thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt

101 409 0
thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ NHẬT TÂN, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM Tên sinh viên : NGUYỄN THỊ XOAN Chuyên ngành đào tạo : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Lớp : K56 - PTNTC Niên khóa : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : CN. NGUYỄN THANH PHONG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Xoan i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến CN. Nguyễn Thanh Phong, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn tập thể UBND và người dân các xóm trong xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đã dành cho tôi! Hà Nội, tháng 12, năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Xoan ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Môi trường có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là điều rất cần thiết và cấp bách. Ngày nay, việc phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số đã làm cho chất lượng môi trường bị đe dọa. Nước ta đang trong giai đoạn CNH – HĐH đã và đang đạt được rất nhiều thành tựu về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tuy nhiên vấn đề về ô nhiễm môi trường ở nước ta khá phổ biến, trong đó việc ô nhiễm rác thải sinh hoạt tại các đô thị và các vùng nông thôn đang diễn ra rất báo động. Trong khi đó việc quản lý rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Việc ô nhiễm rác thải đang có xu hướng xảy ra trên địa bàn xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vì vậy tôi tiến hành đề tài nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Nhật Tân. Qua việc đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong việc quản lý RTSH, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và nâng cao công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong để tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: điều tra phỏng vấn, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp thiết kế thang đo. Bằng cách sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về rác thải và thực trạng quản lý rác thải trên địa bàn xã Nhật Tân. Đề tài đã thu được những kết quả sau: 1. Về thực trạng phát sinh RTSH trên địa bàn xã - Trên địa bàn xã có rất nhiều nguồn phát sinh rác thải, nhưng nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của xã chủ yếu là rác thải từ các hộ gia đình. Thành phần chủ yếu trong RTSH của xã là chất hữu cơ, các chất vô cơ như chai, lọ nhựa, gạch đá, mùn, túi nilon… trong đó rác thải là các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 67,8%). iii 2. Công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Nhật Tân bao gồm các hoạt động sau: - Hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn xã được thể hiện như sau: UBND huyện và phòng TNMT huyện Kim Bảng có trách nhiệm quản lý chung toàn huyện, UBND xã Nhật Tân cùng với ban Địa chính và hợp tác xã quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong xã. - Hoạt động quy hoạch quản lý rác thải trên địa bàn xã vẫn chưa được thực hiện, việc quy hoạch trạm trung chuyển rác thải ngay cạnh khu dân cư và gần đường đi của xã là chưa hợp lý vì điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người xung quanh khu vực tập kết rác thải. - Hoạt động lưu trữ và phân loại rác thải: hầu hết các gia đình trong xã đều lưu trữ rác thải để thu gom, vật dụng để lưu trữu rác thải của các gia đình rất phong phú như thùng xốp, thùng nhựa, túi nilon, bao tải những vật dụng này rất đơn giản và dễ kiếm tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo vệ sinh. Việc phân loại rác thải trên địa bàn xã chưa được thực hiện, chỉ có một số gia đình điều tra là tự giác thực hiện việc phân loại rác thải ngay tại gia đình. - Hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải: hoạt động thu gom rác thải của nhân viên thu gom trên địa bàn xã diễn ra tương đối tốt, người thu gom nhiệt tình có trách nhiệm với công việc được người dân trong xã đánh giá cao. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển rác thải của xã còn gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị vận chuyển và phương tiện thu gom rác thải chuyên dụng. - Hoạt động xử lý rác thải tại xã hiện được thực hiện chủ yếu là đem rác đi đến nhà máy để xử lý, chỉ còn lại khoảng 11% lượng rác thải được chôn lấp. tuy nhiên hình thức chôn lấp rác thải chưa hợp vệ sinh. - Nguồn lực trong hoạt động quản lý: nguồn nhân lực , vật lực và tài chính của xã còn rất hạn chế. Ở xã cán bộ quản lý chỉ có người kiêm nhiệm chứ chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, đội ngũ nhân viên thu gom rác thải tại các xóm trong xã hầu hết là người trung và lớn tuổi, điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất của việc thu gom. Nguồn thu và chi ngân sách dành cho hoạt động quản lý RTSH tại xã chủ yếu là từ người dân đóng góp nên việc đầu tư trang thiết bị, vật tư cho hoạt động thu và vận chuyển rác thải tại xã còn rất eo hẹp. Việc cấp đồ bảo hộ lao động cho người thu gom rác thải chưa được thực hiện, điều này thể hiện việc xã thiếu quan tâm đến sức khỏe của người thu gom. iv - Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về BVMT tại xã đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, việc tuyên truyền hướng dẫn về phân loại rác thải tại xã chưa được thực hiện. 3. Các yếu tố ảnh đến công tác quản lý RTSH tại xã Nhật Tân - Cơ chế chính sách, các công cụ pháp lý đối với hoạt động quản lý rác thải tại xã vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc đưa ra các quy đinh, hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về BVMT vẫn chỉ dừng ở mức nhắc nhở chưa có xử phạt. - Chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý và hoạt động thu gom rác thải tại xã vẫn còn nhiều hạn chế như: ở xã hiện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, đội ngũ nhân viên thu gom chủ yếu là những người lớn tuổi. - Nguồn lực vật chất và tài chính cho hoạt động quản lý rác thải còn thiếu và hạn chế rất nhiều. - Ý thức tham gia của người dân và cộng đồng chưa được tích cực. 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã Nhật Tân bao gồm những giải pháp sau: - Giải pháp về chính sách: xã cần có những quy định cụ thể đối với việc thu gom và xử lý rác thải tại địa phương. - Giải pháp về về đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý và hoạt động thu gom rác thải. Đào tạo chuyên môn và kỹ thuật cho cán bộ quản lý để nâng cao năng lực và trình độ cho người quản lý. Có những chính sách sách khuyến khích, động viên những người trẻ tuổi tham gia vào hoạt động thu gom. - Giải pháp về kỹ thuật: đầu tư, trang bị các phương tiện vận chuyển và thu gom chuyên dụng dùng trong thu gom và vận chuyển rác thải để hoạt động thu gom đạt hiêu quả cao hơn. Xã cần đầu tư thêm những thùng rác công cộng đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhằm tránh tình trạng vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng. - Giải pháp về tài chính: xã cần cân đối các khoản thu và chi đối với hoạt động quản lý rác thải, điều chỉnh lại mức phí thu gom cho phù hợp với từng đối tượng. Huy động các nguồn đầu tư cho quản lý rác thải từ người dân, các tổ chức , doanh nghiệp trên địa bàn. v - Đề xuất phương án thu gom, phân loại và giảm thiểu RTSH tại nguồn: xã cần đưa ra các quy định về phân loại rác thải đối với các hộ gia đình và nhân viên thu gom. Có hình thức khen thưởng đối với những người thực hiện tốt và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia phân loại rác thải tại nguồn bằng cách mở các lớp tuyên truyền tập huấn về bảo vệ môi trường và phân loại rác thải cho người dân. vi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CNH – HDH RTSH TTCN TNMT UBND VSMT SL Diễn giải nội dung Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Rác thải sinh hoạt Tiểu thủ công nghiệp Tài nguyên môi trường Ủy ban nhân dân Vệ sinh môi trường Số lượng vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất thải rắn 4 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Nhật Tân năm 2013 37 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng một số công trình công cộng của xã Nhật Tân 38 Bảng 3.3: Tổng hợp dự báo dân số qua các năm 39 Bảng 3.4: Nguồn thu thập thông tin 42 Bảng 4.1 Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã 45 Bảng 4.2: Số lượng bãi tập kết rác thải của xã 51 Bảng 4.3 : Vật dụng chứa rác của các hộ được điều tra 53 Bảng 4.4 : Hình thức xử lý rác thải của các hộ được điều tra 55 Bảng 4.5: Phương tiện vận chuyển rác thải của xã 58 Bảng 4.6 : Số lượng và tuổi của người thu gom ở 15 xóm của xã 60 Bảng 4.7: Cơ cấu nhân viên vệ sinh của xã theo giới tính 60 Bảng 4.10 : Trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom 62 Bảng 4.11: Mức độ tham gia các hoạt động tuyên truyền và hội thảo… về môi trường của người dân 68 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn 10 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn tại Singapore 23 Hình 4.1 : Hệ thống quản lý thu gom RTSH của xã Nhật Tân 49 ix [...]... tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Nhật Tân - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã trong thời gian tới 1.3 Đối tượng... 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất thải rắn: Quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, lưu trữ thu gom, vận chuyển, tái sử dụng , tái chế và xử lý rác thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng 3 + Quy hoạch quản lý chất thải rắn: là công tác... tác quản lý rác thải sinh hoạt phải tuân theo nguyên tắc sau: - Tổ chức, cá nhân xả rác thải hoặc hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải - Rác thải sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu sản xuất và năng lượng - Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải. .. năm 2030 2.1.4.2 Vai trò, nguyên tắc quản lý RTSH  Vai trò quản lý RTSH Quản lý rác thải sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và môi trường Quản lý rác thải sinh hoạt tốt sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước và rác thải cũng là một dạng tài nguyên nếu biết cách quản lý và sử dụng tốt Rác thải hữu cơ có thể sử dụng ủ hoặc xử lý thành các loại phân hữu cơ để phục... Singapo về quản lý rác thải sinh hoạt Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường quốc gia Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn ở Singapore được mô tả như sau: (Nguồn: Trích từ trang http://app.mewr.gov.sg/) Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn... điểm tập kết rác đến bãi rác hoặc nơi xử lý quá xa thì cần phải có các trạm trung chuyển Việc vận chuyển rác thải cũng là một khâu khá quan trọng trong quản lý chất thải nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng Hoạt động vận chuyển rác thải phải đảm bảo thường xuyên và liên tục để đảm bảo lượng rác thải không bị tồn đọng quá lâu tại nơi lưu giữ Để hoạt động vận chuyển rác thải được thường liên... thương mại Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, giấy vụn, đồ sành sứ, thủy tinh, gạch, ngói vỡ, chất dẻo, chất hữu cơ Từ hai quan điểm trên có thể thấy: Rác thải sinh hoạt là các chất thải được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người, nguồn phát sinh chủ yếu là từ các khu dân cư, chợ, trường học,… và thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ - Khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt Theo... vệ sinh môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt tại xã còn nhiều hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải ở xã ngày đang có xu hướng càng nghiêm trọng do chưa có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương cũng như hạn chế về năng lực quản lý và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn chưa cao Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu Thực trạng quản lý rác. .. nghiên cứu Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao năng lực quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã trong thời... cho vận chuyển rác thải có như vậy mới đảm bảo hợp vệ sinh, rác thải không bị vương vãi trong khi vận chuyển Tuy nhiên hiện nay việc đầu tư cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở nước ta còn khá hạn chế Việc sử dụng các loại xe chuyên dụng trong vận chuyển rác thải đa số chỉ có ở các thành phố lớn còn ở các vùng nông thôn thì gần như không có, trong khi đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực . lực quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh. 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất thải rắn: Quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, lưu. trách nhiệm quản lý chung toàn huyện, UBND xã Nhật Tân cùng với ban Địa chính và hợp tác xã quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong xã. - Hoạt động quy hoạch quản lý rác

Ngày đăng: 27/01/2015, 00:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan