Đảng bộ xã Lũng Chinh lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000-2012).

Một phần của tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (Trang 48 - 80)

phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000-2012).

* Giai đoạn 2000 – 2005:

Bước vào thiên niên kỷ mới, để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế và yếu kém, đưa xã Lũng Chinh vững bước tiến lên giành nhiều thắng lợi mới. Đảng bộ xã Lũng Chinh tiến hành Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ (2000-2005). Đại hội được tiến hành vào ngày 24,25 tháng 11 năm 2000, tới dự Đại hội có 77 đảng viên. Đại hội đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ thứ nhất, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ II; Đại hội đã đề ra các giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển kính tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; Đại hội đã bầu Ban chấp hành, bầu Bí thư. Đồng chí Sùng Chứ Mua được bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ xã, tỉnh ủy Hà Giang tăng cường Đồng chí: Sùng Mí Chứ. Ban biên tập báo Hà Giang giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã. Đến năm 2003 huyện ủy chỉ định đ/c Thào Dũng Cho giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Đảng uỷ thay đ/c Sùng Mí Chứ tiếp tục trở về cơ quan Báo Hà Giang giữ chức vụ Phó tổng biên tập.

Đại hội đã xác định một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2005 là: Tăng tổng sản phẩm xã hội lên 2,3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng từ 10 đến 11%, bình quân thu nhập đầu người đạt 2,1 triệu đồng/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 310 kg/năm; cơ bản không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15%. Đẩy mạnh công tác xây dựng bể nước sinh hoạt cho nhân dân; quy hoạch dân cư gắn với phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 95% trở lên, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 2%, phấn đấu xã có điện lưới quốc gia.

Đảng bộ xã Lũng Chinh đã tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết của Đại hội, kết quả đạt được như sau:

Phong trào các đoàn thể có sự chuyển biến tích cực và thường xuyên được cũng cố đủ mạnh để hoạt động. Do đó tình hình kinh tế xã hội có bước khởi sắc như; về kinh tế: Tổng diện tích gieo trồng 1220 ha, bình quân hộ gia đình đạt 2,2 ha; Tổng số lượng lương thực quy ra ngô 92,06 tấn = 233 kg/khẩu; Thu nhập về cây lâu năm và các loại cây trồng khác đạt hiệu quả; Tình hình chăn nuôi toàn xã có 1162 con bò, đàn trâu 13 con, đàn dê 600 con, đàn heo 845 con; về an ninh chính trị thời kỳ này một số người lợi dụng chính sách tôn giáo hoạt động trái phép; chủ yếu là tụ tập đông người tại khu dân cư hoạt động trái với quy định; một số đối tượng khác đến lấn chiếm đất trái phép tại xóm Sủng Khể, xóm Mèo Vống và xóm Sèo Lùng Sán.

Về giáo dục – đào tạo: Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục được củng cố và duy trì tốt. Chất lượng giáo dục được nâng lên, trình độ dân trí từng bước phát triển. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 6-14 tuổi đến trường đạt trên 85%. Kết quả thi chuyển lớp, chuyển cấp đều đạt trên 90%, tỷ lệ tái mù chữ giảm xuống còn 3,9%.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan tâm. Dịch bệnh không xảy ra, người dân đã dần ý thức được khi ốm phải đến trạm y tế xã để khám chữa bệnh. Trạm y tế xã đã có 3 y sĩ thường xuyên túc trực tại trạm để khám chữa bệnh cho nhân dân. Trạm y tế đã được trang bị một số thiết bị y tế như tủ đựng thuối, ống nghe, máy tạo oxi. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm xuống 2,3%.

Công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai thành phong trào sâu rộng trong toàn xã, tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 53,6%, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, truyền thanh, truyền hình ngày càng được phát triển, tỷ lệ phủ sóng truyền thanh đạt 100%. Công tác thông tin, tuyên truyền về cơ sở đã phục vụ tốt đến đời sống văn hóa của nhân dân các xóm trong xã. Các phong tục, tập quán lạc hậu giảm dần, nếp sống văn hóa, tình làng, nghĩa xóm ngày càng được vun đắp.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không có sự vụ phức tạp xảy ra. Đảng bộ tập trung chỉ đạo, giải quyết cơ bản tình trang truyền học đạo trái phép, di dịch cư tự do trên địa bàn. Về công tác quốc

phòng, Đảng bộ xã đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, diễn tập sẵn sàng chiến đấu, phòng chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Công tác xây dựng và huấn luyện lực lương dân quân tự vệ, dự bị động viên được chú trọng, nâng cao chất lượng, hàng năm đều hoàn thành kế hoạch huấn luyện. Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được củng cố, huấn luyện thường xuyên. Chỉ tiêu tuyển quân hàng năm đều hoàn thành, đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Hệ thống chính trị trong xã được nâng lên một bước, vai trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ cơ sở được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chi bộ Đảng thường xuyên tổ chức triển khai nghiên cứu, học tập các chỉ thị, Nghị quyết, pháp lệnh của Đảng và Nhà nước, nhất là các Nghị quyết của huyện ủy Mèo Vạc. Việc nghiên cứu học tập đã góp phần làm chuyển biến nhận thức cũng như hành động của đại bộ phận cán bộ, đảng viên trong xã. Hàng năm Đảng bộ xã lên kế hoạch phát triển đang viên ở các chi bộ, lừa chọn những quần chúng ưu tú, có trình độ văn hóa đi học lớp cảm tình Đảng, đề nghị Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vào mở lớp tại xã được 2 lớp cho 45 quần chúng. Kết nạp Đảng cho 27 đảng viên. Năng lực lãnh đạo và uy tín Đảng và chính quyền xã được nâng lên rõ rệt; Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng đã trưởng thành nhanh chóng, nhất là khi thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ về cơ sở.

* Giai đoạn 2005-2010:

Trong giai đoạn này công tác cán bộ xã Lũng Chinh đã được cải thiện. Đại hội Đảng bộ xã Lũng Chinh lần thứ III (nhiệm kỳ 2005-2010) được tổ chức vào ngày 17,18 tháng 10 năm 2005. Đại hội đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ thứ II, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ III; bầu Ban chấp hành gồm có 11 đồng chí, bầu Bí thư. Đồng chí Sùng Chứ Mua được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy; đồng chí

Thào Dũng Cho giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy; đồng chí Thào Mí Pó giữ chức Phó bí thư - Chủ tịch UBND xã.

Đại hội Đảng bộ xã lần thứ III, nhiệm kỳ 2005 - 2010 với chủ đề

“Đoàn kết, đổi mới, phát huy nội lực, phát triển” đã đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu; sau 5 năm thực hiện, kết quả đạt được như sau: Tổng sản lượng lương thực là: 1.084,63 tấn, đạt 118,29% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 916,9 tấn); Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là: 1.098,13 ha, đạt 143

% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 767,9 ha); Diện tích Ngô: 355 ha, đạt 101,43% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết là 350 ha); Diện tích Đậu tương: 225 ha, đạt 110,84 % so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết là 203 ha). Năng xuất các loại cây trồng chính: Năng xuất Ngô: 26,9 tạ/ ha, đạt 118 % so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 22,8 tạ/ ha); Năng xuất Lúa: 53 tạ/ ha, đạt 110,05 % so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 48,16 tạ/ ha); Năng xuất Đậu tương: 8,9 tạ/ ha, đạt 110,84 % so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 8,56 tạ/ ha); Bình quân lương thực đầu người là: 314.93 kg/ người/ năm, đạt 118,84% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 265 kg/ người/ năm). Giảm tỷ lệ đói nghèo là 29,05% đạt 103% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 30%). Tỷ lệ che phủ rừng là: 48% đạt 100% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 48%). Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 98,03% đạt 100,03% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 98 %). Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,8% đạt 101% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 1,8%). Hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là: 19% đạt 102% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 19,4%). Tỷ lệ hộ có ti vi là: 27% vượt 20,6% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 6,7 %).

Đảng bộ xã chỉ đạo tập trung vào chăn nuôi, lấy chăn nuôi làm mũi nhọn trong công tác phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo trong nhân dân: Tổng đàn trâu là: 101 con đạt 103,06% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 96 con); đàn dê là: 2330 con đạt 151,79% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 1535 con); đàn ong là: 235 đàn đạt 106,33% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 221 đàn). Sản lượng mật: 1.293 lít đạt 110,42% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 1.171 lít). Để có nguồn thức ăn cho gia súc, xã chỉ đạo tập trung trồng các loại cỏ có năng xuất và giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như cỏ oa-tê-ma-la; cỏ voi... diện tích cỏ trồng được của toàn xã là 230 ha đạt 103,42% so với Nghị quyết đề ra (Nghị quyết đề ra là: 222,4 ha).

Để đạt được những thành tích nêu trên Đảng bộ xã đã tập chung chỉ đạo, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích thâm canh, tuyên truyền vận động nhân dân đưa giống mới có năng xuất cao, phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất. Tập chung tuyên truyền vận động nhân dân

chuyển dần diện tích ngô địa phương sang trồng ngô lai để tăng năng xuất, sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực.

Bên cạnh những cây trồng chính, xã còn chỉ đạo nhân dân trồng thêm các cây tam giác mạch, dong riềng, năng xuất và sản lượng đều tăng so với năm 2005. Công tác cung ứng vật tư nông nghiệp cơ bản đáp ứng được hoạt động sản xuất của nhân dân. Một số cây trồng khác: Cây đậu tương ngày càng khẳng định tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai cũng như tập quán sản xuất, khả năng canh tác của nhân dân. Diện tích cây đậu tương được mở rộng từ 145 ha năm 2005 lên 225 ha năm 2010, vượt 22 ha so với Nghị quyết. Diện tích ăn quả như: cây lê và cây xoài, cây đào cũng được nâng lên đáng kể, đến nay diện tích cây ăn quả đạt 19 ha.

Bình quân lương thực đầu người năm 2010 là 314,93 kg/người/năm, so với năm 2005 tăng 70,93 kg/người/năm, (Năm 2005 là: 244 kg), đạt 118,84% so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 265 kg.Bình quân thu nhập quy ra tiền năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/năm, tăng so với năm 2005 là 1,2 triệu đồng (Năm 2005 là: 2 triệu đồng). Đạt 74,41 % so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 4,3 triệu đồng.

Chăn nuôi ngày càng trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng, ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Hàng năm thu nhập của các hộ gia đình nông dân có trên 70% là thu nhập từ sản phẩm chăn nuôi. Tốc độ tăng đàn của xã còn thấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tổng đàn gia súc năm 2010 có 5.003 con, Tăng 1.670 con so với năm 2005 (Năm 2005 là: 3.333 con). Đạt 85,7 % so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 5.838 con. Trong đó: Đàn bò 1.175 con, Tăng 48 con so với năm 2005 (Năm 2005 là: 1127 con). Đạt 46,35 % so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 2535 con; Đàn Lợn (không tính lợn sữa) 1.365 con, tăng 897 con so với năm 2005 (Năm 2005 là: 1062 con). Đạt 83,33 % so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 1.638 con; Đàn Dê 2.330 con, tăng 1.262 con so với năm 2005 (Năm 2005 là: 1068 con). Đạt 151,79 % so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 1.535 con. Tỷ lệ gia súc / hộ đạt 5,6 con/hộ. Tổng đàn gia cầm 13.230 con, tăng 2.930 con so với năm 2005 (Năm 2005 là: 10.300 con). Đạt 103,76% so với Nghị quyết Đại hội III đề ra là: 12.750 con.

Các chương trình dự án về phát triển, chăm sóc và bảo vệ rừng được

triển khai thực hiện tốt. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 834 ha. Diện tích rừng khoán khoanh nuôi, bảo vệ là 681,4 ha ở 7/7 xóm, số hộ

được nhận khoán, bảo vệ là 71 hộ. Hàng năm, xã đã tiến hành cấp phát đầy đủ gạo, tiền hỗ trợ của Chính phủ cho nhân dân nhận khoanh nuôi, bảo vệ. Trong những năm 2005-2010, Đảng bộ xã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo định hướng cho nhân dân trồng và chăm sóc được 219,1 ha rừng trồng sa mộc và cây thông. Ngoài ra còn vận động nhân dân tham gia trồng cây phân tán góp phần nâng độ che phủ rừng lên trên 48% đạt 100 % mục tiêu Đại hội. Đảng bộ đã lãnh đạo xử lý dứt điểm các tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, không để tình trạng lây lan kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Giao thông xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đến năm 2010 có chiều hướng tích cực như việc khai thác được hàng trăm m3

đá bột, đá hộc phục vụ làm các công trình bể nước sinh hoạt, xây dựng trụ sở thôn bản, trường học, đường ô tô, trạm y tế... ước tính giá trị trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, một số hộ còn tổ chức dệt vải sợi lanh làm quần áo truyền thống bán ra thị trường để tăng thêm thu nhập. Hiện nay trên địa bàn xã số hộ có máy say sát đá là 9 hộ, máy say sát ngô 8 hộ, máy khâu là 23 hộ. Việc giao lưu buôn bán hàng hóa với chợ Lũng Phìn huyện Đồng Văn để kinh doanh, các mặt hàng nông sản, việc buôn bán chỉ mang tính chất nhỏ lẻ nên chưa thu hút được bà con nhân dân tham gia.

Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng: Đến năm 2010 xã đã có đường nhựa đến trung tâm UBND xã, đạt so với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Mạng lưới giao thông ngày càng được phát triển, 100% số xóm có đường dân sinh đến trung tâm, gần 30% số xóm có đường ô tô đến trung tâm đạt 71,4 % so với mục tiêu Nghị quyết. Từ năm 2006 đến nay lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã được đầu tư có trọng điểm hơn; Xã đã có trụ sở, trạm y tế và trường học 2 tầng, hoàn thành xây dựng 01 hồ treo chứa nước với thể tích 6.000 m3 tại xóm Lùng Phủa, đáp ứng một phần nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.

Từ năm 2006-2010, được sự quan tâm đầu tư giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Đảng bộ xã Lũng Chinh đã chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác vận động nhân dân tham gia lao động công ích, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do vậy, chương trình 135 – Giai đoạn 2 đã thực hiện được 7,4 km đường dân sinh nâng cấp thành đường ô tô, tổng nguồn vốn là: 2.564,5 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp là: 1.229,66.

Nhân dân trong xã đã đóng góp được hàng ngàn ngày công tu sửa, làm mới đã mở mới được 6 km đường dân sinh, san nền sân trụ sở xã, các điểm trường học, trụ sở thôn tạo điều kiện cho các dự án đi vào hoạt động đúng thời gian và có hiệu quả, một số công trình xã làm chủ đầu tư thuộc dự án

Một phần của tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (Trang 48 - 80)