1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 20:Sự nở vì nhiệt của chất khí

20 873 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 415 KB

Nội dung

HIỂU: • Các chất khí nở vì nhiêt nhiều hơn chất lỏng.. nước màu vào bình cầu, để nhốt một lượng khí trong bình.. Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay

Trang 1

Bài 20:

Trang 2

MỤC TIÊU

BIẾT:

Chất khí nở ra khi nóng lên, co

lại khi lạnh đi.

Các chất khí khác nhau nở vì

nhiệt giống nhau.

HIỂU:

• Các chất khí nở vì nhiêt nhiều hơn chất lỏng Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

• Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.

Trang 3

MỤC TIÊU

VẬN DỤNG:

Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

PHÂN TÍCH:

Đọc, phân tích các số liệu trong bảng để rút ra kết luận.

Trang 4

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

Mục tiêu:

Tranh luận đề ra phương án thí nghiệm dựa theo kinh nghiệm có sẵn

Vấn đề đặt ra:

Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào

cho nó phồng lên ?

Trang 5

Mục tiêu :

• Làm được thí nghiệm, quan sát hiện tượng

• Trả lời được 6 câu hỏi từ C1 – C6

Hoạt động 2 : Thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng

lên thì nở ra

Trang 6

Các nhóm hãy tiến hành thí nghiệm theo

các bước sau:

bình cầu

bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn

1 giọt nước màu trong ống

nước màu vào bình cầu, để nhốt một lượng khí trong bình Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi áp chặt vào bình cầu Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu

Trang 7

Các nhóm cử đại diện để trả lời các câu hỏi

C1 Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào ?

 Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí

trong bình tăng: không khí nở ra

Trang 8

C2 Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện

tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?

 Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không

khí trong bình giảm

Trang 9

C3 Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình ?

 Do không khí trong bình bị nóng lên

Trang 10

C4 Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại giảm

đi khi ta thôi áp hai bàn tay nóng vào bình ?

 Do không khí trong bình lạnh đi

Trang 11

Rút ra kết luận:

a) Thể tích khí trong bình khi khí

nóng lên.

b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí

tăng lên

giảm đi

Trang 12

Hoạt động 3:

Vận dụng kiến thức đã thu được trong họat động 2

để giải thích một số hiện tượng.

Mục tiêu:

 Vận dụng được kiến thức vừa rút ra để giải thích

được 3 câu hỏi C7, C8, C9

Trang 13

VẬN DỤNG

• C7 Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng

lại có thể phồng lên?

 Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong

quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng lại phồng lên như

cũ.

C8 Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

( Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này )

 Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

d = 10m / V Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh: Không

Trang 14

C9 Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của lòai người

do nhà bác học Galilê (1564 – 1642) sáng chế Nó

gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh

Bây giờ, dựa vào mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh Hãy giải thích tại sao?

VẬN DỤNG

Trang 15

Họat động 4:

So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau.

Mục tiêu:

Biết cách đọc, phân tích các số liệu trong bảng đã cho

để rút ra kết luận

Trang 16

Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó

tăng thêm 500C và rút ra nhận xét:

• Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?

• Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?

• Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?

• So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn , lỏng, khí?

Trang 17

Rút ra kết luận:

• Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

• Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở

vì nhịêt nhiều hơn chất rắn

Trang 18

GHI NHỚ

 Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

 Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt

giống nhau.

 Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Trang 19

DẶN DÒ

tập.

Ngày đăng: 25/01/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w