- Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay cùngcác chức năng của gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình III.. Quan hệ giữa anh A và ch
Trang 1BÀI 12:
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH ( Tiết 2)
I Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh cần nắm được:
1 Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính, hôn nhân và gia đình?
- Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước
ta hiện nay
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của gia đình
- Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên
2 Về kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình
3 Về thái độ:
- Yêu quý gia đình
- Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình
II Trọng tâm kiến thức:
- Tình yêu là gì? Những biểu hiện của tình yêu chân chính
Trang 2- Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay cùng
các chức năng của gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên trong
mối quan hệ gia đình
III Phương pháp dạy học:
Thuyết trình, vấn đáp
IV Phương tiện dạy học:
- Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10
- Sách giáo viên giáo dục công dân lớp 10
V Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp
Dạy bài mới
- Cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa
(?) Theo em quan hệ giữa anh A và chị B về mặt pháp lý
có được coi là vợ chồng không? Vì sao?
Quan hệ giữa anh A và chị B không được coi là vợ chồng
vì theo điều 11 khoản 1 của luật hôn nhân và gia đình nước
ta đã quy định rất rõ : nam nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp
luật công nhận là vợ chồng
(?) Theo em dựa vào đâu để biết hai người yêu nhau đã
trở thành vợ chồng?
1 Hôn nhân
a Hôn nhân là gì?
Trả lời
Trả lời
Trang 3
(?) Theo em việc đăng ký kết hôn được diễn ra ở đâu?
Cơ quan đăng ký kết hôn là UBND xã, phường, thị trấn nơi
cư trú của một trong hai bên kết hôn Sau khi đăng ký kết
hôn hai người yêu nhau sẽ chính thức trở thành vợ chồng,
bước vào đời sống hôn nhân và quan hệ vợ chồng của họ sẽ
được pháp luật công nhận và bảo vệ
(?) Vậy theo em hôn nhân là gì?
Hôn nhân là giai đoạn phát triển tiếp theo của tình yêu chân
chính, là giai đoạn mở đầu của đời sống gia đình Về mặt
pháp lý, hôn nhân được đánh dấu bằng sự kiện đăng ký kết
hôn Về mặt xã hội nó được đánh dấu bằng một lễ cưới
(?) Theo em điều kiện để tiến tới hôn nhân là gì?
- Nam nữ tự do, tự nguyện tiến tới hôn nhân và phải
dựa trên cơ sở là một tình yêu chân chính
- Được hai bên gia đình đồng ý Nam nữ phải đến
UBND xã nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn
để xin đăng ký kết hôn
- Nam nữ tổ chức lễ cưới để công khai quan hệ của
mình trước cộng đồng
(?)Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất nhiều loại hôn
nhân khác nhau Vậy theo em đó là những loại hôn nhân
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trang 4Trong cuộc sống chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều dạng hôn
nhân khác nhau Tuy nhiên, chúng ta có thể phân nó thành
ba loại cơ bản đó là:
+ Hôn nhân tự do, tự nguyện, tiến bộ: Hôn nhân dựa trên
một tình yêu chân chính, được đảm bảo về mặt pháp lý, phù
hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ
+ Hôn nhân cưỡng bức, tước đoạt: Hôn nhân được dựa trên
cơ sở của sự cưỡng ép của quyền lực như việc tuyển vợ của
các vua ngày xưa, việc công chúa bị gả cho các tù trưởng
địa phương, vua các xứ khác để nhằm mục đích ngoại giao
+ Hôn nhân tảo hôn: Kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả
hai bên kết hôn chưa đủ tuổi
(?) Vậy trong các loại hôn nhân ấy hôn nhân nào là bền
vững và hạnh phúc nhất? Để trả lời cho câu hỏi này chúng
ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung thứ hai đó là chế độ hôn nhân
ở nước ta hiện nay
Hiện nay chế độ hôn nhân ở nước ta được đánh giá là một
chế độ hôn nhân tiến bộ, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản đó
là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và hôn nhân một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng
(?)Theo em thế nào là hôn nhân tự nguyện?
Trả lời
b Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Hôn nhân tự
Trang 5(?) Theo em thế nào là hôn nhân tiến bộ?
GV nhận xét và kết luận:
- Hôn nhân tự nguyện là hôn nhân do nam nữ tự do quyết
định, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào
- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân phải đảm bảo về mặt pháp
lý, tức là phải được pháp luật công nhận và phải dựa trên
tình yêu chân chính
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ không chỉ thể hiện ở việc dựa
trên tình yêu chân chính, tự do kết hôn theo luật định, được
đảm bảo về mặt pháp lý mà nó còn được thể hiện ở nội
dung bảo đảm quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa vợ và
chồng đã không còn nữa, cuộc sống gia đình không còn có
thể duy trì vì nếu duy trì sẽ gây đau khổ cho cả hai Tuy
nhiên chúng ta phải lưu ý rằng: ly hôn chỉ là biện pháp bất
đắc dĩ, biện pháp cuối cùng vì ly hôn sẽ gây ra nhiều hậu
quả xấu đối với cả vợ chồng lẫn con cái
(?) Vậy theo em việc cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng như
thế nào đến con cái?
Việc ly hôn có thể gây ảnh hưởng lớn đến con trẻ Nó có
thể làm cho việc học của các em không đến nơi đến chốn,
các em dễ bất mãn với cuộc sống, dễ sa vào các tệ nạn xã
hội Đặc biệt là làm cho các em bị thiếu thốn tình cảm, gây
ra tâm lý tiêu cực Và đặc biệt chúng ta cần lưu ý việc ly dị
nguyện, tiến bộ
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trang 6của cha mẹ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng
tương lai của các em Theo một cuộc khảo cứu thì con cái
của những cha mẹ ly hôn có xác suất ly hôn cao hơn các gia
đình không có cha mẹ ly hôn
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung thứ nhất
của chế độ hôn nhân của nước ta Bây giờ chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu nội dung thứ hai của chế độ hôn nhân nước ta đó
là hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
(?) Em hãy so sánh chế độ hôn nhân của xã hội cũ với
chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta.
(?) Em hiểu vợ chồng bình đẳng ở đây nghĩa là như thế
nào?
Vợ chồng bình đẳng ở đây nghĩa là vợ chồng có quyền và
nghĩa vụ ngang nhau trong việc tổ chức đời sống gia đình,
-Chế độ hôn nhân của xã hội cũ là chế độ đa thê đàn ông thì phải 5 thê 7 thiếp, người đàn ông toàn quyền quyết định mội công việc của gia đình
- Hiện nay chế độ hôn nhân của nước ta là chế
độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng
Trả lời
Trang 7trong việc giáo dục con cái cũng như mọi mặt của đời sống
gia đình Vợ chồng phải biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm
và ý kiến của nhau
Hôn nhân sẽ đem lại cuộc sống gia đình Vậy gia đình là
gì? Gia đình có chức năng nào? Mối quan hệ gia đình và
chức năng của các thành viên trong gia đình như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng đi vào tim hiểu phần tiếp theo
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà
khoa học nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng
ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau:
“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ
sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng,
những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng
buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có
tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.
(?) Thế nào là mối quan hệ hôn nhân?
(?) Thế nào là mối quan hệ huyết thống?
(?) Vậy qua định nghĩa trên em hãy nêu các loại gia đình
mà em biết?
Chúng ta có thể phân gia đình thành gia đình hai thế hệ( gia
đình hạt nhân), gia đình ba thế hệ( gia đình truyền thống),
2 Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
a Gia đình là gì?
Trả lời
Trả lời
Trang 8hoặc gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ
(?) Vậy gia đình có chức năng gì?
Gia đình có bốn chức năng cơ bản đó là: chức năng duy trì
nòi giống, chức năng kinh tế, chức năng tổ chức đời sống
gia đình, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái
Và bây giờ để hiểu rõ hơn về các chức năng của gia đình
chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng chức năng cụ thể của gia
đình
Trước hết, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chức năng đầu tiên
của gia đình đó là chức năng duy trì nòi giống
Quan niệm truyền thống coi việc sinh con đẻ cái như một
nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình Việc thực
hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duy trì và phát triển
nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng
là nhu cầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với
việc làm cha mẹ Nó là tiền đề cho việc thực hiện các chức
năng còn lại, đảm bảo cho cuộc sống gia đình hạnh phúc
Và để gia đình ấm no, hạnh phúc thì mỗi gia đình nên có
số con vừa phải và khỏng cách giữa các con phù hợp
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ khi xuất
hiện Nhà nước dù ở thời sơ khai hay hiện đại, gia đình đều
b Chức năng của gia đình
Trả lời
Chức năng duy trì nòi giống
Chức năng kinh tế
Trang 9được xem như là một đơn vị kinh tế
Chức năng kinh tế của gia đình được biểu hiện trên cả
hai phương diện sản xuất và tiêu thụ Cho đến nay, kinh tế
"Hộ gia đình" ở Việt Nam vẫn là một thành phần quan
trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân bên
cạnh những thành phần kinh tế khác Biểu hiện đơn vị tiêu
thụ là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình để duy trì tồn tại
và phát triển của các thành viên sinh sống trong gia đình
(như ăn, mặc, nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại, học tập,
thông tin, giải trí )
Bằng các đều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình
mình mà các hộ gia đinh sẽ lựa chọn phương pháp, hoạt
động sản xuất, kinh doanh cho phù hợp
VD: Người nông dân có đất sẽ đầu tư vốn, khoa học,
công nghệ vào cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng,
tăng nguồn thu nhập cho gia đình
Thực hiện tôt chức năng này sẽ tạo tiền đề và cơ sở vật
chất vững chắc cho việc tổ chức đời sống gia đình
Như chúng ta đã biết gia đình là bến đỗ yêu thương, là nơi
giúp mỗi chúng ta trút bỏ được những muộn phiền, lo âu,
mệt mỏi do cuộc sống mang lại Sau một ngày lao động học
tập vất vả, mệt mỏi thì gia đình là nơi giúp chúng ta giảm
bớt những căng thẳng mệt mỏi đó bởi tình yêu thương và
sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình
Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các
Chức năng tổ chức đời sống gia đình
Trang 10chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia
đình hạnh phúc Bởi chỉ khi nào đời sống vật chất và đời
sống tinh thần kết hợp hài hòa với nhau thì cuộc sống gia
đình mới hạnh phúc
Gia đình được ví như môi trường giáo dục đầu tiên và là
môi trường giáo dục suốt đời của con người Con người
sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của
mỗi thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình,
đặc biệt là phụ thuộc vào "giáo dục gia đình"
Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là
việc truyền thụ, chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức
cuộc sống, những kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn
hoá truyền thống được đúc kết, trải nghiệm trở thành những
di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc
Những người lớn trong gia đình có nghĩa vụ nuôi
dưỡng, giao dục, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của con
trẻ, dạy cho con trẻ những điều hay lẽ phải
Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện
tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ
tiếp nối
(?) Em hãy kể các mối quan hệ trong gia đình?
. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
c Mối quan hệ gia đình
và trách nhiệm của các thành viên
Trang 11(?) Theo em trong các mối quan hệ đó mối quan hệ nào
là cơ bản nhất?
Trong gia đình, mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan
hệ cơ bản và quan trọng nhất Mối quan hệ này được xác
lập trên cơ sở của tình yêu chân chính, được pháp luật công
nhận và bảo vệ Vợ chồng phải có nghĩa vụ chung thủy, yêu
thương, giúp đỡ, chăm sóc, tôn trọng nhau, cùng nhau xây
dựng một gia đình hạnh phúc, ấm no, bình đẳng và tiến bộ
(?) Quan hệ giữa cha mẹ có ảnh hưởng gì đến con cái
không?
(?) Theo em, cha mẹ có trách nhiệm gì đối với con cái?
(?) Con cái phải có trách nhiệm gì đối với cha mẹ?
Như đã nói ở trên, quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản
và quan trọng trong gia đình Nó sẽ chi phối các thành viên
khác trong gia đình, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó
là con cái Cha me có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục,
yêu thương con cái và tạo điều kiện cho con cái được học
tập nên người.Bên cạnh đó con cái cũng phải biết yêu quý,
kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe
những lời khuyên bảo của cha mẹ Khi cha mẹ già phải có
nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, không được xúc
Quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ giữa cha
mẹ và con cái
Trang 12phạm, ngược đãi cha mẹ.
Phương pháp giáo dục con cái trong gia đình chủ yếu đươc
tiến hành theo phương pháp nêu gương, giáo dục con cháu
bằng chính lòng yêu thương , sự quan tâm chăm sóc Do đó
để làm được điều này thì ông bà và những người lớn tuổi
trong gia đình phải là một tấm gương sáng cho các cháu noi
theo Ông bà phải yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục
các cháu, sống mẫu mực và là tấm gương sáng cho các
cháu noi theo
Đồng thời các cháu cũng phải biết yêu thương, kính trọng,
quan tâm, chăm sóc ông bà khi ông bà già yếu
Trong các mối quan hệ gia đình chúng ta không thể không
kể đến mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình
Quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình đã được ví như
chân với tay, không thể tách rời Các anh chị em trong gia
đình phải biết yêu thương, đùm bọc, quan tâm, tôn trọng,
chăm sóc, bao ban, giúp đỡ nhau trong cuộc sống
Quan hệ giữa ông bà
và các cháu
Quan hệ giữa anh, chị em
Trang 13Kết luận bài học:
Như vậy, tình yêu, hôn nhân, gia đình có mối quan hệ chặt chẽ vói nhau Tình yêu chân chính là cơ sở để tiến tới hôn nhân và nó cũng là nền tảng của một gia đình hạnh phúc Một gia đình hạnh phúc sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình và nó cũng là một tế bào lành mạnh của xã hội Và để có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc thì các thành viên trong gia đình cần phải có trách nhiệm với gia đình mình
VI Củng cố kiến thức
Cho học sinh đọc tư liệu tham khảo trong sách giáo khoa trang 84, 85 Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài trang 86
VII Dặn dò học sinh
Học bài và hoàn thiện các bài tập còn lại trong sách giáo khoa
Chuẩn bị bài 13: Công dân với cộng đồng
GV HD giảng dạy duyệt Sinh viên thực tập
Trang 14Phạm Văn Lan Lành Thị Thu Hằng