KN: PP giai toan loi van lop 3

16 527 0
KN:  PP giai toan loi van lop 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN 1: MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ lâu, việc giải toán đã trở thành hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô và các bậc phụ huynh. Nhất là từ năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình Tiểu học mới vào các môn học bắt đầu từ lớp 1, những đổi mới về nội dung chương trình dạy học Toán, đặc biệt là giải Toán có lời văn đã giúp học sinh có thêm những hiểu biết về TNXH, về dân số và môi trường, về an toàn giao thông được tích hợp với các nội dung toán học trong quá trình hình thành và phát triển, còn ở trong giai đoạn "Tư duy cụ thể" sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế, bộ não chưa hoàn chỉnh, các em thường nhớ một cách máy móc do vốn ngôn ngữ còn ít nên giải các bài toán có lời văn của các em còn khó hiểu, khó nhớ hay lẫn lộn và mắc sai lầm khi thực hành giải các dạng toán đó. Mặt khác: Nhu cầu của xã hội về con người ngày một cao, để tiếp cận với khoa học hiện đại, đòi hỏi mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh phù hợp, đổi mới phương pháp dạy học cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Vì vậy việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 là hết sức cần thiết, là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp và ngày càng cao các tri thức và kỹ năng toán Tiểu học với các kiến thức hàng ngày. Từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, cố gắng tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới, do đó có hứng thú, tự tin và có niềm vui trong học tập. Xuất phát từ nhu cầu chính đáng ấy là lý do tôi đã lấy mục tiêu "Tìm hiểu phương pháp dạy học giải toán có lời văn lớp 3" làm nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn lớp 3 theo mức độ, yêu cầu của chương trình Tiểu học hiện hành, đồng thời trực tiếp giúp đảm bảo sự bình đẳng về chất lượng giáo dục Toán học và khuyến khích phát triển năng lực của cá nhân học sinh. Nó giúp các em làm quen với việc rèn luyện tư duy, biết phân tích, tổng hợp vấn đề đặt ra. Nó tạo đà cho học sinh học tốt chương trình Toán ở các lớp trên. Do đó việc giúp học sinh phân loại các dạng toán và nắm được cách giải chúng là rất cần thiết. Đó chính là mục đích khiến tôi nghiên cứu đề tài này. III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng học sinh đại trà lớp 3 trường Tiểu học Thái Học. - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3C trường Tiểu học Thái Học. - Nội dung chương trình: Kiến thức lớp 3 hiện hành về giải toán có lời văn. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. THỰC TRẠNG: Trên thực tế học sinh của tôi hay mắc phải là: Chưa biết tìm hiểu nội dung bài toán cho biết gì? chưa biết tóm tắt đặc biệt là tóm tắt dòng sơ đồ đoạn thẳng, chưa nắm được cách phân tích bài toán tìm dạng toán để mà giải như thế nào, trình bày bài giải chưa khoa học, lời giải chưa phù hợp với phép tính giải 1 Từ việc nắm bắt được các điểm yếu của học sinh khi giải bài toán có lời văn, ngay từ đầu năm học tôi đã kích thích hứng thú học môn Toán, đặc biệt là giải toán có lời văn, bước đầu rèn kỹ năng giải toán bằng cách: Cho học sinh tiếp cận nhận dạng với những bài toán đơn, toán hợp trong chương trình Toán 3. Rồi giúp học sinh nắm chắc bốn bước giải của quá trình giải toán và có kỹ năng vận dụng thích hợp với từng dạng bài khác nhau thường học ở lớp 3 để đi đến kết quả mong muốn. * Toán có lời văn ở lớp 3 là những bài toán mà ngôn ngữ, lời lẽ trong bài gắn với thực tế đời sống hàng ngày. Việc dạy giải toán có lời văn nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về toán học trong quá trình học tập; được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu đa dạng, phong phú. Nhờ đó học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của mỗi học sinh, những con người lao động mới trong tương lai. Do đó mỗi người giáo viên cần nắm chắc và hiểu các bài toán có lời văn ở lớp 3 gồm: 1) Dạy giải các bài toán đơn. 2) Dạy giải các bài toán hợp. 3) Dạy giải các bài toán có nội dung hình học. 2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY CHO GIÁO VIÊN: * Để giúp học sinh biết giải tất cả các dạng toán có lời văn ở trên, việc đầu tiên tôi làm là cung cấp cho học sinh nắm chắc 4 bước của quá trình giải 1 bài toán có lời văn ở lớp 3. a) Tìm hiểu đầu bài toán: - Tức là làm cho học sinh nắm được ý nghĩa nội dung của bài toán. - Nắm và hiểu được các yếu tố cơ bản của bài toán. - Giúp học sinh biết tóm tắt bài toán. * Cách làm: - Giáo viên đọc 1 lần, học sinh đọc. - Dùng hệ thống câu hỏi để giúp học sinh nắm chắc ý nghĩa nội dung của bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Mối quan hệ phải tìm và điều kiện đã cho. - Tóm tắt bài toán ( Thường sử dụng sơ đồ đoạn thẳng hoặc hình vẽ). - Nhìn vào tóm tắt, học sinh đọc lại bài toán. b) Lập kế hoạch giải bài toán: Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để giúp học sinh thiết lập trình tự bài giải thông qua các dữ kiện bài toán. c) Thực hiện kế hoạch giải: Yêu cầu học sinh thực hiện lời giải, mỗi phép tính kèm theo câu trả lời, ghi danh số cho phù hợp, ghi đáp số. d) Kiểm tra lời giải: Xem đúng hay sai, so sánh đáp số với các số đã cho xem có hợp lý không? có phù hợp với yêu cầu đã cho không? 2 2.1 Hướng dẫn học sinh phân loại các bài toán đơn, các bài toán hợp: a) Toán đơn: - Trọng tâm của việc giải toán đơn là lựa chọn phép tính thích hợp, cái gì đã cho, cái gì phải tìm. - Cách tóm tắt đầu bài toán (Thường là bằng sơ đồ đoạn thẳng) giúp học sinh lựa chọn được phương pháp tính. - Khi hướng dẫn giải loại toán đơn giáo viên cần làm nổi bật ý nghĩa của bài toán đơn đó. b) Toán hợp: - Trọng tâm của bài toán là tách bài toán đã cho thành các bài toán đơn. - Kế hoạch giải bài toán cần hướng dẫn cho học sinh dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận và các phương pháp giải. Ví dụ: Anh có 15 tấm bưu ảnh, em ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? - Giáo viên hướng dẫn như sau: * Bước 1: - 1 học sinh đọc bài toán, cả lớp đọc thầm bài toán. - Hỏi: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 15 bưu ảnh anh 7 bưu ảnh ? tấm bưu ảnh em Gọi học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đầu bài. * Bước 2: Lập kế hoạch - Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh ta cần biết gì? (Em có bao nhiêu tấm bưu ảnh, anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh). - Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh? Em có bao nhiêu tấm bưu ảnh (Anh có 15 tấm bưu ảnh, em chưa biết có bao nhiêu tấm bưu ảnh). - Muốn biết em có bao nhiêu tấm bưu ảnh ta làm thế nào. Làm tính trừ rồi ta tính tiếp gì? (Cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh). - Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh ta làm thế nào (Làm tính cộng). * Bước 3: Trình bày bài giải: Hướng dẫn học sinh trình bầy bài giải sao cho cân xứng giữa vở. Em có số tấm bưu ảnh là: 15 - 7 = 8 (bưu ảnh) Cả hai anh em có số tấm bưu ảnh là: 15 + 8 = 23 (bưu ảnh) Đáp số: 23 bưu ảnh * Bước 4: - Cho học sinh kiểm tra, thử lại: 3 3) Từ việc cung cấp cho học sinh nắm chắc 4 bước giải bài toán có lời văn ở lớp 3 và một số các dạng toán cơ bản trong chương trình hiện hành, tôi bắt đầu tiến hành hướng dẫn các em giải từng dạng toán như sau: a) Dạng 1: Dạy giải bài toán đơn: - Dạy cho học sinh biết cách tóm tắt bài toán (Thường sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để minh họa cho điều kiện của bài toán). * Dựa vào sơ đồ tóm tắt học sinh phải chọn phép tính thích hợp với tình huống nêu lên giữa cái đã cho và cái phải tìm. * Phân loại cụ thể từng bài toán trong các tiết dạy và chỉ ra, chốt lại cách giải từng loại. * Về toán thể hiện mối quan hệ "Hiệu" Kiến thức cần ghi nhớ. Tìm một số khi biết số đó lớn hơn (Hay nhỏ hơn) số đã cho một số đơn vị thực hiện bằng phép tính cộng (Hay trừ). + Biết hai số, tìm số này lớn hơn (Nhỏ hơn) số kia bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé. Áp dụng giải bài toán 1: Khối lớp một có 245 học sinh khối lớp 2 có ít hơn khối lớp 1, 32 học sinh. Hỏi khối lớp 2 có bao nhiêu học sinh? Hướng dẫn giải bài toán theo 4 bước. Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán. + GV đọc bài toán 1 lần, học sinh đọc. - Hỏi: Bài toán cho biết gì? Khối lớp 1 có 245 học sinh Khối lớp hai có ít hơn khối lớp 1 32 học sinh Bài toán hỏi gì? Khối lớp 2 có bao nhiêu học sinh? - Hướng dẫn tóm tắt: 245 học sinh Khối lớp một 32 học sinh Khối lớp hai ? học sinh Gọi 1, 2 học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đầu bài. Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải. Học sinh dựa vào sơ đồ và cho biết. Muốn biết khối lớp hai có bao nhiêu học sinh em làm thế nào? (Em làm tính trừ). Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải. Khối lớp 2 có số học sinh là: 245 – 32 = 213 ( học sinh) Đáp số : 213 ( học sinh) Qua bài toán giáo viên rút ra cách tính dạng toán này cho học sinh ta phải thực hiện phép tính trừ (hay cộng) khi tìm số nhỏ hơn (lớn hơn) số đã cho 1 số đơn vị. Bước 4: Cho học sinh kiểm tra , thử lại 4 Áp dụng giải bài toán 2: Bao gạo cân nặng 50 kg, bao ngô cân nặng 35 kg. Hỏi bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu Ki lô gam? * Học sinh đọc kỹ đầu bài sau đó chỉ ra điểm khác so với bài toán 1 là số lớn số nhỏ đã biết, tìm xem số nhỏ hơn số lớn bao nhiêu đơn vị? Học sinh tóm tắt bài toán: 50 kg Bao gạo ? kg Bao ngô 35 kg * Học sinh dựa vào sơ đồ tóm tắt sẽ giúp các em chọn phép tính trừ: Bài giải: Bao ngô nhẹ hơn bao gạo số ki lô gam là: 50 - 35 = 15 (kg) Đáp số: 15 kg * Qua bài toán 2 giáo viên rút ra cách tính cho dạng toán này là cần thực hiện phép tính trừ lấy số lớn trừ đi số bé để tìm xem số lớn (số bé) lớn hơn (nhỏ hơn) số bé (số lớn) bao nhiêu đơn vị. * Về bài toán tìm một phần mấy của một số: Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần. Áp dụng giải bài toán: Cửa hàng có 40 m vải xanh và đã bán được 5 1 số vải đó. Hỏi cửa hàng đã bán được mấy m vải xanh? Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. ? m 40 m ( Có 40 m vải xanh đã bán 5 1 số vải tức là số vải chia làm 5 phần bằng nhau, đã bán đi 5 1 số vải) * Nhận xét cách giải: Học sinh dựa vào sơ đồ tóm tắt sẽ chọn phép tính chia để giải bài toán. * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Số m vải xanh cửa hàng đã bán là: 40 : 5 = 8 (m) Đáp số: 8 m * Hướng dẫn học sinh thử lại: Chốt lại cách làm dạng toán này bằng cách cho học sinh nhắc lại cách tính nhiều lần. * Về bài toán: " Tìm một số khi biết số đó gấp 1 sối lần số đã cho". 5 * Kiến thức cần nhớ: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần. Áp dụng giải bài toán: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? * GV hướng dẫn học sinh cách tóm tắt bài toán: Con hái được 7 quả cam, ta có sơ đồ 7 quả Mẹ hái được gấp 5 lần con như vậy Con hái: số cam mẹ hái bằng mấy lần số cam Mẹ hái: của con (5 lần) vậy ta có * Nhận xét cách giải: Dựa vào sơ đồ tóm tắt em thấy số cam con hái được là 1 phần số cam mẹ hái được là mấy phần như thế (5 phần) Vậy em cần thực hiện tính thế nào ? (Làm tính nhân). * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Số cam mẹ hái được là: 7 x 5 = 35 (quả) Đáp số: 35 quả * Hướng dẫn học sinh thử lại: Chốt lại cách làm (Kiến thức cần nhớ của dạng toán này). * Về bài toán "Tìm một số khi biết số đó bằng kết quả của số đã cho giảm đi 1 số lần". Kiến thức cần nhớ: Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta lấy số đó chia cho số lần. Áp dụng giải bài toán: Một cửa hàng buổi sáng bán được 60 l dầu, số lít dầu bán được trong buổi chiều giảm 3 lần so với buổi sáng. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu? Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán: 60 l Buổi sáng ? l Buổi chiều ( Buổi chiều bán được số dầu giảm đi 3 lần so với buổi sáng tức là số dầu buổi sáng chia làm 3 phần thì số dầu buổi chiều bán được là mấy phần như thế? (1 phần). * Hướng dẫn học sinh nhìn vào sơ đồ để tìm cách giải. * Hướng dẫn cách trình bày bài: Số lít dầu buổi chiều cửa hàng bán được là: 60 : 3 = 20 (l) Đáp số: 20 lít dầu *Kiểm tra thử lại: Chốt cách làm và cho học sinh so sánh dạng toán này với bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số và rút ra nhận xét các dạng toán này là các tình huống khác nhau của cùng một cấu trúc toán học là phép chia thành các 6 phần bằng nhau rồi tìm giá trị của một phần đó kết luận cách làm 2 dạng toán này giống nhau cùng là làm tính chia cho số phần bằng nhau. * Về bài toán "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé" Kiến thức cần nhớ: + Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé. + Lưu ý học sinh danh số ở bài toán này là số lần. Áp dụng giải bài toán: Đàn gà có 42 con gà mái và 6 con gà trống. Hỏi số gà mái gấp mấy lần số gà trống? Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài 42 con Gà mái Gà trống 6 con * Hướng dẫn học sinh nhận xét cách giải - Đây là dạng toán nào? - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé - Vậy ta cần làm thế nào? - Lấy số lớn chia cho số bé. * Hướng dẫn học sinh trình bầy bài giải: 42 : 6 = 7 (lần) - Giáo viên chốt kiến thức cần nhớ về dạng toán này, cho nhiều học sinh nhắc lại. b) Dạng 2: Dạy giải toán hợp: Từ việc hướng dẫn học sinh rèn luyện tốt kỹ năng giải toán đơn, tôi hướng dẫn học sinh giải toán hợp thuận tiện và dễ dàng hơn. - Giải toán hợp ở lớp 3 thông thường bằng 2 bước tính, mỗi bước tính là bước giải một bài toán đơn nên tôi hướng dẫn học sinh tách bài toán đã cho thành 2 bài toán đơn bằng cách đặt câu hỏi phụ để lập bài toán đơn thứ nhất rồi chọn phép tính và thực hiện phép tính đó. Sau đó lập bài toán đơn thứ hai rồi chọn phép tính và thực hiện phép tính thứ hai. - Sau mỗi bài giải ở mỗi dạng giáo viên cần chốt kiến thức về cách giải hoặc có thể so sánh các dạng tương tự nhau để phân biệt cách giải phù hợp. Áp dụng giải bài toán 1: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? Bước 1: Tìm hiểu bài toán: - Học sinh đọc bài toán Hỏi: Bài toán cho biết gì? Thùng thứ nhất đựng 18 l dầu thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu Bài toán hỏi gì? Cả hai thùng đựng bao nhiêu l dầu Hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 18 l dầu Thùng thứ nhất 6 l dầu ? l dầu 7 Thùng thứ hai 1, 2 học sinh nhìn vào tóm tắt nêu lại bài toán: Bước 2: Lập kế hoạch giải: Tách bài toán thành 2 bài toán đơn qua hệ thống câu hỏi. Muốn biết cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu, ta phải biết gì? (Thùng thứ nhất đựng được bao nhiêu lít dầu, thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu). - Thùng thứ nhất đựng được bao nhiêu lít dầu ? (18 l dầu) - Thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu ? (chưa biết phải tìm). - Thùng thứ nhất đựng được 18 l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 l dầu, vậy thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu? ta làm thế nào? (HS chọn phép tính thích hợp 18 + 6 = 24). - Thùng thứ nhất đựng được 18 l dầu, thùng thứ hai đựng được 24 l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? (HS chọn phép tính thích hợp). Bước 3: Hướng dẫn học sinh giải: HS trình bày cân đối vào vở. Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là: 18 + 6 = 24 (l) Cả hai thùng đựng được số lít dầu là: 18 + 24 = 42 (l) Đáp số: 42 lít dầu Bước 4: Hướng dẫn học sinh kiểm tra thử lại. Bài toán 2: Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau? Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. 240 quyển ? quyển sách * Hướng dẫn học sinh giải theo 2 cách: Cách 1: Tách thành 2 bài toán đơn. + Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có bao nhiêu quyển sách? Ta thực hiện như thế nào? ( Làm tính chia lấy 240: 2 = 120) + Mỗi tủ có 120 quyển sách xếp đều vào 4 ngăn. Mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách? Ta tính như thế nào? (làm tính chia) Hướng dẫn học sinh trình bầy bài giải: Mỗi tủ có số quyển sách là: 240 : 2 = 120 (quyển) Mỗi ngăn có số quyển sách là: 120 : 4 = 30 (quyển) Đáp số: 30 quyển Hướng dẫn học sinh kiểm tra thử lại Cách 2: Tách thành 2 bài toán đơn: + Có 2 tủ sách mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi 2 tủ có bao nhiêu ngăn? 8 ( 2 x 4 = 8 ngăn) Có 240 quyển sách xếp đều vào 8 ngăn tủ. Hỏi mỗi ngăn tủ có bao nhiêu quyển sách? - Dựa vào hướng dẫn học sinh giải: 2 tủ có số ngăn sách là: 4 x 2 = 8 (Ngăn) Mỗi ngăn tủ có số sách là: 240 : 8 = 30 (Quyển) Đáp án: 30 quyển * Lưu ý học sinh: Mỗi bài toán có thể tìm nhiều cách giải khác nhau (nếu có). Bài toán 3: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao gạo đó có bao nhiêu ki lô gam gạo? Hướng dẫn học sinh đọc đề toán và tóm tắt. 7 bao: 28 kg 5 bao: ? kg Hướng dẫn lập kế hoạch giải: Muốn biết 5 bao gạo có bao nhiêu ki lô gam gạo ta cần biết gì ? ( 1 bao đựng bao nhiêu ki lô gam gạo). - 7 bao gạo đựng 28 kg gạo, vậy 1 bao đựng bao nhiêu ki lô gam? làm tính gì? (Tính chia 28: 7 = 4). - 1 bao đựng 4 kg vậy 5 bao gạo đựng bao nhiêu ki lô gam gạo? Làm thế nào ? (tính nhân). - Hướng dẫn học sinh trình bầy bài giải: 1 bao gạo đựng số ki lô gam gạo là: 28 : 7 = 4 (kg) 5 bao gạo như thế đựng số ki lô gam gạo là: 4 x 5 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg - Hướng dẫn học sinh kiểm tra thử lại. Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh nắm được bài toán này là bài toán liên quan đến việc "Rút về đơn vị" nên cần phải tính: Bước 1: Tìm 1 phần trong các phần bằng nhau. Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau. Bài toán 4: Một người đi xe đạp trong 12 phút đi được 3 km. Hỏi nếu cứ đạp xe đều như vậy trong 28 phút thì đi được mấy Ki lô mét? * Hướng dẫn học sinh phân tích thành 2 bài toán. + Người đi xe đạp trong 12 phút đi được 3 km. Vậy trong 1 Ki lô mét người đó đi trong bao nhiêu phút (12: 3 = 4). + Người đi xe đạp cứ 4 phút đi được 1 km, như vậy cứ đi đều như thế trong 28 phút thì đi được mấy km? (28: 4 = 7 km) * Học sinh tóm tắt và giải bài toán: Tóm tắt: 12 phút: 3 km 9 28 phút: km? Bài giải: 1 ki lô mét người đó đi trong số phút là: 12 : 3 = 4 (phút) 28 phút người đó đi được số ki lô mét là: 28 : 4 = 7 (km) Đáp số: 7 km * Hướng dẫn kiểm tra, thử lại: - Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh nắm được 2 bước giải của dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Bước 1: Tìm 1 phần trong các phần bằng nhau. Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị. Ở 2 bài toán 3 và 4 giáo viên nhấn mạnh và khắc sâu cho học sinh bước rút về đơn vị (Tức là 1 đơn vị). - Giúp học sinh phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại bài này. + Giống nhau: Bước 1 cùng tìm 1 trong các phần bằng nhau (Làm phép tính chia). + Khác nhau: Bài toán ở VD 3 (Dạng 1) thì bước 2 làm bằng phép tính nhân. Còn bài toán (Dạng 2) ở VD 4 thì bước 2 làm phép tính chia. c) Dạy giải bài toán có nội dung hình học: * Kiến thức cần ghi nhớ: + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). + Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo 1 cạnh nhân với 4. + Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với chính nó. * Khi dạy giải các bài toán có nội dung hình học, tôi hướng dẫn cho học sinh nhận dạng bài toán đó là toán đơn hay toán hợp, sau đó phân tích bài toán để áp dụng giải như công thức tính (toán đơn) hoặc tách thành 2 bài toán đơn (Toán hợp). - Lưu ý học sinh phép tính ứng với câu lời giải có thể có đến 2, 3 dấu phép tính, học sinh không phải ghi kết quả của phép tính trung gian mà chỉ ghi kết quả cuối cùng. - Cho học sinh phân biệt rõ giữa danh số về đơn vị đo chu vi và đơn vị đo diện tích. Áp dụng giải: Bài toán 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35 m, chiều rộng 20 m. Tính chu vi mảnh đất đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán: 35 m 20 m 10 [...]... gạo? (3 điểm) 3) Một hình chữ nhật có chiều dài là 275 cm, chiều rộng bằng 1 chiều 5 dài Tính chu vi hình chữ nhật ( 4 điểm) Đợt 3: Đề bài 3: Bài 1: Một đội công nhân phải sửa chữa quãng đường dài 1.256 m, đội đã sửa được 1 quãng đường Hỏi đội công nhân còn sửa bao nhiêu mét đường 2 nữa? ( 2,5 điểm) Bài 2: Một hình vuông có chu vi là 31 6 m Hỏi cạnh của hình vuông đó là bao nhiêu mét ? (2 điểm) Bài 3: ... thùng có 36 lít dầu, sau khi sử dụng số dầu trong thùng giảm đi 3 lần Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu? (3 điểm) 3) Cuộn vải xanh dài 16 m, cuộn vải trắng dài gấp 4 lần cuộn vải xanh Hỏi cuộn vải trắng dài bao nhiêu mét? ( 4 điểm) Đợt 2: Đề bài 2: 1) Một con lợn nặng 45 kg, con ngỗng nặng 5 kg Hỏi con lợn cân nặng gấp mấy lần con ngỗng, con ngỗng nặng bằng một phần mấy con lợn? (3 điểm) 2)... ở lớp 3 và một số phương pháp giải phù hợp với từng dạng bài, phù hợp với từng bài toán Tôi đã tiến hành đánh giá, khảo sát chất lượng giải toán của học sinh lớp 3A thông qua bài tập thực hành phiếu học tập Cụ thể từng đợt khảo sát đánh giá như sau: Đợt 1: Đề bài 1: 13 1) Lúc đầu trong rổ cố 60 quả cam Sau một buổi bán hàng trong rổ còn lại 1 /3 số cam Hỏi trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam? (3 điểm)... mua 235 hộp bánh, mỗi hộp có 6 cái bánh Số bánh này đem chia hết cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái bánh Hỏi có bao nhiêu bạn được nhận bánh (giải bằng 2 cách ) (3 điểm) Đợt 4: Đề bài 4: 1) Các phòng học đều được lắp số quạt trần như nhau Có 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần Hỏi có 24 cái quạt trần thì lắp được mấy phòng học? ( 2 điểm) 2) Một hình vuông có chu vi là 35 m Tính diện tích hình vuông đó? ( 3. .. các em đã có kỹ năng giải toán tương đối thành thục - Đã biết vận dụng một số các phương pháp giải phù hợp với từng dạng bài khác nhau 14 Cụ thể là: Lớp 3 c: Sĩ số 28 em Thời gian Giỏi Đợt 1 6 Đợt 2 9 Đợt 3 10 Đợt 4 12 Khá 8 7 7 7 TB 10 9 9 9 Yếu 4 3 2 0 Ghi chú Qua kết quả thu được ở trên, tôi thấy tương đối khả quan Nếu cứ tiếp tục đi sâu hơn nữa, tôi tin chắc kết quả sẽ cao hơn nữa Đây là sự mong... LIỆU THAM KHẢO - SGK, SGV lớp 3 - Vở bài tập Toán, thực hành luyện toán lớp 3 - Tạp chí giáo dục tiểu học MỤC LỤC PHẦN 1: Mở đầu I/ Lý do chọn đề tài II/ Mục đích nghiên cứu III/ Phạm vi nghiên cứu PHẦN 2: Nội dung nghiên cứu 1.Thực trạng 2 Các bước thực hiện nâng cao chất lượng giờ dạy cho giáo viên 2.1 Hướng dẫn học sinh phân loại 2.1.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu PHẦN 3: KẾT LUẬN 16 ... riêng và dạy học môn Toán nói chung PHẦN 3: KẾT LUẬN 1 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua những việc làm, những biện pháp đã làm và kết quả đạt được ở trên, tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình khi dạy học sinh giải toán có lời văn như sau: 1) Giúp học sinh nắm chắc 4 bước của quá trình giải toán Bước 1: Tìm hiểu đầu bài toán Bước 2: Lập kế hoạch giải Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải Bước 4: Kiểm... 2) Nắm chắc các bài toán cơ bản trong chương trình hiện hành 3) Phân loại được các bài toán đơn, toán hợp 4) Vận dụng được các phương pháp giải toán ở Tiểu học sao cho đúng phù hợp với từng dạng bài, từng bài cụ thể 5) Giáo viên phải nghiên cứu, chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp 2.KẾT LUẬN: Việc dạy giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 3 là một việc vô cùng quan trọng,việc nên làm đối với mỗi người... học? ( 2 điểm) 2) Một hình vuông có chu vi là 35 m Tính diện tích hình vuông đó? ( 3 điểm) 3) Một cửa hàng bán dầu ngày thứ nhất bán được 12.756 l dầu, ngày thứ hai lại bán gấp đôi ngày đầu Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? Vậy là qua việc khảo sát đánh giá chất lượng giải toán của học sinh lớp 3c, từng đợt dựa trên các đề đã nêu Tôi đã thu được kết quả như sau: - Phần giải toán có... giải: * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải Chu vi hình vuông đó là: 50 x 4 = 200 (cm) Đáp số: 200 cm * Kiểm tra, thử lại Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ về cách tìm chu vi hình vuông Bài toán 3: Tính cạnh hình vuông, biết chu vi hình vuông là 24 cm * Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán: ? cm Chu vi: 24 cm * Hướng dẫn học sinh tìm cách giải: - Chu vi của hình vuông bằng gì? - Độ dài . + 8 = 23 (bưu ảnh) Đáp số: 23 bưu ảnh * Bước 4: - Cho học sinh kiểm tra, thử lại: 3 3) Từ việc cung cấp cho học sinh nắm chắc 4 bước giải bài toán có lời văn ở lớp 3 và một số các dạng toán cơ. em làm thế nào? (Em làm tính trừ). Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải. Khối lớp 2 có số học sinh là: 245 – 32 = 2 13 ( học sinh) Đáp số : 2 13 ( học sinh) Qua bài toán giáo viên rút. sau: Đợt 1: Đề bài 1: 13 1) Lúc đầu trong rổ cố 60 quả cam Sau một buổi bán hàng trong rổ còn lại 1 /3 số cam. Hỏi trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam? (3 điểm). 2) Trong thùng có 36 lít dầu, sau khi

Ngày đăng: 25/01/2015, 02:00