Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
355,5 KB
Nội dung
Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 TUẦN 29 Thứ 2 / 25 / 3 / 2013 Tập đọc MỘT VỤ ĐẮM TÀU ( Theo A – MI – XI ). I. MỤC TIÊU. 1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li- vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta; các từ dễ lẫn lộn : buông thõng, khoang, 2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK – 109. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh minh hoạ chủ điểm và BT trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọcdiễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra giữa kì của HS trong tuần qua. B.Giới thiệu chủ điểm. - HS mở SGK và đọc tên chủ điểm : NAM VÀ NỮ. - Tên chủ điểm nói lên điều gì ? ( tình cảm giữa nam và nữ , thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ) - Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa chủ điểm ? B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - GV treo tranh minh họa bài tập đọc : Học sinh mô tả bức tranh. GV giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về câu chuyện cậu bé Ma- ri-ô và cô bé Giu-li-ét-ta. Hai nhân vật này có tính cách gì của bạn nam và bạn nữ ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Một vụ đắm tàu. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc: - Luyện đọc các từ : Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, buông thõng, khoan - Hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn. - 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 - 3 lượt). + Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng. + Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn. + Đoạn 3: Từ cơn bão dữ dội đến quang cảnh thật hỗn loạn. + Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mất thẫn thờ, tuyệt vọng. + Đoạn 5: Phần còn lại. . HS đọc phần chú giải. . GV giúp các em hiểu đúng những từ mới trong bài (Li-vơ-pun, bao lơn). - GV đọc diễn cảm bài văn. b) Tìm hiểu bài Câu 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. ( Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta : đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.) Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 1 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 GV : Đây là hai bạn nhỏ người Y-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về Y-ta- li-a. - Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ? ( Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên, những cơn sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang , con tàu chìm dần giữa biển khơi.) Câu 2 : Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? ( Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngả dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.) - Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ? ( Một ý nghĩ vụt đến - Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to : Giu-li- ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ ,nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước.) Câu 3: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu ( Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.) GV giảng: Cậu bé Ma-ri-ô mới 12 tuổi nhưng có hành động thật cao thượng. Lẽ ra cậu đã sống, nhưng thấy ánh mắt thẫn thờ, tuyệt vọng của Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô đã nhường sự sống cho bạn. - Hãy nêu cảm nghĩ của em về 2 nhân vật chính trong truyện. + Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. + Giu-li-ét-ta là một bạn gái tôt bụng, giàu tình cảm. - GV ghi nội dung chính lên bản: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. c) Đọc diễn cảm - Một tốp 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn của bài văn. GV giúp HS thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài theo cách phân vai. + Đoạn này có mấy nhân vật ? (Có 4 nhân vật) + HS nêu cách đọc theo tâm trạng từng nhân vật trong đoạn, nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Chú ý đọc đúng lời kêu, hét của người trên xuồng cứu hộ và Ma-ri-ô ; lời Giu-li-ét-ta vĩnh biệt bạn trong tiếng khóc nức nở, nghẹn ngào. * Nhấn giọng các từ ngữ : còn chỗ, sực tỉnh, lao ra, đứa nhỏ, nặng lắm, sững sờ, thẫn thờ, hét to, Giu-li-ét-ta, xuống đi, thả xuống, lôi lên, bàng hoàng, ngửng cao, bật khóc nức nở, vĩnh biêt. + GV đọc mẫu. +Từng tốp HS luyện đọc phân vai - Từng tốp thi đọc diễn cảm trước lớp - Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.) 3. Củng cố, dặn dò - Nếu được gặp Giu-li-ét-ta, em sẽ nói gì với bạn ? - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Bài sau : Con gái. Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 2 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 Toán ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TIẾP) I. MỤC TIÊU : - Biết xác định phân số, biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. Hoàn thành các bài tập 1, 2, 4, 5a SGK – 149, và luyện thêm bài 3, 5b. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Bài cũ: 3 HS lên bảng: a) Rút gọn phân số : = 35 15 ………………………… b) Quy đồng mẫu số : 10 7 và 20 17 c) So sánh : 14 9 14 5 3 2 12 8 14 9 10 9 B.Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. GV tổ chức cho H tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1 : - HS thảo luận nhóm đôi, sâu đó khoanh vào D. - HS giải thích cách làm của mình. Bài 2: - HS thảo luận nhóm 2. - Câu trả lời đúng là khoanh vào B. - HS giải thích (Vì 1 4 số viên bi là 20 x 1 4 = 5 (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.) Bài 3 : - Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài . - 2 HS làm trên bảng phụ. - HS chữa bài trên bảng : phân số 3 5 bằng phân số 15 9 21 ; ; ; 25 15 35 phân số 5 8 bằng phân số 20 32 . HS giải thích: phân số 3 5 bằng phân số 15 25 vì: 3 5 = 3 x 5 15 = 5 x 5 25 ; hoặc vì: 15 15 : 5 3 = = 25 25 : 5 5 Bài 4: - GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Phần c) có hai cách làm: * Cách 1: Quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số. * Cách 2: So sánh từng phân số với đơn vị rồi so sánh hai phân số đó theo kết quả đã so sánh với đơn vị (coi đơn vị là "cái cầu" để so sánh hai phân số đã cho). Chẳng hạn: 8 1 7 > (vì tử số lớn hơn mẫu số) 7 1 8 > (vì tử số bé hơn mẫu số. Vậy: 8 7 7 8 > (v× 8 7 1 7 8 > > ) Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 3 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 Bài 5: HS làm bài và nêu kết quả là : a) 6 2 23 ; ; 11 3 33 ( Vì 33 6 113 32 = x x ; 33 18 311 36 = x x ) b) 9 8 8 ; ; 8 9 11 (vì 9 8 8 8 > ; > 8 9 9 11 ) 3.Củ cố dặn dò : Nhận xét giờ học-dặn HS làm bài tập vào VBT. Chính tả (Nhớ viết) : ĐẤT NƯỚC I .MỤC TIÊU - Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài đất nước. - Nắm được tên viết hoa các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua BT thực hành. Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 – 109. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Ba tờ phiếu kẻ bảng phân lọai để HS làm BT2 (xem mẫu ở dưới). - Ba, tờ giấy khổ A4 để HS làm BT3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Giới thiệu: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết a) Trao đổi về nội dung của đoạn thơ. - 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài Đất nước. - Nội dung chính của 3 khổ thơ đó là gì ? ( Đoạn thơ nói lên lòng tự hào khi đất nước được tự do, nói lên truyền thống bất khuất của dân ta) b) Hướng dẫn viết từ khó. - HS nêu những từ khó; GV đọc, 1 HS viết lên bảng, cả lớp viết vở nháp. Ví dụ: phấp phới, bát ngát, rì rầm - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp nhìn SGK đọc thầm 3 khổ thơ cuối. - HS gấp SGK, nhớ lại, tự viết bài. c) Soát lỗi, chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 : - 2 HS đọc yêu cầu và đọan văn của BT- Cả lớp đọc thầm lại bài,làm bài vào phiếu theo nhóm . - Những HS làm bài trên phiếu lớn dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. + Cụm từ chỉ huân chương: Huân chương Lao động, Huân chương Kháng chiến. + Cụm từ chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động. + Cụm từ chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 4 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 + Mỗi cụm từ đều có 2 bộ phận nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu trong cụm từ đó có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người. Bài tập 3: - Một HS đọc nội dung của bài tập - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. - Một HS nói lại tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn: anh hùng lực lượng vú trang nhân dân (lặp lại hai lần); bà mẹ Việt nam anh hùng. - HS viết lại tên các danh hiệu cho đúng. GV phát giấy khổ A4 cho 3 HS. - Những HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp, đọc kết quả. ( Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ). - Lớp nhận xét GV kết luận. 4.Củng cố, dăn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu , giải thưởng. Đạo đức KỂ CHUYỆN NHỮNG TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC YÊU HOÀ BÌNH CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU. HS biết: - Có hiểu biết , kể được một ssó câu chuyện về những tấm gương yêu nước củ thiếu nhi Việt Nam. * H khá, giỏi : Kể chuện hấp dẫn, có lời bình cho câu chuyện của mình II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, ảnh về các nhân vật , tấm gương yêu nước của thiếu nhi. Sách truyện thiếu nhi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - HS nhắc lại ghi nhớ của bài. 2. Bài mới : Hoạt động 1: Chuẩn bị và giới thiệu câu chuyện định kể - Học sinh nối tiếp nêu tên câu chuyện của mình, nêu xuất xứ hoặc tác giả - Học sinh kể chuện theo nhóm đôi. - GV theo dõi hướng dẫn thêm , khen các em chuẩn bị tốt , kể đúng, hay. Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện trước lớp - Học sinh kể chuyện trước lớp, bình chuyện. -Lớp nhận xét. nêu ý nghĩa của câu chuyện mà bạn vừa kể. Học sinh giỏi bình chuyện. - Giáo viên nhận xét, bổ sung những điểm còn thiếu hoặc chưa chính xác. Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 5 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 • Kết luận: Cần phải học tập những tấm gương yêu nước của thiếu nhi Việt Nam đã làm. Làm theo tinh thần yêu nước đó bằng những việc làm thực tế. phù hợp với hoàn cảnh của mình. 3.Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS thực hiện nội dung bài học, chuẩn bị bài : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Thứ 3 / 26 / 3 / 2013 Toán : ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I .MỤC TIÊU : - Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. Hoàn thàn các bài tập 1, 2, 4, 5a ; và luyện thêm bài 3, 5b. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Bài cũ : 2 HS : - So sánh các phân số sau : 7 3 và 5 2 ; 9 5 và 8 5 ; 7 8 và 8 7 - Viết các phân số 3 2 ; 33 23 ; 11 6 theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm vào vở nháp 2. Bài mới : GV tổ chức, hướng dẫn H tự làm bài và chữa các bài tập. Bài 1: - Cho H làm miệng, rồi chữa bài Số 63,42 : - + Đọc là sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai. + Số 63,42 có phần nguyên là 63, phần thập phân là 42 phần trăm. + Trong số 63,42 kể từ trái sang phải 6 chỉ 6 chục, 3 chỉ 3 đơn vị, 4 chỉ 4 phần mười, 2 chỉ 2 phần trăm. Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trên phiếu, thi đua xem ai là người làm nhanh, 1 H làm bài trên bảng. - HS nêu đáp án. - Khi chữa bài nên cho H đọc số, chẳng hạn c) Không đơn vị, bốn phần trăm viết là : 0,04 đọc là : không phẩy không bốn. Bài 3 : - HS nêu yêu cầu của bài - H làm bài vào vở, 1 H làm bài trên bảng. Lớp tự làm bài đối chiếu kết quả và nhận xét. * Kết quả là : 74,60; 284,30; 401,25; 104,00. + Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 1 số thập phân thì số đó có thay đổi gí trị không ? ( không thay đổi giá trị ) Bài 4 : Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 6 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 H nêu yêu cầu của bài toán - GV gợi ý : + Số 10 3 gọi là gì ? ( phân số ). + Muốn viết số 10 3 dưới dạng STP ta làm thế nào ? ( ta lấy tử số chia cho mẫu số và viết kết quả. + Số 4 25 100 gọi là gì ? (hỗn số ). + Muốn viết hỗn số trên dưới dạng STP ta làm thế nào ? (ta giữ phần nguyên, PTP ta lấy tử số chia cho mẫu số được bao nhiêu cộng với phần nguyên ) - H làm bài vào vở, 1 H làm trên phiếu để trình bày. - Kết quả là : a, 0,3 ; 0,03 ; 2, 002 ; b, 0,25 ; 0,6 ; 0,875 ; 1,5. Bài 5 : - H đọc đề toán và cho biết : + Bài toán yêu cầu gì ? ( so sánh các phân số) + Em hãy nêu cách so sánh phân số, so sánh STP ? - H tự làm rồi chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. 2. Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học, về luyện tập ở VBT. ********** Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) I .MỤC TIÊU. 1. Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1) ; đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) ; sửa được dấu câu cho đúng (BT3). 2. Nâng cao kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Kiểm tra bài cũ GV nhận xét về kết quả bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II (phần LTVC). B.Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em cùng ôn tập lại các kiến thức đã học về dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than và thực hành kĩ năng sử dụng dấu chấm câu. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập1 : - Một HS đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẩu chuyện vui Kỷ lục thế giới). - Cả lớp đọc thầm lại mÈu chuyện vui. - Bài này yêu cầu gì ? ( BT1 nêu 2 yêu cầu ) - HS làm việc cá nhân: Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 7 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 + Khoanh tròn các dấu câu, đánh số thứ tự các câu. + Nêu công dụng của từng dấu câu. - GV dán lên bảng tờ giấy phô tô nội dung truyện Kỉ lục thế giới, mời 1 HS lên bảng làm . Cả lớp và GV nhận xét. - 3 HS tiếp nối nhau phát biểu về 3 loại dấu câu : + Dấu chấm được đặt cuối các câu 1, 2, 9. Dấu câu này dùng để kết thúc các câu kể. Các câu 3, 6, 8, 10 cũng là dấu chấm, nhưng cuối câu được đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật. + Dấu chấm hỏi được đặt cuối các câu 7, 11 + Dấu chấm than được đặt cuối các câu 4,5 * Ôn lại kiến thức về các loại dấu câu. - Dấu chấm dùng để làm gì ? ( Dùng để kết thúc các câu kể ) + Dấu chấm thường được viết dưới dạng như thế nào? (Dấu chấm hoặc dấu hai chấm, có khi là dấu 3 chấm ) - Dấu chấm hỏi dùng để làm gì ? ( Dùng để kết thúc các câu hỏi ) - Dấu chấm than dùng để làn gì ? ( Dùng để kết thúc câu cảm, câu cầu khiến) - GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới. (Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh sốt 41 độ, anh hỏi ngay: kỉ lục thế giới (về sốt cao) là bao nhiêu? Trong thực tế không có kỉ lục thế giới về sốt.) Bài tập 2 - 2 HS đọc nội dung BT2 (đọc cả bài Thiên đường của phụ nữ). - Cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ. + Trả lời câu hỏi: Bài văn nói điều gì? ( Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi.) - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2 trên phiếu, GV phát phiếu cho 2 nhóm HS : + Cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ. + Điền dấu chấm vào những chổ thích hợp, sau đó viết hoa những chữ đầu câu vào phiếu. . - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. 1. Thành phố…Ở đây….Trong mỗi….Nhưng điều…Trong bậc thang…Điều này… Chẳng hạn…Nhiều chàng trai… Bài tập 3 - HS đọc nội dung bài tập . - Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở; làm bài theo nhóm 5. GV gợi ý : + Đọc kĩ từng câu trong mẫu chuyện . + Xác định câu đó thuộc kiểu câu gì ? + Dấu câu dùng như thế đã đúng chưa, nếu sai thì sửa lại cho đúng . + Nhóm nào làm xong trước, đúng thì thắng cuộc. - Lớp nhận xét bài làm của bạn. Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 8 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 - GV hỏi HS vì sao nên nên sửa dấu câu trong những câu cần sửa. GV: Em hiểu câu trả lời của Hùng trong mẫu chuyện vui : Tỉ số chưa được mở như thế nào? (Câu trả lời của Hùng cho biết: Hùng được 0 điểm cả hai bài kiểm tra Tiếng việt và Toán.) * Câu 1 là câu hỏi – phải sửa dâu chấm thành dấu chấm hỏi - Câu 2 là câu kể - dấu chấm dùng đúng. - Câu 3 là câu hỏi – sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi. - Câu 4 là câu kể - sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm. 3. Củng cố, dăn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân. Ôn tập về dấu câu. Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I. MỤC TIÊU. Sau bài học HS biết: - Biết nơi sống, thời gian đẻ trứng của ếch. -Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Hình trang 116, 117 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1 .Bài cũ: - Đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. - Nêu các cách tiêu diệt một số côn trùng có hại ? 2. Bài mới: Hoạt động 1 : TÌM HIỂU SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH - HS c¶ líp b¾t chíc tiÕng Õch kªu, líp b×nh chän b¹n b¾t chíc gièng nhÊt. - HS làm việc theo cặp : trả lời câu hỏi: + Ếch thường sống ở đâu ? + Ếch đẻ trứng hay đẻ con ? + Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ? + Ếch đẻ trứng ở đâu ? Trứng Ếch nở thành gì ? + Tại sao những gia đình sống gần ao, hồ mới có thể nghe tiếng ếch kêu ? - HS tóm tắt những điều mình biết về sự sinh sản của ếch. GV kết luận: Ếch thường đẻ trứng vào đầu mùa hạ sau những cơn mưa rào. Hoạt động 2: CHU KÌ SINH SẢN CỦA ẾCH - HS hoạt động nhóm 4, quan sát từng hình minh hoạ trang 116,117 : + Nói nội dung từng bức tranh. + Liên kết nội dung từng hình thành câu chuyện về sự sinh sản của ếch. - HS trình bày chu kì sinh sản của ếch ( Mỗi em trình bày một hình) - GV treo chu kì sinh sản của ếch, HS chỉ vào từng hình mô tả sự phát triển của ếch - Gv hỏi thêm: + Nòng nọc sống ở đâu ? Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau ? + Ếch sống ở đâu ? Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 9 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 + Ếch khác nòng nọc ở điểm nào ? ( Ếch vừa sống trên cạn, vừa có thể sống dưới nước, ếch không có đuôi. Nòng nọc sống dưới nước và có đuôi) Kết luận: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong qúa trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước vừa trải qua đời sống trên cạn. Hoạt động 3: VẼ SƠ ĐỒ CHU TRÌNH SINH SẢN CỦA ẾCH - HS vẽ sơ đồ vào vở, 2 HS vẽ vào giấy A4 - GV kiểm tra hướng dẫn, gợi ý. - 2 HS trao đổi chỉ vào sơ đồ - nêu chu trình sinh sản của Ếch. - HS xung phong trình bày trước lớp - nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: - HS tự nêu câu hỏi đố nhau (2 -3 câu) + Ếch đẻ trứng ở đâu ? + Ếch khác nòng nọc ở điểm nào ? - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài 58 : Sự sinh sản và nuôi con của chim. a&b Kể chuyện LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI I. MỤC TIÊU. 1. Rèn kĩ năng nói - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV , kể lại được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể lại được cả câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện. - Theo dõi bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 3. Hiểu câu chuyện; biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc vác các công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục). II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh minh hoạ truyện . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Bài cũ 1 HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo. B.Bài mới 1. Giới thiệu câu chuyện Chúng ta đang học chủ điểm Nam và Nữ. Câu chuyện lớp trưởng lớp tôi muốn nói với chúng ta điều gì ? Chúng ta cùng nghe-kể lại câu chuyện này nhé. 2. GV kể chuyện : Lớp trưởng lớp tôi (2 lần). * GV kể 1 lần - HS nghe. . - Trong câu chuyện này có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ? - GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu truyện (nhân vật "tôi", Lâm "voi", Quốc "lém", lớp trưởng Vân). - Giải nghĩa một số từ ngữ khó: Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 10 [...]... - Muốn chuyển m t tỉ số phần trăm về dưới dạng STP ta làm như thế nào ? ( Ta lấy t số phần trăm chia nhẩm cho 100 ) - Cho H t làm bài sau đó chữa bài, k t hợp chấm KT số yếu a) 0, 35 = 35% ; 0 ,5 = 50 %; 8, 75 = 8 75% b) 45% = 0, 45; 5% = 0, 05; 6 25% = 6, 25 Bài 3 : - Bài t p yêu cầu gì ? Cho H t làm rồi chữa bài 1 3 1 giờ = 0 ,5 giờ ; giờ = 0, 75 giờ ; ph t = 0, 25 ph t 2 4 4 7 3 2 b) m = 3 ,5 m; km = 0,3 km;... Cách thực hiện tiếp theo t ơng t BT2 * Ví dụ : a, Chị mở cửa giúp em với ! b, Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm cô giáo ? c, Cậu đã đ t được thành t c th t tuy t vời ! d, Ôi, búp bê đẹp quá ! 3.Củng cố, dặn dò GV nhận x t ti t học Nhắc HS sau các ti t ôn t p có ý thức hơn khi vi t câu, đ t dấu câu Xem bài : MRVT : nam và nữ -a&b THỂ DỤC BÀI 57 : MÔN THỂ THAO T CHỌN TRÒ CHƠI “NHẢY... hai tay : 3 - 4 ph t c) Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” :5 – 6 ph t Đội hình t p tuỳ theo địa hình thực t trên sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do GV sáng t o 3.Phần k t thúc : 4 – 6 ph t - GV cùng học sinh hệ thống bài : 1 – 2 ph t - Đi thường theo 2 – 4 hàng dọc và h t (do GV chọn): 2 ph t - M t số động t c hồi t nh (do GV chọn) 1 ph t - GV nhận x t và đánh giá k t quả bài học, giao bài về nhà : t p... k t luận: Châu Nam cực là châu lục lạnh nh t thế giới và không có người sinh sống thường xuyên ở đây 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận x t ti t học Chuẩn bị bài sau : Các đại dương trên thế giới T p làm văn TRẢ BÀI VĂN T CÂY CỐI I MỤC TIÊU 1.Bi t r t kinh nghiệm về cách vi t, bố cục, trình t miêu t , quan s t và chọn lọc chi ti t, cách diễn đ t, trình bày trong bài văn t cây cối 2 Nhận bi t và sửa lỗi trong... hợp tranh theo nhóm : + Giới thiệu t n loài chim + Giới thiệu nơi sống, thức ăn của chim + Giới thiệu cách nuôi con của chim - Bình chọn nhóm sưu t m được nhiều tranh, tranh đẹp, hiểu bi t về sự nuôi con của chim 3 Củng cố - dặn dò - Nhận x t ti t học - Học bài và chuẩn bị bài 59 : Sự sinh sản của thú THỂ DỤC : BÀI 58 MÔN THỂ THAO T CHỌN TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC” I MỤC TIÊU - Thực hiên được động t c... chuyện GV hướng dẫn HS thực hiện lần lư t từng yêu cầu: a) Yêu cầu 1: M t HS đọc lại yêu cầu 1 - GV yêu cầu HS quan s t lần lư t từng tranh minh hoạ truyện, kể lại với bạn bên cạnh nội dung t ng đoạn câu chuyện theo tranh - HS trong lớp xung phong kể lần lư t từng đoạn câu chuyện theo tranh (kể vắn t t, kể t mỉ) GV bổ sung góp ý nhanh ; cho điểm HS kể t t b) Yêu cầu 2, 3 : M t HS đọc lại yêu cầu 2,... – 2 ph t - Đứng vỗ tay, h t : 1-2 ph t * Trò chơi hồi t nh : 1 ph t - GV nhận x t và đánh giá k t quả bài học, giao bài về nhà : T p đá cầu hoặc ném bóng trúng đích KỸ THU T LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG I.MỤC TIÊU : HS cần phải: - Chọn đúng và đủ chi ti t để lắp máy bay trực thăng - Bi t cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu Máy bay lắp t ơng đối chắc chắn ( H khéo tay : Lắp được máy bay theo mẫu... vào t ng hình minh hoạ và giải thích Năm học: 2012-2013 *** Giáo viên: Trần Minh Quế 26 Trường Tiểu học Trung Hải ***** Giáo án: Lớp 5 GV k t luận: - Trứng gà (chim) đã được thụ tinh hợp t Được ấp hợp t phôi - Trứng gà ấp trong 21 ngày gà con Ho t động 2: SỰ NUÔI CON CỦA CHIM Thảo luận nhóm đôi - Quan s t hình minh hoạ 3, 4, 5 trang 119 SGK và : + Mô t nội dung t ng hình + Trả lời câu hỏi trang... vui, t hào Nhấn giọng ở những t ngữ: ngợp thở, rơm rớm nước m t, cười r t tươi, m t trăm đứa con trai + HS luyện đọc theo cặp + Thi đọc diến cảm: 3 em 3 Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung của bài ? - Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì ? - GV nhận x t ti t học Dặn HS chuẩn bị cho ti t học TLV (T p vi t đoạn đối thoại giữa Ma-ri-ô và Giu- li- t- ta) kể tiếp ********** Toán ÔN T P VỀ SỐ THẬP PHÂN ( Tiếp... 5 - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1 – 2 ph t - Ôn các động t c tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục ph t triển chung hoặc bài t p do GV chọn : Mỗi động t c 2 x 8 nhịp cán sự điều khiển) * Trò chơi khởi động : 1 – 2 ph t 2.Phần cơ bản: 18 – 22 ph t a) Môn thể thao t chọn :14 – 16 ph t Đá cầu: 14 – 16 ph t Tập theo t , đội hình do t t chọn * Ôn t ng . 9 21 ; ; ; 25 15 35 phân số 5 8 bằng phân số 20 32 . HS giải thích: phân số 3 5 bằng phân số 15 25 vì: 3 5 = 3 x 5 15 = 5 x 5 25 ; hoặc vì: 15 15 : 5 3 = = 25 25 : 5 5 Bài 4: -. ? - GV nhận x t ti t học. Dặn HS chuẩn bị cho ti t học TLV (T p vi t đoạn đối thoại giữa Ma-ri-ô và Giu- li- t- ta) kể tiếp. ********** Toán ÔN T P VỀ SỐ THẬP PHÂN ( Tiếp ) I. MỤC TIÊU : Giúp. ngày 30-4-19 75 là mốc quan trọng trong lịch sử dân t c ta ? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: T ngày 30-4-19 75 đ t nước ta hoàn toàn thống nh t, non sông thu về m t mối . Nhiệm vụ đ t ra lúc này