Bài tập tâm lý học tưởng tượng Đề bài: 1. Hãy phân tích đặc điểm tâm lý của 1 người than 2. Bằng phương pháp nghiên cứu tâm lý học để nghiên cứu hiện tượng đó 3. Anh (chị) rút ra kết luận gì? Bài làm 1. Phân tích đặc điểm tâm lý tưởng tượng của ông em. Bây giờ thì ông em mất rồi nhưng em còn nhớ lúc em còn nhỏ, bố mẹ em đi làm ăn xa nên gửi em cho ông nuôi ở dưới quê, ông em bán khoai tây ngoài chợ nên thường phải ra chợ rất sớm mới được giá. Tuy nhiên, ông không đắt hàng bằng những người bán khoai khác, ông không hiểu tại sao khoai mình rất ngon không kém người ta cơ mà, mãi mới có 1 người khách vào mua, người khách bảo khoai của ông lẫn lộn quá, nếu ông chịu bán nửa giá thì người khách mới mua. Cả sáng mới có khách, đâu còn cách nào, ông đành chịu mà bán cho người ta. Về nhà ông rất buồn, không biết người ta làm thế nào mà khoai bán được đắt hàng như vậy. Ông liền sang nhà người hàng xóm cũng bán khoai tây như ông để hỏi thì họ nói rằng mỗi khi thu hoạch về thì cả nhà ngồi chọn lọc khoai, củ to để riêng, củ nhỏ để riêng, củ to thì bán giá đắt hơn, củ nhỏ thì bán giá rẻ hơn. Nghe vậy ông lại càng buồn vì ông chỉ có một mình, em thì nhỏ, còn phải học bài và đi ngủ sớm, nhiều khoai như vậy 2 ông cháu cũng không có thời gian mà chọn lọc ra được. Ông liền suy nghĩ và tưởng tượng đến cái sàng thóc, người ta hay lấy cái sàng thóc để sàng ra hạt gạo và vỏ trấu, vậy sàng khoai có được không? Thế là ông liền lấy tre làm thành 1 cái sàng lớn, các lỗ của sàng to vừa với 1 củ khoai nhỏ, đặt cái sàng lên sàn xe. Sáng ra, ông chỉ việc đổ cả đống khoai lên cái sàng trên xe rồi chọn đường sóc nhất ra chợ. Đường sóc làm những củ khoai nhỏ lọt qua lỗ của cái sàng rơi xuống đáy xe, còn những củ to vẫn ở trên sàng giống như người ta sàng thóc vậy. Ông ra sớm nhất chợ và bán đắt hàng nhất chợ trong khi ông bán với giá rất chắc không hề rẻ. Vậy là nhờ trí tưởng tượng của mình, ông đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức và bán được nhiều khoai hơn. 2. Bằng phương pháp nghiên cứu tâm lý học để nghiên cứu về trí tưởng tượng của ông em Bằng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học như: quan sát, thực nghiệm, điều tra, đàm thoại, trắc nghiệm, phân tích sản phẩm của hoạt động và nghiên cứu tiểu sử cá nhân, ta có thể thấy rằng: - Trí tưởng tượng của ông em là cả 1 quá trình tâm lý: từ không hiểu tại sao mình bán được ít khoai cho đến tìm hiểu nhà hàng xóm làm thế nào để bán được nhiều khoai rồi dẫn đến buồn chán vì mình không làm được như họ, khi đó mới bắt đầu tưởng tượng và đạt được thành tựu là tạo ra cái sàng để ông có thể lọc khoai mà mất ít công sức thời gian nhất có thể - Trí tưởng tượng của ông em phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên những biểu tượng đã có: ông làm ra cái sàng để lọc khoai→đó là cái chưa từng có trong kinh nghiệm của ông, ông nhớ đến cái sàng thóc rồi tưởng tượng đến 1 cái sàng lớn hơn có thể sàng được khoai, rõ ràng hình ảnh mới ở đây là cái sàng khoai, còn biểu tượng đã có là cái sàng thóc ( theo trí nhớ của ông ) được biến đổi lại, cấu trúc lại thành cái sàng khoai - Tưởng tượng của ông thuộc loại tưởng tượng tích cực sáng tạo vì nó đáp ứng được nhu cầu tích cực của ông ( bán được nhiều khoai mà không tốn nhiều thời gian công sức) , cái sàng khoai của ông là do ông sáng tạo ra, là cái mới chưa từng có trước đây ( người khác phải tự chọn khoai to nhỏ ra riêng và cần nhiều người mới làm xong ) - Trong các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng thì cái sàng khoai của ông là Loại suy ( mô phỏng tương tự) vì ông tưởng tượng đến cái sàng thóc, người ta phải lấy tay sóc cái sàng thì vỏ trấu mới rơi ra khỏi sàng để lại hạt gạo, ông đã sáng tạo ra cái sàng khoai, thay vì lấy tay sóc thì ông đặt nó lên xe và chọn đi con đường sóc nhất. - Tưởng tượng có vai trò rất quan trọng: • Cần cho mọi hoạt động, hình dung được trước kết quả của hoạt động: nhờ trí tưởng tượng của mình, ông em đã hình dung được trong đầu hình ảnh của chiếc sàng khoai và ông đã làm được nó • Tạo ra hình ảnh tươi sáng để con người vươn đến: hình ảnh cái sàng khoai trong tưởng tượng của ông em giúp ông em tiết kiệm được thời gian công sức mà lại bán được nhiều khoai nhất chợ vì ông ra chợ rất sớm. • Có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và lĩnh hội tri thức: không có tưởng tượng đến cái sàng thóc , ông sẽ không có tri thức để sáng tạo ra cái sàng khoai. 3. Kết luận: - Tưởng tượng có vai trò rất quan trọng, khiến con người có nhận thức tích cực hơn, vươn tới cái gì tươi sáng hơn, tạo ra cái gì có ích phục vụ được nhu cầu của chính con người, vượt qua được những khó khăn, những hoàn cảnh trong cuộc sống - Tưởng tượng phải phù hợp với thực tế, tránh mơ mộng, ảo tưởng hão huyền - Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên thì tưởng tượng giúp chúng ta có thể tái tạo lại những kiến thức đã học trong sách vở và bài giảng của thầy cô đồng thời sáng tạo ra những kiến thức mới, những thành tựu mới, thúc đẩy việc học tập, lĩnh hội kiến thức của chúng ta tốt hơn . Bài tập tâm lý học tưởng tượng Đề bài: 1. Hãy phân tích đặc điểm tâm lý của 1 người than 2. Bằng phương pháp nghiên cứu tâm lý học để nghiên cứu hiện tượng đó 3. Anh (chị). nhờ trí tưởng tượng của mình, ông đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức và bán được nhiều khoai hơn. 2. Bằng phương pháp nghiên cứu tâm lý học để nghiên cứu về trí tưởng tượng của. sống - Tưởng tượng phải phù hợp với thực tế, tránh mơ mộng, ảo tưởng hão huyền - Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên thì tưởng tượng giúp chúng ta có thể tái tạo lại những kiến thức đã học trong