7. Bố cục luận văn
2.2.2. Kiến trúc công cộng
Trong các dạng kiến trúc nhà công cộng của người Tày đáng chú ý nhất là đình bản rồi đến miếu thờ thổ công. Về đình bản nhìn chung có hai dạng là chủ yếu:
Dạng thứ nhất chỉ dựng một ngôi đình để thờ các vị thần tự nhiên như: thần sông, thần núi, thần mưa,… Dạng thứ hai là hệ thống gồm 3 ngôi đình cùng thờ các vị nhiên thần và Phật Bà Quan Âm. Điểm chung nhất là cả hai dạng đều thờ Thành Hoàng. Chẳng hạn như đình làng Quặng (xã Định Biên), đình Tồng Quằng (xã Tân Dương), đình Linh Chà (xã Bảo Cường)…
Cả hai dạng đều có kết cấu 4 mái. Song các ngôi đình ở dạng thứ nhất hầu hết đều lợp gianh, ngói âm dương và quy mô nhỏ hơn đình ở dạng thứ hai.
Về kết cấu kỹ thuật, dạng đình thứ nhất có nhiều đặc điểm kiến trúc của nhà sàn truyền thống người Tày. Dạng này thường có kết cấu 3 gian 5 hàng cột. Đình gồm 4 bộ vì kèo, mỗi bộ có hai trụ ngắn đứng trên xà ngang làm chống kèo. Còn bộ vì kèo thứ hai có khác biệt nhiều so với dạng thứ nhất. Trụ ngắn hầu như không còn nữa, thay vào đó là hệ thống những con cung trong bộ vì kèo.
Đình ở dạng thứ nhất thường nhỏ về quy mô, đơn giản về kết cấu bộ sườn. Trái lại đình ở dạng thứ hai làm theo kiểu người Việt, rất lớn về quy mô và kết cấu bộ sườn. Chẳng hạn như: nơi tế lễ người ta dựng những bộ sườn đình rất lớn có tới 9 gian với 6 hàng cột. Trong đó gian chính giữa rộng gần 5 m, các gian nhỏ khác từ 1,2 m - 1,8 m. Đình bản ít khi chôn cột mà chủ yếu kê đá tảng, tường được lắp bằng ván. Tường đình ở dạng thứ hai còn được xây bằng gạch, đá, vôi, cát.
Việc dựng đình khá công phu và phải qua nhiều công đoạn. Việc chọn đất, chọn địa điểm dựng là do thầy Tào, thầy địa lý đảm nhiệm. Theo quan niệm của đồng bào thì hướng dựng đình tốt nhất là hướng đông - tây. Dựng đình phải tránh nơi có con suối, mạch nước chạy thẳng vào đình rồi đột ngột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rẽ đi, tránh vách núi đứng thẳng trước mặt đình. Nhìn chung, đình thường dựng ở nơi thoáng đãng, rộng rãi, có cây cổ thụ và mặt bằng thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội.
Đình thường là của từng bản, nhưng cũng có nơi của vài bản. Dạng đình thứ nhất thường phân bố ở những bản xa không gần thị trấn. Trái lại đình dạng thứ hai phân bố chủ yếu ở những bản gần đường giao thông chính hay trong những thung lũng lớn, bằng phẳng, gần các thị trấn.
Kết cấu mặt bằng cũng thấy rõ sự khác biệt giữa hai dạng đình của người Tày. Ở dạng thứ nhất, sàn được lát bằng gỗ ván. Sàn đình ở hai bên dành cho những già bản và người có chức vị ngồi.
Ở dạng đình thứ hai, chính giữa là cung đường có qui mô lớn nhất. Chỗ ngồi của các chức vị cao thấp trong bản được tính bắt đầu từ gian giữa cho tới các gian bên cạnh mỗi khi có lễ hội. Sau cung đường là nơi thờ Phật. Nằm cạnh cung đường là đình thờ Thành Hoàng hoặc thần sông, thần núi… với quy mô bằng hoặc nhỏ hơn so với đình thờ Phật.
Mặc dù cấu trúc đình không phổ biến lắm ở bản người Tày Định Hóa nhưng qua một số ngôi đình đã phản ánh ít nhiều mặt xã hội cổ truyền của người Tày. Đó là tôn ti trật tự biểu hiện bằng các thứ bậc cao thấp trong bản thông qua tước vị như trưởng bản, qua tuổi tác như già bản, qua nghề nghiệp như thầy Tào, Mo… Đình bản và những hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống gắn liền với nó, về mặt nào đó đã biểu hiện tính cố kết chặt chẽ của cộng đồng làng bản.
Miếu là công trình rất phổ biến trong các bản của người Tày ở Định Hóa. Về quy mô, miếu không bằng đình nhưng lại không thể thiếu được trong các bản làng của người Tày. Miếu được dựng bằng gỗ, gạch mộc hay tường trình; mái lợp gianh hoặc lợp ngói âm dương. Miếu dựng bằng gỗ phần nhiều có hình dáng như một nhà sàn thu nhỏ. Trong tín ngưỡng, miếu là nơi thờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cúng thổ công của làng bản. Và đây cũng là nơi gắn liền với những nghi lễ tôn giáo cũng như sinh hoạt lễ hội truyền thống của đồng bào.