Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
173,5 KB
Nội dung
PHÒNG GD&ĐT NINH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số: 87/ KH.LQĐ Phước Hậu, ngày 25 tháng 5 năm 2011 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Trường THCS Lê Quý Đôn được thành lập theo Quyết định số: 42/2000/QĐ-UB, ngày 2 tháng 8 năm 2000 của Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước; tiền thân là trường Tiểu học Hiếu Lễ, trường PTCS Phước Hậu; trường THCS Phước Hậu. Như vậy, nhà trường đã trải qua nhiều năm hình thành và hoạt động, nhà trường đã từng bước phát triển và ngày càng trưởng thành góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương; Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ phương hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của nhà trường trong công tác giáo dục tại địa phương. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Lê Quý Đôn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, cùng với các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện Ninh Phước phát triển theo kịp theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các khu vực và thế giới, góp phần thực hiện qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Ninh Phước giai đoạn 2010 - 2015. PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ PHÁP LÝ, BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Thông báo số 242/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 về kết luận của bộ chính trị: Tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) phương hướng phát triển Giáo dục & Đào tạo đến năm 2020; Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 06/2010/TT-BGD&ĐT ngày 26/02/2010 ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia; Nghị quyết của Đảng bộ Xã Phước Hậu lần thứ XI nhiệm kỳ 2010-2015 về tình hình kinh tế văn hóa xã hội của địa phương. II. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 1/Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Xã Phước Hậu. 1.1/ Vị trí địa lý: Xã Phước Hậu là một vùng đồng bằng chuyên sản xuất nông nghiệp, nằm về phía Bắc huyện Ninh Phước, Phía Tây giáp Xã Phước Thái, phía Bắc tiếp giáp Thành phố Phan Rang Tháp chàm và Xã Phước Sơn. Với tổng diện tích tự nhiên 1460, 37 ha, gồm có 7 thôn, trong đó có 4 thôn chăm là bà con dân tộc chăm ( Phước Đồng 1, Phước Đồng 2, Hiếu Lễ, Chất 1 Thường và 3 Thôn bà con dân tộc Kinh ( Trường Sanh, Trường Thọ, Hoài Nhơn), có 4 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống từ bao đời nay; Toàn xã có 2659 hộ/ 15370 khẩu. Dân tộc thiểu số 1203 hộ/ 7184 khẩu, chiếm tỷ lệ 46,7%, có 2 tôn giáo chính người Chăm theo đạo Balamôn, người Kinh theo đạo Phật, ngoài ra một số ít theo đạo Tin Lành; Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hóa còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn cao: 292 hộ/1207 khẩu, chiếm tỷ lệ 9,13%; 1.2/ Truyền thống cách mạng và văn hoá: Xã Phước Hậu cũng là một chiếc nôi của cách mạng. Trải qua các thời kỳ kháng chiến đã có nhiều đóng góp lớn về sức người, sức của góp phần thắng lợi chung trong công cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam. Phước Hậu một địa phương có truyền thống hiếu học. Mạng lưới giáo dục được phủ đều khắp ở mỗi thôn; Lãnh đạo, chính quyền địa phương chỉ đạo tốt các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Đoàn thanh niên…có biện pháp hỗ trợ đắc lực trong việc duy trì sĩ số học sinh, duy trì và nâng cao tỷ lệ phổ cập THCS, tạo điều kiện thuận lợi để các thầy cô giáo yên tâm giảng dạy ở địa phương, thăm hỏi động viên trong các dịp khai giảng, tổng kết năm học đặc biệt là tổ chức toạ đàm nhân dịp ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 hàng năm. 2/ Đặc điểm của nhà trường 2.1/ Điểm mạnh Về Đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV; Tổng số CB,GV,CNV: 74/ 34 nữ, (Cán bộ, viên chức dân tộc thiểu số : 51/14 nữ chiếm 68.9 %.) .Trong đó :Đội ngũ cán bộ quản lý : 03/1 nữ. Đã qua đào tạo quản lý: 03/1 nữ; cử nhân chính trị: 02/1 nữ; Số giáo viên giảng dạy: 61/28 nữ; đảng viên : 11/05 nữ; chiếm 15.0; Giáo viên chuyên trách : 1/0 nữ ( TPT Đội:1 ); Nhân viên văn phòng: 6/4 nữ ; Trong đó: Văn thư, thủ quỹ: 01/1 nữ; -Kế toán: 01/1nữ ; -Thư viện : 01/01 nữ; Phụ trách thiết bị: 2/0 nữ; Y tế học đường: 01/1 nữ; Nhân viên Bảo vệ : 02/0 nữ; Nhân viên phục vụ: 01/1 nữ. Giáo viên đạt trình độ chuẩn: 37, tỷ lệ: 56,9 % Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: 27/12 nữ, tỷ lệ: 41,6%; Chưa đạt chuẩn: 1/0 nữ tỷ lệ: 1,5%; đang học nâng chuẩn:19/8 nữ; ( Tính cả CBQL, TPT, giáo viên) Lãnh đạo nhà trường chân thành và tận tâm trong công việc; có năng lực chuyên môn giảng dạy và giáo dục, có kinh nghiệm trong công tác quản lý; chịu khó suy nghĩ, tìm tòi xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch có khát vọng đổi mới và phát triển, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, nhận được sự cảm thông và tin cậy của đông đảo giáo viên, cán bộ nhân viên và cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định, đại bộ phận là người địa phương, an tâm công tác, đã phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt chuyên môn, trong buổi họp hội đồng; có tinh thần đoàn kết nội bộ, tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong công tác.Chất lượng đội ngũ khá đồng đều, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn tương đối cao. Số giờ thực dạy của giáo viên đứng lớp không nhiều tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác; Về học sinh: Quy mô lớp và học sinh 2 Năm học 2010-2011, nhà trường có 32 lớp với 1288 học sinh, trong đó: Khối 6: 8 lớp, 330/171 học sinh; Khối 7: 8 lớp, 348/160 học sinh; Khối 8: 8 lớp, 309/157 học sinh; Khối 9: 8 lớp, 300/177 học sinh; Số lượng học sinh hàng năm phát triển khá ổn định, duy trì từ 1350 đến 1280 học sinh; Kỷ cương nền nếp trường học giáo viên học sinh được duy trì khá tốt, chất lượng dạy và học được giữ vững, hàng năm nhà trường đều có giáo viên dạy giỏi các cấp. Học sinh chăm ngoan, chịu khó học tập, ham hiểu biết, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt khá. Cơ sở vật chất, tài chính Cơ sở vật chất Diện tích đất : 15.431m2. Diện tích đất sử dụng đủ cho kế hoạch phát triển trường lớp của nhà trường cho những năm kế tiếp; bình quân: 12 m2/học sinh, tương ứng với số lượng học sinh: 1288; nhà vệ sinh phục vụ cho giáo viên, học sinh đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt hàng ngày; Phòng học : 16 (Trong đó có 14 phòng kiên cố lầu hóa; 02 phòng nhà cấp 4) Phòng hiệu bộ và chức năng : 09 (BGH : 2; Thư viện: 01; thiết bị : 02; Phòng HĐ : 01, Văn phòng: 01; phòng kế toán: 01; Đoàn Đội chữ thập đỏ : 01) Phòng học dự bị: 4; kho: 03; Nhà vệ sinh : 04 khu. ( 3 khu dành cho học sinh; 01 khu dành cho giáo viên, CNV) Công tác tài chính: Ngân sách nhà nước: Là đơn vị dự toán cấp ba, thuận lợi trong công tác chi trả lương hàng tháng của đơn vị, Ngân sách đầu tư cho việc mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho hoạt động chuyên môn còn thiếu, chưa đáp ứng cho các hoạt động của nhà trường. 2.2/ Điểm hạn chế Cơ sở vật chất trường học thiếu đồng bộ, thiếu các khu phòng hiệu bộ, phòng học bộ môn, cây xanh chưa nhiều, cảnh quan chưa xanh đẹp, sân trường còn đọng nước và mùa mưa, mùa nắng gió thì bụi bẩm từ đó còn hạn chế đến một số hoạt động vui chơi giải trí, sinh họat, sức khoẻ của giáo viên, của học sinh; Một bộ phận giáo viên còn thiếu tính chủ động, sáng tạo, ý thức tự giác trong công việc còn phụ thuộc nhiều vào công tác lãnh chỉ đạo của nhà trường; Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và việc sử dụng các phương tiện dạy học mới như máy vi tính, máy chiếu vẫn còn chưa đồng đều ở các tổ chuyên môn, một số ít giáo viên còn lúng túng trong thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội và gia đình, thống nhất dạy chữ với dạy người; Còn một bộ phận không nhỏ học sinh lười học, ý thức chưa tốt, động lực học tập của học sinh còn thấp; Đời sống một bộ phận người dân còn gặp khó khăn, bương chải lao động kiếm sống làm thuê các địa phương khác từ đó chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng học tập của học sinh thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; Công tác huy động nguồn lực xã hội hóa còn nhiều hạn chế. 3 3/ Kết quả các hoạt đông giáo dục nhà trường đã đạt được trong những năm qua: 3.1/ Kết quả 2 mặt giáo dục học sinh Năm học Xếp loại Hạnh kiểm (%) Xếp loại Học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2008-2009 47.5% 38,9% 13,7% 0 8% 20,6% 41.2% 28,7% 2.0% 2009-2010 53,7% 35,4%. 10,8% 0,2% 11,5% 28.4% 42.8% 16.3% 0.9% 2010-2011 55,9% 34,7% 8,6% 0,8% 13.2% 30.6% 42.1% 12.6% 1.5% 3.2/Kết quả thi TN. THCS, thi học sinh giỏi 3 năm . Năm học Tốt nghiệp THCS % Học sinh giỏi Cấp Huyện Cấp Tỉnh SL Vị thứ SL Vị thứ 2008-2009 82,4% 06 1 01( Toán) / 2009-2010 95.0% 04 2 01( Sử) / 2010-2011 88.1% 11 5 0 / 3.3/ Hoạt động giáo dục khác Hàng năm đều đạt giải I, II tại Hội thi tuyên truyền GD Pháp luật và phòng chống matúy, HIV/AIDS cấp huyện; Thường xuyên giáo dục học sinh nâng cao ý thức luyện tập sức khỏe hàng ngày, duy trì khá tốt nền nếp thể dục giữa giờ và thể dục chính khóa. Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện và cấp tỉnh đạt thành tích cao. 3.4/ Chất lượng giảng dạy của giáo viên: Năm học Giáo viên dạy giỏi các cấp Cấp trường Cấp Huyện Cấp Tỉnh SL % SL % SL % 2008-2009 21/57 36.8 5/7 74.4% 1/2 50% 2009-2010 24/58 41.4 / / / / 2010-2011 23/26 88.5 6/7 85.7% 1/2 50% 4/ Thời cơ Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương đối với giáo dục; Nhu cầu giáo dục chất lượng cao của phụ huynh và học sinh rất lớn và ngày càng gia tăng, trong khi đó phần lớn cha mẹ học sinh ngày một quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục; nhà trường được sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh cho nên có nhiều cơ hội để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học; Có đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn và năng sư phạm khá tốt, có thể kế tiếp đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm; Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà trường khai thác và phát huy các nguồn lực vật chất, tài chính, văn hoá, chuyên môn, cùng chăm lo nâng cao chất lượng - hiệu quả giáo dục. 5/ Thách thức Lịch sử phát triển xã hội loài người trải qua 4 nền văn minh nhân loại:“Văn minh hái lượm”, “Văn minh nông nghiệp, “Văn minh công nghiệp” và “Văn minh trí tuệ”cho thấy: Giáo dục là phương tiện cải biến xã hội, tạo tiền đề về nhân lực có tri thức cho phát triển kinh 4 tế xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội loài người. Từ đó khẳng định phát triển giáo dục và phát triển kinh tế xã hội có tính “cân bằng động” cho nên giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng phải nâng mình lên để đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thời đại và tận dụng được những điều kiện mới mà kinh tế xã hội mang lại cho giáo dục; Cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học; Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập; Chất lượng của một số giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục; Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải biết ứng dụng CNTT trong công việc, có trình độ ngoại ngữ và khả năng sáng tạo; Các trường THCS trên địa bàn huyện tăng về số lượng và chất lượng giáo dục nên bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh chất lượng và sự tín nhiệm. 6/ Xác định các vấn đề ưu tiên Ưu tiên xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL có chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị đạo đức vững vàng, đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ nhân viên về ý thức và năng lực chuyên môn phục vụ dạy học, giáo dục, quản lí nhà trường; Xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, tiến tới chuẩn và hiện đại; Xây dựng các quan hệ giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội thấu tình đạt lý, thống nhất mục tiêu cùng chăm lo phát triển toàn diện năng lực sẵn có của học sinh, đào tạo thành trở giỏi con ngoan, trò giỏi, thanh thiếu niên tích cực, công dân có ích của một nước Việt Nam; Nâng cao chất lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi trong các kỳ thi và nâng tỷ lệ đỗ vào lớp 10 THPT công lập hàng năm; Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục quản lí nhà trường theo hướng "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực"; Ứng dụng CNTT trong dạy - học giáo dục và quản lý; Áp dụng các Quy định chuẩn của Bộ GD&ĐT vào việc đánh giá đội ngũ, đánh giá nhà về công tác quản lý, giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác. PHẦN THỨ HAI ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 1/ Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, tổ chức hoạt động theo hướng hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; có đội ngũ giáo viên giỏi, ứng dụng sáng tạo và hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục; Môi trường học tập thân thiện, học sinh năng động sáng tạo tích cực biết ứng xử tốt mọi tình huống, thích ứng với thời đại mới. 2/ Sứ mệnh 5 Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện; đảm bảo nềN nếp, kỷ cương và chăm sóc tốt để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy; Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội. 3/ Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường Đoàn kết, chia sẻ, hợp tác và hỗ trợ; Tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, tính trung thực và khát vọng vươn lên; Coi trọng hiệu quả và hướng đến tính chuyên nghiệp. PHẦN THỨ BA MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Mục tiêu chiến lược. - Đào tạo thế hệ học sinh thành những con người mới, có phẩm chất đạo đức, có năng lực làm chủ xã hội, có sức khỏe và đời sống tinh thần tiến bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại; - Xây dựng trường THCS Lê Quý Đôn thành trường tiên tiến, khẳng định thương hiệu trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục. II. Mục tiêu cụ thể và các giải pháp thực hiện: Năm 2012 trường THCS Lê Quý Đôn được biết đến là một trường học thân thiện, có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, có uy tín về chất lượng giáo dục; Năm 2014 trường THCS Lê Quý Đôn THCS là trường tiên tiến xuất sắc; Năm 2015 trường THCS Lê Quý Đôn THCS là một trong những trường hàng đầu của Huyện với thương hiệu trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục. 1/ Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên 1.1./ Mục tiêu: Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định về chuẩn hiệu trưởng trường trung học; Xây dựng đội ngũ giáo viên đồng bộ cả về số lượng và cơ cấu, trong đó ít nhất có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp huyện trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, thật sự là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo; Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, nhân viên, tạo điều kiện tốt nhất để mọi thành viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, năm 2015 đạt 85% có trình độ trên chuẩn; 100% cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ tin học đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục, quản lý, phục vụ. 1.2/ Các giải pháp: Trên cơ sở cán bộ QL đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Với chức trách là cán bộ quản lý, tự tạo dựng cho mình tinh thần làm việc chủ động cho mỗi cá 6 nhân, chủ động lập kế hoạch giải quyết vấn đề; chủ động thực thi giải pháp; quản lý chặt chẽ kế hoạch dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo đúng biên chế năm học do các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo; Mỗi cán bộ, giáo viên luôn cao tinh thần đoàn kết nhất trí, làm việc đúng quy chế, đảm bảo phát huy tính dân chủ, tổ chức các hoạt động giáo dục theo đúng biên chế năm học do các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo; Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều tự hào, mong muốn được cống hiến và gắn kết với nhà trường; Nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tạo nguồn thu nhập ổn đình để đội ngũ yên tâm đầu tư cho công tác một cách hiệu quả; Không ngừng cải tiến công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hướng tới sự công bằng lành mạnh, tạo điều kiện cho từng cá nhân phấn đấu nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động; Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, nâng cao tinh thần trách nhiệm chủ động, sáng tạo trong đội ngũ nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho việc phát triển, hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa nhà trường. 2. Học sinh 2.1/ Mục tiêu: - Quy mô phát triển: Năm 2011 đến 2015: số học sinh từ 1336 đến 1382, bình quân mỗi năm 32 lớp. - Chất lượng học tập: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 15% trở lên, tỷ lệ học sinh tiên tiến đạt 35% trở lên; xếp loại yếu, kém không quá 5%. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hằng năm không quá 6%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%. Tỷ lệ học sinh được công nhật tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 95%. Chất lượng học sinh vào THPT hệ công lập được nâng lên đạt 70 % trở lên. Học sinh lớp 9 khi tốt nghiệp THCS đều hoàn thành chương trình nghề phổ thông và được cấp chứng chỉ đạt 85%; Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, là đơn vị vị thứ 2,3 trong các trường THCS về thành tích thi học sinh giỏi các cấp; - Chất lượng đạo đức và kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp: Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chất lượng đạo đức: 95% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt. Không có học sinh có hạnh kiểm yếu; Học sinh tham gia tích cực các hoạt động phong trào, công tác Đoàn-Đội tích cực tự nguyện, tự tin tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tình nguyện. 2.2/ Các giải pháp: Đổi mới dạy học: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hướng tới tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường rèn luyện kỹ năng và khả năng tương tác của học sinh trong quá trình dạy học. Xây dựng môi 7 trường học tập thân thiện, tạo điều kiện phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của từng học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện: Đổi mới các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh; Duy trì và tổ chức có chất lượng Hội thi giáo viên dạy giỏi và các cuộc thi khác trong nhà trường; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện thể chất cho học sinh; Tăng cường hoạt động chủ nhiệm lớp.Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục toàn diện học sinh; Công tác phụ đạo học sinh yếu kém luôn luôn đặt lên hàng đầu trong các giải pháp nâng cao chất lượng và phòng chống học sinh bỏ học. Hàng năm làm tốt công tác cam kết thực hiện chất lượng dạy học các môn; Cam kết thực hiện chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém; Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực; Bên cạnh đó, cần tạo được môi trường thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến đạo đức, thức kỹ năng sống cho học sinh. 3/ Cơ sở vật chất và xã hội hóa giáo dục 3.1/ Mục tiêu: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cụ thể như sau: -Khu phòng học, phòng bộ môn: Phấn đấu đến năm 2014 nhà trường có đủ số phòng học theo hướng kiên cố hóa thay cho 2 phòng học cũ đang xuống cấp đảm bảo thiết bị bên trong. Có các phòng học bộ môn đảm bảo quy định. -Khu phục vụ học tập: Phấn đấu đến năm 2013, nhà trường có thư viện đúng theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học; chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: Tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước;… đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh. Năm 2014 có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn TN.CSHCM, Đội TN.TPHCM; -Khu văn phòng: Phấn đấu đến năm 2014 có đủ phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực; -Khu sân chơi sạch, bêtong hóa đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát vào năm 2012; -Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ. Không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường, hoàn thành năm 2011; - Có khu để xe cho giáo viên, đảm bảo trật tự, an toàn hoàn thành năm 2013; 8 -Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy – học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh hoàn thành năm 2011; -Có hệ thống CNTT kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. Năm 2012 nhà trường xây dựng trang Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường; -Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương ; -Ban ĐDCMHS được thành lập và hoạt động theo đúng quy chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh; -Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; -Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Huy động gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường, với kinh phí 15 triệu năm 2012; 20 triệu năm 2013; 30 triệu năm 2013. 3.2/ Các giải pháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp hữu hiệu trong việc quan tâm đầu tư xây dựng CSVC cho nhà trường. Đối với nhà trường: Tổ chức hội nghị cam kết chịu trách nhiệm xây dựng tu sửa CSVC hàng năm; chịu trách nhiệm tham mưu với các cấp chính quyền để hội thảo về công tác xây dựng trường cho các năm đến. Đối với phụ huynh: Tăng cường công tác phối hợp với nhà trường xây dựng các mục tiêu, chương trình xây dựng trường chuẩn, chịu trách nhiệm huy động nguồn lực trong PHHS, dự kiến huy động nguồn đóng góp của CMHS hàng năm từ 25 đến 35 triệu đồng. Đối với chính quyền địa phương: Quan tâm tham mưu với Ban Quản lý dự án Huyện tích xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và đồng bộ, bảo đảm và khai thác sử dụng hiệu quả lâu; Xây dựng phòng học liệu mở được nối kết qua website của trường để giáo viên, học sinh truy cập thông tin, tài liệu dạy - học trong trường và các trung tâm tài liệu trong phạm vi cả nước. Xây dựng thư viện đề kiểm tra và giáo án điện tử để giáo viên tham khảo đầu tư tốt cho công tác. Khuyến khích cán bộ, giáo viên, CNV trang bị máy tính cá nhân (laptop) và sử dụng trong giảng dạy để vừa tiết kiệm thời gian vừa dễ dàng trong việc cập nhật thông tin phục vụ cho giảng dạy; Tăng cường công tác quản lý và bảo quản tài sản, hàng năm có kế hoạch tu sửa, mua sắm một sốt thiết bị bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng kế hoạch sử dụng; Tăng cường mối quan hệ kết hợp tốt hơn với các đoàn thể và các tổ chức ở địa phương để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Hàng năm huy động Quỹ hội phí theo tinh thần NQ của hội nghị Ban ĐDCMHS, số tiền từ 18 triệu đến 20 triệu/ năm học, bình quân mức thu 20.000,/hs giải quyết chi một phần nhỏ cho hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là điều kiện nâng cao chất lượng GD; huy động nguồn lực khác từ đóng góp của nhà mạnh thường quân, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp nhằm bổ sung, hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường. 9 Tham mưu với Đảng ủy có Nghị quyết chuyên đề về toàn dân quan tâm chăm lo xây dựng CSVC cho giáo dục, mở các cuộc Hội nghị. 4. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu: 4.1/ Muc tiêu: “Chất lượng giáo dục là danh dự và uy tín của nhà trường ” 4.2/ Các giải pháp: Tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đã đạt được thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh các cuộc họp với cấp ủy Đảng, chính quyền về các vấn đề có liên quan đến giáo dục; Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và phụ huynh; Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường, bằng cách thực hiện tốt 3 quy định công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân ; Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân. PHẦN THỨ TƯ TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1/ Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường, cơ quan chủ quản, Ban ĐDCMHS và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường để kế hoạch chiến lược của nhà trường trở thành kế hoạch chiến lược của từng cá nhân, tổ chức đơn vị trong nhà trường với mục tiêu chiến lược và giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn. 2/ Tổ chức Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3/ Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược - Giai đoạn 1: Từ năm 2011 - 2013: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển chất lượng giáo dục mũi nhọn, đặc biệt là chú trọng đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CSGD cấp độ 3 vào năm 2013; -Giai đoạn 2: Từ năm 2013 – 2015: Hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa; duy trì đạt chuẩn kiểm định chất lượng CSGD cấp độ 3. Hoàn thành các mục tiêu chiến lược, phát triển nhà trường một cách bền vững và hiệu quả; -Tầm nhìn đến năm 2020: Xây dựng chiến lược giai đoạn tiếp theo. 4/ Phân công thực hiện 4.1/ Đối với Chi bộ: Lãnh đạo nhà trường và các tổ chức Đoàn thể phối hợp thực hiện các mục tiêu đề ra; 4.2 /Đối với Hiệu trưởng 10 [...]...11 Chịu trách nhiệm cụ thể hóa Kế hoạch chiến lược nhà trường trong kế hoạch từng năm học, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học Cụ thể: - Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường - Chủ trì xây dựng và tổ chức thực... trường 4.5/ Đối với cán bộ, giáo viên, CNV Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch 4.6/Đối với học sinh Kh ng ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu... đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là một tất yếu kh ch quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay Nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 là tâm huyết là trí tuệ của một tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển trường THCS Lê Quý Đôn ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, cho phụ huynh, nhân... các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược; Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh ỷ lại cho nhà trường 4.8/Các Tổ chức Đoàn thể trong trường -Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; -Tuyên truyền, vận động mọi thành viên... thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường 12 PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN Trong mỗi nhà trường việc xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển là một yêu cầu tất yếu phù hợp với sự phát triển của xã hội tiên tiến theo quy luật toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình... liên quan đến nhiều đơn vị - Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển 4.3/ Đối với các Phó Hiệu trưởng Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp... phương Rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo; sự đồng thuận của cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh toàn trường quyết tâm thực hiện có hiệu quả kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đã đề ra./ Nơi nhận: -Phòng GD&ĐT N.Phước -UBND xã P Hậu -Bí thư Chi bộ, CT.HĐT -LĐ trường -Lưu VT HIỆU TRƯỞNG ( đã ký) Đàng Tấn Giảng XÁC NHẬN UBND XÃ PHƯỚC HẬU DUYỆT CỦA PHÒNG . HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số: 87/ KH. LQĐ Phước Hậu, ngày 25 tháng 5 năm 2011 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015. nhà trường trong công tác giáo dục tại địa phương. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Lê Quý Đôn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của. giáo dục kh c; Về học sinh: Quy mô lớp và học sinh 2 Năm học 2010-2011, nhà trường có 32 lớp với 1288 học sinh, trong đó: Kh i 6: 8 lớp, 330/171 học sinh; Kh i 7: 8 lớp, 348/160 học sinh; Kh i