1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã đồng phú, huyện chương mỹ, hà nội

26 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Contents Contents 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG 5 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 5 2.1.1.Cơ sở lý luận 5 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1.3 Đặc điểm địa bàn xã Đồng Phú 7 a. Đặc điểm tự nhiên 7 b. Đặc điểm kinh tế,xã hội 8 2.2. Hệ thống văn bản chính sách khuyến nông liên quan 9 2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã Đồng Phú, Chương Mỹ, Hà Nội 10 2.3.1 Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách nông nghiệp 10 2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện 11 2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách 12 2.3.4 Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách 14 2.3.4 Nội dung triển khai chính sách 14 2.4 Kết quả tình hình thực hiện các chính sách khuyến nông trên địa bàn xã 16 2.4.1. Kết quả triển khai chính sách chương trình, hoạt động khuyến nông 16 2.4.2 Sự đánh giá của người dân về thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn 17 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã 18 2.6 Những khó khăn và tồn tại gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách ở xã Đồng Phú 20 2.7. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến nông: 21 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 3.1. Kết luận 24 3.2. Kiến nghị 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất ra vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Vì vậy, để củng cố nông nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng, nông nghiệp chính là nền tảng vững chắc để chúng ta phát triển các ngành khác Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, với cơ cấu của ngành nông nghiệp chiếm 20,23%, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, 60% dân số làm nghề nông . Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng cần được chú trọng quan tâm để phát triển kinh tế nước nhà. Trước tình hình đó, được sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước: Hệ thống khuyến nông nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập theo Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộng đồng nông thôn. Thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính Phủ về khuyến nông – khuyến ngư, hệ thống viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông – khuyến ngư, hệ thống khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn bản ra đời. Họ đã trở thành lực lượng nòng cốt, cánh tay dài của lực lượng khuyến nông, là cầu nối giữa khuyến nông với nông dân. Lực lượng khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn, bản đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện công tác khuyến nông cũng như công tác phát triển nông thôn ở cơ sở. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông thôn bản có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ không đều, kinh nghiệm kỹ năng cơ bản trong hoạt động khuyến nông còn hạn chế… Vì vậy, việc thực thi các chính sách khuyến nông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội là một xã thuần nông, có thế mạnh lớn để phát triển nông nghiệp, có vị trí quan trọng trong hệ thống cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho Hà Nội nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Nhận định được ý nghĩa to lớn ấy, nhiều chính sách khuyến nông cho xã đã được triển khai và áp dụng, bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế chưa được khắc phục Để đánh giá tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở Chương Mỹ. Nhóm chúng em cùng nhau tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách khuyến nông và khuyến nghị góp phần hoàn thiện chính sách khuyến nông. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách khuyến nông; - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn Hà Nội; - Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách khuyến nông; - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện chính sách khuyến nông. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện tại trên địa bàn xã đang triển khai những chính sách khuyến nông gì? - Tình hình triển khai chính sách khuyến nông ở xã Đồng Phú đang đạt những kết quả gì? Những tồn tại, bất cập ở điểm nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn xã Đồng Phú? - Tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã cần hoàn thiện, bổ sung những nội dung gì để nâng cao hiệu quả thực hiện? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đề tài được tiến hành thông qua việc điều tra tra trực tiếp thông qua các hộ nông dân, cán bộ quản lý và lãnh đạo xã, nhân viên và cộng tác viên khuyến nông cơ sở và các đoàn thể trong xã Đồng Phú. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng trong đề tài này được thu thập từ năm 2009 đến 2011. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Đồng Phú trong đó chủ yếu tập chung vào khuyến nông cơ sở Nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã Đồng Phú. PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 2.1.1.Cơ sở lý luận Một số khái niệm Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương,chính sách về nông nghiệp,những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất,cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Chính sách khuyến nông là các chính sách có tác động đến các hoạt động khuyến nông cũng như tác động đến người làm công tác khuyến nông do chính phủ ban hành. Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách bao gồm việc cụ thể hóa một chính sách hoặc chương trình kế hoạch và các hành động cụ thể của từng ngành trong phát triển kinh tế. Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa cách ứng xử của chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. Thực hiện chính sách nông nghiệp là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thể hóa một chính sách hoặc chương trình kế hoạch và các hành động cụ thể của khuyến nông đến với các chủ thể liên quan để phát triển sản xuất nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Việc thực hiện chính sách ở mỗi địa phương là khác nhau do điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội đặc thù mà từ đó cán bộ khuyến nông có những kế hoạch thực hiện riêng cụ thể cho từng đơn vị để chính sách khuyến nông đạt hiệu quả cao nhất. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư thay thế Nghị định 13CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ đã làm hệ thống tổ chức khuyến nống các cấp từ trung ương đến địa phương và các tổ chức khuyến nông khác ngày càng hoạt động hiệu quả rõ rệt, được các cấp các ngành ngày càng quan tâm. Do tình hình kinh tế_xã hội ngày cành phát triển.để đáp ứng kịp với những thay đổi đó, ngày 08/01/2010, chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông, bao gồm các quy định, nội dung hoạt động, tổ chức, các chính sách và kinh phí hoạt động của khuyến nông. Và hiện nay, các tổ chức khuyến nông trong nước đang vận hành theo Nghị định này. Kinh nghiệm thực hiện chính sách khuyến nông ở Nhật Bản Công tác khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới. Cơ cấu hành chính và các chính sách về khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác nhau. Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến nông ở Nhật Bản đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông không ngừng được xây dựng, củng cố. Các giai đoạn tiếp theo, do sự cải cách hệ thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở rộng bắt buộc". Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật Bản với tên gọi “Dịch vụ khuyến nông hợp tác xã” và phát triển đến nay. Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính, đó là: cải thiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn; và giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn. Về chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, Chính phủ Nhật Bản tập trung vào các nội dung: Tạo hành lang pháp lý về khuyến nông, phát triển nông thôn, với phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”. Hàng năm, Chính phủ hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng góp của người dân hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông. Một trong những hình thức khuyến nông được áp dụng phổ biến ở Nhật Bản hiện nay là hệ thống khuyến nông điện tử, giúp nông dân có điều kiện tiếp cận các chính sách và kỹ thuật mới. Trong nước, tình hình thực hiện khuyến nông diễn ra ở huyện Mường Ảng, tỉnh Yên Bái: • Hỗ trợ đầu tư phát triển trồng các loại cây công nghiệp dài ngày theo mô hình trang trại,tập trung như hỗ trợ giống, kinh phí khai hoang trồng mới,nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng. • Hỗ trợ thực hiện các mô hình,tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ thường xuyên trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức và tiến bộ KHKT cho người dân để họ tiếp thu và triển khai áp dụng thực hiện • Hỗ trợ 90% kinh phí kiên cố hóa kênh mương cấp III đối với xã vùng cấp II và 100% đối với xã 135. • Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư đúng mức để đưa giống lúa,ngô mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vùng trồng lúa. Đối với nông nghiệp thì thực hiện nghiêm túc các quy định về hỗ trợ phát triển Nông_Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh,giao cho các cá nhân,nhóm thực hiện trồng rừng kinh tế, giao cho các doanh nghiệp xây dựng các dự án trồng rừng kinh tế. 2.1.3 Đặc điểm địa bàn xã Đồng Phú a. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Đồng Phú là một xã nông nghiệp ở khu vực phía nam của huyện Chương Mỹ. Là một xã thuộc đồng bằng châu thổ song Hồng, đất đai được hình thành trên nền đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, cách trung tâm huyện 10km và có vị trí như sau. • Phía Bắc giáp xã Quảng Bị • Phía Nam giáp xã Hòa Chính • Phía Đông giáp xã Thượng Vực • Phía Tây giáp xã Hồng Phong và huyện Mỹ Đức Xã Đồng Phú có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế với các vùng lân cận, nhờ có tuyến tỉnh lộ 80 đã được rải nhựa chạy qua nên rất thuận tiện cho việc gia lưu văn hóa, phát triển kinh tế_xã hội ở địa phương. Xã Đồng Phú có hệ thống thủy văn chủ yếu là kênh mương, việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sông Bùi. Trong nhiều năm qua xã thường xuyên được quan tâm đến công tác thủy lợi nội đồng. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí nên huyện xã đã tiến hành kiên cố hóa một số kênh mương nên đã đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng ổn định 2 vụ và 3 vụ. Là một xã thuộc đồng bằng sông Hồng, đất đai được hình thành trên nền đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, hàm lượng dinh dưỡng không cao, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thuận lợi cho việc phát triển cây màu như lúa, ngô, khoai…. b. Đặc điểm kinh tế,xã hội Tình hình phân bố sử dụng đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, nó là nhân tố quan trọng để tiến hành sản xuất. Mỗi một vùng địa lý khác nhau thì đất đai lại có những tính chất khác nhau phù hợp với từng loại cậy trồng. Do đó đất đai là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Dân số ngày càng đông diện tích đất đai ngày càng thu hẹp lại nên trong việc sử dụng đất đai cần sử dụng một cách hợp lý, đầy đủ đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Tình hình dân số lao động Dân số và lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tính đến tháng 10 năm 2011 trong xã có tổng số dân là 6324 người với 3796 khẩu làm nông nghiệp,số người trong độ tuổi lao động 4231 người,tổng số hộ trong toàn xã là 1729 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 992 hộ. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên là 90%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhận dân trong xã ngày càng được cải thiện. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông: phân bố tương đối hợp lý, giao thông xã có 4,5km tỉnh lộ 80 chạy qua đều được rải nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hang hóa của nhân dân trong xã và các vùng lân cận. Các trục đường liên thôn, liên xóm 96% đã được bê tông hóa, hàng năm được tu bổ. Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn xã có 2 trạm bơm tiêu úng gồm 19 máy, toàn xã có 4km kênh mương bê tông hóa và hệ thống tưới tiêu là 7km đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu. Hàng năm xã chủ động nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo hệ thống mương máng thông thoáng để phục vụ nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất và trong mùa giông bão. Trong sản xuất, hiện nay các hộ không phải tát nước mà theo định kì hợp tác xã chỉ đạo bơm nước phụ vụ cho nhân dân trong xã. Hệ thống điện: Điện đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và phục vụ nhu cầu nhân dân. Hệ thống điện trong xã đảm bảo cho nhu cầu về điện của người dân. Trong xã có 100% các hộ sử dụng điện,hiện nay có 4 trạm biến áp đặt ở các thôn trong xã với 4,1km đường dây cao thế và 9,6km đường dây hạ thế. Tình hình kinh tế tại địa phương Đồng Phú là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Năm 2009 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 14,7 tỷ, ngành chăn nuôi là 7,1 tỷ, ngành nuôi trồng thủy sản là 4,9 tỷ. Có được kết quả là do chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo dồn ô đổi thửa, chủ động trong công tác ngập úng, có kế hoạch phục hồi sản xuất ngay sau khi mưa, bão kết thúc. Đồng thời làm tốt công tác chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và thường xuyên kiểm tra dịch bệnh, tăng cường công tác phòng dịch cho vật nuôi không để dịch bệnh lớn xảy ra trên xã. Các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại tiếp tục được duy trì và được nhân dân đầu tư phát triển như ngành: mây tre đan,xây dựng….Trong 3 năm tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân là 6.76%,dịch vụ tăng 19,65%. Các ngành nghề mây tre đan chủ yếu phát triển ở các thôn Hòa Xá, Hoàng Lạc, Hạ Dục. Một số ngành nghề khác tập trung chủ yếu ở thôn Hoàng Xá. 2.2. Hệ thống văn bản chính sách khuyến nông liên quan. Hình thức văn bản Số văn bản Ngày ban hành Trích yếu nội dung Thông tư liên tịch SỐ 02-L B/TT 02/08/1993 Hướng dẫn Nghị định 13-CP về công tác khuyến nông do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Bộ Tài chính - Bộ Thuỷ sản ban hành. Thông tư liên tịch 183/2010/TTL T-BTC-BNN 15/11/2010 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông. Nghị định 01/2008/NĐ- CP 03/01/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghị định 75/2009/NĐ- CP 10/09/2009 Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ. Nghị định 02/2010/NĐ- CP 08/01/2010 Về khuyến nông. Quyết định 26/2002/QĐ- UB 27/2/2002 Về việc thành lập quĩ khuyến nông thành phố hà nội và ban hành qui chế quản lý và sử dụng quỹ" 2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã Đồng Phú, Chương Mỹ, Hà Nội. 2.3.1 Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách nông nghiệp Công tác truyền thông ở xã chủ yếu là bằng thông báo trên loa cho người dân được biết. Các tổ chức khuyến nông ở địa phương là lực lượng thông tin tuyên truyền, phố biến các chính sách trực tiếp cho người dân. Người dân biết thông tin về các chính sách thông qua các cuộc họp do hội tổ chức. Tuy [...]... mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách khuyến nông xã Các chính sách khuyến nông ở xã chủ yếu được triển khai từ trạm khuyến nông xuống Khi trạm ban hành các chính sách đó, cán bộ khuyến nông sẽ tiếp nhận và được chuyển giao cho hợp tác xã nông nghiệp tiến hành triển khai Huyện Chương Mỹ cũng đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển khuyến nông tạo điều kiện cho người... khuyến nông 2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách Trung tâm khuyến nông tỉnh Trạm khuyến nông huyện Khuyến nông viên xã Đài phát Cộng tác thanh viên khuyến nông Hội khai Trạm khuyến nông huyện Chương Mỹ chịu trách nhiệm triển phụ nũ thực hiện chính sách kịp thời báo Nông dân nhân dân tỉnh, sở Nông Nghiệp cáo ủy ban và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan đến tình hình, kết... bàn xã Đồng Phú cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã như sau: Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Trong những năm qua, các cấp lãnh đạo xã Đồng Phú rất quan tâm đến các vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn của xã Đặc biệt là tình hình thực thi một số chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn mà trong đó trọng tâm là các chính sách khuyến. .. trạm khuyến nông huyện Chương Mỹ Trạm khuyến nông huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách kịp thời báo cáo UBND tỉnh, sở NN & PTNT, các sở ngành liên quan về tình hình, kết quả, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã • Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng: trong thời gian qua, khuyến nông xã đã phối hợp với trạm khuyến nông. .. UBND xã và nông dân góp kinh phí 2.3.4 Nội dung triển khai chính sách Chính sách khuyến nông được triển khai thực hiện trên địa bàn xã trong giai đoạn 2009 – 2011 hầu hết là các chính sách nhân rộng mô hình là chính và các chính sách khác như đào tạo bồi dưỡng truyền nghề, thông tin tuyên truyền, và chế độ với người làm khuyến nông theo một số văn bản chỉ đạo của trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội. .. Hướng dẫn nông dân về tình hình nắm bắt dịch bệnh cây trồng trên địa bàn để hướng dẫn các biện pháp phòng trừ 2.3.4 Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách Tổ chức nguồn lực là hoạt động rất cần thiết mà nếu thiếu thì chính sách không thể thực hiện được Việc thực hiện chính sách Khuyến nông ở địa bàn xã cần các nguồn lực về: nhân lực, vật lực, nguồn tài chính Nhân lực: Tổ khuyến nông cơ sở là một... Mỗi lần đi tham dự các hội thảo, mô hình trình diễn các bộ khuyến nông cũng được hỗ trợ tài liệu, tiền đi lại là 20.000đ/lần/người 2.4 Kết quả tình hình thực hiện các chính sách khuyến nông trên địa bàn xã 2.4.1 Kết quả triển khai chính sách chương trình, hoạt động khuyến nông Các chính sách khuyến nông được triển khai trên địa bàn xã chủ yếu là hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất các giống cây trồng... cán bộ khuyến nông cơ sở ở thôn, xóm tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, lớp học ngắn hạn Để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng làm việc với người dân của cán bộ khuyến nông trên địa bàn Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong thời gian tới 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động khuyến nông trên... kĩ thuật tiến bộ Trạm khuyến nông huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo xã Đồng Phú và đạt được những thành công bước đầu về khuyến nông gồm có các mô hình khuyến nông Nhận được những mô hình này, xã Đồng Phú đã chỉ đạo thực hiện sát sao Phổ biến về từng thôn, đội sản xuất thông qua trưởng thôn và các đội trưởng đội sản xuất, rồi các đồng chí trưởng thôn và đội trưởng đội sản xuất tiến hành họp dân để thông báo... khai chính sách cũng gặp không ít khó khăn… 2.7 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến nông: Để góp phần triển khai việc thực hiện chính sách khuyến nông một cách có hiệu quả và thúc đấy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của toàn xã nói chung thì công tác khuyến nông ở xã Đồng Phú phải được triển khai dựa trên những giải pháp sau: a Hoàn thiện hệ thống khuyến . chung Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông trên địa bàn xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách khuyến nông. bản chính sách khuyến nông liên quan 9 2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông tại xã Đồng Phú, Chương Mỹ, Hà Nội 10 2.3.1 Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách nông. chính sách khuyến nông ở Chương Mỹ. Nhóm chúng em cùng nhau tìm hiểu đề tài: Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến nông ở xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội . 1.2. Mục tiêu nghiên

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w