Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gòn Hạ Long (Trang 36)

1.5.1. Lựa chọn phƣơng án kinh doanh, phƣơng án sản phẩm :

Hiệu quả sử dụng vốn, trước hết quyết định bởi doanh nghiệp có công ăn việc làm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu tiêu thụ ở đâu, với giá nào nhằm huy động được mọi nguồn lực (vốn, kỹ thuật, lao động) vào

hoạt động có được nhiều thu nhập, thu được nhiều lãi.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô tính chất sản xuất kinh doanh không phải do doanh nghiệp chủ quan quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ... là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là chọn đúng phương thức kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ tiếp cận thị trường, nói cách khác, doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá và giá cả. Có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ, quá trình sản xuất mới được tiến hành bình thường, Tài sản cố định mới có thể phát huy hết công xuất, công nhân viên có việc làm, vốn lưu động luân chuyển đều đặn, hiệu quả sử dụng vốn cao, doanh nghiệp có điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.

Ngược lại, nếu không lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thì dẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường, không bán được hoặc bán chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dụng tốt phương pháp marketing. Các doanh nghiệp phải có tổ chức chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xuyên có các thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về những diễn biến của thị trường. Trong đó, đặc biệt nhận biết sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để chuẩn bị sản phẩm thay thế.

1.5.2.Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn :

Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư, cũng cần huy động cả những nguồn vốn huy động bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và mở rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu.

Các nguồn vốn huy động bổ sung trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều, do đó việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng trước hết cần huy động nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng Nhà nước, vay ngân hàng... Về nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước hết doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối...

Đối với doanh nghiệp thừa vốn thì tuỳ từng điều kiện cụ thể để lựa chọn khả năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh, liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần phải thận trọng, thẩm tra kỹ các dự án liên doanh...

1.5. 3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh :

Điều hành và tổ chức tốt sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt, tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất không đúng phẩm chất... gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất.

Quản lý tài sản cố định, vốn cố định :

Để nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định, vốn cố định các doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc sử dụng Tài sản cố định, bao gồm:

Bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao được hiệu suất công tác của mấy, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm cho sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp thường xuyên quan tâm tới việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ Tài sản cố định về mặt hiện vật, tránh làm mất mát hư hỏng Tài sản cố định trước thời hạn khấu hao.

Quản lý Tài sản lưu động, vốn lưu động :

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý Tài sản lưu động và vốn lưu động.

Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu tính toán không đúng nhu cầu vốn lưu động dẫn đến tình trạng thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ hoặc là huy động thừa vốn sẽ lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng vốn lưu động

1.5.4. Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm.

Sự đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật có thể làm cho tỷ trọng vốn cố định trên tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, tổng chi phí về khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm tăng lên. Nhưng nhờ tăng năng suất máy móc, thiết bị dẫn đến tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giảm tiêu hao các chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương... tăng giá bán, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

1.5..5. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Qua số liệu, tài liệu kế toán doanh nghiệp thường xuyên phải nắm được số vốn cả về mặt giá trị và mặt hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong thời kỳ đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán...nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thuận lợi...

Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa chỉ ra được các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn.

Thông qua đó, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước có biện pháp huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém có biện pháp khắc phục.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6. Những nhân tố ảnh hƣởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luân chuyển không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác. Tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình vận động đó rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cụ thể:

1.6.1. Nhân tố bên ngoài : Các chính sách vĩ mô :

Trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổi trong chính sách này đều có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn thì các quy định như thuế vốn, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Biến động về thị trƣờng đầu vào, đầu ra :

Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi về máy móc, công nghệ… nó có thể giúp cho doanh nghiệp chọn công nghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó cũng có thể đẩy công nghệ đi đến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Những biến động về thị trường đầu ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng thừa…sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chu kỳ sản xuất kinh doanh :

Chu kỳ sản xuất kinh doanh có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho người mua, bộ phận thứ hai là là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua đến khi doanh nghiệp thu tiền về. Chu kỳ kinh doanh gắn trực tiếp với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ kinh doanh ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi cho các khoản cho vay phải trả.

Kỹ thuật sản xuất :

Các đặc điểm về kỹ thuật tác động với một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số sử dụng thời gian, công suất…nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó làm cho việc bảo toàn và phát triển vốn gặp khó khăn. Ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa…tăng năng suất lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.

Đặc điểm về sản phẩm :

Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vòng quay của vốn, nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghệ nhẹ sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài, giá trị thu hồi vốn chậm.

Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ :

Trình độ quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt đảm bảo cho quá trình thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó hạn chế

tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Mặt khác, công tác hạch toán dùng các công cụ tính toán các chi phí phát sinh, đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp giải quyết.

Trình độ lao động của doanh nghiệp :

Trình độ lao động của doanh nghiệp được thể hiện qua tay nghề, khả năng tiếp thu công nghệ mới, khả năng sáng tạo, ý thức giữ gìn tài sản. Nếu lao động có trình độ cao, tay nghề cao thì máy móc thiết bị được sử dụng tốt, năng suất lao động tăng.

Tuy nhiên để phát huy tiềm năng lao động doanh nghiệp phải có biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LI ̣CH KHÁCH SẠN SÀI GÒN HẠ LONG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH KHÁCH SẠN SÀI GÒN HẠ LONG.

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời và chƣ́ c năng nhiê ̣m vu ̣ của công ty.

Khách sạn Sài Gòn Hạ Long là một khách sạn nằm trong hệ thống của Tổng công ty du li ̣ch Sài Gòn – Đây là mô ̣t trong những Tổng công ty hàng đầu về kinh doanh nhà hàng, khách sạn, và các dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước và quốc tế. Năm 1994 công ty đã quyết đi ̣nh xây dựng Khách sa ̣n Sài Gòn Ha ̣ Long theo thiết kế của các kiến trúc sư người Viê ̣t Nam trường phái kiến trúc cổ điển , với tổng diê ̣n tích 25.000 m2 gồm 5 biê ̣t thự riêng biê ̣t với 23 phòng ngủ nằm trên một đồi thông thơ mô ̣ng bên bờ vi ̣nh Ha ̣ Long – Di sản thiên nhiên thế giới , đây là một điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi, lý tưởng về địa hình để thu hút khách du lịch.

Công ty cổ phần du lịch khách sạn Sài Gòn Hạ Long là công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số 187/1998/QĐ-UB ngày 20/01/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quang Ninh với số vốn điều lệ là 160 ty đồng, công ty cổ phần du lịch khách sạn Sài Gòn - Hạ Long ra đời với 7 đơn vị là thành viên sáng lập là: Tổng công ty du lịch Sài Gòn, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh, công ty tái bảo hiểm Quốc gia, Ngân hàng công thương Sài Gòn, Công ty xây lắp 3 Đà Nẵng, trong đó vốn góp cổ phần của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn chiếm 51%. Ngành nghề kinh doanh chính là: Khách sạn du lịch quốc tế, kinh doanh lữ hành quốc tế, xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản.

Sau một quá trình xây dựng, khách sạn Sài Gòn - Hạ Long đi vào hoạt động tháng 3 năm 2002 với tổng số 228 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao.

ngủ, ăn uống, tàu du lịch, hội họp, văn phòng đại diện.

+ Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.

+ Xuất nhập khẩu các sản phẩm du lịch… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua Công ty Cổ phần Du lịch khách sạn Sài Gòn - Hạ Long đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gòn Hạ Long (Trang 36)