Câu 1.Cho các phát biểu sau CrO3 là một oxit axit, mày đỏ thẩm,có tính khử mạnh,một số chất vô cơ như S,P,C,C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 Thiếc tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám Phản ứng cháy của thuốc súng xảy ra theo phương trình: Thứ tự dẫn điện tăng dần là: Fe < Al < Au < Cu < Ag Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li và lớn nhất là OS Kim loạicó nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg và cao nhất là W Kim loại cứng nhất là Cr Than muội được dùng để chế thuốc nổ đen, thuốc pháo,chất hấp phụ Kim cương thuộc loại tinh thể phân tử điển hình Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 NaHSO4 là muối axit và có pH < 7 Số phát biểu đúng là: A.6 B.7 C.10 D.11 Câu 2: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO 3 và H 2 SO 4 , đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B ( đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là A. 27,96. B. 29,72 C. 31,08. D. 36,04. Câu 3: Đem cracking 1 lượng butan thu được hỗn hợp gồm 7 chất. Cho hỗn hợp khì này sục qua dung dịch Br2 dư thì khối lượng Br 2 tham gia phản ứng là 25,6 gam và sau thí nghiệm khối lượng bình Br 2 tăng thêm 5,32 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi đi qua dung dịch Br2 có tỷ khối hơi so với metan là 1,9625. Tính hiệu suất phản ứng cracking. A.40% B.60% C.80% D.75% Câu 4: Nung nóng hh gồm 15,8 gam KMnO4 và 24,5 gam KClO 3 thời gian thu được 36,3 gam hh Y gôm 6 chất.Cho Y tác dụng với dd HCl đặc dư đun nóng lượng khí clo sinh ra cho hấp thụ vào 300 ml dd NaOH 5M đun nóng thu được dd Z .Cô cặn Z thu được chất rắn khan các pư sảy ra hoàn toàn .Khối lượng chất rắn khan thu được là A.111 g B.12 g C.79,8 g D.91,8 g Câu 5: Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88g chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925g bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265g chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là: A. 3,17 B. 2,56 C. 1,92 D. 3,2 Câu 6 : Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất (X) trong dung dịch HNO3 đặc thu được 5,75 gam hỗn hợp gồm hai khí (có thành phần % theo khối lượng của oxi như nhau) và dung dịch (Y). Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí so với hiđro là 115/3. Ở trạng thái cơ bản nguyên tử X có số electron độc thân là A 3 B 4 C 2 D 1 Câu 7: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO 2 và c mol H 2 O, biết b-c=4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H 2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7mol NaOH sau phản ứng cô cạn dung dịch khối lượng chất rắn là A. 57,2 gam B. 52,6 gam C. 53,2 gam D. 42,6 gam Câu 8 : Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala– Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly– Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là : A. 27,9 B. 29,7 C.13,95 D. 28,8 Gợi ý: 1pentapeptit là Ala-gly-ala-gly-gly. Tức là n Gly :n Ala = 3 : 2 Có n Ala = 2.0,12 + 2.0,05 + 0,08 + 0,18 + 0,1 = 0,7 mol => n Gly = 1,5.0,7 = 1,05 Đặt n Gly-gly = 10a; n Gly = a. 2.0,12 + 0,05 + 0,08.2 + 0,18 + 2.10a + a =1,05 => a = 0,02 mol. Khối lượng bằng 0,2.(75.2 -18) + 0,02.75 = 27,9 gam Câu 9: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,các kim loại kiềm thổ có: A.Bán kính nguyên tử giảm dần B.Năng lượng ion hóa giảm dần C.Tính khử giảm dần D.Khả năng tác dụng với nước giảm dần Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là: A. 20 B. 10 C. 9 D. 18 Câu 11: Hỗn hợp X gồm Hidro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO 2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có Y X d = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br 2 0,2M. Giá trị của V là A. 0,1 lít B. 0,25 lit C. 0,3 mol D. 0,2 lít Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H 2 S vào dung dịch FeSO 4 (2) Sục khí H 2 S vào dung dịch CuSO 4 (3) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Na 2 SiO 3 (4) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Ca(OH) 2 (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13 Hòa tan 59,65g hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước,thêm dư dung dịch NaOH, sau đó tiếp tục thêm nước brom dư,rồi lại thêm dung dịch BaCl2 dư thì thu được 63,25g kết tủa vàng.Thành phần % khối lượng của CrCl3 trong hỗn hợp muối ban đầu là A.48,45% B.33,57% C.51,55% D.66,43% Câu 15: A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2,Fe(NO3)2,Fe(NO3)3, Mg(NO3)2.Trong đó O chiếm 9,6% về khối lượng.Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50g muối A.Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu m g oxit.Giá trị của m(g) là A.47,3 B.44,6 C.17,6 D.39,2 Bài tập vận dụng: Hòa tan 14,24g hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3,CuSO4, FeSO4 vào nước dư thu dung dịch Y.biết trong hỗn hợp X lưu huỳnh chiếm 22,47% về khối lượng.Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với lượng dung dịch Ba(OH)2 thu m(g) kết tủa.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Giá trị m là A.31,34 B.29,20 C.15,95 D.35,10 Câu 16: 1 mol X có thể phản ứng tối đa 2 mol NaOH. X có thể là (1) CH 3 COOC 6 H 5 (2) ClH 3 NCH 2 COONH 4 (3) ClCH 2 CH 2 Br (4) HOC 6 H 4 CH 2 OH (5) H 2 NCH 2 COOCH 3 (6) ClCH 2 COOCH 2 Cl Có bao nhiêu chất thoã mãn A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 18: (1). Khí Cl 2 và khí O 2 . (6). Dung dịch KMnO 4 và khí SO 2 . (2). Khí H 2 S và khí SO 2 . (7). Hg và S. (3). Khí H 2 S và dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . (8). Khí CO 2 và dung dịch NaClO. (4). Khí Cl 2 và dung dịch NaOH. (9). CuS và dung dịch HCl. (5). Khí NH 3 và dung dịch AlCl 3 . (10). Dung dịch AgNO 3 và dung dịch Fe(NO 3 ) 2 . Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là A. 8 B. 7 C. 9 D. 10 Câu 19 Hấp thụ hoàn toàn V lít CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 a M thì thu được m 1 gam kết tủa. Cùng hấp thụ (V+3,36) lít CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 thì thu được m 2 gam kết tủa. Biết m 1 :m 2 = 3:2. Nếu thêm (V+V 1 ) lít CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 trên thì thu được lượng kết tủa cực đại. Biết m 1 bằng 3/7 khối lượng kết tủa cực đại. Giá trị của V 1 là: A.0.672 B.1.493 C.2.016 D.1.008 Câu 20: Cho Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được dung dịch X. Trong các hóa chất sau: KMnO 4 , Cl 2 , NaOH, CuSO 4 , Cu, KNO 3 , KI. Số chất tác dụng với dung dịch X là: A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 7,68g Cu vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3,khuấy đều thu V lít hỗn hợp NO2,NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan.Cho tiếp 200ml dd NaOH 2M vào dd X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu 25,28g rắn.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Giá trị V là A.5,376 B.1,792 C.2,688 D.3,584 Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocabon là đồng đẳng liên tiếp 31,6 X M = . Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam nước chứa xúc tác thích hợp thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lit khí khô Y và 33 Y M = . Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C là: 1,305% B. 1,043% C. 1,208% D. 1,279% Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen và 0,35 mol H 2 vào bình kín (xt Ni) nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Khi cho Y lội qua dung dịch Brom dư có 4,48 lít khí Z bay ra. Z có tỉ khối hơi so với H 2 là 4,5. Độ tăng khối lượng của bình brom là: A .2,8 gam B. 2,05gam C. 2,3 gam D. 4,1gam Câu 26: Cho các chất sau: toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, etanal, đimetyl xeton, propilen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO 4 ở nhiệt độ thường là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4 Câu 27: Cho 6,48g hh X gồm Mg và Fe tác dụng với 90ml dd CuSO4 1M thu được chất rắn Y và dd Z chứa 2 muối.Hòa tan chất rắn Y cần tối thiểu V ml dd HNO3 4M thu được NO là sản phẩm khử duy nhất.Thêm dd NaOH dư vào dd Z.Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu 4,8g rắn T.Các phản ứng ra hoàn toàn.Giá trị V là A.200 B.120 C.100 D.80 Câu 28 Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO 2 (đktc) và 25,2 gam H 2 O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H 2 SO 4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là A. 34,20. B. 27,36. C. 18,24 D.22,80. Câu 29 Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KCl, KClO 3 , CaCl 2 , CaOCl 2 , Ca(ClO 3 ) 2 thu được chất rắn Y và 2,24 lít khí O 2 (đktc). Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 dư thu được 20 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thì thu được 71,75 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 50,6 g B. 124,85 g C. 29,65 g D. 32,85 g Câu 30: Nhiệt phân 17,54g hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được O2 và mg rắn gồm K2MnO4,MnO2 và KCl.Toàn bộ lượng O2 sinh ra cho tác dụng hết với than nóng đỏ thu 3,584 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với O2 là 1. Thành phần % theo khối lượng của KClO3 trong X là: A.62,76% B.74,92% C.72,06% D.27,94% Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp, cho sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 19,1 gam và có 25 gam kết tủa. Nếu oxi hóa hết m gam X bằng CuO dư, lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 / NH 3 dư, đun nóng được x gam Ag. giá trị của x là ( hiệu suất phản ứng 100%) A. 64,8g B. 86,4g C. 75,6g D. 43,2g Câu 33: : Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl 2 , SO 2 , NO 2 , C, Al, Mg 2+ , Na + , Fe 2+ , Fe 3+ . Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: A. 4 B 5 C. 6 D. 8 Câu 35: Cho các phát biểu sau Các phát biểu không đúng là glucozơ có phản ứng thuỷ phân tạo ancol etylic mantozơ và saccarozơ có liên kết glicozit mantozơ và fructozơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br 2 tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau mantozơ và fructozơ có khả năng tham gia tráng gương. A. 3, 4 B. 2, 5. C. 1, 3, 4. D. 3, 4, 5. Câu 36: Hỗn hợp X gồm CaO,Mg,Ca,MgO.Hòa tan 5,36g hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu 1,624 lít H2(đktc) và dung dịch Y trong đó có 6,175g MgCl2 và m g CaCl2.Giá trị của m là A.7,4925g B.7,770g C.8,0475g D.8,6025g Câu 37: Trong sơ đồ phản ứng 2 4 KI+H SO Zn NaOH 2 2 7 K Cr O X Y Z→ → → . X, Y, Z lần lượt là A. Cr 2 (SO 4 ) 3 , CrSO 4 ,Cr(OH) 2 B. CrI 3 , CrI 2 , Na[Cr(OH) 4 ] C. Cr 2 (SO 4 ) 3 , CrSO 4 , Na[Cr(OH) 4 ] D. Cr 2 (SO 4 ) 3 , CrSO 4 ,Cr(OH) 3 Câu 38: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu hỗn hợp khí A gồm CO2,CO,H2.Toàn bộ lượng khí A vừa đủ khử hết 72g CuO thành Cu và thu m(g) H2O.Lượng nước này hấp thụ hết vào 8,8g dd H2SO4 98% thì dung dịch axit H2SO4 giảm xuống còn 44%.Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí A là A.28,75 B.16,4 C.14,29 D.13,24 Câu 39: Cho các chất sau: ancol etylic (1), đimetyl ete (2),axit axetic(3),metyl axetat (4), etyl clorua (5) Sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là A.3>1>4>2>5 B.3>1>4>5>2 C.3>1>5>4>2 D.3>1>5>2>4 Câu 41: Cho phương trình hóa học: Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + N a O b + H 2 O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì tổng hệ số của H 2 O và HNO 3 là: A. 45a – 18b. B. 66a – 18b. C. 66a – 48b. D. 69a – 27b. Câu 44: Oxi hóa 9,6 gam ancol X đơn chức, bậc 1 thành axit tương ứng bằng O 2 , lấy toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (hỗn hợp Y) cho tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là A. 1 M B. 1,25 M C. 2,5 M D. 0,5 M Câu 46: Chia 0,30 mol hỗn X gồm C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 2 H 2 thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,40 gam H 2 O. Cho phần 2 lội qua dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình nước brom tăng 2,70 gam. Phần trăm khối lượng của C 2 H 6 có trong hỗn hợp X là A. 34,05% B. 35,71% C. 33,33% D. 71,42% Câu 47: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl 2 ( tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5 Câu 49: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp X thu được 3a (mol) CO 2 và 1,8a (mol) H 2 O. Hỗn hợp X có số mol 0,1 tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNO 3 trong NH 3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04 Câu 56: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 400ml dd NaOH a M thì thu được dung dịch X.Cho từ từ và khuấy đều 300ml dd HCl 1M vào X thu dung dịch Y và 4,48 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 dư xuất hiện 30g kết tủa.Giá trị a là A.0,75M B.2M C.1,5M D1M Câu 57: Đun nóng hỗn hợp A gồm 0,1 mol axeton, 0,08mol propenal,0,06mol isopren và 0,32mol hiđro có Ni làm xúc tác thu hỗn hợp khí và hơi B.Tỉ khối của B so với không khí là 375/203. Hiệu suất hiđro đã tham gia phản ứng cộng là A.87,5% B.93,75% C.80% D.75,6% Câu 58: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm -NH 2 . Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là A. 8,389. B. 58,725. C. 5,580. D. 9,315. Câu 59: Trong các phát biểu sau : (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện. (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. Các phát biểu đúng là A. (2), (4). B. (2), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (2), (3), (4). Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2(đktc) thu 6,72 lít khí CO2(đktc) và 9,9g H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là: A.7,74g B.6,55g C.8,88g D.5,04g GV: TRẦN SỸ TUẤN – ĐẶNG VĂN THÀNH . (dư) vào dung dịch Na 2 SiO 3 (4) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Ca(OH) 2 (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch. ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88g chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925g bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265g chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy. (đktc). Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 dư thu được 20 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thì thu