Khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (1976-1978).

Một phần của tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (Trang 25 - 28)

trị, trật tự an toàn xã hội (1976-1978).

Thắng lợi mùa xuân 1975 đã đưa đất nước ta vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước cùng tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.

Năm 1976 là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, thống nhất. Ngay từ đầu năm, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh ủy và huyện ủy, Chi bộ xã Lũng Chinh đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III về nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua học tập nhận thức của cán bộ của đảng viên và quần chúng nhân dân về đường lối và nhiệm vụ cách mạng mới được nâng lên một bước, củng cố niềm tin vào công cuộc xây dựng CNXH do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trên cơ sở đó Chi bộ xã đã lãnh đạo nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, phát triển sản xuất ổn định đời sống kinh tế xã hội cho nhân dân.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng tại kỳ họp thứ II – Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (27/12/1975) đã quyết định sáp nhập hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, thị xã Hà Giang được chọn là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Hà Tuyên.

Ngày 25/4/1976 cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã nô nức đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.

Ngày 18/10/1977 Chi bộ xã Lũng Chinh đã tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 1977-1979, dự Đại hội có 19 đảng viên. Đại hội đã khẳng định trong nhiệm kỳ 1975-1977 dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự và chi viện cho tiền tuyến góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhất là trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH của địa phương; hoàn toàn một bước về củng cố và phát triển quan hệ sản xuất XHCN, tiến hành cuộc vận động củng cố lại sản xuất, cải tiến quản lý Hợp tác xã, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN; coi trọng thâm canh, áp

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi; năng xuất lao động từng bước được nâng cao; công tác xây dựng Đảng được tiến hành thường xuyên, sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường về mọi mặt, năng lực lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự điều hành của chính quyền và các tổ chức đoàn thể của xã được nâng cao một bước rõ rệt. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó tập trung vào sản xuất cây ngô, lúa là chính và các loại cây hoa màu khác như: Tam giác mạch, dong riềng, đậu tương...

Đại hội đã bẩu Ban chi ủy gồm 3 đồng chí; đồng chí Giàng Thò Dũng tiếp tục tái cử giữ chức vụ Bí thư chi bộ; đồng chí Cử Chá Sò – Phó bí thư chi bộ; đồng chí Giàng Thị Pháy - Ủy viên giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban hành chính xã. Đại hội xác định nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1977-1979, khi đất nước đang ở trong điều kiện hòa bình, không có chiến tranh là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi, chú trọng phát triển các loại cây mũi nhọn có giá trị kinh tế cao như cây nghệ, đỗ trọng... Ngoài ra còn có một số cây dược liệu quý như tam thất, xuyên khung, ấu tẩu...; Cây lương thực chủ yếu là cây ngô địa phương, nhân dân chủ động khai hoang phục hóa để trồng ngô trên hốc đá. Do khí hậu thời tiết khắc nghiệt nên năng xuất cây trồng không cao. Đời sống nhân dân còn nghèo nàn lạc hậu. Một số hộ gia đình thường xuyên chặt cây rừng đốt than, lấy củi mang bán ra chợ Lũng Phìn.

Cấp ủy, chính quyền địa phương huy động lực lượng nhân dân tham gia lao động mở đường vào trung tâm xã và đường liên thôn xóm.

Về giáo dục: Những ngày đầu giải phóng (năm 1975). Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, công tác giáo dục được quan tâm. Chi uỷ, chính quyền địa phương vận động nhân dân tự chặt cây tre, nứa, lá buông làm lớp học; bàn ghế học sinh và giáo viên đều làm bằng những tấm ván gỗ ghép lại. Bước đầu hình thành 2 lớp = 25 học sinh tổ chức cho các cháu lớp 1 tại xóm Sủng Lủ và xóm Lùng Phủa, thầy giáo hiệu trưởng là thầy Lê Ngọc Sách, quê Thanh Hóa. Tổng số giáo viên của trường là 03 người.

Về cơ sở vật chất: Trụ sở Ủy ban hành chính xã là một khu nhà trình tường bằng đất 2 tầng (tịch thu của bọn địa chủ thời Pháp thuộc) và một nhà tạm 2 gian lợp bằng cỏ tranh. Giao thông xã và công an tăng cường được bố trí ở tại khu Ủy ban hành chính xã để làm việc. Hầu hết công việc theo sự

vụ, chưa có kế hoạch hoạt động thường xuyên. Việc điều hành công tác ủy ban do cán bộ tăng cường phụ trách.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ đề ra, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã thi đua lao động sản xuất đạt được những thành quả nhất định. Tổng diện tích gieo trồng đạt 695 ha, trong đó ngô 316 ha, lúa 29 ha, tam giác mạch 28 ha, đậu tương 31 ha, dong riềng 115 ha, rau đậu các loại 176 ha. Năng suất ngô đạt được 16 tạ/ha, các loại cây trồng khác cũng đạt năng suất cao hơn trước; cây công nghiệp, cây dược liệu cũng được các Hợp tác xã chú trọng đưa vào gieo trồng như cây nghệ vàng 45 ha, các cây dược liệu như cây xuyên khung 5 ha. Bình quân lương thực đạt 260kg/người/năm.

Về chăn nuôi, với mô hình chăn nuôi tập chung tại Hợp tác xã kết hợp với chăn nuôi tại hộ gia đình nên trong thời gian này đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể. Toàn xã có 247 con bò, 12 con ngựa, 2.431 con lợn, hơn 7 nghìn con gà, vịt các loại.

Công tác định canh, định cư đã thực hiện vận động được 5 hộ dân ở riêng lẻ về ở tập trung với Hợp tác xã, xếp được 12 ha nương đá. Cùng với việc phát triển Hợp tác xã nông nghiệp thì Hợp tác xã mua bán cũng được củng cố và phát triển một cách đồng bộ đảm bảo đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân như dầu, muối, vải, sách vở cho học sinh và các mặt hàng phục vụ cho sản suất, đi dôi với các mặt hàng phục vụ, Hợp tác xã mua bán còn làm chức năng tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

Công tác giáo dục – đào tạo được Chi bộ quan tâm và chú trọng đã thu được những thành tựu đáng phấn khởi, trường lớp được củng cố lại, số học sinh, số lớp đều tăng, trong tời kì nay xã đã có một trường cấp I (tiểu học) với 127 học sinh, mỗi xóm đều có từ một đến hai lớp vỡ lòng, một lớp bổ túc văn hóa học tại trụ sở UBND xã. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

Công tác y tế đã đạt được nhiều tiến bộ, trạm xá xã đã có một y sỹ và hai y tá, có đủ các loại thuốc chữa bệnh thông thường đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Phát động và duy trì các phong trào như: vệ sinh phòng bệnh, chống rét mùa đông, chống các bênh sốt rét, sinh đẻ có kế hoạch, tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em. Điều tra và hướng dẫn chữa bệnh bướu cổ cho nhân dân...

Công tác xã hội được Chi bộ Đảng quan tâm đúng mức, các gia đình liệt sĩ, các gia đình thương binh thường được thăm hỏi. Thực hiện tốt chế độ, chính sách cho các gia đình chính sách đúng quy định, hằng năm các Hợp tác xã đều trích ra một khoản quỹ xã hội để hỗ trợ cho các gia đình chính sách, các cháu mồ côi, các cụ già không nơi nương tựa...

Công tác quốc phòng, an ninh luôn được Chi bộ Đảng quan tâm.Thời kỳ này, tuy đất nước đang hòa bình, nhưng lực lượng dân quân tự vệ của xã vẫn thường xuyên luyện tập, tình hình an ninh chính trị luôn được thực hiện tốt, đảm bảo giữ vững không có các hiện tượng mất trật tự an ninh trên địa bàn.

Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể được Chi bộ quan tâm lãnh đạo, cán bộ, đảng viên thường xuyên được học tập lý luận chính chị, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Hoạt động của Ủy ban hành chính xã có nhiều tiến bộ, trình độ, năng lực điều hành có hiệu quả hơn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tập thể đã đi vào hoạt động thường xuyên và có nề nếp, đã động viên các tầng lớp nhân dân tham gia công tác xã hội nhiều hơn và nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động, năng suất lao động của xã viên các Hợp tác xã được nâng lên.

Công tác văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng được Chi bộ lãnh đạo trực tiếp nên trong thời gian này các lĩnh vực như giáo dục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhất là công tác xóa mù chữ được thực hiện thường xuyên; công tác y tế - chăm lo sức khỏe cho nhân dân như tổ chức phun thuốc diệt muỗi, phòng chống sốt rét thường xuyên, hướng dẫn nông dân vệ sinh phòng bệnh nên dịch bệnh không phát triển, sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững không có vụ việc phức tạp xảy ra. Công tác xây Đảng và các tổ chức chính quyền, đoàn thể được Chi bộ quan tâm đúng mức nên hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng luôn được giữ vững và phát triển.

Một phần của tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (Trang 25 - 28)