 Câu 4: Các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình gồm 3 tính trạng trội 1 lặn với tỉ lệ: A. 27/128. B. 27/64. C. 27/256 D. 81/256 Câu 5: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F 1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F 1 , đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F 1 là A. 3/8 B. 1/8 C. 1/6 D. 3/16 Câu 6: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ A. 3/32. B. 9/64. C. 81/256. D. 27/64. Câu 7: Lai hai giống ngô đồng hợp tử, khác nhau về 6 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, các cặp phân li độc lập nhau đã thu được F 1 có 1 kiểu hình. Khi tạp giao F 1 với nhau, tính theo lí thuyết, ở F 2 có tổng số kiểu gen và số kiểu gen đồng hợp tử về cả 6 gen nêu trên là A. 729 và 32 B. 729 và 64 C. 243 và 64 D. 243 và 32 Câu 8: Để cải tạo giống lợn Móng cái, người ta dùng đực ngoại Đại bạch lai với Móng cái liên tiếp qua 4 thế hệ. Tỉ lệ máu Đại bạch / Móng cái ở con lai đời F4 là : A. 7/1 B. 8/1 C. 15/1 D. 16/1 Câu 9: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> c g ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5; c g = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là: A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng. B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng. C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng. D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng. Câu 10: Các gen PLĐL, các gen tác động riêng rẽ và mỗi gen qui định một tính trạng. Phép lai AaBbDd x AAbbDd cho đời sau: 1/ Tỉ lệ cây đồng hợp: A. 1/4 B. 1/8 C. 3/16 D. 5/32 2/ Tỉ lệ cây dị hợp: A. 3/4 `B. 13/16 C. 7/8 D. 27/32 3/ Số kiểu gen và kiểu hình lần lượt: A. 8 kiểu gen và 8 kiểu hình B. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình C. 12 kiểu gen và 8 kiểu hình D. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình 4 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC Tách riêng từng cặp và tính tích chung Câu 11 : Đem lai cặp bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen AaBbDd, xác suất thu được kiểu gen đồng hợp ở đời con là: A. 1/64. B. 1/16. C. 2/64. D. 1/8. Câu 12: Ở người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y), các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau.Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là A. 30 B. 15 C. 84 D. 42 Câu 13: Với phép lai giữa các kiểu gen AabbDd và AaBbDd xác suất thu được kiểu hình A-B-D- là A. 12,5% B. 37,5% C. 28,125% D. 56,25% Câu 14: Cây ba nhiễm (thể ba ) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết tỷ lệ loại giao tử mang gen AB được tạo ra là: A. 1/12 B. 1/8 C. 1/4 D. 1/6 Câu 15: Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người đều do alen lặn nằm trên NST giới tính X ,không có alen tương ứng trên Y. Bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường qui định. 1/ Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 2 gen gây bệnh máu khó đông và mù màu là: A. 8 B. 10 C. 12 D. 14 2/ Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 3 gen nói trên là: A. 42 B. 36 C. 30 D. 28 Câu 16: Ở người gen a: qui định mù màu; A: bình thường trên NST X không có alen trên NST Y. Gen quy định nhóm máu có 3 alen I A , I B ,I O . Số kiểu gen tối đa có thể có ở người về các gen này là: A. 27 B. 30 C. 9 D. 18 Câu 17: Với 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Khi cá thể này tự thụ phấn thì số loại kiểu gen dị hợp tối đa có thể có ở thể hệ sau là: A. 27 B. 19 C. 16 D. 8 Câu 18: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể ở các trường hợp: 1/ 3 gen trên nằm trên 3 cặp NST thường. A. 124 B. 156 C. 180 D. 192 2/ Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường,gen III nằm trên cặp NST thường khác A. 156 B. 184 C. 210 D. 242 3/ Gen I và II cùng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y,gen III nằm trên cặp NST thường. A. 210 B. 270 C. 190 D. 186 Câu 19: Ở người, bệnh mù màu hồng lục do gen lặn trên NSTgiới tính X qui định,bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường.Các nhóm máu do một gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác qui định. Xác định: a) Số kiểu gen nhiều nhất có thể có về 3 gen trên trong QT người? A. 84 B. 90 C. 112 D. 72 b) Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể là bao nhiêu? A. 1478 B. 1944 C. 1548 D. 2420 Câu 20: Trong 1 quần thể, số cá thể mang kiểu hình lặn (do gen a quy định) chiếm tỉ lệ 1% và quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:. A. 72% B. 81% C. 18% D. 54% Câu 21: Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội : 1/ Tỉ lệ giao tử: BBB/BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBBbbb à: A. 1/9/9/1 B. 1/3/3/1 C. 1/4/4/1 D. 3/7/7/3 2/ Tỉ lệ giao tử BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBbbbb là: A. 1/5/1 B. 1/3/1 C. 3/8/3 D. 2/5/2 3/ Tỉ lệ giao tử BBBB/BBBb/BBbb sinh ra từ kiểu gen BBBBBBbb là: A. 1/5/1 B. 3/10/3 C. 1/9/1 D. 3/8/3 Câu 22: Số alen tương ứng của gen I, II, III và IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I và II cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, gen III và IV cùng nằm trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa trong QT: A. 181 B. 187 C. 5670 D. 237 5 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC [Câu 23: Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể A. 1 và 16 B. 2 và 4 C. 1 và 8 D. 2 và 16 Câu 24: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất sau đó cho F1 giao phấn : 1/ Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 : A. 185 cm và 121/256 B. 185 cm và 108/256 C. 185 cm và 63/256 D. 180 cm và 126/256 2/ Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là A. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512 B. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512 C. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512 D. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512 Câu 25: Phép lai AaBbDd x AABbdd cho tỉ lệ kiểu hình gồm 2 tính trạng trội, 1lặn bằng A. 3/8 B. 5/8 C. 9/16 D. 1/2 Câu 26: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong QT: 1/ Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là: A. 60 và 90 B. 120 và 180 C. 60 và 180 D. 30 và 60 2/ Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là: A. 240 và 270 B. 180 và 270 C. 290 và 370 D. 270 và 390 3/ Số kiểu gen dị hợp A. 840 B. 690 ` C. 750 D. 660 Câu 27: Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể A. 154 B. 184 C. 138 D. 214 Câu 28: 5 gen cùng nằm trên một cặp NST thường và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen đều có 2 alen. Cho rằng trình tự các gen trong nhóm liên kết không đổi, số loại kiểu gen và giao tử nhiều nhất có thể được sinh ra từ các gen trên đối với loài A.110 kiểu gen và 18 loại giao tử B. 110 kiểu gen và 32 loại giao tử C. 528 kiểu gen và 18 loại giao tử D. 528 kiểu gen và 32 loại giao tử Câu 29: Ở một loài thực vật,hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh nhưng noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường.Cho giao phấn 2 cây thể 3 : Aaa X Aaa 1/ Số KG ở F1 là: A. 6 B. 7 C. 12 D. 16 2/ Những kiểu gen nào ở F1 đều chiếm tỉ lệ 1/9? A. aaa;Aa B. AA;Aaa C. Aa;AAa D. aaa;AAa 3/ Những KG nào ở F1 đều chiếm tỉ lệ 2/9? A. AA; aa; aaa B. Aa, aa C. AA; Aaa D. aa; Aaa Câu 30: Cho giao phấn cây tứ bội AAaa với cây lưỡng bội Aa. 1/ Tỉ lệ KH lặn ở F1 là: A. 1/4 B. 1/6 C. 1/12 D. 1/36 2/ Tỉ lệ KG đồng hợp ở F1 là: A. 1/4 B. 1/3 C. 1/6 D. 1/12 3/ Tỉ lệ KG AAa và Aaa ở F1 lần lượt là: A. 4/12 và 4/12 B. 5/12 và 5/12 C. 4/12 và 5/12 D. 5/12 và 4/12 Câu 31: Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định quả màu vàng.Người ta cho giao phấn các cây tứ bội và lưỡng bội với nhau,quá trình giảm phân bình thường. 1/ Các phép lai cho tỉ lệ KH quả màu vàng = 1/12 là: A. AAaa x Aa ; Aaaa x Aa B. AAaa x Aaaa ; AAaa x Aa C. AAaa x Aa ; AAaa x AAaa D. Aaaa x Aa x AAaa x AAaa 2/ Các phép lai cho tỉ lệ KH quả màu vàng= 1/2 là: A. Aaaa x Aaaa ; AAaa x Aa B. Aaaa x Aa ; aaaa x Aaaa C. Aaaa x aa ; aaaa x Aaaa D. Aaaa x aa ; AAaa x Aaaa Câu 32: Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE x AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm: 6 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC a) 1 trội và 3 lặn: A. 1/32 B. 2/32 C. 3/32 D. 4/32 b) 3 trội và 1 lặn: A. 13/32 B. 18/32 C. 15/32 D. 21/32 Câu 33: Quan hệ trội, lặn của các alen ở mỗi gen như sau: gen I : A1=A2> A3 ; gen II: B1>B2>B3>B4; gen III: C1=C2=C3=C4>C5. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất có thể có trong quần thể với 3 locus nói trên A. 1.560 KG và 88 KH B. 560 KG và 88 KH C. 1.560 KG và 176 KH D.560 KG và 176 KH Câu 34: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh và màu sắc của mắt đều do một gen gồm 2 alen quy định. Biết rằng gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Số kiểu gen tối đa có trong quần thể khi chỉ xét đến 3 cặp gen này là A. 27. B. 30. C. 45. D. 50. Câu 35: Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho giao phối 2 cơ thể có KG AaBb và aaBb với nhau, sau đó cho F 1 tạp giao. a) Nếu không phân biệt cơ thể làm bố(mẹ) thì số kiểu giao phối ở F 1 là A. 36 B. 15 C. 21 D. 45 b) Tỉ lệ kiểu gen AaBB ở F 2 là A. 1/16 B. 1/8 C. 3/32 D. 3/16 c) Tỉ lệ kiểu gen aabb và AaBb ở F 2 lần lượt là A. 1/8 và 3/16 B. 9/64 và 3/16 C. 1/8 và 1/4 D. 9/64 và 1/4 d) Tỉ lệ kiều hình A-B- ở F 2 là A. 21/64 B. 18/64 C. 14/64 D. 27/64 e) Tỉ lệ kiểu hình A-bb và aaB- ở F 2 lần lượt là A. 9/64 và 21/64 B. 7/64 và 21/64 C. 9/64 và 27/64 D. 7/64 và 27/64 Câu 36: Gen I có 3 alen, gen II có 5 alen, 2 gen đều nằm trên X không có alen trên Y. Gen III có 4 alen nằm trên Y không có alen trên X. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có trong quần thể: A. 12 loại giao tử và 34 loại kiểu gen B. 24 loại giao tử và 48 loại kiểu gen C. 32 loại giao tử và 60 loại kiểu gen D. 19 loại giao tử và 180 loại kiểu gen 4. QUẦN THỂ Câu 1: Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát,tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là: A. 0,186 B. 0,146 C. 0,160 D. 0,284 Câu 2: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu? A. 16% B. 2% C. 32% D. 8% Câu 3: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là: A. 1/128. B. 127/128. C. 255/ 256. D. 1/ 256 Câu 4 : Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%. Câu 5 : Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối I A , I B , I O . Kiểu gen I A I A , I A qui định nhóm máu A. Kiểu gen I B I B , I B I O qui định nhóm máu B. Kiểu gen I A I B qui định nhóm máu AB. Kiểu gen I O I O qui định nhóm máu O. Trong một quẩn thể người, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là A. 0,25. B. 0,40. C. 0,45. D. 0,54. Câu 6: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 7 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là: A. 31,36% B. 87,36% C. 81,25% D. 56,25% Câu 7: Một quần thể tự thụ ở F 0 có tần số KG: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. Sau 5 thế hệ tự thụ nghiêm ngặt thì tần số kiểu gen đồng hợp trội trong QT là: A. 0,602 B. 0,514 C. 0,584 D. 0,542 Câu 8: Trong một điều tra trên một quần thể thực vật, người ta ghi nhận sự có mặt của 80 cây có kiểu gen là AA, 20 cây có kiều gen aa và 100 cây có kiểu gen Aa trên tổng số 200 cây. Biết rằng cây có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể cách ly với các quần thể lân cận và tần số đột biến coi như không đáng kể. Hãy cho biết tần số kiểu gen Aa sau một thế hệ ngẫu phối là bao nhiêu? A. 55,66% B. 45,5% C. 25,76% D. 66,25% Câu 9: Người ta thả 16 con sóc gồm 8 con đực và 8 con cái lên một hòn đảo. Tuổi sinh sản của sóc là 1 năm, mỗi con cái đẻ 6 con/năm. Nếu số lượng các cá thể trong quần thể vẫn bảo toàn và tỷ lệ đực cái là 1 :1 thì sau 5 năm, số lượng cá thể của quần thể sóc là A. 4096 B. 4080 C. 16384 D. 16368 Câu 10: Có một đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu được1500 gà con, trong đó có 15 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả xử ko co đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về ĐB trên? A. 20 B. 28 C. 32 D. 40 Câu 11: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là A. 12,25%. B. 30%. C. 35%. D. 5,25%. Câu 12: Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng loài,kích thước quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1 có tần số alen A=0,3, quần thể 2 có tần số alen A=0,4. Nếu có 10% cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% cá thể của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 thì tần số alen A của 2 quần thể 1 và 2 lần lượt là: A. 0,35 và 0,4 B. 0,31 và 0,38 C. 0,4 và 0,3 D. bằng nhau và=0,35 Câu 13: Ở người A-phân biệt được mùi vị> a- ko phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là? A.1,97% B.9,44% C.1,72% D.52% Câu 14: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,4AA : 0,1aa : 0,5Aa. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là: A. 16,67% B. 12,25% C. 25,33% D. 15.20% Câu 15: Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó P(A) = 0,4. Nếu quá trình chọn lọc đào thải những cá thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S = 0,02. Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra áp lực chọn lọc: A. 0,1612 AA: 0,4835 Aa: 0,3553 aa B. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa C. 0,1613 AA: 0,4830 Aa: 0,3455 aa D. 0,1610 AA: 0,4875 Aa: 0,3513 aa Câu 16: Cho biết gen A đỏ trội hoàn toàn so với gen a trắng; sức sống của giao tử mang gen A gấp đôi giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cá thể con) kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50%. Bố và mẹ đề mang gen dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình của đời con F 1 (mới sinh) sẽ là: A. 7 A- : 1 aa B. 7 A- : 2 aa C. 14 A-: 1aa D. 15 A-: 1aa Câu 17: Cấu trúc di truyền của QT như sau: 0,4AABb:0,4AaBb:0,2aabb Cho quần thể tự thụ qua ba thế hệ tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hơp trội là: A: 112/640 B:161/640 C:49/256 D:7/640 Câu 18: Một quần thể có tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi kích thước quần thể bị giảm chỉ còn 50 cá thể thì xác suất để alen trội A bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sẽ bằng bao nhiêu? 8 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC A. 0,7 100 B. 0,3 50 C. 0,7 50 D. 1- 0,7 50 Câu 19 : Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là: A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa 5. TỔ HỢP - XÁC SUẤT Câu 1: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên : A. 1/12 B. 1/36 C. 1/24 D. 1/8 Câu 2: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3 : A. 1/81 B. 3/16 C. 1/16 D. 4/81 Câu 3: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường.Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là A. 1/2 B. 1/4 ` C. 3/4 D. 3/8 từ gt →kg của bố mẹ: Aa x Aa Câu 4: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là A. 1/2 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8 Câu 5: Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F 1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là: A. 9/7 B. 9/16 C. 1/3 D. 1/9 Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là: A. 0,5% B. 49,5 %. C. 98,02%. D. 1,98 %. Câu 7: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là A. 3/8 B. 3/6 C. 1/2 D. 1/4 Câu 8: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ờ F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ: A. 28/256 B. 56/256 C. 70/256 D. 35/256 Câu 9: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r . Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?(RR, Rr: dương tính, rr: âm tính). A. (0,99) 40 . B. (0,90) 40. . C. (0,81) 40 . D. 0,99. Câu 10: Ở đậu Hà lan: Trơn trội so với nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F 1 đồng loạt trơn. F 1 tự thụ phấn được F 2 ; Cho rằng mỗi quả đậu F 2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp qủa đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu? A. 3/ 16. B. 27/ 64. C. 9/ 16. D. 9/ 256. Câu 11: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong QT người cứ 100 người bình thường , trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. 9 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC Một cặp vợ chồng không bị bệnh: 1/ Xác suất sinh con bệnh: A. 0,025 B. 0,0025 C. 0,00025 D. 0,000025 2/ Xác suất sinh con trai bình thường: A. 0,49875 B. 0,4999875 C. 0,999975 D. 0,9875 3/ Nếu đứa con đầu của họ là gái bị bạch tạng thì xác suất để đứa con tiếp theo là trai bình thường là: A. 0,75 B. 0,375 C. 0,999975 D. 0,4999875 Câu 12: Ở cừu, gen qui định màu lông nằm trên NST thường. Gen A qui định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả hai đều dị hợp tử. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là bao nhiêu ? A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/12 Câu 13: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là: A. 6,25% B. 12,5% C. 50% D. 25% Câu 14: Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể một? A. 1320 B. 132 C. 660 D. 726 Câu 15: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng : 1 / Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh: A. 9/32 B. 9/64 C. 8/32 D. 5/32 2/ Xác suất để họ sinh 2 người con có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh A. 4/32 B. 5/32 C. 3/32 D. 6/32 3/ Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh A.126/256 B. 141/256 C. 165/256 D. 189/256 Câu 16: Quần thể người có sự cân bằng về các nhóm máu. Tỉ lệ nhóm máu O là 25%, máu B là 39%. Vợ và chồng đều có nhóm máu A, xác suất họ sinh con có nhóm máu giống mình bằng: A. 72,66% B. 74,12% C. 80,38% D. 82,64% Câu 17: Nhóm máu ở người do các alen I A , I B , I O nằm trên NST thường qui định với I A , I B đồng trội và I O lặn. Biết tần số nhóm máu O ở quần thể người chiếm 25%: 1/ Tần số nhóm máu AB lớn nhất trong quần thể bằng: A. 6,25% B. 12,5% C. 25% D. 37,5% 2/ Nếu tần số nhóm máu B trong quần thể = 24% thì xác suất để một người mang nhóm máu AB là: A. 12% B. 24% C. 26% D. 36% 3/ Nếu tần số nhóm máu A trong quần thể = 56% thì tần số nhóm máu B và AB lần lượt là: A. 6% và 13% B. 13% và 6% C. 8% và 11% D. 11% và 8% 4/ Xác suất lớn nhất để một cặp vợ chồng trong quần thể có thể sinh con có đủ các nhóm máu là: A. 6,25% B. 25% C. 12,5% D. 37,5% Câu 18: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường,alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp. Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất các khả năng có thể xảy ra về giới tính và tính trạng trên nếu họ có dự kiến sinh 2 người con? Câu 19: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường,alen trội tương ứng quy định người bình thường.Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng.Về mặt lý thuyết,hãy tính xác suất để họ: a. Sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bệnh bạch tạng b. Sinh người con thứ hai là trai và người con thứ 3 là gái đều bình thường c. Sinh 2 người con đều bình thường d. Sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường e. Sinh 2 người con cùng giới tính và đều bình thường g. Sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh . 10 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG [...]... vợ chồng I sinh đứa con tiếp theo có nhóm máu khác người con đầu b Cặp vợ chồng I sinh 2 người con có cùng nhóm máu c Cặp vợ chồng I sinh 3 người con có nhóm máu hoàn toàn khác nhau d Cặp vợ chồng I sinh 3 người con nhưng chỉ thuộc 2 nhóm máu khác nhau e Cặp vợ chồng II sinh 2 người con có nhóm máu khác nhau g Hai đứa con sinh ra từ 2 cặp vợ chồng trên có nhóm máu giống nhau h Hai đứa con sinh ra từ... 1/ Xác suất sinh con bị mù màu là: A 1/2 B 1/4 C 3/4 D 1/3 2/ Xác suất sinh con trai bình thường là: A 1/2 B 1/4 C 3/4 D 1/3 3/ Xác suất sinh 2 người con đều bình thường là: 1/2 B 1/3 C 4/9 D 9/16 4/ Xác suất sinh 2 người con: một bình thường,một bị bệnh là: A 9/16 B 9/32 C 6/16 D 3/16 5/ Xác suất sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường là: A 1/4 B 1/8 C 9/16 D 9/32 6/ Xác suất sinh 3 người... CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC a) Xác suất để trong số 5 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường , nữ mù màu là bao nhiêu? b) Xác suất để trong số 6 người con của họ có nam bình thường, nam mù màu, nữ bình thường , nữ mù màu là bao nhiêu? Câu 47: Hai anh em sinh đôi cùng trứng Người anh lấy vợ có nhóm máu B và sinh được người con có nhóm máu A, người em lấy vợ có nhóm máu O và sinh con đầu... hợp về cả 2 tính trạng trên Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó: a Sinh con trai không bị mù màu A 1/8 B 3/8 C 1/4 D 3/16 b Sinh con trai không bị máu khó đông A 1/3 B 1/4 C 3/8 D 5/16 c Sinh con không bị 2 bệnh trên A 3/8 B 51/4 C 5/8 D 3/16 d Sinh 2 người con có cả trai và gái đều bình thường đối với 2 bệnh trên A 1/4 B 1/6 C 3/16 D 1/8 Câu 34: Bệnh mù... rằng QT có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là A 1,92% B 1,84% C 0,96% D 0,92% Câu 39: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng Xác suất họ sinh được người con trai nói trên là: A 3/8 B 3/4 C 1/8 D 1/4... bệnh Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh 1/ Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh A 1/4 B 1/8 C 1/9 D 2/9 2/ Nếu đứa con đầu bị bệnh thì XS để sinh được đứa con thứ hai là con trai không bệnh là bao nhiêu? A 1/9 B 1/18 C 3/4 D 3/8 Câu 22: U xơ nang ở người là bệnh hiếm... 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau 1/ Xác suất để họ sinh con máu O: A 11,11% B 16,24% C 18,46% D 21,54% 2/ Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh đứa con thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và mẹ mình là: A 44,44% B 35,77% C 42% D 25% Câu 38 : Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn... chỉ sinh 1 đứa con Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là A 0,0667 B 0,09 C 0,0876 D 0,0146 Câu 50: Một người vô tình bỏ nhầm 4 quả trứng không được thụ tinh chung với 6 quả trứng đã được thụ tinh và sau đó lấy ra ngẫu nhiên 5 quả cho ấp Xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống: A 7,28% B 41,12% C 63,88% D 85,34% Câu 51: Một cặp vợ chồng sinh. .. cùng nhóm máu là bao nhiêu? A 9/16 B 9/32 C 22/36 D 11/36 Câu 53: Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác) là: A 0,008% B 0,032%... khả năng sinh giao tử cân bằng (n) Số lượng thể tam bội cùng nguồn như sau: Cây 1: có 9NST Cây 2 có 12NST Cây 3 có 15NST a) Cho rằng trong GP tất cả các cặp NST đều có sự phân li: - Tính xác suất ở mỗi cây có thể cho giao tử cân bằng - Nếu cây 1 tự thụ phấn, tính xác suất sinh ra cây con có bộ NST cân bằng? 14 | P a g e GV: NGUYỄN MINH CHUỘNG MỘT SỐ BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KỲ THI CĐ-ĐH MÔN SINH HỌC . B hoặc O Câu 5: Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Chị lấy chồng nhóm máu A sinh con nhóm máu B, em lấy chồng nhóm máu B sinh con nhóm máu A. Nhóm máu của hai chị em sinh đôi nói trên lần lượt. em sinh đôi cùng trứng. Người anh lấy vợ có nhóm máu B và sinh được người con có nhóm máu A, người em lấy vợ có nhóm máu O và sinh con đầu có nhóm máu O. Tính xác suất để: a. Cặp vợ chồng I sinh. các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ