LOP 1- T28-CKT+GT+KNS-NGANG-2013

17 119 0
LOP 1- T28-CKT+GT+KNS-NGANG-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 28 Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Bài : Ngôi nhà I. Mục tiêu : - Đọc trơn cả bài, Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ. - Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. Trả lời được câu hỏi 1 (sgk). II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Tranh vẽ SGK. 2. Học sinh : SGK. III. Hoạt động dạy học : ** TIẾT 1 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Nhận xét bài thi của học sinh. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Học bài: Ngôi nhà. Hoạt động 1: Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức. Hoạt động 2: Ôn các vần yêu – iêu. - Tìm tiếng trong bài có vần yêu. - Đọc yêu cầu câu 2 ở sách. - Dùng bộ ghép tiếng, ghép tiếng có vần yêu. - Đọc yêu cầu bài 3. Giáo viên nhận xét, tuyên dương.  Hát múa chuyển sang tiết 2. ** TIẾT 2 1. Ổn định : 2. Bài mới : - Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. - Giáo viên đọc mẫu. - Đọc 2 khổ thơ đầu. - Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã nhình thấy gì? Nghe thấy gì? - Tìm và đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu quê hương đất nước. - Hãy đọc lại diễn cảm bài thơ.  Giáo viên nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2: Luyện nói. - Chủ đề: Ngôi nhà mà em mơ ước. - Giáo viên treo tranh nhiều ngôi nhà khác nhau. - 1 - - Sau này các con mơ ước ngôi nhà của mình như thế nào? 3. Củng cố - Dặn dò: - Đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích nhất. - Vì sao lại thích khổ thơ đó? - Nhận xét. - Chuẩn bị bài tập đọc tới: Quà R út kinh nghiệm : _________________________________________ Toán Bài : Giải toán có lời văn (tt) I. Mục tiêu : - Hiểu bài toán có một phép trừ : Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Biết trình bày bài giải gồm : câu lời giải, phép tính, đáp số. - Làm bài : 1 , 2 trong phần bài học. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Tranh vẽ SGK. - Que tính. 2. Học sinh : Que tính. III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Cho học sinh viết vào bảng con. + Viết các số có 2 chữ số giống nhau. + So sánh: 73 … 76 ; 47 … 39 ; 19 … 15 + 4 - Nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn tiếp theo. Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải. - Cho học sinh đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết còn lại mấy con làm sao? - Nêu cách trình bày bài giải. - Nêu cho cô lời giải. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - Bài toán cho gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết còn lại mấy viên làm sao Bài 2,Nêu yêu cầu bài. - Bài toán cho gì? - 2 - - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết còn lại mấy quả bóng làm sao 4. Củng cố - Dặn dò : - Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học? - Dựa vào đâu để biết? - Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì? - Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì? - Chuẩn bị tiết sau luyện tập. - Em nào còn sai về nhà làm lại bài. R út kinh nghiệm : ____________________________________________ Thủ công Tiết 28 : Cắt ,dán hình hình tam giác ( tiết 1) I. Mục tiêu : - Biết cắt, kẻ, cắt và dán hình tam giác. - Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. II. Chu ẩ n b ị : - Gv : Bút chì, thước kẻ, kéo, hình tam giác - Hs: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra ĐDHT của HS. - Nhận xét . 3. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn H quan sát, nhận xét - Cho H quan sát bài mẫu - Hình tam giác có mấy cạnh? Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu * Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác - Ghim giấy màu kẻ ô lên bảng - Vẽ hình chữ nhật có độ dài 8 ô, xuống 7 ô - - Nối lần lượt các điểm được hình tam giác ABC. * Hướng dẫn cách cắt hình tam giác ABC - Cắt theo cạnh AB, AC, BC - Bôi lớp hồ mỏng, dán. * Hướng dẫn vẽ hình vuông đơn giản. - Tận dụng 2 cạnh giấy màu vẽ làm 2 cạnh hình chữ nhật , từ đó ta kẻ được hình tam giác - Cắt hình tam giác . - 3 - 4. Nhận xét, dặn dò - Chuẩn bị giấy màu cho tiết sau thực hành. R út kinh nghiệm : ______________________________________________ Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013 Chính tả Bài : Ngôi nhà I. Mục tiêu : - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10 – 12 phút. - Điền đúng vần iêu hay yêu; c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (sgk). II. Chu ẩ n b ị : 1. Giáo viên : Bảng phụ. 2. Học sinh : Vở viết, bảng con. III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài mới : - Giới thiệu: Viết chính tả khổ thơ 3. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. - Giáo viên treo bảng phụ. - Hãy tìm những tiếng trong khổ thơ mà em có thể viết sai. - Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết để tên bài vào giữa trang. - Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng. Hoạt động 2: Làm bài tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Bài 2: Yêu cầu gì? - Treo tranh. - Tranh này vẽ gì? - Nhận xét. - Nêu quy tắc chính tả viết với k. 3. Củng cố - Dặn dò: - Khen những em viết đúng, đẹp, những em học tốt. - Học thuộc quy tắc chính tả viết với k. - Những em viết sai nhiều, chép lại toàn bộ bài. R út kinh nghiệm : ___________________________________________ Toán Bài : Luyện tập I. Mục tiêu : - 4 - - Biết giải bài toán có phép trừ; thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20. - Làm các bt : 1, 2, 3. II. Chu ẩ n b ị : 1. Giáo viên : Đồ dùng phục vụ luyện tập. 2. Học sinh : Vở bài tập. III . Hoạt động dạy học: 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Luyện tập. - Gọi 4 học sinh lên bảng. - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : Giới thiệu: Tiếp tục luyện tập kiến thức đã học. Hoạt động 1: Luyện tập. Bài 1: Đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Đề bài hỏi gì? - Muốn biết bao nhiêu hình chưa tô màu ta làm sao? - Tóm tắt vào từng phần ở đề bài cho rồi giải. Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống. 4. Củng cố : - Giáo viên nêu bài toán cho hs nêu phép tính. - Nhận xét tiết học. R út kinh nghiệm : ____________________________________________ Tự nhiên xã hội Tiết 28 : Con muỗi I. Mục tiêu : - Nêu một số tác hại của muỗi. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ. *KNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về muỗi. -Kĩ năng tự bảo vệ: Tìm kiếm các lựa chọn và xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp. -Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ bản thân và tuyên truyềnvới gia đình cách phòng tránh muỗi. -Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi. II. Chu ẩ n b ị : 1. Giáo viên : Các hình ở bài 28 SGK. 2. Học sinh : Vở bài tập. - 5 - III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. - Nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Học bài con muỗi. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi. - Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Con muỗi to hay nhỏ? - Con muỗi dùng gì để hút máu người? - Con muỗi di chuyển như thế nào? - Con muỗi có chân, cánh, râu, … không? Kết luận: Muỗi là loài sâu bọ bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bện qua đường hút máu. Hoạt động 2: Làm vở bài tập. - giáoiên chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em. Các em cùng nhau thảo luận và điền dấu x vào nếu các em chọn. - Bài 1: Viết tên các bộ phận của muỗi vào ô trống.  Kết luận : Khi bị muỗi đốt sẽ ngứa, bị sốt rét, sốt xuất huyết. Hoạt động 3: Hỏi đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ. - Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt?  Kết luận : Khi ngủ cần phải mắc màn cẩn thận để tránh muỗi đốt. 4. Củng cố -Dặn dò : - Muỗi là loài côn trùng có lợi hay hại? - Cần phải làm gì? - Bằng cách nào?  Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh … để diệt muỗi. - Cùng gia đình, hàng xóm dọn dẹp để muỗi không còn đất sống. - Chuẩn bị: Nhận biết cây. ** R út kinh nghiệm : _________________________________________________ Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Bài : Quà của bố I. Mục tiêu : - Đọc trơn cả bài, Đọc đúng các từ ngữ : lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài : Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (sgk). - Học thuộc lòng một khổ của bài thơ. II. Chuẩn bị : - 6 - 1. Giáo viên : Tranh vẽ SGK, SGK. 2. Học sinh : SGK. III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Học sinh đọc bài SGK thuộc lòng bài: Ngôi nhà. - Viết: xao xuyến, lãnh lót. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Học bài: Quà của bố. Hoạt động 1: Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: + lần nào + về phép + luôn luôn + vững vàng  Giáo viên giải nghĩa. Hoạt động 2: Ôn các vần oan – oat. - Đọc yêu cầu bài 1. - Đọc yêu cầu bài 2. - Chia lớp thành 2 đội nói câu có vần oan – oat. - Nhận xét, tuyên dương. Hát múa chuyển sang tiết 2. TIẾT 2 1. Ổn định : 2. Bài mới : - Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. - Giáo viên đọc mẫu. - Đọc khổ thơ 1 của bài thơ. - Bố của bạn nhỏ làm việc gì? Ở đâu? - Đọc khổ thơ 2. - Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì? - Đọc khổ thơ 3. - Con có biết vì sao bạn nhỏ lại được bố cho nhiều quà như vậy không? - Đọc diễn cảm lại cả bài thơ. Hoạt động 2: Học thuộc lòng. - Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên xóa dần các tiếng chỉ giữ lại tiếng đầu câu. a) Hoạt động 3 : Luyện nói. - Quan sát tranh.  Nghề nào cũng rất đáng quý. - Bố bạn làm nghề gì? 3. Củng cố -Dặn dò : - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Qua bài thơ này muốn nói điều gì với con? - 7 - - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. R út kinh nghiệm : __________________________________________ Tập viết Bài : Tô chữ hoa H, I, K I. Mục tiêu : - Tô được các chữ hoa H, I, K. - Viết đúng các vần iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập 2. (mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần) II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Chữ mẫu. 2. Học sinh : Vở viết, bảng con. III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Kiểm tra phần viết ở nhà của học sinh. - Học sinh lên viết các từ: viết đẹp, duyệt binh. - Nhận xét. 3. Bài mới : - Giới thiệu: Hoạt động viết chữ K, yêu, iêu. Hoạt động 1: Tô chữ H, I, K - Chữ hoa K gồm mấy nét? Đó là những nét nào? - Giáo viên nêu quy trình và viết mẫu. Hoạt động 2: Viết vần, từ ngữ ứng dụng. - Giáo viên treo bảng phụ. - Giáo viên nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ. Hoạt động 3: Viết vở. - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - Giáo viên cho học sinh viết từng dòng. - Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh. - Thu chấm. Nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò : - Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần iêu – yêu viết vào bảng con. - Nhận xét. - Về nhà viết phần B. R út kinh nghiệm : ____________________________________________ - 8 - Toán Bài : Luyện tập I. Mục tiêu : - Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ. - Làm các bt: 1, 2, 3, 4. II. Chu ẩ n b ị : 1. Giáo viên : Đồ dùng phục vụ luyện tập. 2. Học sinh : Vở bài tập. III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - 2 học sinh lên bảng. - Lan hái 16 bông hoa, cho bạn 5 bông, còn lại bao nhiêu bông? - Nhận xét. 3. Bài mới : Giới thiệu: Học bài luyện tập chung. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Đề bài hỏi gì? - Muốn biết bao nhiêu hình chưa tô màu ta làm sao? - Tóm tắt vào từng phần ở đề bài cho rồi giải. Bài 2.Đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Đề bài hỏi gì? - Muốn biết bao nhiêu hình chưa tô màu ta làm sao? - Tóm tắt vào từng phần ở đề bài cho rồi giải. Bài 3: thực hiện tương tự. Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt - Cho hs đọc ,rồi giải toán. Nhận xét 4. Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên đưa ra 1 số tranh ảnh, mô hình để học sinh nêu bài toán rồi giải. - Gắn 12 hình tam giác xanh và 3 hình tam giác vàng. - Có 7 cái thuyền, cho đi 3 cái thuyền. - Nhận xét. - Em nào sai thì sửa lại bài. - Chuẩn bị: Luyện tập chung. R út kinh nghiệm : _________________________________________ Âm nhạc Tiết 28 : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : TIẾNG CHÀO THEO EM , HÒA BÌNH CHO BÉ Nghe hát hoặc nghe nhạc - 9 - I. MỤC TIÊU -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. -Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát. -Nghe một ca khúc thiếu nhi. II. CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ quen dùng. Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học. 3. Bài mới: Giới thiệu bài , ghi tựa. *Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát. * Ôn tập bài hát Tiếng chào theo em - GV đệm đàn hay mở băng nhạc cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó cho HS nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn hát lại bài bằng nhiều hình thức: hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân,… hoặc hát theo hình thức đối đáp (đố và trả lời). GV có thể kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. * Ôn tập bài hát : Hoà bình cho bé - GV cho HS xem tranh minh hoạ kết hợp nghe giai điệu bài hát để HS nhận biết tên bài hát, tên tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ vỗ tay, gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. *Hoạt động 2: Nghe nhạc. - GV ổn định lại tư thế, thái độ cho HS khi nghe nhạc. - GV giới thiệu cho HS một bài hát thiếu nhi. Cho HS nghe qua tác phẩm một lần. Hỏi HS: + Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng? + Em nghe bài hát có hay không? - GV cho HS nghe lại lần thứ 2, sao đó có thể nói qua về nội dung bài hát cũng như sắc thái tình cảm của bài hát để HS cảm nhận tốt hơn về tác phẩm đã được nghe. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học, đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực trong tiết học này cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn. - Xem trước bài sau. R út kinh nghiệm : _______________________________________________________ - 10 -

Ngày đăng: 23/01/2015, 15:00

Mục lục

  • Tiết 28 : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : TIẾNG CHÀO THEO EM , HÒA BÌNH CHO BÉ

  • III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan