BÁO CÁO TỔNG KẾT "THTT-HSTC" 2012 - 2013

7 198 0
BÁO CÁO TỔNG KẾT "THTT-HSTC" 2012 - 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 28 /BC-THCS Định Hiệp, ngày 31 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” NĂM HỌC 2012-2013 Kính gởi: Phòng GD&ĐT Dầu Tiếng. - Căn cứ Chỉ thị 40/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013 ; kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013 - Thực hiện cơng văn hướng dẫn số 1180/ SGDĐT- CTHSSV V/v hướng dẫn thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Sở GD- ĐT Bình Dương. - Thực hiện theo cơng văn số 101/PGD V/v đánh giá kết quả thực hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Phòng GD- ĐT Dầu Tiếng. -Thực hiện kế hoạch năm học của trường THCS Định Hiệp năm học 2012– 2013. Nay trường THCS Định Hiệp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong năm học 2012-2013 với những nội dung sau: A. Việc tổ chức qn triệt Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ GDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn từ 2008-2013. Nhà trường đã tổ chức nghiên cứu, qn triệt Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua, Kế hoạch hướng dẫn thực hiện số 1180/SGDĐT-CTHSSV ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Sở GDĐT, cơng văn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GDĐT huyện ; đồng thời nhà trường còn triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua với các giải pháp thực hiện đến CB- GV- CNV, HS và PHHS thơng qua các hình thức như : họp hội đồng, họp PHHS, khẩu hiệu tun truyền. Những hoạt động này đã giúp cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - 1 - B.Các phương thức triển khai phong trào: 1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 2. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương. Được cấp uỷ Đảng, chính quyển, ban ngành và các đoàn thể địa phương quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp thực hiện. 3. Tham gia đầy đủ các Hội nghị và các lớp tập huấn về triển khai phong trào do Sở GD- ĐT tổ chức. 4. Thành lập Ban chỉ đạo của trường, phân công trách nhiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện kế hoạch. 5. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận công tác xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp. 6.Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua trong từng giai đoạn cụ thể. C. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn 1.1 Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh - Đảm bảo trường, lớp an toàn- xanh- sạch- đẹp. Trường lớp sạch sẽ, có cây xanh, lớp học đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế hợp với lứa tuổi học sinh. Có đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh. Trường có sân chơi, bãi tập ( sân bong đá, bong chuyền, cầu long, bong rỗ ),phòng thực hành Lý-Hóa-SV có nhưng được tận dụng từ phòng học, chưa có phòng học bộ môn. - Có máy vi tính kết nối Internet tốc độ cao ( 30 máy phục vụ cho học sinh và 12 máy phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên ), có thư viện và sách báo tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập đầy đủ. Thư viện trường được ngành công nhận thư viện đạt chuẩn quốc gia theo quyết định 01 của BGD - Có đủ nhà vệ sinh dành riêng cho giáo viên, nhân viên và học sinh ( nam ,nữ riêng biệt ). Nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp và vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường. Có trang bị tủ thuốc dùng chung; có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS 1 lần/năm. Tổng số học sinh được khám định kỳ là 279 em, kết hợp với trạm xá triển khai chương trình tiêm ngừa viêm gan siêu vi B cho CBGVCNV và học sinh trong trường - Đã tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp thường xuyên, phân công cho các lớp vệ sinh sân trường 2 - 2 - lần/tuần. Có thùng rác đặt trong khuôn viên, thu gom rác thải về đúng nơi quy định, không có hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường, học sinh có ý thức bỏ rác vào sọt. - Có đưa vào nội quy học sinh về an toàn trên đường đi học, khi tham gia giao thông và an toàn về điện, phòng chống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh. Các phòng học đều có ảnh Bác, bình hoa, bình hoa treo tường.Thường xuyên tuyên truyền về an toàn giao thông thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, SHCN… 1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên - Tổ chức cho học sinh chăm sóc cây kiểng trong khuôn viên trường, học sinh và bảo vệ trường tưới nước hàng ngày vào mùa khô.( trường có trang bị các chậu kiểng ở các phòng học, với số lượng 20 chậu ) - Thường xuyên giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ vườn hoa, cây cảnh, luôn chăm sóc vườn hoa tươi đẹp. 1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: - Có đủ nhà vệ sinh dùng riêng cho giáo viên, nhân viên và riêng cho học sinh (đều bố trí riêng cho nam và cho nữ). Có tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nhà vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và cấp đủ nước sạch, đặt ở vị trí phù hợp, hợp mỹ quan, không gây ô nhiễm trong trường và dân cư xung quanh. 1.4. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, trường lớp và cá nhân: - Tổ chức cho học sinh trực nhật lớp học hàng ngày, đa số các em biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Đã có giỏ rác đặt trong khuôn viên, thu gom rác thải về đúng nơi quy định. Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. 2.1. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. - Giáo viên thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng ; sử dụng hợp lý sách giáo khoa và kết hợp thực hiện đúng chương trình giảm tải của Bộ. Có thái độ thân thiện với học sinh, thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong quá trình dạy học. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm một số chuyên đề phù hợp và thực hành thuyết trình trên lớp. Có liên hệ thực tế khi dạy học, thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương và yêu cầu dạy học tích hợp. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ có trong phòng thiết bị. - 3 - - Giáo viên đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi ở tổ về phương pháp dạy học.Trường tổ chức kiểm tra tập trung ở các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, SV, AV - Học sinh học lực yếu kém được giúp đỡ để học tập tiến bộ, học sinh giỏi được bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa kết quả học tập, hứng thú học tập; được tổ chức làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm trong các tiết học.Bên cạnh đó trường cũng đã tổ chức học 2 buổi cho học sinh toàn trường để giúp học sinh hoàn thành tốt hơn chương trình học của mình. Trong đó phụ đạo cho HS yếu với các môn: Văn, Toán, AV, Lý, Hóa, và tiết tự học do GVCN quản lý, từ đó giúp các em tự tin hơn trong học tập 2.2. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao - Giáo viên đã tiếp thu ý kiến của học sinh, cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giảng dạy và học tập.Từ thực tế chất lượng học tập của học sinh nhà trường luôn chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy của giáo viên. - Có tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thực hiện các thí nghiệm thực hành ở các bộ môn khoa học kỹ thuật, làm quen việc sử dụng thiết bị để có thể tham gia tốt kỳ thi TNTH môn Lý –Hóa –Sinh của lớp 9. Đa số học sinh có ý thức tích cực chủ động trong học tập nghiên cứu.Qua các kỳ thi HSG cấp huyện: giải toán trên máy tính trường đạt được 1 giải khuyến khích cấp huyện, IOE: 1 giải khuyến khích, Sao khuê lớp 8; 1 giải khuyến khích, Thực hành Lý- Hóa- SV: 1 giải I, 1 giải khuyến khích Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 3.1. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Giáo dục về trách nhiệm công dân đối với xã hội, về quyền trẻ em, bình đẳng nam nữ, kính trọng ông bà, cha mẹ, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể, ngoại khóa và hoạt động xã hội. - Rèn luyện cho học sinh thói quen học tập, lao động, vui chơi có kế hoạch, biết làm việc theo nhóm; tự chủ khi gặp tình huống căng thẳng. Tổ chức được một số hoạt động từ thiện, nhân đạo trong nhà trường, với cộng đồng và tư vấn tâm lý cho học sinh. Như Cây Mùa Xuân cho HS nghèo với số tiền được quyên góp là 1.600.000đ - Học sinh có ý thức tham gia các hoạt động XH, tuy nhiên còn một số học sinh chưa thực hiện tốt các yêu cầu trong nội qui học sinh. - Thực hiện một số chủ đề thông qua các tiểu phẩm do học sinh tự sáng tác, trình diễn trước công chúng trong và ngoài trường cho học sinh (Tổ chức văn nghệ, báo tường, kể chuyện, tiểu phẩm ATGT . . ). Tổ chức trò chơi dân gian cấp trường, thi làm lồng đèn, báo tường, thi nấu ăn, cắm hoa, trang trí lớp, dự mitting ATGT, phòng chống AIDS/HIV, tổ chức tham quan cho 70 học sinh tham quan khu di tích Rạch Gầm, Soài Mút ở Tiền Giang - 4 - 3.2. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác. - Học sinh được cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc do thức ăn, đồ uống, khí độc, chất độc, chất thải và các yếu tố gây hại khác, được giáo dục về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. - Đã giáo dục về an toàn giao thông , trách nhiệm bảo vệ công trình, phương tiện giao thông (cầu cống, đền chiếu sáng công cộng, đèn hiệu, biển báo ). - Tuy nhiên nhà trường chưa tổ chức tập dợt cho học sinh về phòng chống tai nạn về điện, đuối nước, cháy nổ, cháy rừng (biết sử dụng công cụ chữa cháy), thiên tai (lũ lụt, bão lốc, sấm sét, lở đất, động đất, triều cường, sóng thần ) và sẵn sàng tham gia cứu hộ theo khả năng của mình. 3.3. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội - Đã tổ chức cho học sinh ký cam kết về giữ gìn lối sống văn hóa, bài trừ các hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội theo quy định của nhà trường. - Có môi trường sư phạm tốt, mọi thành viên ứng xử có văn hoá trong trường, với cộng đồng, xử lý tốt mọi tình huống căng thẳng, xung đột. Đã triển khai Quy tắc ứng xử của giáo viên, nhân viên, học sinh trong quan hệ nội bộ nhà trường và sinh hoạt xã hội nhằm tạo môi trường thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội. Nội dung 4: Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh - Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, Hội thi văn nghệ, thể thao do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Đạt giải I toàn đoàn, đạt 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 3 huy chương đồng cấp tỉnh - Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, du lịch, thể thao cho học sinh, tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, du lịch, thể thao cho học sinh trong nội bộ trường (tổ chức thi tìm hiểu; tổ chức văn nghệ; tổ chức TDTT . . .), tham quan vườn cây cao su thời pháp thuộc, tham quan khu du lịch sinh thái Tiền Giang, Bến Tre với số lượng 70 học sinh - Có tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của học sinh, giáo viên, nhân viên trước công chúng ngoài nhà trường như: tổ chức văn nghệ nhân Tết Trung thu; tổ chức thể thao, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ nhân ngày 20/11, thi nấu ăn 8/3, thi đấu bóng đá giao hữu, trò chơi dân gian với các đơn vị bạn đợt 26/3. - 5 - 4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh - Đã phổ biến kiến thức về một số trò chơi dân gian cho học sinh và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Như kéo co, thổi bong bong… - Đã tổ chức hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp với học sinh; học sinh đã tổ chức trò chơi dân gian trước công chúng; học sinh tham gia các hoạt động lễ hội dân gian do cơ quan tổ chức nhân ngày khai giảng, 20/11, 8/3, 26/3. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 5.1. Đảm nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc gia đình liệt sỹ, gia đình diện chính sách hoặc chăm sóc giữ gìn, tôn tạo công trình công cộng ở địa phương - Đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công chăm sóc bia tưởng niệm ở địa phương, vườn cây cao su thời Pháp thuộc, tổ chức cho học sinh chăm sóc bia tưởng niệm ở địa phương. - Giáo viên và học sinh có hiểu biết về di tích lịch sử văn hóa mà đơn vị nhận chăm sóc. 5.2. Tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng cho học sinh; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cộng đồng và khách du lịch - Thực hiện nội dung giáo dục địa phương về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng cho học sinh, tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, bảo tàng, danh lam thắng cảnh. - Tổ chức cho giáo viên, học sinh sưu tầm, biên soạn tài liệu, sáng tác kịch, thơ ca, truyền thuyết về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương và truyền thống nhà trường. IV. Kết quả phong trào: 1. Kết quả việc trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra chéo hàng năm *Ưu điểm: GV-HS đã tích cực trong việc tham gia phong trào. * Hạn chế: CSVC chưa đáp ứng tốt các hoạt động phong trào- Chất lượng dạy, học có chuyển biến nhưng chưa cao, PHHS thiếu quan tâm, một số GV còn ngại khó. 2. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận hàng năm - Năm học 2012 – 2013: đạt loại xuất sắc. - 6 - Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2012-2013 của trường THCS Định Hiệp T/M. BCĐ - 7 - . Định Hiệp năm học 2012 2013. Nay trường THCS Định Hiệp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong năm học 201 2- 2013 với những nội. quan tâm, một số GV còn ngại khó. 2. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận hàng năm - Năm học 2012 – 2013: đạt loại xuất sắc. - 6 - Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua. PHÒNG GD-ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 28 /BC-THCS Định Hiệp, ngày 31 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Ngày đăng: 26/01/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan