Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
2,34 MB
Nội dung
1 Hồ treo tại xóm Lùng Phủa 2 LỜI GIỚI THIỆU Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên phong cách mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và hy sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và mang tính thời đại. Lịch sử Đảng là một pho sử bằng vàng, để góp phần làm nên những trang sử Đảng vẻ vang đó không thể không kể đến lịch sử của nhưng Chi bộ hay Đảng bộ cơ sở. Ôn lại truyền thống cách mạng của một Chi bộ hay một Đảng bộ cơ sở là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với một bề dầy lịch sử không dễ nơi nào cũng có, từ lâu, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã rất mong muốn được ghi chép hệ thống cho các thế hệ nối tiếp hiểu được và phát huy truyền thống quê hương trong giai đoạn cách mạng mới. Đáp ứng nhu cầu của Đảng bộ và nhân dân xã nhà và thực hiện Chỉ thị số 15CT/TW ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban bí thu Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, tháng 03 năm 2012, Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh khoá IV nhiệm kỳ 2010 – 2015 ra nghị quyết nghiên cứu biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963 - 2012)”. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012)” với nội dung làm sáng tỏ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời của chi bộ; quá trình trưởng thành, phát triển và quá trình hoạt động lãnh đạo của Chi bộ, Đảng bộ qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử. Trãi qua 50 năm kể từ khi được thành lập, Chi bộ, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân trong xã phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân trong xã đã vượt qua khó khăn, kiên định với đường lối của Đảng góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của Đảng. Thông qua những trang sử vẻ vang đó, để giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh, nhất là thế hệ trẻ lòng tự hào về truyền thống cách mạng quê hương. Trên cơ sở đó, kế thừa và phát huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha anh, đoàn kết nhất trí trong Đảng, 3 trong nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng đó, để đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân trong xã, Ban thường vụ Đảng ủy xã Lũng Chinh đã chỉ đạo thành lập Ban sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012)”. Trong quá trình tổ chức thực hiện việc sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, được sự chỉ đạo của Thường trực Đảng bộ huyện Mèo Vạc; sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo huyện ủy và sử chỉ đạo, giúp đỡ về chuyên môn của Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng tỉnh ủy Hà Giang; cùng với sự đóng góp quý báu của cán bộ, đảng viên đã từng tham gia hoạt động cách mạng, công tác qua các thời kỳ trên địa bàn xã. Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Chinh xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nguồn tài liệu thành văn bị thất lạc, hư hỏng nhiều, mặt khác các nhân chứng lịch sử đến nay tuổi đã cao, trí nhớ giảm, người còn, người mất,…Vì vậy, nội dung cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn sau mỗi lần xuất bản. Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh xin trân trọng giới thiệu cuốn lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012) tới toàn thể đảng viên và nhân dân xã Lũng Chinh cùng bạn đọc. Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh xin trân trọng giới thiệu cuốn: Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012) tới toàn thể đảng viên và nhân dân trong và ngoài xã Lũng Chinh. T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ LŨNG CHINH Thào Mí Pó Ủy viên BCH Đảng bộ huyện Mèo Vạc Bí thƣ Đảng ủy 4 Rừng Nghiến tại xóm Lùng Phủa, xã Lũng Chinh Nhũ thạch hang đá Lùng Phủa 5 CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA XÃ LŨNG CHINH 1. Điều kiện tự nhiên. Xã Lũng Chinh nằm cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc 21 km về phía Tây (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), với 90% diện tích là đồi núi đá. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Sủng Máng, phía Tây giáp xã Lũng Phìn (Đồng Văn), phía Nam giáp xã Nậm Ban, xã Mậu Long (Yên Minh). Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 17,95 km2 trong đó đất sản xuất Nông nghiệp 429,3 ha; đất Lâm nghiệp 1.285,48ha, đất Thổ cư 18,26ha; đất chuyên dùng 14,92; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,28ha; đất núi đá không có rừng cây 46,17ha. Lũng Chinh gồm 7 thôn đó là thôn Sủng Lủ, Sèo Lùng Sán, Sủng Khể, Mèo Vống, Tìa Sính, Sủng Tà và thôn Lùng Phủa. Lũng Chinh có hang Lùng Phủa với nhiều phong cảnh đẹp và đặc sản nổi tiếng là rượu ngô Sủng Tà. Đặc biệt người dân Lũng Chinh thân thiện và hiếu khách. Nhân dân Lũng Chinh có truyền thống cách mạng, trung dũng kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, làm ăn kinh tế, là xã có phong trào khá toàn diện. Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã được nâng lên rõ rệt. Các công trình phúc lợi: điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, phong trào xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt với truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục của xã nhà trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 98,79%; tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng nâng cao. Địa danh Lũng Chinh của huyện Mèo Vạc được Hội đồng Chính phủ ra quyết định 91-CP, ngày 05/07/1961 chia xã Lũng Chinh thành 2 xã (Lũng Chinh và Sủng Trà). Ngày 13 tháng 12 năm 1962 Hội đồng Chính phủ ra quyết đinh số 21-NV chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện (Đồng Văn; Yên 6 Minh và Mèo Vạc); xã Lũng Chinh trực thuộc huyện Mèo Vạc. Người dân trong xã hầu hết là người dân tộc Mông là những người lao động chân chính, cần cù, chịu thương, chịu khó để làm ăn. Một số người nơi khác thấy việc làm ăn sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi, nên đã đến đây để lập nghiệp. Lũng Chinh ngày xưa được kết tụ bởi những dãy núi đá, rừng nghiến trùng trùng điệp điệp. Xã có hai dạng địa hình chủ yếu: Một là dạng địa hình đồi núi thấp chiếm 1/3 diện tích toàn xã, có độ cao từ 1000-1200 mét; nằm ở phía Tây Nam của xã (gồm xóm Sủng Khể, Mèo Vống). Dạng địa hình này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là những cây công nghiệp ngắn, dài ngày có giá trị kinh tế cao. Hai là dạng địa hình vùng đồi núi cao, chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc của xã, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn xã (gồm các xóm Sủng Tà, Lùng Phủa, Sủng Lủ, Sèo Lùng Sán và Tìa Sính); vùng này có nhiều núi cao, chập chùng, độ cao trung bình từ 1200-1400 mét…Diện tích đồi, núi chiếm hơn 98% diện tích toàn xã, nhưng nay chuyển đổi ra khỏi 3 loại rừng, nên diện tích rừng còn lại khoảng 10% (các địa danh dãy núi này có tên trong bản đồ Việt Nam). Lũng Chinh cũng như các xã khác của huyện Mèo Vạc, rừng, núi có quần thể động - thực vật đa dạng, phong phú và quý hiếm như cây Nghiến và nhiều các loại trái cây như đào, mận, lê Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.000-1.200mm; số ngày mưa trong năm khoảng 90-100 ngày. Hàng năm có hai mùa chính ảnh hưởng đến khí hậu của xã, đó là mùa khô và mùa mưa, Mùa khô từ tháng 10 năm này đến tháng 4 năm sau; Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 9. Độ ẩm không khí trung bình của xã là 83,3%, thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và cao nhất vào tháng 7,8,9 với 88%. Là vùng đất có tới 90% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau. Do nơi đây có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra Các “vườn đá”, “rừng đá” rất đa dạng và phong phú như vườn đá tại xóm Sèo Lùng Sán có các chóp đá hình bông hoa, nụ hoa, nhành hoa với muôn hình muôn vẻ cùng với các loại cây địa y, lan …làm cho vườn càng trở nên sinh động hấp dẫn. Hệ thống hang động nơi đây cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa karst và là những điểm tham 7 quan du lịch rất kỳ thú như: hang Lùng Phủa, hang Lùng Lý, hang Mèo Vống… Xã Lũng Chinh là vùng có hệ địa – sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên sinh còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: nghiến, thông đá, đỗ trọng… Đặc biệt xã có khu rừng nghiến với nhiều cây nghiến có đường kính 1->2 mét. Rừng nơi đây là môi trường sống của các loài động vật hoang dã loài thú, chim, bò sát như: cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên đá. Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan… xã Lũng Chinh còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như Mông, Dao, Cờ Lao… Người dân vùng cao núi đá xã Lũng Chinh sống quyện cùng với đá: dọn đá để dựng nhà, để có đất trồng trọt; khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh làng xóm, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang, và đá dựng thành rừng, thành lũy để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Ở nơi đây cúi xuống thấy đá tai mèo, ngẩng lên trời lại thấy đá - một màu đá xám bao phủ. Nhưng xen lẫn với màu xám ngắt của đá là màu xanh của những ruộng ngô, màu vàng của những nương lúa. Ngô trồng trên đá, len lỏi bám chặt vào đá mà ra bắp. Bên cạnh đó, những phiên chợ Lũng Phìn… cùng với các phong tục tập quán, các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc đã làm bao du khách say đắm khi đến với nơi đây. Đến Lũng Chinh đẹp nhất là vào mùa xuân, khi hoa cải rực vàng chân núi, hoa đào đỏ thắm những mái ngói rêu phong, hơi thở của đá, sắc xanh của trời, tiếng rì rầm từ rẻo cao vọng lại, dáng vẻ kiêu hãnh của hàng sa mộc thẳng tắp… tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Từ thung lũng sâu, tiếng khèn Mông lảnh lót gọi hoa lê, hoa mận thức dậy nở trắng xóa một vùng rừng. Những ngọn núi đá trùng trùng điệp điệp, những cánh đồng đá trải dài bất tận thường ngày xám đen lạnh lẽo nay bỗng trở nên rực rỡ bởi những sắc màu tươi mới của mùa xuân. Tất cả cứ tràn vào nhau, hoà quyện vào nhau thành một bức tranh tuyệt đẹp nơi cực bắc Tổ quốc. “Thiên đường màu xám” – Lũng Chinh dù có trở lại vẫn thấy là lạ, vì nó đẹp, cái đẹp hoang dại, từ con người đến cảnh vật. Cái đẹp mà khi trải nghiệm rồi vẫn có chút gì thú vị. 8 2. Về văn hóa – xã hội. Từ xưa đến nay, qua tìm hiểu vẫn chưa có ai biết được con người lần đầu tiên sinh sống ở xã Lũng Chinh có từ bao giờ. Chỉ còn tìm thấy được một số di tích mồ mả, gốc mồ mả, nhưng cũng chưa có dữ liệu xác định được mồ mả này có từ bao giờ, thời kỳ nào? Từ khi thành lập xã (1963) đến nay, xã Lũng Chinh có 6 thôn gồm: thôn Sủng Lủ, Lùng Phủa, Sèo Lùng Sán, Sủng Tà, Mèo Vống, Tìa Sính. Đến năm 1992 thôn Mèo Vống được tách thành lập thêm thôn Sủng Khể gồm có 54 hộ gia đình. Xã Lũng Chinh có 4 dân tộc anh em sinh sống từ lâu đời (Mông, Dao, Cờ Lao, Hoa) dân cư thưa thớt. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn có truyền thống yêu nước nồng nàn; tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường; tinh thần cần cù lao động sáng tạo, có sự đoàn kết gắn bó với nhau trong lao động, sản xuất. Đó chính là cơ sở để gắn kết các dân tộc trong cộng đồng cùng đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Về phong tục tập quán, Lũng Chinh chủ yếu là dân tộc Mông thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đã bao đời nay, đồng bào các dân tộc xã Lũng Chinh cư trú theo quan hệ huyết thống hoặc sống sen kẽ với nhau, nhưng dù cư trú theo hình thức nào, nhân dân xã Lũng Chinh vẫn giữ vững truyền thống đoàn kết, yêu thương với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất đai tạo ra những thửa ruộng bậc thang, những nương rẫy tốt. Trãi qua nhiều năm tháng lao động sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi đã trở thành nghề chính của nhân dân. Đồng thời nhân dân xã Lũng Chinh rất thành thạo và khéo léo trong nghề thủ công như đan lát mây tre, trồng lanh rệt vải, tạo nên những bộ trang phục đặc trưng của dân tộc. Từ năm 1945, sau cách mạng Tháng Tám thành công, Lũng Chinh hình thành làng dân cư sống xung quanh các triền núi cao, khoảng hơn một trăm hộ dân cư sống rải rác ở các sườn núi. Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn, không có đất sản xuất. Buổi đầu họ khai thác gỗ, lấy củi mang đi bán. Giai đoạn này những thanh niên trai tráng, vạm vỡ, những người lao động chính mới đủ sức để vào rừng lấy củi. Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã 9 được hưởng những phúc lợi xã hội như điện lưới quốc gia, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đến các thôn. Xã có trường học mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trạm y tế xã, điểm bưu điện, trụ sở làm việc của xã được xây dựng khang trang; việc thực hiện các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được thực hiện và đạt được những kết quả tốt đẹp, nếp sống văn hóa mới ngày càng được xây dựng vững chắc Trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, qua quá trình lao động sáng tạo, chinh phục tự nhiên không biết mệt mỏi, con người nơi đây đã tạo dựng cho mình một thế hệ ứng sử với tự nhiên – xã hội để tồn tại và không ngừng phát triển. Trong quá trình phát triển ấy, nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã tạo ra những nét bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc nhưng được thống nhất trong một cộng đồng. Nhờ đó đã tạo ra một tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và trong lao động sản xuất. Tinh thần này ngày càng được đồng bào các dân tộc nơi đây thể hiện một cách mạnh mẽ kể từ khi có Đảng chỉ lối, dẫn đường. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, phát huy những truyền thống đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mèo Vạc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã và đang phấn đấu nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh. 3. Truyền thống cách mạng xã Lũng Chinh. * Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt hai phần ba thế kỷ bế tắc và khủng hoảng về đường lối cách mạng từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu khách quan của lịch sử cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là tập hợp, tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam theo một đường lối đúng đắn. Từ đây cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới – giai đoạn có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản – Đảng của giai cấp công nhân đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Trong công tác xây dựng chính quyền được tiểu khu quan tâm. Ngày 06/01/1946, các dân tộc xã Lũng Chinh hăng hái tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động 10 được cầm lá phiếu đi bầu những người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của cả nước. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền, sau Cách mạng Tháng tám, một số thanh niên ưu tú tại địa phương đã được cử đi học văn hóa, bồi dưỡng nghiệp vụ để trở thành những cán bộ cốt cán sau này cho địa phương. Bước sang năm 1946, tình hình Cách mạng nước ta ngày càng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tháng 02/1946 Pháp đưa quân ra miền Bắc thay cho quân Tưởng làm nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Ra miền Bắc quân Pháp tăng cường khiêu khích Cách mạng dù Chính phủ ta đã có nhiều nhân nhượng với chúng. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chúng ta chỉ có một con đường là đứng lên cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc. Ngay trong đêm 19 rạng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến với quyết tâm "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" Ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến", trong đó khẳng định tính chất cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo là "Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh". Từ đó, nhân dân cả nước thấy được tính chất ác liệt, gian khổ và lâu dài của cuộc kháng chiến, củng cố lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiên chống Pháp, giải phóng dân tộc. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh, phong trào Cách mạng ở tỉnh Hà Giang phát triển mạnh mẽ. Hưởng ứng lời kêu gọi diệt "giặc đói, giặc dốt" và giặc ngoại xâm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sử chỉ đạo trực tiếp của tiểu khu Đồng Văn, nhân dân Mèo Vạc nói chung và Lũng Chinh nói riêng đã hăng hái, tích cực tăng gia sản xuất với khẩu hiệu "Tấc đất, tấc vàng" sản xuất để cứu đói và ủng hộ kháng chiến kiến quốc. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến đáng phấn khởi. Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, nhân dân Lũng Chinh không có người biết chữ. Sau khi có sắc lệnh "Bình dân học vụ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào học tập ở Lũng Chinh diễn ra sôi nổi, trong một thời gian ngắn một số người đã biết nói tiếng Kinh và biết đọc, biết viết, phong trào . hành Đảng bộ xã Lũng Chinh xin trân trọng giới thiệu cuốn lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012) tới toàn thể đảng viên và nhân dân xã Lũng Chinh cùng bạn đọc. Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng. chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh khoá IV nhiệm kỳ 2010 – 2015 ra nghị quyết nghiên cứu biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963 - 2012)”. Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012)”. bộ xã Lũng Chinh xin trân trọng giới thiệu cuốn: Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012) tới toàn thể đảng viên và nhân dân trong và ngoài xã Lũng Chinh. T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ LŨNG CHINH Thào