Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh trong những năm đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới, phát triển kinh tế xã hội (1986 –

Một phần của tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (Trang 35 - 48)

năm đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội (1986 – 2000).

Thực hiện nhiệm vụ của Đảng, sau 10 năm tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước (1976 – 1986), tuy giành được nhiều thành tựu, song nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, thậm chí khủng hoảng càng trầm trọng hơn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, thiếu thốn. kinh tế tăng trưởng chậm không đáp ứng đủ tiêu dùng, tài nguyên bị lãng phí, nhiều người lao động không có việc làm, niềm tin

của quần chúng vào Đảng và Nhà nước bị suy giảm mạnh... Bên cạnh đó, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp không có lợi cho cách mạng Việt Nam ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; đất nước ta bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận và chống phá... Trước tình hình đó, đặt ra cho Đảng ta nhiệm vụ vô cùng nặng nề và cấp bách là đổi mới toàn diện đất nước để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và phát triển đi lên.

Tháng 12 – 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng..., mà trước hết là đổi mới về kinh tế. Đại hội nhấn mạnh sự tồn tại khách quan của cơ cấu nhiều thành phần kinh tế. Đại hội đã đề ra 3 chương trình kinh tế lớn là chương trình lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội VI của Đảng đánh dấu bước ngoặt quan trọng về phát triển đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, thời kì này Đảng bộ tỉnh và huyện cũng đề ra nhiều nghị quyết nhằm cụ thể hóa, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện sự chỉ đạo của huyện ủy Mèo Vạc, ngày 15/11/1988 Chi bộ xã Lũng Chinh tiến hành Đại hội lần thứ IX. Dự Đại hội có 27 đảng viên. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về nguyên nhân làm cho nền kinh tế của xã phát triển chậm, Đại hội chỉ rõ: Diện tích canh tác ít, độ dốc lớn, thời tiết diễn biến phức tạp, phải đối phó với cuộc chiến tranh phà hoại nhiều mặt của địch. Chậm cụ thể hóa cơ cấu hóa kinh tế và tổ chúc lại sản xuất trong quản lý điều hành. Nặng về an ninh, quốc phòng, coi nhẹ nông nghiệp và các công tác khác; đặc biệt là bệnh quan liêu, xa rời thực tế, ít xuống cơ sở. Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ qua. Với thái độ thẳng thắn, trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới là ổn định dân cư, phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác khai hoang phục hóa mở rộng diện tích.

Đại hội đã bầu Ban Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Sùng Chá Chư được bầu làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Cử Chá Sò làm phó bí thư, đồng chí Sùng Dũng Sính - Ủy viên - Chủ tịch UBND xã.

Trong những năm 1986 – 1990, tình hình biên giới trên địa bàn Mèo Vạc nói chung và xã Lũng Chinh nói riêng vẫn còn rất căng thẳng và phức tạp. Bên cạnh đó khí hậu và thời tiết thất thường xảy ra như hạn hán, lũ lụt, mưa đá đã ảnh hưởng lớn đến ngành nông – lâm nghiệp và đời sống của nhân dân trong xã. Trước tình hình đó Chi bộ xã đã chỉ đạo các Hợp tác xã, các hộ xã viên đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trên diện tích hiện có, phát triển chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ sản xuất tuy nhiên, do tình hình chiến sự biên giới và thiên tai nên diện tích sản xuất đất nông nghiệp của xã chỉ đạt 960 ha (1988) giảm 3 ha so với năm 1986, sản lượng lương thực đạt 1860 tấn. Quan hệ sản xuất được mở rộng, xã tiếp tục tổ chức khoán đến các nhóm và người lao động, khuyến khích các hộ xã viên tận dụng ruộng đất bỏ hoang đưa vào sử dụng. Ngoài sản xuất cây lương thực, diện tích trồng rau màu như: rau xanh, đậu, đỗ và một số cây nông sản khác như thảo quả, ấu tẩu...cũng được mở rộng, làm tăng thêm thu nhập và góp phần ổn định đời sống cho nhân dân. Công tác giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình cũng đạt được những kết quả bước đầu. Các hộ xã viên đã nhận khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng mới trên đất trống đồi núi trọc nên đã hạn chế được nạn phá rừng làm nương rẫy.

Qua hơn 6 năm (1981 – 1987) thực hiện khoán 100, thực tế cho thấy công tác quản lý của hợp tác xã không theo kịp tình hình mới. Theo cơ chế khoán này, hộ xã viên được làm chủ 3 khâu (gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch), 5 khâu còn lại do hợp tác xã đảm nhiệm. Thời gian đầu, động cơ vượt khoán đã kích thích các hộ đầu tư thâm canh để tăng thu sản phẩm được khoán. Xong, quá trình thực hiện, việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm, hệ thống dịch vụ nông nghiệp hiệu quả phục vụ thấp, việc cung ứng vật tư, giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu không kịp thời. Sản xuất tuy có phát triển nhưng tốc độ chậm, không đáp ứng được yêu cầu chung, đời sống nhân dân còn bấp bênh. Như vậy, kết quả thu được từ khoán 100 tỏ ra không vững chắc. Đứng trước thực tế đó, Đảng ta đã có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế, bế tắc của việc thực hiện khoán 100 tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nông nghiệp phát triển nên một bước mới.

Từ tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương thí điểm, ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 10 – NQ/TW về đổi mới quản lý nông nghiệp. Mở đầu thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta (khoán 10). Từ đây hộ gia đình xã viên được coi là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ.

Thực hiện khoán 10, Chi bộ xã đã chỉ đạo triển khai khoán trên diện rộng, hầu hết các hợp tác xã đều được học tập nội dung khoán. Qua thực hiện khoán 10, kinh tế hộ gia đình bước đầu phát huy tác dụng, hiệu quả, kinh tế khá, việc thâm canh, tăng vụ được coi trọng, phát huy năng lực sản xuất hộ gia đình, khuyến khích các hộ xã viên làm kinh tế giỏi, tìm biện pháp giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên.

Tuy nhiên, về cơ bản kinh tế của xã vẫn mang tính tự cấp, tự túc, cơ cấu vụ mùa chưa hợp lý. Công tác quản lý kinh tế, nhất là kinh tế tập thể còn có nhiều mặt yếu kém. Ngành nghề không phát triển, nên vào lúc nông nhàn, lao động thường thiếu việc làm, một số hộ nông dân vẫn còn khó khăn, thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt.

Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng luôn được Chi bộ quan tâm, đến năm 1989, Chi bộ có 27 đảng viên. Chính quyền và các đoàn thể quần chúng đã tập trung xây dựng các phong trào như phong trào xung kích trên mặt trận sản xuất, phong trào xây dựng Phụ nữ mới, vận động sinh đẻ có kế hoạch...

Công tác giáo dục và đào tạo, trong thời kỳ này do có nhiều tác động của đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn nên phong trào giáo dục của xã gặp nhiều khó khăn. Tình trạng giáo viên bỏ nghề, học sinh bỏ học chưa khắc phục được, một số học sinh đi sơ tán chưa quay lại đây. Đây là tình trạng chung của cả nước, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền giáo dục. Để giải quyết tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng động viên, tìm cách khắc phục khó khăn trong đời sống của đội ngũ giáo viên, động viên các thầy, cô bám trường, bám lớp, vận động học sinh đến trường...Chi bộ xã đã tích cực vận động các thầy cô giáo và nhân dân khắc phục khó khăn, đồng thời sửa chữa và xây dựng thêm một số phòng học mới.

Công tác văn hóa, y tế thường xuyên được củng cố, việc xây dựng đời sống văn hóa ở thôn bản luôn được chú trọng. Vào dịp đầu xuân và tết cổ truyền hàng năm, xã thường tổ chức vui chơi, khơi dậy văn hóa truyền

thống như các trò chơi ném còn, đánh yến... các hủ tục mê tín dị đoan cũng dần dần được xóa bỏ.

Công tác xây dựng cơ bản được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, các công trình phục vụ xây dựng phòng tuyến biên giới, làm đường giao thông, các công trình thủy lợi, xây dựng công trình phúc lợi công cộng như trạm y tế, trường học được đầu tư xây dựng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Chi bộ đã huy động sức người, sức của cùng Nhà nước

mở một số đường dân sinh đi các thôn trong địa bàn xã.

Công tác an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã Lũng Chinh trong những năm 1986 – 1988 diễn ra khá phức tạp. Trung Quốc thực hiện chiến tranh tâm lý, dùng hàng hóa mua chuộc đồng bào, chiến sĩ ta... Những điều đó đã làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã. Để kịp thời ngăn chặn, đối phó với âm mưu của địch, Chi bộ xã dưới sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đã xác định rõ, cụ thể nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, giải quyết đồng bộ về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân. Xây dựng làng, xã chiến đấu, sắp xếp lại dân cư, tổ chức lại sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn xã, xây dựng cơ sở chính trị thật sự trong sạch vững mạnh... Nhờ đó công tác an ninh, quốc phòng được giữ vững, các vụ xâm phạm tình báo của địch phần lớn do nhân dân phát hiện, bắt giữ. Tuy nhiên, công tác an ninh, quốc phòng vẫn còn nhiều hạn chế như: sự phối hợp giữa các lực lượng kết quả chưa cao, quản lý địa bàn chưa tốt, còn mất cảnh giác...

Một sự kiện chính trị quan trọng trong thời điểm này là ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa VIII đã ra quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập theo địa giới hành chính cũ trước khi hợp nhất. Vào thời điểm này, Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo nhất nước, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, sản lượng hàng hoá ít ỏi... Đến tháng 9 năm 1991, Đảng bộ tỉnh Hà Giang được tái lập.

Ngày 15/01/1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XI được tổ chức. Trên cơ sở xác định những mục tiêu chủ yếu trong 4 năm 1992 - 1995, Đại hội đã đề ra 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội; xác định 3 vùng kinh tế của tỉnh để tạo đà cho sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng vùng, quyết tâm thực hiện mục tiêu: Ổn định tình hình KT - XH, từng bước cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Ngày 21 tháng 10 năm 1991, Đại hội Chi bộ xã Lũng Chinh lần thứ X được tổ chức. Dự đại hội có 29 đồng chí đảng viên trong Chi bộ. Đại hội đã kiểm điểm kết quả lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới. Kiểm điểm công tác lãnh đạo của Chi bộ, Đại hội nhận định: trong những năm qua, sản xuất có nhiều tiến bộ, sản lượng lương thực đạt tương đối cao, đời sống nhân dân được ổn định. Công tác an ninh chính trị và trật tự xã hội luôn được giữ vững. Vai trò lãnh đạo của Đảng được củng cố và nâng cao... Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn thấp, các tổ chức đoàn thể Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... hoạt động chưa đồng bộ, chưa thúc đẩy phong trào của quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Tại Đại hội, các đại biểu đã bàn bạc, thảo luận và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới, đó là: Ra sức củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nêu cao vai trò lãnh đạo của chính quyền và các tổ chức nhân dân, tích cực vận động nhân dân tăng gia sản xuất, ổn định đời sống; giữ vững khối đại đoàn kết nhân dân; tăng cường mở rộng giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Sùng Chá Chư được bầu làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Sùng Sáu Chớ làm Thường trực Đảng, đồng chí Thào Chá Nô - Ủy viên - Chủ tịch UBND xã.

Đại hội cũng nhận định: Về kinh tế, mặc dù có nhiều khó khăn, sản xuất vẫn mang tính tự cấp, tự túc. Nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, sản xuất còn độc canh, đơn điệu về cây trồng, vật nuôi không được mở rộng, việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất còn chậm… Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Chi bộ xã Lũng Chinh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã từng bước chuyển nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế với cơ cấu đa dạng. Lấy nông nghiệp làm trọng tâm, coi trọng đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý nông nghiệp thao Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời tiếp tục củng cố tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh toàn diện, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn – xã hội trên địa bàn, duy trì khối đại đoàn kết toàn dân.

Chi bộ xã Lũng Chinh cũng xác định việc phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm để ổn định đời sống nhân dân, đồng thời thực hiện

khoán 10 của Bộ Chính trị, Chi bộ xã đã chuyển hướng chỉ đạo phát triển kinh tế từ kế hoạch có sự quản lý của hợp tác xã sang kinh tế hộ gia đình, phá bỏ thế độc canh, coi trọng thâm canh tăng vụ, vận động nhân dân áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất. Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho các hộ dân, phát triển một số ngành thủ công.

Nhiệm kỳ (1991-1994) Chi bộ xã Lũng Chinh đã chỉ đạo các hộ xã viên mở rộng diện tích canh tác, đồng thời đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1993, tổng diện tích nông nghiệp của xã đạt 738ha, tăng 42ha so với năm 1990; sản lượng lương thực đạt 897 tấn, tăng 37 tấn so với năm 1990, trong lĩnh vực chăn nuôi được cấp ủy và chính quyền quan tâm, đàn bò của xã được tăng nhanh, năm 1993 là 245 con, tăng 25 con so với năm 1990.

Bên cạnh việc đổi mới phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, Chi bộ xã đã không ngừng phát triển sự nghiệp văn hóa – giáo dục – y tế.

Về công tác giáo dục và đào tạo, Chi bộ xã đã chỉ đạo các đơn vị trường học, các tổ chức đoàn thể, nhân dân vận động con em mình đến

Một phần của tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (Trang 35 - 48)