1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân tái định cư

26 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 51,2 KB

Nội dung

Tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu I. Mở đầu 1. Đặt vấn đề Trong hơn thập kỷ qua, nhiều công trình thủy điện, thủy lợi Quốc gia đã và đang được xây dựng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng và nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội; sản xuất Nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân , nhằm mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam gia tăng trung bình hàng năm trên 7% và tỷ lệ đói nghèo giảm từ 70% năm 1990 xuống còn 14,2% trong năm 2007 (theo chuẩn nghèo cũ-FAO). Những thành tựu giảm nghèo của Việt nam, được Liên Hợp Quốc ghi nhận là một trong những ví dụ thành công nhất về phát triển kinh tế trong số các nước đang phát triển trên thế giới. Công tác phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện trọng điểm tập trung chủ yếu ở giai đoạn từ những năm 1995 - 2009 với 22 công trình hồ chứa nước thuỷ lợi thuỷ điện đã và đang xây dựng. Tổng số diện tích đất bị thu hồi để xây dựng công trình là 81.622 ha và 49.785 hộ gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng. Công tác di dân, tái định cư luôn gắn với việc xây dựng công trình đã và đang là thách thức trong thực hiện các loại công trình này. Đặc thù của các dự án thuỷ lợi, thủy điện là được triển khai xây dựng chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống theo cộng đồng với tập quán và nền văn hoá lâu đời. Việc di dời, tái định cư trong các công trình thủ lợi, thủy điện miền núi khác biệt với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đồng thời tạo nên nhiều biến động đến đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng. Không để người dân tự bươn trải, càng không thể bỏ qua những nghiên cứu về đặc thù, bản sắc truyền thống văn hóa vật chất, phi vật chất của nhân dân các dân tộc địa phương. Việc thiếu kiến thức và tri thức về những tác động kinh tế - sinh thái nhân văn vùng hồ cũng sẽ là trở ngại cho sự phát triển kinh tế vùng tái định cư. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách và cách thức đặc biệt trong công tác di dân, tái định cư nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên, con người, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Việc quy hoạch di dân tái định cư là công tác có ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của dự án. Nếu công tác này làm không được tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án, đồng thời làm tổn thất đến hiệu quả xã hội do thiếu việc điều tra đánh giá về phong tục tập quán, văn hoá của các vùng tái định cư nên người dân đến nơi ở mới chưa có điều kiện phát triển sản xuất, không thích nghi được với phong thổ, khí hậu, văn hoá… Do vậy, cần có các chính sách nhằm hỗ trợ thích hợp cho người dân trong khu vực tái định cư, bảo đảm hài hòa cân đối giữa phát triển cơ sở hạ tầngvà giải quyết các vấn đề xã hội đang là những vấn đề cấp thiết đặt ra. Từ thực tiễn đó nhóm đã tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách di dân tái định cư dự án xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu từ Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Lai Châu . 2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu công tác tuyên truyền phổ biến, công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện, quy trình thực hiện tái định cư tập chung nông thôn, phân cấp trong triển khai thực hiện, huy động nguồn lực và nội dung triển khai thực hiện của nghị quyết. - Tìm hiểu kết quả đã đạt được và kết quả dự kiến - Đánh giá những tồn tại hạn chế bất cập của chính sách - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tỉnh Lai Châu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu đến năm 2012 II. Nội dung 1. Một số lý luận về chính sách 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Khái niệm về di cư Theo Liên Hợp Quốc: di cư là sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác hoặc là sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên. Theo Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã định nghĩa : Di cư là sự di chuyển dân cư trong nước (từ nông thôn ra thành thị hoặc ngược lại từ vùng này sang vùng khác) và từ nước này sang nước khác. Di cư là biểu hiện rõ nét của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Như vậy di cư cũng phản ánh sự phát triển chậm chạp hơn hoặc sự lạc hậu về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng này so với vùng khác, miền này so với miền khác. Đây là một xu hướng ít nhiều có tính phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Di cư gồm hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song, đó là quá trình xuất cư và quá trình nhập cư: Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): là địa phương có dân đưa đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh, người dân đi từ đia phương này đến địa phương khác gọi là xuất cư. Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): là địa phương có dân đến định cư theo chương trình. Người dân định cư ở vùng mới này gọi là nhập cư. Như vậy, có nhiều định nghĩa về di cư được đưa ra, song mỗi định nghĩa đều xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính đa dạng, phức tạp của hiện tượng di cư. Không phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di cư. 1.1.2. Khái niệm di dân: Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng quốc gia trên thế giới. Quá trình di dân có những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế của nó. Vì vậy, cơ sở lý luận về di dân cũng cần được nghiên cứu kĩ, cần có những đánh giá cụ thể các cuộc di dân quốc tế cũng như trong từng nước, từng khu vực để phát huy hết những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình này. - Theo nghĩa rộng: Di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bấy cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn với sự thay đổi theo vị trí địa lý lãnh thổ đều được coi là di dân. - Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước này hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ. 1.1.3. Các hình thức di dân + Theo độ dài thời gian cư trú, có thể phân biệt các loại di cư : Di cư lâu dài, di cư tạm thời và di cư chuyển tiếp. - Di cư lâu dài: Gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc đến nơi ở mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác đến nơi khác xa nơi ở cũ, những người kiếm tìm cơ hội mới di chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, có thể tìm kiếm việc làm và cuộc sống mới. - Di cư tạm thời: Là sự thay đổi nơi ở cũ lâu dài và đến một lúc nào đó sẽ quay trở lại nơi ở cũ, di cư này thường là sự di chuyển theo mùa vụ hoặc theo thời gian. - Di cư chuyển tiếp: Là sự di cư mà đích đến sẽ là một nơi khác tiếp theo chứ không phải là nơi vừa mới tới. + Theo không gian: Có thể hình thành các loại di cư trong một vùng hoặc gần nhau giữa nơi đi và nơi đến, di dân giữa các nước thì gọi là di cư quốc tế, di cư trong nước thì gọi là di cư nội địa hoặc di cư nội vùng. + Theo hình thức tổ chức: Bao gồm các loại hình di dân sau: - Di dân có tổ chức (di dân theo kế hoạch Nhà nước): Sự di chuyển này được thực hiện theo các chương trình, mục tiêu của Nhà nước vạch ra trực tiế chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Hình thức này được sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết từ nhà nước để ổn định đời sống, kinh tế - xã hội của cộng đồng di dân cả nơi di và nơi đến; hình thức này thường là di dân đến vùng kinh tế mới, bảo vệ an ninh quốc phòng hoặc di dân đến để thực hiện các dự án của Nhà nước. - Di dân không có tổ chức, được phân thành hai loại là di dân tự do và di dân bất hợp pháp. Di dân tự do: Theo quy định tại Thông Tư số 05/NN/ĐCĐC – KTM ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì : “Di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của Nhà nước”, có nhiều quan điểm khác nhau về di dân tự do. Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu công nhận; di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường hợp từ phía Nhà nước hoặc bên ngoài. Có thể hiểu di dân tự do là sự di chuyển đến nơi ở mới hoàn toàn do người dân tự quyết định, bao gồm việc lựa chọn nơi đến, họ tự tổ chức di chuyển, tự lo các khoản kinh phí, tự tạo cuộc sống mới tại nơi đến trên cơ sở thực hiện một số các thủ tục đối với chính quyền sợ tại nơi họ chuyển đến. Ngoài ra, nó còn thể hiện sức hút nơi đến và lực đẩy nơi đi. Di dân bất hợp pháp: là sự di chuyển đến nơi cư trú mới có đặc điểm gần giống di dân tự do nhưng người đi bỏ qua sự kiểm soát và không trình diện với chính quyền địa phương nơi đến. Hình thức này thường gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống an ninh quốc phòng, kinh tế - xã hội, môi trường nơi đến. 1.1.4. Khái niệm tái định cư. Là biện pháp nhằm ổn định khôi phục đời sống cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, khi mà đất định cư cũ bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, mảnh còn lại không đủ điều kiện để ở lại nơi cũ, phải di chuyển đến nơi ở mới, dưới các hình thức: Tập trung, phân tán và tự nguyện di chuyển. 1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, có hơn 100 dự án thủy điện được quy hoạch, đã và đang triển khai xây dựng tại các tỉnh miền trung với hơn 3.000 hộ dân trong vùng dự án phải di dời tái định cư. Để ổn định cuộc sống nhân dân, các chủ dự án cùng với chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc khảo sát xây dựng hàng chục khu tái định cư tập trung và tìm kiếm đất sản xuất, đất ở cho người dân. Song tình trạng thiếu đất sản xuất cũng như đất ở vẫn còn diễn ra ở nhiều khu tái định cư gây bức xúc cho nhân dân. Các hộ dân được di dời vào các khu tái định cư đều có ý kiến chung là thiếu đất sản xuất, nơi ở mới đất đai cằn cỗi, không sản xuất được. Nhà cửa chật chội, không có sân vườn, chuồng trại để trồng cây, chăn nuôi. Tại một số công trình thủy điện việc triển khai xây dựng các khu tái định cư rất chậm do chưa tìm được địa điểm thích hợp. Điều đó khiến các hộ dân nằm trong diện tái định cư gặp phải rất nhiều khó khăn Cũng chính vì vậy mà trong những năm qua nhà nước đã đưa ra các chính sách, Nghị định nhằm giải quyết những vấn đề cho người dân trong khu vực tái định cư. 2. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách di dân tái định cư. • Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Lai Châu về việc Ban hành quy định cụ thể một số nội dung trong công tác bồi thường, di dân TĐC dự án thủy điện Lai Châu.( Quyết định này sẽ được đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để thấy được tình thực hiện chính sách di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu). • Ngày 16-9, Chính phủ ban hành Quyết định số 190/2003 về chính sách di dân, thực hiện quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010. Mục tiêu của chính sách sắp xếp, ổn định dân cư ở các địa bàn cần thiết; đồng thời khai thác tiềm năng lao động, đất đai để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đơi sống người dân. • Quyết định của thủ tướng chính phủ : Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010 Mục tiêu chính sách: Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương. • Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể di dân,tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu Quyết định: nhằm đảm bảo các điều kiện để người dân tái định cư ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đới sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; giữ vững ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Đối tượng, phạm vi và thời điểm áp dụng 3.1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất và thiệt hại tài sản khi Nhà nước thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu, cụ thể như sau: - Đối tượng nằm dưới cos ngập lòng hồ thủy điện Lai Châu; - Đối tượng nằm trên cos ngập lòng hồ thủy điện Lai Châu, gồm: + Hộ không còn đất sản xuất có nhu cầu tái định cư; + Hộ bị cô lập có nhu cầu tái định cư; + Hộ có nguyện vọng đi theo cộng đồng; - Đối tượng nằm trong mặt bằng công trường theo tổng mặt bằng thi công công trình thủy điện Lai Châu được duyệt; - Đối tượng sở tại cần phải sắp xếp lại để nhường đất cho xây dựng khu, điểm TĐC. 3.2. Phạm vi 3.2.1. Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu. Bao gồm: - Xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư; - Bồi thường thiệt hại đầu đi; - Bồi thường thiệt hại đầu đến: Chỉ áp dụng cho trường hợp các hộ dân sở tại cần phải sắp xếp lại để nhường đất cho xây dựng khu, điểm TĐC. Trường hợp khác thì áp dụng hình thức bồi thường hỗ trợ thuộc dự án thành phần. - Hỗ trợ tái định cư, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư; hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ đời sống; hỗ trợ sản xuất; hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, mua sắm công cụ lao động; hỗ trợ gia đình chính sách; hỗ trợ hộ tái định cư tự nguyện; hỗ trợ thôn, bản bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án thuỷ điện Lai Châu; hỗ trợ khác. - Các chi phí khác phục vụ công tác tái định cư theo quy định (quy hoạch chi tiết, xây dựng trụ sở Ban QLDA, …). 3.2.2. Phạm vi thời gian: Dự án được thực hiện từ cuối năm 2010 đến năm 2017 3.3. Thời điểm áp dụng là thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành. Các đối tượng bị thu hồi đất và thiệt hại tài sản phát sinh sau thời điểm Quyết định này có hiệu lực, chỉ được áp dụng Quy định này nếu là hộ hợp pháp, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. 4. Tìm hiểu tình hình thực hiện. a. Công tác tuyên truyền phổ biến. • Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến tin bài, ảnh, chuyên mục chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình của trung ương và các khu vực). Nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp nông dân, người sản xuất hiểu và tuân thủ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc xây dưng các công trình thủy điện nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nước cũng như phục vụ cho chính đời sống người dân. • Tuyên truyền phổ biến thông qua tham vấn cộng đồng nhằm: Cung cấp một cách đầy đủ và khách quan cho những người bị ảnh hưởng những thông tin về dự án, các hoạt động của dự án và các ảnh hưởng có thể xẩy ra của dự án đến họ và tạo ra những cơ hội để họ phản hồi ý kiến về dự án; Khảo sát các phương án để giảm thiểu các tác động của dự án và các phương án đối với các tác động mà không thể tránh được; khảo sát các phương án, đảm bảo sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong việc hiết kế các biện pháp giảm nhẹ tác động; Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng cũng như ý kiến phản hồi của họ về các chính sách, phương án và hoạt động tái định cư và đền bù; Đạt được sự hợp tác, sự tham gia và ý kiến phản hồi của những người bị ảnh hưởng về các ảnh hưởng có thể và biện pháp giảm thiểu, đền bù và phục hồi sinh kế và các hoạt động được thực hiện đối với chương trình phục hồi và phát triển sinh kế; Tạo ra một cơ chế cho đối thoại liên tục, đưa ra các vấn đề giám sát việc thực hiện. b. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện • Lập và đăng kí kế hoạch hàng năm: - Các chủ đầu tư căn cứ vào tổng tiến độ, lập kế hoạch vốn cho năm kế hoạch, trong đó chi tiết nội dung giải ngân của quý I gửi Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp trước 30 tháng 10 của năm báo cáo, Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh đăng ký kế hoạch vốn năm kế hoạch, trong đó chi tiết nội dung giải ngân của quý I gửi Ban QLDA nhà máy thuỷ địên Sơn La, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu trước ngày 10 tháng 11 của năm báo cáo. - Căn cứ thông báo kế hoạch vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu và Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La, UBND tỉnh phân khai kế hoạch vốn năm kế hoạch theo nội dung công việc, theo tiến độ đến hàng quý và chi tiết kế hoạch vốn của quý I năm kế hoạch để làm cơ sở thực hiện, việc phân bổ vốn được thực hiện trước ngày 31/12 của năm báo cáo. • Lập, đăng ký kế hoạch giải ngân cho các quý còn lại của năm kế hoạch (quý II, quý III, quý IV): Căn cứ vào kế hoạch vốn của năm, tiến độ thực hiện của quý, các chủ đầu tư đăng ký chi tiết kế hoạch giải ngân cho quý sau trước ngày 10 của tháng cuối quý gửi Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh [...]... và ỷ nại vào Nhà nước Trong quá trình thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu cần cho nhân dân tham gia trực tiếp và ngay từ đầu vào quá trình thiết kế, thi công các khu tái định cư Như thế, họ sẽ không bị hụt hẫng khi chuyển đến khu tái định cư như đã xảy ra tại nhiều khu tái định cư ở các công trình thủy điện trước đây Công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Lai Châu phải đặt trong... quyết định đầu tư, do UBND huyện phê duyệt quyết toán - Đối với các phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư thẩm quyền phê duyệt quyết toán như sau: + Các khu, điểm tái định cư do UBND huyện Mường Tè làm chủ đầu tư: Ban QLDA huyện thực hiện lập, trình phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định, UBND huyện phê duyệt quyết toán + Các khu, điểm tái định cư do Ban QLDA bồi thường di dân Tái định cư. .. lương thực: Gạo tính hỗ trợ là gạo tẻ thường theo thông báo giá thị trường định kỳ hàng tháng của sở Tài Chính tại thời điểm hỗ trợ - Thẩm quyền phê duyệt các phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư: + Đối với các khu, điểm tái định cư do UBND huyện làm chủ đầu tư UBND huyện phê duyệt theo quy định hiện hành + Đối với các khu, điểm tái định cư do Ban QLDA bồi thường, di dân tái định cư tỉnh... cứ các điều kiện thực tế của địa phương, các thành viên Ban chỉ đạo di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu tổ chức đoàn khảo sát, thống nhất phương án tái định cư, làm căn cứ để Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo - Lập hồ sơ di dân: Căn cứ vào phương án tái định cư đã được thống nhất, Chủ đầu tư tiến hành tuyên truyền, vận động, tổ chức đăng ký, lập hồ sơ di dân Hồ sơ di dân phải được cơ... vạn người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện không tốt vấn đề này có thể gây ra nhiều hậu quả xã hội hết sức phức tạp Thực trạng công tác di dân tái định cư những năm qua cũng đã chỉ ra được những vấn đề tồn tại của công tác này cho các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện là do chưa làm tốt công tác quy hoạch vùng tái định cư đảm bảo phát triển bền vững cho người dân di dời Điều... lãnh đạo toàn di n của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành đồng bộ, chặt chẽ của các cấp chính quyền, phải phát huy sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị, các lực lượng các thành phần kinh tế tham gia công tác di dân, tái định cư Chính phủ cần lập một dự án (có thể coi là dự án thành phần) để giải quyết triệt để công tác di dân, tái định cư với những tính toán đầy đủ nhất, toàn di n nhất đến... tập quán của người dân Quy hoạch tái định cư không giải quyết được nhu cầu phát triển chăn nuôi kinh tế vườn mà đây là đặc trưng kinh tế của các hộ nông dân, nông thôn miền núi Hàng trăm hộ dân tái định cư đều thấy chưa yên tâm về cuộc sống mới, không rõ hướng sản xuất, làm kinh tế trong tương lai dù đã tái định cư được hơn 2 năm · Vấn đề quan trọng của công tác quy hoạch tái định cư là kiến tạo cuộc... dựng nông thôn mới sắp xếp dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Tè và đơn vị hành chính liên quan, nhằm khai thác các lợi thế của vùng, miền củng cố quốc phòng – an ninh, ổn định chính tri Phải kết hợp với hình thức tái định cư tập trung và các hình thức tái định cư khác sao cho phù hợp với thực tế của từng vừng, đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích và truyền thống đoàn kết dân tộc, phù hợp với tập... người dân sớm ổn định cuộc sống Huy động sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư dự án thuỷ điện, công tác di dân, tái định cư Tăng cư ng kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề nẩy sinh từ cơ sở Ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân di dời giải tỏa tái định. .. làm chủ đầu tư: Ban QLDA bồi thường di dân Tái định cư tỉnh thực hiện lập, trình Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt quyết toán - Đối với tổng quyết toán: Các dự án, phương án được phê duyệt, các chủ đầu tư gửi về Ban QLDA bồi thường di dân TĐC tỉnh, tổng hợp trình sở Tài chính thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt tổng quyết toán theo quy định hiện hành e Huy động nguồn lực Thực hiện theo Thông tư 138/2007/TT-BTC . phủ : Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010 Mục tiêu chính sách: Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho. Từ thực tiễn đó nhóm đã tiến hành tìm hiểu đề tài: Tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Nhằm tìm hiểu tình. các chính sách, Nghị định nhằm giải quyết những vấn đề cho người dân trong khu vực tái định cư. 2. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách di dân tái định cư. • Quyết định

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w