Nghiên cứu, xây dựng website bằng joomla

51 481 0
Nghiên cứu, xây dựng website bằng joomla

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG KHOA KỸ THUẬT NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng Website bằng Joomla Bình Dương, Ngày 22 tháng 11 Năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Bình Dương, ngày … tháng năm …….… (Ký tên, ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô bộ môn Công Nghệ Thông Tin trường đại học Quốc Tế Miền Đông đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian qua. Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Phẩm đã trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian làm đồ án. Và để có được thành quả như ngày hôm nay, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình làm đồ án này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày…… tháng……. năm ……… Sinh viên thực hiện Mục Lục CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN MỞ 7 1.1 Khái niệm mã nguồn mở 7 1.2 Lợi ích của mã nguồn mở 11 1.3 Ứng Dụng mã nguồn mở hiện tại 12 CHƯƠNG 2. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG TRONG JOOMLA 14 2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Joomla 14 2.2 Vài nét về lịch sử Joomla 21 2.3 Tại Sao Phải Chọn Joomla 22 2.4 Kiến Trúc Joomla 24 2.5 Sử dụng Wedserver để chạy Joomla (Xampp) 24 2.6 Cài Đặt và cấu hình Joomla 27 CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN CÁC MODUNLE TRONG JOOMLA 35 3.1 Cấu trúc của gói cài đặt Module 35 3.2 Các bước cài đặt một Modunle 35 3.3 Module Positions 37 3.4 Modunle Manager (Quản lý các Module) 38 3.5 Tạo một Module 38 CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE “EIU HOT NEWS” 42 4.1 Xây dựng menu 42 4.2 Xây dựng hệ thống Category 43 4.3 Cài đặt template 45 4.4 Cài đặt các Modunle cần thiết 46 4.5 Quản trị bài viết 46 4.6 Quản trị người dùng 47 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 47 5.1 Hướng phát triển 47 5.2 Kết luận 48 DANH MỤC THAM KHẢO 49 DEMO ONLINE 49 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây với sự vượt trội của khoa học kỹ thuật đặc biệt là Công Nghệ Thông Tin nên đã có rất nhiều người chuyển từ thói quen đọc báo giấy truyền thống sang báo điện tử. Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Tuyệt vời hơn, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN MỞ 1 Khái niệm mã nguồn mở Open Source: phần mềm có mã nguồn mở. Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại). Nhìn chung, thuật ngữ “Open source” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh, một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có quyền “sở hữu hệ thống”. Một điều kiện hay được áp dụng nhất đó là GPL: GNU General Public License của tổ chức Free Software Foundation. GPL có 2 đặc điểm phân biệt như sau: Thứ nhất: Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền khai thác thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các quyền đó không bao giờ bị vi phạm đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm có sử dụng mã nguồn của mình. Thứ hai: Thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect) vì nó biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó dưới điều kiện GPL. Điều kiện này quy định: • Mọi phần mềm GPL đều phải công bố mã nguồn của mình rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn. • Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE). • Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan. Các điều khoản phân phối của phần mềm mã nguồn mở phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau: • Tự do tái phân phối: Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai khỏi việc bán hay đem cho phần mềm đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí tổn khác cho những thương vụ như vậy. • Mã nguồn: Chương trình phải đi kèm mã nguồn, và phải cho phép phân phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn thì phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý, khuyến khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet. Các chương trình phát sinh: Bản quyền phải cho phép sửa đổi và các chương trình phát sinh từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối dưới cùng các điều khoản như giấy phép của phần mềm gốc. • Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi tác giả: Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ khi bản quyền cho phép phân phối “các file vá” cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách tường minh việc phân phối phần mềm được tạo ra từ mã nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần mềm gốc. Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối với cơ sở mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với các bản vá. Theo cách này, những thay đổi “không chính thức” có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được phân biệt một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở. • Không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người: Bản quyền phải không được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân hay nhóm người nào. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kì, ban hành điều luật hạn chế xuất khẩu một số loại phần mềm nhất định. Một giấy phép tuân thủ định nghĩa Mã Nguồn Mở có thể cảnh báo cho người sử dụng giấy phép về những hạn chế có thể được áp dụng và nhắc nhở họ là họ có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp. Tuy nhiên, bản quyền đó không được tự đặt ra các giới hạn như vậy. • Không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công việc nào: Bản quyền phải không được cản trở bất cứ ai khỏi việc sử dụng chương trình trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không được cản trở không cho chương trình đó được dùng trong một doanh nghiệp, hay không được dùng cho việc nghiên cứu gien. • Việc phân phối bản quyền: Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời không cần phải thực thi một thứ giấy phép phụ thêm nào do các bên đó quy định. • Giấy phép phải không được dành riêng cho một sản phẩm: Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân phối dưới các điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc. • Bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác: Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà được phân phối kèm với phần mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải là phần mềm mã nguồn mở. Như vậy, GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên một sản phẩm đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà chúng chỉ được phân phối đi kèm theo. • Giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ: Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào. 2 Lợi ích của mã nguồn mở Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn hoàn toàn an tâm khi chia sẽ một chương trình tuyệt vời với bạn bè. Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp. Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng bảo mật tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh hơn phần mềm có bản quyền. Các hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên UNIX, thường linh hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay thế nhiều phần của hệ thống với phần có giao diện tương tự. Có một cộng đồng hỗ trợ lớn. Không bị phụ thuộc vào một công ty nào. Hiện nay đã có một số tổ chức dự sử dụng Open Source để xây dựng nhân tố cốt lõi của hệ thống-từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và Web server… đến các hệ thống quản trị nội dung và nhiều phần mềm kinh doanh thông minh. Open source đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều hợp đồng lớn đã chấp nhận phần mềm Open Source, chẳng hạn như tại IBM, Oracle và Sun. Thậm chí Microsoft đã phải lưu tâm đến Open Source như đối thủ to lớn. Đáng chú ý trong thời gian gần đây Open Source đã giành được khoảng 70% thị trường ứng dụng Web, và dường như con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Lợi ích lớn nhất trong việc chuyển đổi sang phần mềm tự do nguồn mở là giảm tổng chi phí sở hữu, từ các yếu tố sau: - Miễn phí bản quyền phần mềm - Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm - Giảm chi phí phát triển phần mềm đáp ứng theo yêu cầu [...]... ngàn template được xây dựng chỉ để dành cho website Joomla! Tại sao Joomla! lại được sử dụng nhiều như vậy? Lý do đơn giản: Joomla giúp mọi người có thể phát triển việc kinh doanh, học tập, giảng dạy, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm của mình, của công ty, của trường mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất Nói tóm lại, nếu bạn cần xây dựng một website, dù là web... trang chủ của XAMPP 2.6 Cài Đặt và cấu hình Joomla A Cài đặt Joomla Lựa chọn gói cài đặt Joomla bạn muốn tại http://www .joomla. org/download.html Giải nén gói cài đặt Joomla vừa download vào thư mục C:\xampp\htdocs và đổi tên thư mục chứa Joomla thành eiuhotnews để sau này dễ truy cập Phần cài đặt website Joomla! sẽ có thể được thực hiện rất nhanh dựa vào tiện ích Joomla! web installer chỉ với một vài click... thể tích hợp các dịch vụ với các Blogger và Joomla API XML-RPC • Khả năng mở rộng Đây chỉ là một trong những tính năng cơ bản của Joomla và quyền lực thực sự tùy thuộc vào cách tùy chỉnh Joomla • • Ưu Nhược điểm của Joomla Ưu điểm của Joomla • Hệ quản trị nội dung mã nguồn mở • Tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng không chuyên • Nhiều template được xây dựng miễn phí • Giao diện hiện đại, cấu trúc... Phiên bản Joomla! 1.5 là phiên bản cải tiến từ Joomla! 1.0.x được coi như Mambo 4.6 Joomla! 1.5 tiếp tục duy trì một giao diện người sử dụng đơn giản Cả Joomla! 1.5 và Mambo 4.6 đều hỗ trợ đa ngôn ngữ Joomla! thì sử dụng file định dạng ".ini" để lưu các thông tin chuyển đổi ngôn ngữ, còn Mambo thì sử dụng file định dạng ".gettext" Joomla 1.5 hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ có tập ký tự được biểu diễn bằng bảng... và cộng đồng Joomla! Tới ngày 1 tháng 9 năm 2005 tên mới của dự án đã được thông báo cho khoảng 3000 người theo dõi đội phát triển và đến ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra đời Joomla! 1.0 2.3 Tại Sao Phải Chọn Joomla Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng Joomla có thể... đầu tư thấp CHƯƠNG 2 HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG TRONG JOOMLA 2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Joomla • Joomla là gì? Joomla! là một hệ quản trị nội dung - Content Management System (CMS) mã nguồn mở Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dungcủa họ lên Internet hoặc Intranet Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page... trợ đa ngôn ngữ Joomla! được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là "đồng tâm hiệp lực" Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn... phí thấp nhất Nói tóm lại, nếu bạn cần xây dựng một website, dù là web cá nhân hay là một website ngân hàng, một đại công ty, một hệ thống bán hàng trực tuyến, một hệ thống viễn thông, một trường học online, bạn hãy dùng Joomla! Joomla! có thể làm được mọi thứ liên quan đến web! 2.4 Kiến Trúc Joomla Joomla cms Joomla! 1.5 gồm có 3 tầng hệ thống Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và các... tiên, ta phải nhập vào tên của website Tên này sẽ xuất hiện ở phần tiêu đề của trình duyệt khi có khách ghé thăm website này Tên của website còn xuất hiện ở những nơi khác nữa, ví dụ như trong các email xác nhận được gửi cho các thành viên đăng kí Ở ví dụ này, ta sẽ chọn tên cho website l joomla2 5 Ở phần thứ hai, ta sẽ phải nhập vào địa chỉ email và password của người quản trị website Trong phần thứ ba,... một cộng đồng đông đảo • Nhược điểm của Joomla • Không có nền tảng để tổ chức những kiểu dữ liệu phức tạp hơn • Không cung cấp nhiều lựa chọn can thiệp vào cấu hình bên trong mã nguồn • Hoạt động SEO kém • Không ổn định lắm trên Host Windowns • Các phiên bản của Joomla • Dòng phiên bản 1.0.X Phiên bản đầu tiên của Joomla! là phiên bản Joomla! 1.0 (hay còn gọi là Joomla! 1.0.0 được phát hành vào ngày . TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG KHOA KỸ THUẬT NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng Website bằng Joomla Bình Dương, Ngày 22 tháng 11 Năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN . NỘI DUNG TRONG JOOMLA 14 2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Joomla 14 2.2 Vài nét về lịch sử Joomla 21 2.3 Tại Sao Phải Chọn Joomla 22 2.4 Kiến Trúc Joomla 24 2.5 Sử dụng Wedserver để chạy Joomla (Xampp). TRỊ NỘI DUNG TRONG JOOMLA 2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Joomla • Joomla là gì? Joomla! là một hệ quản trị nội dung - Content Management System (CMS) mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP

Ngày đăng: 26/01/2015, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan