1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an cn 9 - hay

2 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 53 KB

Nội dung

UBND HUYỆN NGHĨA HƯNG PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Số: 468/PGDĐT V/v: hướng dẫn dạy-học nghề Trung học cơ sở CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nghĩa Hưng, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện. Căn cứ công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH ngày 12/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2011-2012; Công văn số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/ 8/ 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và THPT; Công văn số 10945/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27/11/2008 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông, Công văn số 1040/SGDĐT, ngày 11/10/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định về việc hướng dẫn dạy – học nghề phổ thông; Theo Kế hoạch của Tổ THCS và kế hoạch của các trường THCS trong huyện; Phòng Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn các trường THCS trong huyện công tác tổ chức dạy-học nghề phổ thông năm học 2011-2012 như sau: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Hoạt động dạy – học nghề phổ thông ở cấp THCS là hoạt động giáo dục tự chọn với thời lượng 70 tiết, chỉ áp dụng đối với học sinh lớp 8. Phòng GD-ĐT tổ chức thi NPT cho các học sinh có đủ điều kiện và tự nguyện đăng ký dự thi. Giấy chứng nhận NPT của học sinh được cấp để hưởng chế độ khuyến khích khi xét công nhận tốt nghiệp THCS và tuyển sinh THPT. 2. Học sinh được cấp Giấy chứng nhận NPT được cộng điểm khuyến khích theo Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/BGDĐT ngày 05/4/2006 và Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Phòng GD-ĐT khuyến khích các trường THCS tổ chức dạy NPT như một môn học tự chọn trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn tại công văn 8607/ BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc tổ chức dạy-học NPT ngoài 6 buổi/tuần nhưng phải đảm bảo dạy đủ thời gian, chương trình qui định theo nguyên tắc học sinh và phụ huynh học sinh tự nguyện đăng ký học. Việc dạy NPT phải kết thúc chương trình khi năm học kết thúc. Trước khi thi NPT, các trường có thể tổ chức ôn tập cho học sinh để đảm bảo thi đạt kết quả tốt. 1. Tổ chức dạy - học nghề phổ thông - Các trường THCS có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chuyên môn theo yêu cầu chương trình nghề phổ thông thì tổ chức dạy NPT cho học sinh. - Chương trình dạy: Nghề điện dân dụng 2. Đối tượng và điều kiện dự thi nghề: Học sinh đang học tại các trường THCS, đã hoàn thành chương trình NPT; có điểm tổng kết NPT từ trung bình (5,0 điểm) trở lên; nghỉ học không quá 10% tổng số tiết học của chương trình NPT (tương đương nghỉ học không quá 7 tiết) và tự nguyện đăng ký dự thi NPT đã học thì được dự thi. 3. Hồ sơ quản lý chuyên môn các lớp dạy nghề phổ thông: Kế hoạch dạy-học NPT; phân phối chương trình; danh sách học sinh đăng ký học nghề; sổ Gọi tên và ghi điểm; số Đăng ký giảng dạy; sổ Ghi đầu bài; giáo án. 4. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra: Phòng GD-ĐT chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy-học NPT, kiểm tra việc tổ chức dạy-học NPT ở các trường THCS theo đúng qui định. 5. Việc ghi điểm: - Số lần kiểm tra tối thiểu: thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT và THCS ban hành kèm theo quyết định 40/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tương tự như môn học 2 tiết/ 1 tuần). - Kết quả học tập của học sinh được ghi vào Sổ Gọi tên-ghi điểm và Học bạ như một môn tự chọn. Điểm trung bình NPT không tham gia tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ và cả năm học: + Đối với những trường dạy nghề vào các tiết tự chọn buổi sáng thì điểm được ghi cả hai kì. + Đối với những trường dạy nghề vào buổi chiều thì triển khai học kì nào, ghi điểm trung bình vào học kì tương ứng và lấy kết quả đó để đánh giá cho cả năm học. 6. Thời gian thực hiện: Năm học 2011 – 2012, các trường bắt đầu dạy nghề bắt đầu từ học kì II vào các buổi chiều trong tuần. 7. Kinh phí thực hiện: Thực hiện theo Công văn Liên ngành số 196/HDLN của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính ngày 3 tháng 3 năm 2008 về việc thu và sử dụng để chi cho công tác thi, xét. Cụ thể mức thu là 25.000đ/ học sinh. - 12% nộp về Sở GD-ĐT để chi cho công tác thi và duyệt kết quả, in giấy chứng nhận học nghề, công tác thanh tra. - 34% nộp về hội đồng chấm thi để chi cho công tác chấm thi, xét duyệt kết quả của hội đồng chấm thi. - 48% để lại hội đồng coi thi để chi cho công tác coi thi, kể cả mua các loại biểu mẫu dùng trực tiếp cho học sinh như thẻ dự thi, giấy thi, giấy nháp. Riêng phôi liệu cho thực hành do học sinh tự chuẩn bị. - 5% chi bồi dưỡng chi cán bộ trực tiếp làm công tác thu, chi và quản lí dự thi, dự tuyển trong trường học (gồm Ban giám hiệu, kế toán, thủ quĩ và những người trực tiếp thu). - 1% chi mua sổ sách, biên lai, chứng từ phục vụ thu, chi dự thi, dự tuyển. Nhận được công văn này, Phòng GD-ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc việc dạy - học nghề phổ thông. Nơi nhận: - Như trên; - Trang Web của PGD; - Lưu VT. TRƯỞNG PHÒNG (đã kí) Nguyễn Văn Thắng . được công văn này, Phòng GD-ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc việc dạy - học nghề phổ thông. Nơi nhận: - Như trên; - Trang Web của PGD; - Lưu VT. TRƯỞNG PHÒNG (đã. dạy - học nghề phổ thông - Các trường THCS có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chuyên môn theo yêu cầu chương trình nghề phổ thông thì tổ chức dạy NPT cho học sinh. - Chương. hiện và kiểm tra: Phòng GD-ĐT chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy-học NPT, kiểm tra việc tổ chức dạy-học NPT ở các trường THCS theo đúng qui định. 5. Việc ghi điểm: - Số lần kiểm tra tối thiểu:

Ngày đăng: 24/01/2015, 11:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w