VĂN HÓA, NGƯỜI TÀY, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -
DƯƠNG QUỐC HUY
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Dương Quốc Huy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong Bộ môn
lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên,
Bộ môn Lịch sử; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương
đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả yên tâm công tác
Trong thời gian đi điền dã thu thập tài liệu tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin
ở nhiều xã trong huyện Định Hóa Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn
Tác giả
Dương Quốc Huy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 5
5 Nguồn tài liệu 5
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Bố cục luận văn 6
Chương 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 7
1.1 Lịch sử hành chính huyện Định Hóa 7
1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8
1.3 Các thành phần dân tộc trong huyện 9
1.4 Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa 13
1.4.1 Dân số, nguồn gốc 14
1.4.2 Tình hình kinh tế 14
1.4.3 Đời sống văn hóa, xã hội 17
Tiểu kết chương 1 26
Chương 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI TÀY ĐỊNH HÓA 27
2.1 Ăn, uống 27
2.1.1 Ăn 27
2.1.2 Uống 31
2.1.3 Ứng xử trong ăn uống 32
2.2 Nhà cửa 34
2.2.1 Nhà ở 34
2.2.2 Kiến trúc công cộng 43
Trang 52.3 Trang phục 45
Tiểu kết chương 2 47
Chương 3: VĂN HÓA TINH THẦN 48
3.1 Một số tục lệ trong chu kỳ đời người 48
3.1.1 Cưới xin 48
3.1.2 Sinh đẻ 56
3.1.3 Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới 59
3.1.4 Ma chay 61
3.2 Văn học dân gian 73
3.2.1 Truyện kể 73
3.2.2 Ca dao, tục ngữ, câu đố 80
3.2.3 Thơ ca 84
3.3 Lễ hội dân gian 99
3.3.1 Lễ hội Lồng tồng 99
3.3.2 Lễ hội cầu mùa 103
3.4 Nghệ thuật 104
3.4.1 Nghệ thuật múa rối 104
3.4.2 Nghệ thuật tạo hình 106
3.5 Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay 111
Tiểu kết chương 3 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người
Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm của lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước Tính đoàn kết, tính thống nhất này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam Chúng ta đã xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của
54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng làm thế nào để tạo dựng nên một sự bền vững khi trên con đường phát triển các dân tộc lại đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình Bên cạnh đó, hiện nay các thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc
Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với mỗi dân tộc
Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta Họ phân bố trên phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời và có số dân chiếm 9,08% Trong đó người Tày ở Định Hóa có số dân trên 43367 người chiếm 49,2 % dân số toàn huyện
Trang 7Do sớm có mặt ở Định Hóa lại chiếm tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi đây đã sớm xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng góp phần xây dựng nên truyền thống văn hóa Việt Nam
Trên cơ sở đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn trở thành vấn
đề trọng tâm trong đường lối của Đảng Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ V khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định rõ: “Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để tạo ra những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”[56, tr.206]
Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hóa truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa, chúng tôi chọn vấn đề
“Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn thạc sỹ của mình Trong đó tập trung chủ yếu vào đời sống vật chất và tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, vấn đề về người Tày đã trở thành vấn đề nghiên cứu của không ít nhà nghiên cứu, nhà khoa học và vấn đề liên quan đến người Tày đã
được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu sau:
Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trong đó có người Tày Tiêu biểu là tác
phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê quý Đôn Cuốn sách đã đề cập đến văn hóa
của người Tày nói chung
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, có các công trình tiểu biểu như:
Trang 8Cuốn “Văn hóa Tày Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư đã giới thiệu
khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung Tuy nhiên, nhiều đặc trưng văn hóa mang tính địa phương của dân tộc Tày trong đó có Định Hóa chưa được tác giả quan tâm đầy đủ
Cuốn “Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” do Viện dân tộc học xuất
bản năm 1992 là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và công phu nhất về điều kiện tự nhiên, dân cư; Lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, tổ chức xã hội…của hai dân tộc Tày, Nùng nói chung
Cuốn “Văn hóa truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng
Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn đã miêu tả và trình bày khá đầy đủ về xã hội và văn hóa Tày Nùng, chữ Nôm Tày- Nùng, Văn học dân gian, nghệ thuật làm nhà ở của người Tày, Nùng ở Việt Nam
Cuốn “Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc” của tác giả
Hoàng Quyết, Tuấn Dũng đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc với những phong tục tập quán như tục lệ đặt tên làng, tập quán nhà ở, ăn mặc, thờ cúng tổ tiên, lễ cưới từ xa xưa của người Tày
Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 1999 “Tín ngưỡng dân gian Tày lịch
sử và hiện tại” của tác giả Hoàng Ngọc La và Hoàng Hoa Toàn đã trình bày
khá chi tiết về tín ngưỡng dân gian Tày, với các tục thờ cúng, các tàn dư ma thuật cùng các lễ nghi trong đời sống đồng bào Tày
Cuốn “Văn hóa dân gian Tày” do Hoàng Ngọc La chủ biên đã nêu lên
những đặc trưng cơ bản về văn hóa vật thể và phi vật thể của tộc người Tày ở Việt Nam
Trang 9Như vậy, các tác phẩm nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong lịch sử nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với những đặc trưng văn hóa của người Tày nói chung, chưa làm rõ được những sắc thái phong phú, đa dạng của văn hóa Tày ở huyện Định Hóa Mặc dù vậy, các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước đã tạo ra những cơ sở, những điều kiện để chúng tôi tiếp tục khai thác, làm rõ hơn về đời sống văn hóa của dân tộc Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
3 Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về văn hóa vật chất và một số thành tố trong văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề văn hóa vật chất và tinh thần là một phạm trù rất rộng mà thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, cho nên tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu sau đây:
- Về văn hóa vật chất: tác giả đi vào nghiên cứu về ăn uống, trang phục
và nhà ở của người Tày Định Hóa
- Về văn hóa tinh thần: đi vào nghiên cứu một số lễ tục trong chu kỳ đời người (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà mới, tang ma); văn học dân gian (truyện
kể, dân ca, tục ngữ, câu đố…); lễ hội Lồng tồng, cầu mùa; Nghệ thuật (múa rối, hoa văn trên vải, nghệ thuật tạo hình đàn tính)
3.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Tày, rút ra những giá trị tiêu biểu
Trang 10Từ đó làm cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định những biện pháp, chính sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa nói riêng và của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Thái Nguyên nói chung
4 Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng trong luận văn các phương pháp như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, miêu thuật, khảo tả…
4.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Giới thiệu vài nét về vị trí địa lý của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
- Tìm hiểu về văn hóa vật chất của người Tày như: Ăn, mặc, ở, đi lại
- Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của người Tày như: sinh đẻ, cưới xin, ma chay, văn học và nghệ thuật dân gian
- Tìm hiểu một số biến đổi trong văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa hiện nay
- Qua đó rút ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tày
5 Nguồn tài liệu
5.1 Tài liệu thành văn
- Các tác phẩm, công trình lý luận về vấn đề văn hóa tộc người như: Về các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam của Trường Chính; Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ V khóa VIII; Một số phong tục tập quán trong các dân tộc thiểu số góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người của Nguyễn Từ Chi…
- Các tác phẩm thông sử và chuyên khảo trong đó có tài liệu chính sử
của nhà nước phong kiến như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam
Trang 11nhất thống chí…; Các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử,
văn hóa của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học như: Văn hóa Tày Nùng của Lã Văn Lô - Hà Văn Thư, Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam của
Viện dân tộc học…
5.2 Tài liệu điền dã
Lời kể của người già, thầy cúng dân tộc Tày, trực tiếp quan sát một số hoạt động văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa để ghi chép, miêu thuật một cách cụ thể
6 Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa
- Thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa sẽ giúp cho các cơ quan chức năng đánh giá một cách toàn diện hơn về công tác bảo tồn và phát triển những giá trị trong văn hóa truyền thống của người Tày ở Định Hóa
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Vài nét về huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Văn hóa vật chất của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Trang 13Đại Nam Nhất thống chí chép lại, châu Định “đông tây cách nhau 172 dặm, nam bắc cách nhau 98 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm, phía tây đên địa giới châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía nam đến địa giới huyện Văn Lãng 146 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thông Hóa 47 dặm Xưa là đất bộ Vũ Định, thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hóa, đời Lê gọi là châu Tuyên Hóa, sau đổi làm châu Định Hóa, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị…” [40, tr.158-159]
Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm 1438
huyện Định Hóa đổi thành châu Định Hóa thuộc phủ Phú Bình trong số 9 huyện châu Định Hóa lúc đó có 40 xã, 12 trang
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1832), châu Định Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên Năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1836) cắt 4 huyện là Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ, Phú Lương đặt thành phủ Tòng Hóa và đặt chức Lưu quan Địa
giới phủ Tòng Hóa: “cách tỉnh 99 dặm về phía tây, đông tây cách nhau 153 dặm, nam bắc cách nhau 187 dặm” [40, tr.158] Phía đông đến Đồng Hỷ phủ
Phú Bình Phía tây đến địa giới huyện Sơn Dương, tỉnh Sơn Tây và châu
Trang 14Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Phía nam giáp Phổ Yên, phủ Phú Bình Phủ Tòng Hóa gồm có 9 tổng và 36 xã Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám
1945, Định Hóa có 8 tổng với 30 xã và 1 thị trấn Đó là các tổng: Định Biên Thượng, Định Biên Trung, Định Biên Hạ, Khuynh Kỳ, Thanh Điểu, Phượng
Vĩ Thượng, Phượng Vĩ Trung và Phượng Vĩ Hạ
Sau cách mạng tháng Tám, Định Hóa thuộc phủ Ngô Quyền, tháng 6 năm 1945 đổi thành phủ Vạn Thắng Năm 1948 phủ Vạn Thắng đổi thành huyện Định Hóa và giữ nguyên cho đến ngày nay Hiện nay, huyện Định Hóa gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Định Biên, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương)
1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Định Hóa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích đất tự nhiên là 520,75 km2, phía Bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Phú Lương; phía Tây giáp Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang)
Địa hình của huyện chia thành hai vùng rõ rệt Phía Bắc là những dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ dốc lớn và nhiều hang động Phía Nam là những dãy đồi núi thấp có nhiều rừng già, đất đai màu mỡ
Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu trung du miền núi phía Bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,5 oC với độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 70 - 80% Lượng mưa hàng năm phân bố không đồng đều, trung bình 1718 - 1850 mm Định Hóa chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam Như vậy, khí hậu của huyện
Trang 15mang đầy đủ tính chất nhiệt đới gió mùa với một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
và một mùa đông lạnh, hanh khô
Đất đai của huyện Định Hóa gồm 3 loại đất chính là đất feralit đỏ vàng, đất feralit hình thành trên đồi núi thấp màu đỏ hoặc vàng và đất thung lũng chủ yếu do tích tụ phù sa của sông, suối thích hợp cho việc trồng lúa Đất này chủ yếu ở phía Nam nên phía Nam của huyện trở thành vựa lúa của toàn huyện
Về thủy văn Định Hóa không có các con sông lớn mà là hệ thống kênh suối nhỏ nên không có giá trị về giao thông đường thủy, chủ yếu phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu nước cho gần 7200 ha đất canh tác của huyện
Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng của huyện, chiếm 90% diện tích tự nhiên Rừng ở Định Hóa có nhiều lâm sản quý như nghiến, lim, sến, nứa, trám, măng,… và nhiều loại thú rừng, thuốc nam quý hiếm Đặc biệt là nơi có khả năng phát triển cây công nghiệp nhất là cây chè
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên, Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp,… và là nơi thuận lợi để các dân tộc định cư lâu dài
1.3 Các thành phần dân tộc trong huyện
Định Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và có
vị trí chiến lược về quân sự, nơi đây cũng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc Cho đến nay, Định Hóa trở thành nơi sinh sống của các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Cao Lan - Sán Chí, Hoa, Sán Dìu, Mông, Mường Các dân tộc này cư trú gần gũi với nhau, cùng nhau đoàn kết bảo vệ và xây dựng quê hương Định Hóa
Xưa kia, dân cư ở Định Hóa còn thưa thớt Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, qua quá trình du cư lên Định Hóa thì số dân của Định Hóa không ngừng tăng nhanh
Trang 16Tính đến tháng 12/2009 dân số toàn huyện là 89.125 người, mật độ dân
số của huyện là 172 người/km2
Nguồn: UBND huyện Định Hoá (2009)
Căn cứ vào bảng thống kê trên thì thành phần cư dân huyện Định Hóa gồm nhiều bộ phận hợp thành Người Tày, Nùng, Kinh sinh sống xen cư, trong
đó người Tày là đông nhất 43367 người chiếm 49,2% dân số toàn huyện
Dân tộc Tày: Trong quá trình phát triển của lịch sử, một bộ phận người Kinh xuôi lên sinh sống lâu đời ở huyện Định Hóa, dần chuyển hóa thành người Tày Đồng bào Tày chủ yếu làm ruộng lúa nước, ngoài ra họ còn tiến hành các nghề thủ công khác nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của gia đình như kéo sợi, dệt vải, đan lát, làm mộc, rèn đúc cuốc, dao… Bên cạnh đó họ con chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo, chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá… tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình Dù là ngời Tày bản địa hay người Tày gốc Kinh đều đã sớm hòa nhập, cố kết với nhau thành một khối Tày thống nhất
Trang 17cùng nhau xây dựng quê hương và bảo vệ quê hương Định Hóa, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
Dân tộc Kinh: Là dân tộc có dân số đứng thứ hai ở Định Hoá chiếm
34,8% Người Kinh đến cư tại Định Hoá theo nhiều con đường khác nhau: những quan lại được triều đình phong kiến cử lên làm quan mang theo gia đình, dòng tộc Một bộ phận đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, thời Pháp thuộc bộ phận những người làm công cho các công sở của thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Pháp những người lên Việt Bắc rồi ở lại đây Đặc biệt là trong những năm 60 một lượng người Việt không nhỏ ở các tỉnh đồng bằng: Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng lên khai hoang theo chính sách kinh tế
mới
Người Kinh chủ yếu cư trú ở thị trấn Chợ Chu và ven các con đường
Họ sống tập trung thành các làng một tập quán lâu đời của người Việt Bên cạnh đó còn có bộ phận người Việt sống xen kẽ với người Tày, Nùng và các dân tộc khác Do đó đã diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc với dân tộc Kinh Biểu hiện ảnh hưởng của người Kinh với các dân tộc khác thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ và trang phục Trong khi đó người Kinh cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng không ít của văn hoá các dân tộc khác Nhiều từ trong tiếng Tày đã đi vào tiếng Kinh một cách tự nhiên, được người Kinh sử dụng ví dụ như người Kinh Định Hoá vẫn dùng từ “nản” thay cho đá,
„chằm” thay cho lầy lội Về điều này người Tày có câu thành ngữ “Keo già hoá Thổ” tức là người Kinh ở với người dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao
lâu cũng mang những đặc điểm như người dân tộc họ ở gần
Dân tộc Nùng Chiếm 3,3% dân số toàn huyện Người Nùng vốn là một
trong bốn dòng họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên gọi chính thức vào thế
kỉ 15 Những người Nùng sinh sống trước kia ở nước ta đã hoà vào dân tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng
Trang 18200 năm nay Người Nùng Định Hoá định cư lâu đời ở đây, một số họ từ
Tuyên Quang sang hoặc Bắc Kạn chuyển đến
Người Nùng có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá với người Tày họ cũng sống tập trung thành từng bản trên triền núi, triền sông Đời sống vật chất của người Nùng Định Hoá rất giản dị, đạm bạc Họ ở nhà sàn, ăn cơm
tẻ với những thực phẩm thông thường như măng, rau rừng, thú rừng Ngày
lễ tết họ làm nhiều loại bánh như bánh chưng dài, bánh khảo, bánh gio, bánh dày và giết lợn, gà để cúng tế tổ tiên Người Nùng có tục lệ không cúng giỗ người chết mà chỉ làm sinh nhật khi còn sống Trang phục người Nùng giản
dị, kín đáo
Dân tộc Hoa: Chiếm 1,4% dân số toàn huyện Dân tộc Hoa tập trung đông nhất ở huyện Định Hoá chiếm 48,89% số người Hoa trong tỉnh Thái Nguyên Một số xã có đông người Hoa sinh sống đó là: Kim Phượng, thị trấn Chợ Chu, Bảo Cường, Tân Dương, Kim Sơn Những người Hoa có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) Tổ tiên của một bộ phận trong
số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh Một bộ phận khác là hậu duệ của những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam Người Hoa ở Định Hoá còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc Tại Chợ
Chu họ đã xây dựng đền Quan Đế thờ Quan Công Sách “Dân cư, dân tộc Tỉnh Thái Nguyên” có viết: “Theo kí ức của nhân dân, đó là một ngôi đền 3 gian, tương đối lớn, trong chính điện có một bức tượng Quan Công ngồi trên ngai, hai bên tả hữu có Quan Bình và Châu Sương mang gươm đứng hầu Đó cũng là mô típ chung trong cụm tượng thường thấy ở những ngôi đền thờ Quan Vân Trường Lễ hội đền Quan Đế được tổ chức vào ngày 13 tháng năm
Trang 19Âm lịch - tương truyền đó là ngày mất của đức Quan Vân Trường - và diễn ra trong 3 ngày” [57, tr 262]
Các dân tộc khác như Cao Lan - Sán Chí, Mông, Dao, Sán Dìu, Mường chiếm 16% dân số toàn huyện Các dân tộc này định cư thành làng riêng Người Cao Lan - Sán Chí, Sán Dìu thường ở sâu trong bản Họ sản xuất nông nghiệp là chính, cuộc sống tương đối định cư và có ngôn ngữ riêng Người Dao trước đây sống du canh du cư, ngày nay nhờ cuộc vận động định canh định cư, sự giúp đỡ của các cấp, ngành trong huyện mà cuộc sống của họ ổn định Người Dao sống chủ yếu dựa vào nương rẫy kết hợp chăn nuôi một số gia súc gia cầm Người Mông thường cư trú ở các khu vực núi cao, thường khó khăn về giao thông, khắc nghiệt về khí hậu Hoạt động kinh tế chủ yếu là nương rẫy và khai phá ruộng bậc thang nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ, phương thức canh tác lạc hậu…
Mặc dù các dân tộc trong huyện Định Hóa có những nét riêng biệt về vật chất và tinh thần nhưng từ lâu họ đã sống gần gũi, quay quần với nhau, giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt trong cuộc sống Từ việc ma chay, cưới xin, các ngày lễ tết… cho đến việc làm nhà, đào mương dẫn nước vào ruộng… đều có sự quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong vùng
Các dân tộc đã tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức đặc sắc Từ ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày đến các trang phục của các dân tộc đều hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của mỗi dân tộc
Dân tộc nào cũng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc phản ánh nhiều mặt của cuộc sống có tác dụng tích cực trong việc giáo dục nhân cách con người…
1.4 Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa
Trang 201.4.1 Dân số, nguồn gốc
Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở huyện Định Hóa Hiện nay, ở Định Hóa có 43.367 người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện Có những xã của huyện Định Hóa người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên…
Theo tác giả Đào Duy Anh trong tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua
các đời” thì người Tày ở nước ta có nguồn gốc từ người Lão Man ở Trung
Quốc Tác giả “đoán rằng người Nùng ở miền Nam Trung Quốc và người Tày ở Bắc Việt Nam là hậu duệ của họ Đặc biệt là người Lão ở Tây Nguyên bấy giờ” “Chúng ta có thể đoán rằng cư dân các châu ki mi thuộc
An Nam đô hộ phủ là tiền thân của đồng bào Tày, Nùng ở khu vực Việt Bắc hiện nay” [1, tr.103]
Ngoài nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc, người Tày ở Định Hóa còn
một bộ phận “Tày hóa” Người Kinh trong lịch sử đã có quá trình di cư lên
Định Hóa sinh sống cùng người Tày và dần dần họ trở thành người Tày Một
bộ phận người Tày hiện nay nếu xem xét gia phả thì hoàn toàn là người Việt
1.4.2 Tình hình kinh tế
Kinh tế nông nghiệp
Là cư dân bản địa, người Tày đã sinh sống ở Định Hóa từ lâu đời Với đặc điểm cư trú ở những vùng thấp, ven chân đồi nơi có nguồn nước nên người Tày ở đây có điều kiện thuận lợi để canh tác lúa nước Ruộng của người Tày được khai phá từ đất bằng phẳng ven sông ở các vùng thung lũng
có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng Tên các cánh
đồng đó thường được bắt đầu bằng từ “nà” như Nà Chằm, Nà Luông, Nà
Phai… Trong canh tác lúa nước người Tày biết dùng phân bón, chủ yếu là phân trâu để bón ruộng Hệ thống thủy lợi tương đối phát triển bao gồm: hệ thống mương, phai đặc biệt người Tày ở Định Hóa nói riêng và đồng bào Tày
Trang 21nói chung biết sáng tạo ra những chiếc cọn dẫn nước từ khe suối lên ruộng bậc thang, đảm bảo việc tưới tiêu có hiệu quả
Khi canh tác lúa nước, người Tày tiến hành các bước kỹ thuật như sau:
từ cày lật đất rồi cày lại lần hai, bừa lần 1, bón lót, bừa lần hai cho phẳng rồi mới cấy lúa Ruộng để gieo mạ được làm rất kỹ Đất được cày bừa bằng trâu sau đó người ta bón phân chuồng lên ruộng rồi bừa cho mặt ruộng phẳng, láng nước Thóc được làm giống được chọn rất kỹ phải là hạt già, mẩy và đều hạt Trước khi đem ủ mầm, thóc được ngâm trong nước khoảng 1 ngày, sau đó đem ủ từ 2 - 3 ngày khi hạt đã nảy mầm đều thì đem ra ruộng gieo Khi mạ gieo xong, để khoảng 4 ngày cho mầm thóc ổn định mới cho nước vào Từ khi gieo mạ đến khi cấy khoảng 25 - 30 ngày
Ruộng để cấy được cày, bừa kỹ càng Khi làm ruộng, đồng bào đã sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh để bón cho lúa Ngày nay, nhờ áp dụng khoa học và cải tiến kỹ thuật nên người Tày đã sử dụng các loại phân đạm hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cho lúa, nhờ vậy nên năng suất cây trồng được nâng cao
Bên cạnh canh tác lúa nước, đồng bào còn làm nương rẫy, soi bãi và phát triển vườn tược theo lối truyền thống Nương rẫy là một hình thức sản xuất cổ truyền, có nguồn gốc từ lâu đời Trên nương rẫy đồng bào tiến hành trồng các loại cây ngũ cốc như: lúa, ngô, khoai, sắn… Những nương đã trồng một, hai vụ lúa hoặc ngô người ta dùng để trồng đỗ, đậu các loại vừa tận dụng được thời vụ, tận dụng được đất không trồng được lúa, vừa để cải tạo đất để trồng các loại cây khác Ngoài nương rẫy đồng bào còn có hình thức trồng trọt khác là vườn tược và soi bãi, ngày nay có cả những trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
Sau trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng Trước đây, người Tày vẫn chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu,
bò, lợn, dê, gà, ngan, vịt… nhưng chủ yếu là chăn thả, rất ít khi làm chuồng
Trang 22trại kiên cố Từ khi có chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước, đồng bào đã biết áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi Các loại gia súc, gia cầm đã có chuồng, trại ổn định, nuôi các giống vật nuôi cho năng suất cao như: lợn lai, lợn siêu nạc, gà siêu nạc,… Nhờ vậy, chăn nuôi không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của đồng bào mà con tạo ra sản phẩm để trao đổi hàng hóa, tạo thêm thu nhập cho gia đình Có thể nói, đồng bào Tày
đã đưa kinh tế hàng hóa vào trong chăn nuôi
Ngoài ra, đồng bào nơi đây con chú trọng nuôi cá Hầu như gia đình nào cũng đào ao nuôi cá vừa để cải thiện đời sống, vừa tạo cảnh quan môi trường sống sạch đẹp hơn Nếu là ao chuyên canh thì đồng bào nuôi nhiều loại cá khác nhau, thời vụ ngắn, dài khác nhau như cá chép, cá trôi, cá mè, cá trắm,… là cá dài ngày, cá diếc, cá rô,…là cá ngắn ngày Thông thường cứ 1 hoặc 2 năm người ta tháo ao bắt cá và sửa sang, nạo vét ao cá Riêng cá nuôi
ở ruộng sau 1 hoặc 2 vụ lúa thì đồng bào thường nuôi các loại cá ngắn ngày, năng suất thấp
Không chỉ có chăn nuôi và trồng trọt, đồng bào Tày còn tiến hành hái lượm và đánh bắt Sau buổi làm nương, đồng bào tranh thủ hái các loại rau rừng, nấm, măng về làm thức ăn Đánh bắt cá ở khe suối, sông, hồ tự nhiên cũng là một hoạt động kiếm sống mang tính tự nhiên khá phát triển của đồng bào Tày Định Hóa Đồng bào sử dụng các loại dụng cụ từ thô sơ như việc bắt bằng tay đến các loại công cụ cao hơn như chài lưới, dùng thuyền, mảng…
Kinh tế thủ công nghiệp
Đồng bào Tày ở Định Hóa có một số nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề làm mộc…
Nghề dệt vải truyền thống của người Tày nơi đây mang tính xã hội cao
và gắn bó khá mật thiết với người phụ nữ Tày Người Tày ở huyện Định Hóa
đã sớm biết trồng bông nhuộm chàm, tạo khung dệt vải Nhờ bàn tay lao động
Trang 23của người phụ nữ mà những bộ trang phục truyền thống được tạo nên Các sản phẩm dệt ngoài việc để dùng để may mặc còn được sử dụng làm mặt chăn, màn che, mặt địu, túi đeo…
Nghề dệt đã gắn chặt với phong tục cưới xin truyền thống của người Tày từ bao đời nay Để chuẩn bị hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày phải tự tay dệt rất nhiều vỏ chăn, gối để biếu những người thân trong gia đình nhà chồng
Người Tày ở Định Hóa rất ít thêu thùa và trang trí hoa văn trên bộ trang phục truyền thống của mình Nhưng hoa văn được dệt trên vải thì rất phong phú và đa dạng tùy theo mục đích sử dụng Vải nhuộm chàm dùng để may quần áo, vải trơn dùng trong tang ma, vải thổ cẩm dùng để làm vỏ chăn, vỏ gối, địu, túi đeo… thì tạo hoa văn với nhiều kiểu dáng như kiểu quả trám, hoa hồi, hoa cúc…
Nghề đan lát của người Tày chủ yếu tạo ra các sản phẩm phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình như các loại dần, sàng, phên, bồ, giỏ,… Nguyên liệu đan lát là tre, giang, nứa, mây… sẵn có trong tự nhiên Nghề đan lát được phổ cập trong mọi người từ già đến trẻ đều tận dụng thời gian rỗi để làm Nhất là đối với phụ nữ, đan lát còn là một trong những tiêu chí để xác định tài tề gia nội trợ của họ cũng như nghề dệt vải vậy
Nghề rèn đúc ít phổ biến hơn chỉ có một số gia đình hoặc nhóm thợ cùng chung vốn dựng lò rèn Các lò rèn thường sửa hoặc rèn mới một số nông cụ như cuỗc, cào, liềm, đinh ba, dao, kéo… phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt
1.4.3 Đời sống văn hóa, xã hội
Trang 24thường chỉ có 30 đến 60 nóc nhà Làng bản của người Tày thường được tạo dựng ở thung lũng có sông, suối hay có đồi núi bao quanh… Tên gọi của bản
thường được đệm từ “nà” (ruộng), “pác” (cửa), “khuổi” (suối) như: Nà
Loòng, Nà Poọc, Pác Máng, Pác Cáp…
Mỗi bản có phạm vi cư trú và đất đai trồng trọt riêng, đường phân giới thường là đường mòn, khe núi, khe suối, đèo cao… được công nhận theo quy ước của dân bản Mặc dù những quy ước đó không được ghi thành văn bản cụ thể nhưng do sự tôn trọng và tin tưởng nhau nên dân bản đều công nhận Ý thức về địa vực cư trú ấy được truyền từ đời này sang đời khác trong dân cư của làng bản
Dân cư trong bản bao gồm nhiều họ, trong đó có một đến hai họ đông người hơn và thường là những họ của người đến cư trú đầu tiên Mỗi bản đều
có những nghi lễ chung liên quan đến nghề nông, chăn nuôi, lễ cúng thổ thần,
lễ xuống đồng… nhằm cầu mong cho người, cây trồng và vật nuôi phát triển, làng bản ấm no, hạnh phúc
Trong mỗi bản làng của người Tày thì quan hệ huyết thống dân tộc là mật thiết nhất Bên cạnh đó là quan hệ láng giềng đồng tộc hay khác tộc cũng
là yếu tố quan trọng để giúp nhau cả về vật chất lẫn tinh thần Trong mỗi bản đều có miếu thờ thổ công là linh thần cai quản cương giới của làng bản, che chở cho cư dân của làng bản Thông qua lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần mọi thành viên trong bản dù đồng tộc hay khác tộc đều đoàn kết với nhau Trong sản xuất, đồng bào nơi đây có tập quán đổi công cho nhau trong những ngày mùa bận rộn Hay khi một nhà trong bản có lễ cưới hay tang ma đều nhận được sự giúp đỡ của mọi người dân trong bản Đó thực sự là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày nơi đây
Quan hệ dòng họ
Trang 25Thông thường những người cùng họ sống cùng nhau trong một bản hoặc vài bản gần kề Cho nên những người trong dòng họ luôn giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất Chẳng hạn, khi con gái của gia đình nào đó trong dòng họ có người đến dạm hỏi, gia đình phải có lời mời anh
em thân tộc đến hỏi ý kiến Trong lễ ăn hỏi với sự có mặt đông đủ của họ hàng nhà gái để bàn bạc, thỏa thuận với nhà trai về số lượng sính lễ, thủ tục
đưa đón dâu…
Trong quan hệ dòng họ, về mặt nguyên tắc hôn nhân, đồng bào thực hiện nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc Điều này có nghĩa là thực hiện hôn nhân ngoài dòng họ, những người cùng dòng họ không được kết hôn với nhau
Quan hệ gia đình
Gia đình của người Tày là gia đình phụ hệ, quan hệ huyết tộc theo dòng cha, mang tính chất phụ quyền ảnh hưởng theo lễ giáo phong kiến Nho giáo Trước đây, người Tày ở Định Hóa còn tồn tại nhiều gia đình lớn nhiều thế hệ, nhưng ngày nay phổ biến là gia đình nhỏ với hai thế hệ bố mẹ và con cái chưa lập gia đình Con cái sinh ra lấy theo họ bố, trường hợp con trai đi làm rể đời để thờ cúng hương hỏa nhà vợ thì con sinh ra lấy theo họ mẹ Đây
là một trong những đặc trưng phản ánh tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày
Mỗi tiểu gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản riêng, tiêu dùng riêng Chủ gia đình là người cha, người chồng Chủ gia đình làm chủ toàn bộ tài sản, có quyền quyết định tất thảy mọi công việc trong nhà, điều khiển mọi công việc sản xuất, tổ chức sinh hoạt, có trách nhiệm cúng bái và là người thay mặt gia đình giải quyết những vấn đề liên quan với bên ngoài Khi xem xét, giải quyết những công việc quan trọng người chủ gia đình thường bàn bạc với vợ con nhưng tiếng nói quyết định thuộc về chủ gia đình
Trang 26Trong tổ chức sản xuất có sự phân công lao động theo giới một cách tự nhiên Trong gia đình, những loại công việc khác nhau do các thành viên thực hiện theo sự phân công của chủ gia đình, phù hợp với sức khỏe và khả năng của từng người Đàn ông chủ yếu đảm đương những việc nặng nhọc như: cày, bừa, phát nương, làm nhà, chuồng trại gia súc,… Phụ nữ làm những công việc
đỡ nặng nhọc hơn như: cấy hái, làm cỏ, bón phân, kiếm củi, chăm lo việc nội trợ, nuôi dạy con cái, dệt vải…
Tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày không chỉ thể hiện qua vai trò của người chồng, người bố mà còn biểu hiện rõ nét trong việc phân chia tài sản - chỉ có con trai mới có quyền thừa kế Tài sản để phân chia gồm có: ruộng, trâu, bò, ngựa, rừng, lúa gạo, đồ dùng gia đình, công cụ sản xuất,… Trong mỗi gia đình khi con cái ra ở riêng đều được bố mẹ phân chia cho một phần tài sản Trong đa số trường hợp, con trai trưởng được nhận phần nhiều hơn, các con trai khác chia đều như nhau Khi bố mẹ chết đi, người con trai trưởng sẽ là người thờ cúng bố mẹ, lo dựng vợ gả chồng cho các em Mặc dù vậy người phụ nữ cũng có một vai trò nhất định trong gia đình Trong gia đình, người vợ có quyền tham gia ý kiến về các công việc, là lao động chính trong gia đình, là người trực tiếp nuôi dạy con cái nhưng quyền quyết định bao giờ cũng thuộc về người chồng
Một biểu hiện nữa của tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày ở Định Hóa đó là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhất là giữa con dâu, em dâu với bố chồng, anh chồng Trong gia đình, vợ phải nghe lời chồng, em phải nghe lời anh, chị, bậc dưới phải tôn trọng bậc trên Đặc biệt người phụ nữ trong gia đình phải tuân thủ những quy tắc ứng xử chặt chẽ như: không được đi ngang qua phía trước các bàn thờ trong nhà, không ngồi vào chỗ tiếp khách của nam giới ở gian ngoài, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú bác, anh chồng ; Bố chồng, anh chồng không bao giờ
Trang 27ngồi cùng mâm cơm, bàn chè, bàn rượu với con dâu, em dâu ; Con dâu, em dâu không được phép đưa cho bố chồng, anh chồng dùng bất cứ thứ gì mình đã dùng và đang dùng như : chậu rửa mặt, lược chải đầu…; Khi con dâu, em dâu
ở cữ, bố chồng, anh chồng không bao giờ tự tay đưa trực tiếp cho con dâu, em dâu cơm hay bất cứ thứ gì Nếu muốn đưa đồ gì phải qua một người trung gian hoặc để ở bàn để con dâu, em dâu tự lấy ; Bố chồng, anh chồng không được đặt địu cháu lên lưng và buộc địu cháu cho con dâu, em dâu Con dâu, em dâu muốn đặt địu cháu phải chạy sang nhờ hàng xóm mặc dù có bố chồng hoặc anh chồng ở nhà ; Bố chồng, anh chồng không được bước chân vào buồng ngủ của con dâu, em dâu kể cả là ban ngày Trong trường hợp con dâu, em dâu bị ốm
mà bố chồng, anh chồng muốn vào thăm thì phải có mặt của mẹ chồng, em dì hay em gái chồng Thậm chí cháu khóc, ông cũng không được phép vào buồng con dâu bế cháu mà phải nhờ người khác vào bế cháu ra ngoài hộ; Con dâu không được đi ngang qua trước mặt bố chồng, anh chồng…
Người Tày có tục nhận con nuôi, nhận bạn tồng kể cả trong trường hợp người khác dân tộc
Nhận con nuôi có nhiều dạng, nhiều nguyên nhân như : đỡ đầu ăn học, chữa khỏi bệnh, truyền dạy nghề thầy cúng… Nhận con nuôi nhưng không phải nuôi thực sự Mặc dù vậy, khi nhà bố mẹ nuôi có công việc bận rộn hay khi gặp khó khăn, con nuôi phải có trách nhiệm giúp đỡ như đối với cha mẹ
đẻ của mình Vào dịp lễ tết con nuôi phải đến lễ tết và có lễ vật cho bố mẹ nuôi Khi bố mẹ nuôi qua đời, con nuôi phải để tang báo hiếu và có lễ vật hiến
tế như đối với bố mẹ ruột Ngược lại bố mẹ nuôi cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ con nuôi nhưng chủ yếu là về mặt tinh thần Một dạng khác là nhận con nuôi thực sự hay còn gọi là nhận con thừa tự Con thừa tự sẽ được đón về ăn ở hẳn tại nhà bố mẹ nuôi, coi bố mẹ nuôi như bố mẹ đẻ Con thừa
Trang 28tự phải làm mọi nghĩa vụ của một người con và được hưởng mọi quyền lợi như con trai trong nhà bố mẹ nuôi
Lễ đón nhận con thừa tự rất thiêng liêng và trang trọng có cha mẹ hai bên, các bậc chú, bác, anh chị em thân tộc đến chứng kiến Sau buổi lễ, người con thừa tự được đổi họ của bố đẻ sang họ của bố nuôi Và từ đây, người con thừa tự được công nhận là con trai của gia đình có trách nhiệm chăm sóc bố
mẹ nuôi và là người thừa hưởng tài sản của bố mẹ nuôi và cũng là người thờ cúng tổ tiên sau này
Các chàng trai, cô gái người Tày khi gặp bạn cùng giới có thể cùng dân tộc, có thể khác dân tộc nhưng qua trao đổi chuyện trò, đi lại với nhau mà thấy hợp nhau thì họ sẽ kết tồng với nhau.Đôi bạn tồng coi nhau như anh em, chị em ruột thịt và coi bố mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em… của bạn như bố
mẹ, chú bác, anh chị em… của mình Khi kết bạn tồng rồi, họ rất có trách nhiệm với nhau, quan tâm, giúp đỡ chia sẻ buồn vui với nhau Đặc biệt khi ông bà, bố mẹ của bạn qua đời, họ phải sắm lễ vật hiến tế và để tang báo hiếu như đối với ông bà, bố mẹ mình Sau này, trải qua nhiều đời, con cháu họ vẫn tiếp tục giữ mối tình thân thiết đó
Tục nhận con nuôi và kết bạn tồng thực sự là một nét đẹp, một nét văn hóa độc đáo, thuần phong mỹ tục của người Tày nơi đây và cũng là cơ sở để tạo nên sự cố kết cộng đồng dân tộc
1.4.3.2 Tín ngưỡng dân gian
Xã hội người Tày nói chung và người Tày Định Hóa nói riêng không
có một tôn giáo chính thống nào nhưng là xã hội ảnh hưởng đa giáo, trong đó
có cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian Với những quan niệm thần bí trong ý thức của mình, người Tày đã mường tượng
ra nhiều thần thánh, ma quỷ có sự chi phối vào cuộc sống con người Trước hết đó là khái niệm về ma (Phi)
Trang 29Người Tày chia ma thành hai loại : ma lành và ma dữ
Ma lành gồm: ma tổ tiên, ma bếp, ma thổ công, ma bà mụ… là những
ma bảo vệ che chở cho con cháu và gia súc, giúp trừ đuổi những ma quỷ đến xâm nhập và làm hại con cháu nhưng con cháu không được làm phật ý nếu không sẽ có thể bị trách phạt bởi các linh thần này
Ma dữ bao gồm: ma sông, ma núi, ma cây to, ma người chết vì tai nạn,
ma gà… Người Tày kiêng sợ nhất là ma gà Ma gà mà nhập vào người sống
sẽ chuyên đi hại người Đồng bào còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ xoay quanh về chuyện ma gà như : khi trời tối sẽ bay đến các nhà trong làng bản gây ốm đau cho người, gây hại cho gia súc, gia cầm của người ta… Vì vậy, gia đình nào bị coi là có ma gà thì rất khó lấy vợ, lấy chồng, luôn bị hàng xóm xa lánh
Để cầu mong sự bảo vệ, che chở và phù hộ của ma lành, hàng năm đồng bào Tày ở huyện Định Hóa tổ chức rất nhiều nghi lễ cúng Và trong các nghi lễ đó vai trò của các thầy cúng rất quan trọng Thầy cúng được coi là cầu nối giữa con người với thế giới của các đấng thần linh ngự trị Hầu như bản nào cũng có vài người làm nghề thầy cúng và thầy cúng rất được mọi người kính trọng
Thờ cúng tổ tiên và các vị thần che chở cho gia đình
Một hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Tày đó là thờ cúng tổ tiên Vì vậy gia đình nào cũng có một bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa nhà, đây là nơi tôn nghiêm nhất Người Tày thường thắp hương cúng tổ tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng với những đồ lễ đơn giản như: hoa quả, rượu hay nước sạch Vào những dịp lễ tết nhất là tết nguyên đán và tết rằm tháng bảy, cỗ bàn cúng tổ tiên rất thịnh soạn đủ các loại bánh trái, rượu, thịt gà, thịt lợn… Khi trong nhà có công to việc lớn như cưới xin, vào nhà mới, lễ đầy tháng… người Tày đều cúng báo cáo với tổ tiên
Trang 30Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Tày ở Định Hóa còn thờ các vị thần che chở bảo vệ cho gia đình, làng bản
Gia đình nào cũng có bàn thờ Bà Mụ - vị thần cai quản và bảo hộ cho trẻ em đặt ngay sát vách ngoài cửa buồng
Thờ vua bếp: nhà người Tày nào cũng thờ vua bếp Người ta bảo rằng
vua bếp là vị thần cai quản theo dõi công việc làm ăn ở trong nhà mình suốt
cả năm để đến cuối năm lên tâu trình với Ngọc hoàng Người Tày thờ vua bếp
ở ngay trong nhà bếp Người Tày thờ cúng vua bếp vào ngày rằm và mồng 1 chỉ thắp hương và khấn vái, đến ngày 23 tháng Chạp mới cần phải có lễ vật Ngoài ra khi trong nhà có việc vui, việc đột xuất dù lớn hay nhỏ người ta đều thắp hương cho vua bếp và cầu khấn vua bếp phù hộ, bảo vệ cho mọi sự được may mắn tốt lành
Thờ thần tài: đồng bào Tày tin rằng thần tài là người đem của cải, vàng
bạc, gia súc, gia cầm về cho nhà mình và bảo vệ tất cả của cải trong gia đình
Để thờ thần tài người Tày cắm một lọ hương ở bên cửa ra vào hay ở đầu cầu thang lên sàn nhà Ngày mồng 1 và ngày rằm họ thắp hương và khấn cầu thần tài phù hộ cho gia đình
Thờ thổ công: đây là vị thần bảo vệ và che chở cho cà bản làng Theo
quan niệm của đồng bào, vị thần này là người có thật, có công lao xây dựng bản làng Khi qua đời họ được dân bản nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh của cả bản Nơi thờ thần thổ công thường ở đầu hay cuối làng bản, nơi có gốc cây to, nơi có nhiều người qua lại Người ta làm một cái lều nhỏ với đôi gắp gianh và đặt một ống hương ở trong Vào dịp tết nguyên đán hay trong lễ cầu mùa, các gia đình mang lễ vật đến miếu thờ để cúng thổ thần Miếu thờ thổ thần có ở mọi làng bản của người Tày ở Định Hóa để bảo vệ, che chở cho cả làng như một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của cộng đồng làng bản người Tày nơi đây
Trang 31Bên cạnh miếu thờ thổ thần, ở Định Hóa còn thấy xuất hiện rải rác những ngôi đình thờ Thành Hoàng
Một số nghi lễ liên quan đến sản xuất
Vào dịp đầu xuân, người Tày ở Định Hóa thường tổ chức lễ hội Lồng tồng nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm mùa màng bội thu, gia đình yên ấm, no đủ Khi cày bừa xong, khi gieo mạ, lúc lúa ra đòng, khi gặt hái đồng bào đều tổ chức một lễ cúng nhỏ thần ruộng và thần lúa Đặc biệt là
lễ cơm mới Khi lúa bắt đầu chín, gia chủ hái vài bông treo trên bàn thờ tổ tiên, ngụ ý mời tổ tiên về chứng giám Sau đó, họ thổi cơm từ những lượm lúa mới gặt, cúng tổ tiên, thần thánh và mời anh em họ hàng đến ăn mừng
Đối với một số loại cây trồng, đồng bào cũng áp dụng một số hình thức
ma thuật Muốn cho bầu bí khỏi thui, người ta treo những bùi nhùi rơm nhỏ lên cây với ngụ ý là mong cho quả khỏi rụng; hay khi trồng khoai sọ, khoai lang đồng bào Tày thường chôn theo một hòn đá có hình tương tự củ khoai để mong cho khoai chắc củ, củ to và không bị hà, thối…
Như vậy, tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa tuy
có những yếu tố mang tính chất dị đoan nhưng cũng có những yếu tố tích cực Đồng bào Tày thờ cúng tổ tiên là thể hiện lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước và cũng để cố kết những thành viên có chung một dòng máu Thờ thần thổ công bảo vệ làng bản tạo ra một sợi dây linh thiêng gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng bản Đó là những yếu tố tạo nên sự cố kết cộng đồng và cũng là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Tày
Không chỉ có tín ngưỡng dân gian phong phú, đa dạng mà đời sống văn hóa nghệ thuật của đồng bào cũng hết sức đa dạng, phong phú thể hiện qua các làn điệu dân ca như then, lượn, phong slư, các thể loại truyện chữ nôm, các thành ngữ, tục ngữ, câu đố… Then là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tôn giáo, vừa là yếu tố nghệ thuật truyền thống đặc sắc được quần chúng yêu
Trang 32thích cả về giai điệu dìu dặt tha thiết của cây đàn tính, cả về giọng hát của người ca [37, tr.18] Lượn và phong slư là thể loại thơ trữ tình của thanh niên nam nữ Thành ngữ, tục ngữ là thể loại truyền miệng nói về kinh nghiệm lao động sản xuất, về dự báo thời tiết, quan hệ xã hội… có dấu ấn trong mọi cuộc sống và có giá trị thực tiễn cao [13, tr.268] Nội dung này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ở chương sau
Tiểu kết chương 1
Định Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, xã hội, văn hóa của các dân tộc nói chung và người Tày nói riêng Vị trí địa lý này có nhiều đất đồi núi thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, trồng các loại cây ăn quả
và cây công nghiệp
Người Tày ở Định Hóa có những bộ phận gắn bó ở đây từ buổi đầu dựng nước nhưng cũng có một bộ phận ở dưới xuôi lên Gia đình của người Tày là gia đình phụ hệ, vai trò của người đàn ông được coi trọng Kinh tế truyền thống là sản xuất nông nghiệp, săn bắn, hái lượm mang tính tự cung
tự cấp Đồng bào Tày có nhiều hoạt động tôn giáo tín ngưỡng dân gian phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trang 33Bữa ăn quen thuộc trong ngày được phân bố như sau: Có hai bữa chính
và hai hoặc ba bữa phụ Bữa chính được tổ chức vào buổi trưa ăn khi mặt trời gần đứng bóng Bữa thứ hai tổ chức vào việc xế chiều ăn lúc chập tối Những bữa phụ trong ngày thường có người ăn người không Bữa ăn phụ này thường dành cho người già và trẻ nhỏ
Đồng bào có tập quán ăn bữa nào cũng nấu nhiều hơn nhu cầu cần thiết của những thành viên trong gia đình để đề phòng khi có khách đến nhà đúng bữa thì không phải nấu thêm cơm Cơm nấu nhiều còn là để cơm nguội cho các cháu nhỏ và người già ăn bất cứ lúc nào Đồng bào Tày kiêng vét sạch nồi cuối bữa ăn bởi họ cho rằng nếu vét sạch nồi cuối bữa sẽ bị nghèo đói
Bữa ăn bình thường hàng ngày, có khi có các món: món thịt lạp, thịt thính, hém thịt, hém cá hay tôm, cá tươi bắt được ở sông, suối, ao đầm, thường thì cơm và rau xào mỡ với; rau tự túc trồng theo thời vụ như: rau bí, mướp, bầu, các loại đỗ quả, rau cải… Ngoài ra, họ còn nhặt hái thêm rau rừng
tự nhiên như rau ngót rừng, rau má, các loại nấm…
Phương thức chế biến thực phẩm của đồng bào Tày ở Định Hóa cũng rất đa dạng bao gồm chế biến dùng lửa và chế biến không dùng lửa
Thứ nhất lá chế biến dùng lửa có các món:
Trang 34Nướng: Thông thường người Tày hay nướng các vật phẩm như thịt, cá, ngô, khoai, măng… Nếu là thịt, thịt được thái lát to, ướp muối và gia vị cho ngấm, sau đó xâu thịt vào que nhỏ rồi nướng trên than hồng Nếu nướng cá thì
mổ sạch, ướp muối rồi kẹp vào chiếc kẹp tre nhỏ thành từng gắp và nướng trên than hồng Nếu nướng măng thì cho vào giữa lửa… Nướng là cách thức chế biến đơn giản, không cầu kỳ, ít tốn thời gian, ít hao nguyên liệu lại đảm bảo chất lượng, ăn ngon miệng phù hợp với điều kiện sinh hoạt, lao động của đồng bào miền núi
Rán: các món rán nhất thiết phải dùng mỡ và một cái chảo gang Chế biến món rán như sau: Cho chảo lên bếp rồi cho mỡ vào đun nóng sau đó cho thực phẩm như thịt, cá… vào rán
Xào: người Tày thường xào thức ăn theo hai cách Cách thứ nhất là xào không phối chế với các loại thịt trâu, thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… và các loại rau như su hào, bắp cải, rau cải, măng… Cách thứ hai là xào phối chế với một số rau hay gia vị như: thịt lợn xào nấm hương, lòng gà xào lá tỏi…
Quay: thịt quay có thể từ các loại thịt của vật nuôi như gà, vịt, lợn… Sau khi con vật đã được làm sạch lông, sạch ruột người ta nhồi các loại gia vị hay thêm chút phụ gia vào đầy bụng rồi khâu lại Sau đó dùng đoạn tre dài xiên từ mõm con vật ra phía hậu môn Hai đầu đoạn tre bắc ngang qua bếp lửa Con vật được quay đều để hứng nhiệt mọi phía cho đến khi chín vàng Các loại phụ gia để nhồi vào thịt quay như lá mác mật, lá ổi, lá xả, lá chanh…
Nấu: đồng bào Tày ưa ăn các món nấu dù là trong bữa cơm hàng ngày, cơm khách hay ngày lễ tết Nấu trải qua các bước: cho mỡ vào chảo đun sôi, cho thức ăn cần nấu vào, cho muối trắng đảo đều, đậy vung cho tới khi chín thì nêm gia vị tùy theo từng món khác nhau rồi cho nước vừa đủ, đậy vung lại đun đên khi sôi chín là được, trừ các loại rau thơm, hành,… đến khi thức ăn
đã nấu chín mới cho vào rồi bắc xuống ngay Đồng bào ở Định Hóa có các
Trang 35món nấu như: canh thịt lợn cà chua, canh thịt gà với gừng hoặc nghệ, canh hoa chuối,…
Ngoài ra còn có các cách chế biến dùng lửa khác như: rang, hấp, bung,… Với cách chế biến không dùng lửa đồng bào làm ra các món rất ngon và đặc trưng của đồng bào như: Các món thịt lạp, thịt thính, thịt hém, hém cá được chế biến hết sức khéo léo và cầu kỳ:
Món thịt lạp: Để chế biến món này, trước hết người ta pha thịt đã lọc hết xương ra thành từng miếng dầy khoảng ba ngón tay, dài theo khổ thịt Sau đó rửa sạch, cho vào chum, ướp với muối, bột củ giềng, một ít rượu rồi trộn đều và đậy kín chum trong vòng 2 - 4 ngày Sau đó lấy thịt ra đem xâu từng miếng thịt treo lên gác bếp, ăn dần Thịt lạp có thể để ăn từ 6 tháng đến một năm
Món thịt thính: Thịt lợn được người Tày đem thái nhỏ rồi xào chín đem trộn đều với bột gạo rang Sau đó người ta bỏ thịt thính vào chum để ăn dần Thịt thính không để được lâu như thịt lạp nên thường họ để ăn dần trong
2 - 3 tuần Khi ăn họ cho thịt thính hấp lên nồi cơm để ăn cho nóng
Món hém thịt: Thịt lợn được rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành miếng như bao diêm Sau đó đem thịt ướp muối, có cho thêm chút nước mắm, hạt tiêu, húng lìu, trộn đều Sau khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ, họ lấy thịt cho lên bếp xào chín, để nguội và cho vào chum rượu nếp Ủ từ 7 ngày trở lên thì lấy
ra ăn
Món hém cá: Cá mổ ra, moi ruột, chặt thành khúc rồi rửa sạch để ráo nước Sau đó đem ướp cá với muối, gừng giã nhỏ, một chút rượu trong vòng 3 tiếng Rồi lấy cá bỏ vào chum rượu nếp Hém cá phải ủ lâu hơn hém thịt, ủ từ
15 - 20 ngày trở lên.Trước khi ăn họ lấy cá hấp lên miệng nồi cơm hoặc cho lên chảo chưng sôi
Với gạo tẻ họ thổi cơm bằng nồi Khi nấu cơm đồng bào không cần phải đãi gạo chỉ cần vo qua một lần với nước, cho vào nồi với lượng nước vừa
Trang 36đủ rồi cho lên bếp nấu đến khi cơm vừa cạn nước thì bắc xuống vần ở cạnh kiềng Gạo tẻ còn được xay thành bột để chế biến một số loai bánh như: bánh đúc, bánh đa, bánh dậm… và cất rượu
Người Tày còn có riêng một ngày tết cốm Một số món cốm được chế biến khá công phu Đơn giản nhất là món cốm non trộn với đỗ xanh và đường Cốm cá là món được làm bằng thịt cá chép, cá quả thái miếng nhỏ, xào với hành mỡ rồi đổ cốm vào đảo đều, ăn khi còn nóng Cốm thịt lại là món được làm bằng thịt vịt băm nhỏ, trộn đều với cốm sau đó lầy lá gói lại rồi dùng nước xáo luộc lên Đó là cỗ cốm của ngày tết cốm
Người Tày còn có món xôi màu rất hấp dẫn Ngày Tết Thanh minh có xôi nhuộm lá cẩm màu tím hoặc màu xanh, đỏ Tết Trung thu có xôi trám đen Nhưng phong phú đa dạng hơn vẫn là các thứ bánh chế biến từ gạo nếp và bột gạo nếp Tết tháng giêng là tết lớn nhất có bánh chưng, bánh khảo, bánh bỏng, chè lam Tết Thanh Minh có bánh lá ngải, bánh rán Tết Đoan Ngọ có bánh tro…
Với các loại rau củ, măng, đậu, bí, mướp… người Tày thường xào khan với mỡ, hoặc nấu canh với tôm, thịt rất ít khi ăn luộc Cá, thịt cũng phổ biến món ăn rán, nấu, hầm cách thủy rất ít làm món kho mặn
Gia vị chế biến món ăn của người Tày nơi đây là: thảo quả, húng lìu, bột quế, hành, sả, ớt, tiêu, giềng, nghệ, gừng, tỏi,… và các thứ rau thơm
Với đường, mật cũng được cư dân chế biến thành những món ăn ngọt vào các dịp lễ tết như chè nếp, bánh chè lam, kẹo lạc, một số loại bánh ngọt…
Nhìn chung, các loại thức ăn của người Tày nhiều món mang sắc thái bản địa và tộc người thông qua việc khai thác và chế biến món ăn Về hình thức, các loại thức ăn thường ngày không cầu kỳ kể cả hình dáng, màu sắc bên ngoài, kích thước đến trang trí bày biện khi ăn uống Họ ít quan tâm đến việc phải thái thịt có hình thù gì, trang điểm thêm lá rau gì hay tạo dáng thế nào cho đẹp mắt Trong cách sắp xếp đĩa thức ăn, mâm thức ăn người Tày lại
Trang 37quan tâm đến việc sắp đĩa thịt ngon cho khách, cho người già, trẻ nhỏ Ý thức
ưu tiên luôn luôn ăn sâu trong tinh thần của người nội trợ, trở thành nếp, thành thói quen của mỗi người khi ăn uống; Về vị, đồng bào thiên về ăn các thức ăn có vị chua và đắng, ít ngọt, độ mặn vừa phải, rất ít chát; Về chất, người Tày ưa ăn chất béo Trong chế biến các món ăn hàng ngày cũng như trong các mâm cỗ, các món rau của họ thiên về xào mỡ hoặc xào mỡ rồi nấu canh Đặc biệt là các món chế biến từ thịt; Về mùi, đồng bào ăn các món thiên
về mùi tự nhiên mà không có sự cải biến mùi bằng cách như phi hành thơm
để xào thịt, dùng bột húng lìu, bột quế để nấu thức ăn… Điều này rất hãn hữu
ở người Tày trong cách chế biến món ăn
Cách phân phối trong bữa ăn gia đình người Tày ở Định Hóa mang tính bình đẳng, nhân ái Mọi thành viên ngồi chung một mâm cơm, cùng ăn, không phân biệt trai, gái, dâu, rể, chỉ phân biệt chủ - khách Khách được ưu
ái hơn Người già, trẻ em, người ốm yếu và phụ nữ mang thai hay ở cữ được
Chẳng hạn như nấu rượu ngô, rượu ngô Định Hóa được nấu từ ngô ủ bằng men lá Trước hết, phải phơi ngô nếp nương thật khô, thật kĩ Sau đó, cho vào nồi nấu với lượng nước vừa phải, bao giờ thấy ngô nở bung nứt thành
3 cạnh thì lấy ra rải mỏng trên cót cho bay bớt hơi nước Trong lúc đợi ngô
Trang 38nguội thì mang men ra giã nhỏ thành bột Khi thấy ngô còn ấm thì rắc men, đảo đều Để khoảng hai ngày hai đêm, thấy mùi thơm thì cho vào các chum vại ủ, sau khoảng 15 - 20 ngày thì có thể mang ra nấu cất lấy rượu Khi đun phải dùng củi tốt, để lửa cháy đều, tạo cho lượng hơi nước bốc lên đều Khi rượu chảy từ chõ vào hũ đựng thì úp khăn mặt ướt vào miệng để rượu không
bị bay hơi
Để có được rượu ngon, ngoài tuân thủ các yêu cầu cơ bản trên còn phải
có một loại men riêng theo cách truyền thống của từng gia đình Người Tày thường sử dụng men lá để nấu rượu Men này do đích thân họ đi rừng hái hàng chục loại lá, rễ cây khác nhau mang về tự pha chế
Trong quá trình nấu rượu, người Tày thường kiêng không cho người đi
đỡ đẻ, người đi dự đám ma nhìn và sờ vào rượu Phụ nữ sau khi sinh con 40 ngày mới được tiếp xúc với rượu Khi nấu rượu họ thường cho sẵn một con dao cũ vào bếp lửa, nếu có người mà kỵ vô tình đến xem hoặc hỏi chuyện thì rút dao ra cắm vào cạnh bếp, đây là cách làm mẹo để rượu không bị hỏng
2.1.3 Ứng xử trong ăn uống
Cũng như một số đồng bào dân tộc khác cư trú ở vùng đất huyện Định Hóa, bữa ăn hàng ngày của người Tày phụ thuộc vào nhịp điệu mùa vụ của nông lịch Thường ngày thì gia đình người Tày nào cũng ăn hai bữa chính, các bữa ăn phụ trong ngày chỉ dành cho người già và trẻ nhỏ Còn trong những ngày vào mùa vụ, gia đình người Tày nào ở đây cũng ăn ba bữa trong một ngày Công việc chế biến thức ăn cũng như tổ chức bữa ăn hàng ngày trong gia đình người Tày thường do người phụ nữ đảm nhiệm Khi trong gia đình có các công việc lớn như: làm nhà mới, lễ mừng thọ, lễ đầy tháng, dịp lễ tết… thì đồng bào cũng có sự phân công lao động: người đàn ông thường đảm nhiệm chế biến các món ăn như: chế biến thịt lợn, chó… mang tính phức tạp, còn người phụ nữ thường làm những công việc như dọn dẹp, nấu cơm, đun nước và làm một số loại bánh…
Trang 39Trong bữa cơm của gia đình người Tày thường có sự ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, người ốm đau và phụ nữ ở cữ hay có mang Người Tày thường có
câu “Người già ăn gạo trắng Con gái ăn gạo giã dối Con trai ăn gạo xay” ý
muốn nói lên một đạo lý là dành phần ngon cho người già Trẻ em thường được nhường cho chiếc đùi gà Người đẻ được ăn thịt gà nấu với gừng, nghệ
và phải kiêng các loại thịt trâu, bò, ngựa, cá không vảy và các loại thịt thú rừng Trẻ em kiêng ăn quả cật vì họ cho rằng trẻ em mà ăn quả cật sẽ học dốt; không được ăn chân gà vì sẽ viết chữ xấu; không ăn móng lợn vì sẽ không đi qua được các cây cầu…
Đối với người Tày, trong bữa ăn nồi cơm phải luôn được đậy kín vung
để giữ cơm được nóng Đôi đua cả để trong nồi phải quay ra phía sau, tuyệt đối không được quay đũa cả vào mâm hay quay về phía bất kỳ người nào đang ăn bởi nếu không người đó sẽ bị nghẹn hoặc đau bụng Trong mâm cơm không được gõ đũa bởi như vậy sẽ gọi ma đến nhà
Người Tày trong bữa ăn không có thói quen gắp thức ăn cho nhau (trừ người già, trẻ nhỏ hoặc khách) Đặc biệt đồng bào Tày có ý thức chờ nhau cùng ăn, hiếm khi ăn trước khi chưa đủ người Điều này thể hiện tính cộng đồng, cộng cảm trong ăn uống của đồng bào Tày nơi đây
Trong gia đình người Tày, thì người phụ nữ bao giờ cũng phải thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình Họ luôn chăm chút cho gia đình, bố mẹ, con cái, và luôn dành những khẩu phần thức ăn ngon nhất cho gia đình, còn với mình luôn chịu sự thiệt thòi Bởi vậy mỗi bữa ăn trong gia đình người Tày thể hiện những nét văn hóa ứng xử rất nhân văn và nó thực sự
là giờ khắc sum vầy của các thành viên trong gia đình; Bữa cơm người Tày biểu hiện tính nhân văn, nhân bản mang tính phổ biến của cộng đồng như: sự hiếu thuận, đức hy sinh của người phụ nữ… đều được biểu hiện trong bữa cơm gia đình
Trang 40Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội người Tày ở Định Hóa nói riêng và của người Tày nói chung còn khá sâu đậm, tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” đang còn bị chi phối và nó được biểu hiện ngay trong
mỗi bữa cơm của gia đình người Tày
Người Tày là tộc người rất mến khách, khi có khách tới nhà dù nhà đó giàu hay nghèo thì bao giờ chủ nhà cũng mang rượu ra để mời khách trước khi mời nước uống Và bao giờ đồng bào cũng mời khách ăn trước Đồng bào thường dùng rượu làm phương tiện giao tiếp, để khởi đầu cho câu chuyện và để tỏ lòng hiếu khách của mình Bởi vậy, rượu là thứ đồ uống phổ biến và là thức uống không thể thiếu được trong các dịp lễ tết, hội hè, đám cưới, đám tang…
Một đặc điểm của người đàn ông Tày là ít khi họ uống rượu nhâm nhi một mình Điều này tạo nên tính cách của người đàn ông Tày: không bê tha nghiện ngập Nhưng khi có bạn nhất là trong những ngày hội hè, lễ tết họ sẽ uống hết mình để hòa vui cùng bạn bè
Nhà sàn của đồng bào Tày huyện Định Hóa phổ biến là kiểu nhà 3 gian
2 chái Vì kèo của nhà sàn truyền thống người Tày nơi đây thường có kết cấu kiến trúc kèo cầu kẻ suốt 4 hàng chân cột Các hệ vì kèo liên kết với nhau bằng hệ thống xà xiên Do nhà sàn không có hệ thống tường chịu lực xung quanh nên toàn bộ sức nặng của mái được dồn xuống hệ thống cột và tảng kê chân cột Trước đây hệ thống cột của nhà thường được chôn thẳng xuống đất,