Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
142 KB
Nội dung
ÔN TẬP CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ (PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC) Trang 1 DI TRUYỀN Ở cấp độ phântử Ở cấp độ tế bào Vật chất di truyền: Axit nuclêic Vật chất dt: NSTCơ chế di truyền: Nhân đôi, phiên mã,dịch mã Cơ chế dt: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh BIẾN DỊ Biến dị di truyền Biến dị không di truyền Đột biến Biến dị tổ hợp Đột biến gen Đột biến NST Đột biến cấu trúc Đột biến số lượng ĐB đa bội ĐB lệchbội Dị đabộiTự đa bội Mất 1 hoặc 1 số cặp nu Thêm 1 hoặc 1 số cặp nu Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nu Mất đoạn Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn Thường biến I. Di truyền: 1. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử: axit nucleic: ADN, ARN. + Gen: 1 đoạn ADN mang thông tin mã hóa polipeptit hay ARN. 2. Mã di truyền: mã bộ ba, đọc trên ARN hoặc ADN (gen). Các đặc điểm: Tính liên tục. Tính phổ biến. Tính đặc hiệu. Tính thoái hóa (trừ 2 bộ ba AUG, UGG) 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba mã hóa aa, còn 3 bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA. 3.Nhân đôi ADN: Thời điểm: Kì trung gian. Nơi diễn ra: Nhân tế bào (sv nhân thực). Nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo tồn. Các bước: Bước 1: Tháo xoắn ADN (nhờ enzim tháo xoắn-cắt đứt liên kết hidro), chạc chữ Y, lộ ra 2 mạch khuôn. Bước 2:Tổng hợp các mạch ADN mới theo NTBS nhờ enzim ADN polimeraza (chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’): Mạch khuôn 3’→ 5’ =>Mạch bổ sung 5’→ 3’: tổng hợp liên tục; Mạch khuôn 5’→ 3’ =>Mạch bổ sung 3’→ 5’: tổng hợp gián đoạn Okazaki, được nối bằng enzim nối. Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành (một mạch khuôn cũ và một mạch mới tổng hợp- nguyên tắc bán bảo tồn). 4.Cấu trúc và chức năng các loại ARN: mARN (5’-3’): một mạch thẳng polinucleotit, làm khuôn cho dịch mã. tARN: một mạch polinucleotit, cuộn lại thành những thùy tròn, có liên kết bổ sung, một đầu mang bộ ba đối mã, đầu 3’ mang axit amin, vận chuyển axit amin. rARN: kết hợp với protein => ribôxôm. 5. Cơ chế phiên mã: Tổng hợp ARN Thời điểm: Kì trung gian. Nơi diễn ra: Nhân tế bào (sv nhân thực). Nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo tồn. Các bước: Bước 1: ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa của gen → gen tháo xoắn → mạch mã gốc (3’→ 5’) → bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. Bước 2:ARN polimeraza trượt trên mạch mã gốc của gen 3’→ 5’ để tổng hợp mARN (5’→3’) theo NTBS (A-U, G-X). Bước 3: Enzim gặp tín hiệu kết thúc → phiên mã dừng lại, mARN được giải phóng. 6.Cơ chế dịch mã: tổng hợp protein Gồm có 2 giai đoạn: hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit Hoạt hóa axit amin: aa + ATP → aa * + tARN → phức hợp aa –tARN. Tổng hợp chuỗi polipeptit: gồm có 3 bước: Trang 2 + Mở đầu:Tiểu đơn vị bé ribôxôm gắn với mARN → Bộ ba đối mã (UAX) của phức hợp aa mở đầu (Met)-tARN bổ sung chính xác với côđon mở đầu (AUG) trên mARN → Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. + Kéo dài chuỗi pôlipeptit: Côđon 2 trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hợp aa 1 -tARN → Liên kết peptit giữa Met và aa 1 hình thành → Riboxom dịch đi 1 côđon trên mARN (5’→3’), đồng thời tARN (đã mất aa mở đầu) rời khỏi ribôxôm. Dịch mã aa thứ 2, liên kết peptit giữa aa thứ 1 và thứ 2 hình thành. Ribôxôm tiếp tục dịch chuyển 1 côđon và cứ tiếp tục đến cuối mARN. + Kết thúc: Riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAA hoặc UAG hoặc UGA) thì quá trình dừng lại, chuỗi polipeptit được giải phóng, 2 tiểu đơn vị của ribôxôm tách rời. Lưu ý: aa mở đầu ở sv nhân sơ là foocmin metionin, ở sv nhân thực là metionin. chuỗi polipeptit cắt bỏ axit amin mở đầu thành prôtêin. Nhóm ribôxôm trượt trên mARN (pôlixôm): tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 7. Điều hòa hoạt động gen: - Khái niệm: Điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra. - Ở sv nhân thực: các cấp độ: điều hòa phiên mã, dịch mã, sau dịch mã. - Ở sv nhân sơ: điều hòa phiên mã. + Opêron: một nhóm gen có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hoà. + Mô hình Opêron Lac: Vùng khởi động (P): ARN polimeraza bám => phiên mã. Vùng vận hành (O): prôtêin ức chế liên kết → ngăn phiên mã. Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ. Gen điều hòa (R):không nằm trong opêron, tổng hợp prôtêin ức chế. + Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hòa → Prôtêin ức chế → gắn vào → Vùng vận hành → Ngăn phiên mã → Gen cấu trúc không hoạt động. + Khi môi trường có lactôzơ: Gen điều hòa → Prôtêin ức chế + Lactôzơ (chất cảm ứng) → Không gắn vào Vùng vận hành → ARN polimeraza bám vào Vùng khởi động → Phiên mã → Dịch mã → enzim phân giải Lactôzơ. 8. Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào: Nhiễm sắc thể Ở sinh vật nhân sơ: ADN dạng vòng kép, không liên kết với protein. Ở sinh vật nhân thực: NST: ADN và protein (histon) Là cấu trúc mang gen. Quan sát rõ nhất ở kì giữa nguyên phân-co xoắn cực đại. NST điển hình có: Đầu mút (bảo vệ NST), tâm động (nơi liên kết với thoi phân bào), trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc). Bộ NST lưỡng bội: NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen. NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động. + Cấu trúc siêu hiển vi: NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi histôn). Trang 3 (ADN + prôtêin) => Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn 1.3/4 vòng) => Sợi cơ bản (d = 11 nm) => Sợi nhiễm sắc (d = 30 nm) => sợi siêu xoắn (d = 300 nm) => Crômatit (d = 700 nm). 9. Các dạng bài tập về phần di truyền: (chủ yếu là ở cấp độ phân tử) - Tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit, số liên kết hidro, chu kì xoắn, khối lượng phân tử, chiều dài của phân tử ADN. - Xác định trình tự nucleotit của mạch bổ sung (5’→ 3’), mạch gốc của gen (3’→ 5’), mạch của phân tử mARN (5’→ 3’): chú ý chiều, đơn phân của từng loại mạch và theo NTBS. - Từ mạch gốc của gen => mạch mARN => trình tự axit amin của phân tử protein hoặc ngược lại. - Tính số axit amin của phân tử protein hoặc chuỗi polipeptit. * Biến dị di truyền: Đột biến: Biến đổi vật chất di truyền. Thể đột biến: cá thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình. Nguyên nhân gây đột biến: + Ngoại cảnh (bên ngoài): vật lí, hóa học, sinh học. + Bên trong: rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào. Đặc điểm đột biến: Xuất hiện riêng lẻ, ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền. 1. Đột biến gen: - Khái niệm: đbg làbiến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. - Các dạng: + Mất hoặc thêm một cặp nucleotit: dẫn đến dịch khung mã di truyền =>thay đổi trình tự aa trong chuỗi polipeptit => thay đổi chức năng protein. + Thay thế cặp nucleotit: có thể thay đổi trình tự aa trong protein => thay đổi chức năng protein. - Đặc điểm: + ĐBG làm thay đổi trình tự nucleotit => biến đổi cấu trúc gen => tạo alen mới. + Tần số đbg rất thấp: 10 -6 đến 10 -4 . - Cơ chế phát sinh: a/ Do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: VD: Guanin dạng hiếm G * kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo đột biến G-X thành A-T. b/ Tác động của các tác nhân đột biến: - Tác động của tác nhân vật lí: - Tác động của tác nhân hóa học: VD: 5 BU là chất đồng đẳng của timin gây đột biến thay thế A-T bằng G-X. - Tác nhân sinh học: - Hậu quả: + ĐBG có hại hoặc có lợi hoặc trung tính cho thể đột biến. Đột biến gen làm thay đổi chức năng protein => có hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm là trung tính. + Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen. Trang 4 - Vai trò đối với tiến hóa và chọn giống: Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. * Dạng bài tập về đột biến gen: Mối liên quan dạng đột biến đối với tổng số nucleotit, số lượng từng loại nucleotit, số liên kết hidro của gen sau đột biến so với gen trước đột biến. Biết nhận dạng đột biến mất hay thêm hay thay thế cặp nucleotit và ảnh hưởng của từng dạng đối với cấu trúc gen. 2. Đột biến NST 2.1. Đột biến cấu trúc NST: a/ Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là biến đổi trong cấu trúc NST. Cơ chế chung của đột biến cấu trúc NST: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST => làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. b/ Các dạng: 4 dạng - Mất đoạn: + NST mất đi một đoạn NST => mất gen => mất cân bằng gen => gây chết hoặc giảm sức sống. VD: Ở người: NST 21 mất đoạn => bệnh ung thư máu, NST 5 mất đoạn => hội chứng mèo kêu. + Chọn giống: Vận dụng mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn. - Lặp đoạn: + Một đoạn NST lặp lại một lần hoặc nhiều lần => tăng số gen => mất cân bằng gen => làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. VD: + Tiến hóa: Lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen tạo gen mới. - Đảo đoạn: + Một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180º và nối lại => làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST => thay đổi mức độ hoạt động của gen => có thể gây hại cho thể đột biến (giảm khả năng sinh sản) + Tiến hóa: tạo nguồn nguyên liệu. VD: - Chuyển đoạn: + Sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng => thay đổi nhóm gen liên kết. VD: + Tiến hóa: Vai trò quan trọng hình thành nên loài mới. * Dạng bài tập: Xác định dạng đột biến cấu trúc NST. 2.2. Đột biến số lượng NST: a/ Đột biến lệch bội: - Khái niệm: ĐB lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST tương đồng. - Các dạng: + Thể ba: 2n + 1 + Thể một: 2n - 1 Trang 5 ĐB - Cơ chế phát sinh: + Trong giảm phân: sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng trong giảm phân => giao tử (n + 1) và giao tử (n – 1). Giao tử (n + 1) x giao tử n => Hợp tử 2n + 1 => thể ba Giao tử (n - 1) x giao tử n => Hợp tử 2n - 1 => thể một + Trong nguyên phân: ở các tế bào sinh dưỡng (2n) không phân li trong nguyên phân làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. - Hậu quả: + Tăng hoặc giảm một hoặc một vài cặp NST => mất cân bằng gen => thể lệch bội thường không sống được, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản. + VD: Ở người, 3 NST 21 gây hội chứng Đao, 3 NST X, XXY (Claiphentơ), OX (Tơcnơ) - Ý nghĩa: + Tiến hóa: cung cấp nguyên liệu. + Chọn giống: sử dụng lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. * Dạng bài tập: Xác định số lượng NST của thể ba (2n + 1), thể một (2n – 1) hoặc cho một hội chứng ở người => số lượng NST. b/ Đột biến đa bội: Dạng đột biến liên quan đến toàn bộ các cặp NST tương đồng. * Thể tự đa bội: - Khái niệm: dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n (>2n). - Các dạng: + Thể đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n + Thể đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n - Cơ chế phát sinh: + Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, NST nhân đôi nhưng không phân li tạo giao tử lưỡng bội (2n). P : 2n x 2n G: 2n n F: 3n Thể tam bội P: 2n x 2n ĐB ĐB G: 2n 2n F: 4n Thể tứ bội + Trong quá trình nguyên phânđầu tiên của hợp tử (2n), nếu tất cả các NST không phân li thì cũng tạo nên thể tự tứ bội. Hợp tử 2n 4n * Thể dị đa bội: - Khái niệm: Dị đa bội là hiện tượng gia tăng bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào. - Cơ chế phát sinh: Lai khác loài: loài A x loài B => F 1 bất thụ (mang bộ NST đơn bội của hai loài), đa bội hóa => tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau => Thể dị đa bội (thể song nhị bội) hữu thụ. * Đặc điểm đột biến đa bội: - Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Vì vậy , thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt Trang 6 - Các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường > tạo giống cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho, - Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. * Vai trò: Tiến hóa: góp phần hình thành nên loài mới (chủ yếu ở thực vật có hoa). Thể đa bội chẵn hoặc thể dị đa bội có thể tạo thành giống mới, có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. * Dạng bài tập: Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của phép lai thể tam bội, thể tứ bội. Các câu hỏi trắc nghiệm chương I. Câu 1. Gen là gì? A. Là đoạn mARN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (Chuỗi polipeptit) B. Là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit. C. Là đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (Chuỗi polipeptit hoặc ARN). D. Là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (Chuỗi polipeptit hoặc ARN). Câu 2. Mã di truyền UUU hoặc UUX cùng mã hóa axit amin phenylalanin, thể hiện tính A. Đặc hiệu của mã di truyền. B. Phổ biến của mã di truyền. C. Chuyên biệt của mã di truyền. D. Thoái hóa của mã di truyền. Câu 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, có 1 mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn 1 mạch ADN mới khác được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ đến 5’. B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’. C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN. D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN. Câu 4. Điều nào không đúng với cơ chế tự nhân đôi của ADN? A. Mạch tổng hợp gián đoạn được kết thúc chậm hơn mạch liên tục. B. Enzim tổng hợp đoạn mồi phải hoạt động nhiều lần ở mạch gián đoạn hơn mạch liên tục. C. Mạch tổng hợp gián đoạn được kết thúc nhanh hơn mạch liên tục. D. Enzim nối kín mạch phải hoạt động nhiều lần ở mạch gián đoạn hơn mạch liên tục. Câu 5. Vai trò của enzim ADN-polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là A. Tháo xoắn phân tử ADN. B. Bẻ gãy các liên kết H giữa hai mạch đơn. C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn ADN. D. Nối các đoạn Okazaki tạo thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh. Câu 6. Bộ ba đối mã nào trên tARN thuộc nhóm bổ sung với bộ ba mã sao 5’GUA3’ trên mARN A. 5’XAU3’. B. 5’UAX3’. C. 3’AUG5’. D. 3’GUA5’. Trang 7 Câu 7. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, sự kiện nào xảy ra trước tiên? A. Các nucleotit tự do kết hợp với nhau theo trình tự xác định của ADN. B. Các liên kết hidro giữa các bazơ nitric bị đứt, 2 mạch đơn tách rời. C. Mạch 3’-5’ được bổ sung trước. D. Mạch 5’-3’ được bổ sung sau. Câu 8. Mã di truyền có một mã mở đầu trên mạch gốc của gen là A. AUG. B. AUX. C. TAX. D. ATT. Câu 9. Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng: A. A = T = 360, G = X = 540. B. A = T = 540, G = X = 360. C. A = T = 270, G = X = 630. D. A = T = 630, G = X = 270. Câu 10. Gen B có 2400 nucleotit, trong đó có 37,5% nucleotit loại A. Sự nhân đôi từ gen B diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nu từng loại trong thế hệ gen cuối cùng bằng bao nhiêu ? A. G = X =2000; A = T =7600. B. G = X =2200; A = T = 7400. C. G = X =2400; A = T = 7200. D. G = X =1800; A = T = 7800. Câu 11. Chọn một trình tự của các nucleotit trên mARN được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch gốc như sau: 3’ AGXTTAGXA 5’ A. 3’ AGXTTAGXA 5’. B. 5’ UXGAAUXGU 3’. C. 5’ TXGAATXGT 3’. D. 3’AGXUUAGXA 5’. Câu 12. Một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự các cặp nucleotit như sau: 3’ TAX GAT XAT 5’ 5’ ATG XTA GTA 3’ Trình tự các ribonucleotit trong mARN do gen trên tổng hợp sẽ là: A. 3’ AUG XUA GUA….5’ B. 3’ UAX GAU XAU 5’ C. 5’ UAX GAU XAU 3’ D. 5’ AUG XUA GUA 5’ Câu 13. Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’. B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’-3’. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN theo chiều 3’-5’ là liên tục, còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN theo chiều 5’-3’ là không liên tục. D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp protein, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’-5’. Câu 14. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. Bắt đầu bằng axit amin foocmin- Met. B. Bắt đầu bằng axit amin Met. C. Kết thúc bằng Met. D. Bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN. Câu 15. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sunng với codon mở đầu (AUG) trên mARN. Trang 8 (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa 1 -tARN. (5) Ribôxôm dịch đi mọt codon trên mARN theo chiều 5’-3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa 1 . Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). Câu 16. Quá trình tổng hợp prôtêin gồm các bước lần lượt là? A. Phiên mã -> hoạt hoá aa -> tổng hợp chuỗi polipeptit. B. Hoạt hoá aa -> tổng hợp chuỗi polipeptit -> phiên mã. C. Hoạt hoá aa -> phiên mã -> tổng hợp chuỗi polipeptit. D. Phiên mã -> tổng hợp chuỗi polipeptit -> hoạt hoá aa. Câu 17. Cơ chế di truyền nào dưới đây chỉ xảy ra ở tế bào chất của tế bào nhân thực? A. Dịch mã. B. Phiên mã. C. Phiên mã và tự sao. D. Tự sao và dịch mã. Câu 18. Gen dài 3029, 4 Å tổng hợp phân tử protein có bao nhiêu axit amin môi trường cung cấp? A. 297. B. 296. C. 295. D. 293. Câu 19. Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong các quá trình A. Phiên mã, dịch mã. B. Tái bản ADN, phiên mã, dịch mã. C. Tái bản ADN, phiên mã. D. Tái bản ADN, dịch mã. Câu 20. Trên phân tử mARN, mã di truyền được đọc theo chiều nào? A. 3 → 5. B. 5 → 3. C. 3’ → 5’. D. 5’ → 3’. Câu 21. Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì? A. 5’ XAU 3’ . B. 5’ AUG 3’ . C. 5’ UAX 3’ . D. 3’ TAX 5’ . Câu 22. Ở vi khuẩn E. coli, prôtêin ức chế trong cơ thể điều hòa sinh tổng hợp prôtêin hoạt động bằng cách: A. Kết hợp với enzim ARN polymeraza làm mất khả năng xúc tác cho quá trình phiên mã của gen này. B. Ức chế trực tiếp hoạt động phiên mã của các gen cấu trúc. C. Gắn vào vùng khởi động và làm mất tác dụng của gen này. D. Gắn vào vùng vận hành để cản trở sự hoạt động của enzim ARN – polymeraza. Câu 23. Operon Lac là: A. Một cụm các gen vận hành và các gen điều hòa trên phân tử ADN. B. Một đoạn ADN gồm các gen cấu trúc, gen vận hành và gen điều hòa. C. Cụm các gen cấu trúc và 1 số gen điều hòa trên phân tử ADN. D. Một cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hòa. Trang 9 Câu 24. Trong môi trường có lactôzơ gen cấu trúc có thể tiến hành phiên mã và dịch mã bình thường vì: A. Lactôzơ đóng vai trò như chất cảm ứng làm prôtêin ức chế bị bất hoạt không gắn được vào gen vận hành. B. Lactôzơ đóng vai trò là chất kết dính enzim ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi đầu. C. Lactôzơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của Operon Lac. D. Lactôzơ đóng vai trò là enzim xúc tác quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. Câu 25. Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc. B. ARN pôlimeraza bámvào và khởiđầu phiên mã. C. prôtêin ức chế có thể liên kết làmngăn cản sựphiênmã. D. mang thông tin quy định cấutrúcprôtêinức chế. Câu 26. Loạiđộtbiếnnàosauđâylàmtăngcácloạialenvềmộtgennàođótrongvốngencủaquần thể? A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến dịđa bội. C. Đột biến điểm. D. Đột biến tự đa bội. Câu 27. Xét cùng một gen, trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại? A. Mất một cặp nu - ở vị trí số 15. B. Mất một cặp nu - ở vị trí số 3. C. Thay một cặp nu - ở vị trí số 6. D. Thêm một cặp nu - ở vị trí số 30. Câu 28. Phát biểu nào dưới đây không đúng vềvai trò của đột biến đối với tiến hóa? A. Đột biến cấu trúc nhiễmsắc thể góp phần hình thành loài mới. B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiếnhóacủa sinh vật. C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới. D. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. Câu 29. Tác nhân hoá học như 5- brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây A. Đột biến G-XA-T. B. Đột biến A-TG-X. C. Làm cho 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. D. Đột biến mất A. Câu 30. Một gen có chiều dài 4080 A 0 và 900 Ađênin, sau khi bị đột biến chiều dài của gen vẫn không đổi nhưng số liên kết hiđrô là 2702. Loại đột biến đã phát sinh: A. mất 1 cặp nulêôtit A-T. B. thêm 1 cặp nulêôtit. C. thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. D. thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T. Câu 31. Ý nào đúng khi nói về những bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử và tế bào? A. Thể đột biến là những cá thể mang vật chất di truyền bị biến đổi được biểu hiện ra kiểu hình. B. Thể đột biến là những cá thể mang đột biến. C. Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc và số lượng NST. D. Đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình. Câu 32. Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen? A. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể. Trang 10 [...]... Chuyển đoạn nhiễm sắc thể Câu 34 Cơ chế phát sinh các giao tử: (n-1) và (n+1) là do: A Một cặp NST tương đồng không phân li trong kì sau của giảm phân B Cặp NST không xếp song song ở kì giữa của giảm phân C NST không nhân đôi trong quá trình phân bào D Thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào Câu 35 Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do A Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết... đường kính 700 nm Câu 46 Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng A mất đoạn nhỏ B đảo đoạn C lặp đoạn D chuyển đoạn lớn Câu 47 Dạng ĐB cấu trúc NST dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là A chuyển đoạn B lặp đoạn C mất đoạn D đảo đoạn Câu 48 Một đàn ông có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể... là A AB B AAAA C BBBB D AABB Câu 52 Ở một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 20 Hãy xác định số lượng NST có trong thể 1? A 21 B 10 C 9 D 19 Câu 53 Một loài có bộ NST 2n = 24 Một cá thể của loài trong tế bào có 48 NST, cá thể đó thuộc thể A tứ bội B bốn nhiễm C dị bội D đa bội lệch Lê Thị Ngọc Hà, GV THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Trang 12 ... bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau Câu 39 Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì A Thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính B Đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật C Cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản D.Động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất... lặp đoạn C mất đoạn D đảo đoạn Câu 48 Một đàn ông có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể XXY Người đó bị hội chứng A Tớc nơ B Đao C siêu nữ D Claiphentơ Câu 49 Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị hội chứng A Tớc nơ B Đao C siêu nữ D Claiphentơ Câu 50 Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, thể tự đa... đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do A Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường B Tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường C Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác D Rối loại phân li NST trong phân bào Câu 36 Ở cà chua, A là gen quy định quả đỏ, a quy định quả vàng Bố mẹ đều là cà chua tứ bội và có kiểu gen là P: ♀ Aaaa x ♂ Aaaa.Tỉ lệ phân li kiểu hình của F1 là: A 3 cà chua quả đỏ : 1 cà . không phân li trong kì sau của giảm phân B. Cặp NST không xếp song song ở kì giữa của giảm phân. C. NST không nhân đôi trong quá trình phân bào. D. Thoi vô sắc không hình thành trong quá trình. học. + Bên trong: rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào. Đặc điểm đột biến: Xuất hiện riêng lẻ, ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền. 1. Đột biến gen: - Khái niệm: đbg làbiến đổi trong cấu trúc. tử? A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’. B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’-3’. C. Trong quá