SỞ GD & ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ Đà Nẵng, tháng 03 năm 2012 Bạn đọc thân mến! Văn hào Nga I.Ehrenbourg có viết “lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng trước nhà, yêu dãy phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị chua mát của trái lê mùa thu”. Chắc hẳn chúng ta sẽ nặng lòng hơn với nơi ta sinh ra, với đất nước khi chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa của những tên đường phố nơi ta sống và làm việc, nơi hàng ngày chúng ta qua lại và ngắm nhìn. Đà Nẵng – thành phố nằm bên bờ sông Hàn từ khi xây dựng cho đến nay đã có biết bao thay đổi. Cùng với sự phát triển và mở rộng quy mô của thành phố, nhất là khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều quận mới dược hình thành, các khu công nghiệp, khu dân cư mới ra đời, hệ thống đường cũng được mở rộng, nối dài, tăng thêm nhiều tuyến đường mới. Để phục vụ người dân thành phố cũng như bạn đọc xa gần muốn tìm hiểu quá trình phát triển của thành phố, các tác giả Thạc Phương và Phạm Ngô Minh đã biên soạn cuốn sách “Đường phố Đà Nẵng”. Cuốn sách không chỉ miêu tả lai lịch từng con đường, hiện trạng, lịch sử từng tên đường mà còn có bản đối chiếu giữa đường mới và đường cũ qua từng thời kì. Cuốn sách dày 336 trang, gồm các nội dung chính: Tổng quan về đường phố Đà Nẵng, đường phố, danh mục các đường phố. Ở mục Tổng quan về đường phố Đà Nẵng, bạn sẽ có những kiến thức khái quát nhất về vị trí, lịch sử hình thành và phát triển các tuyến đường của thành phố Đà Nẵng thân yêu. Tính đến tháng 7 - 2002, thành phố đã có 214 đường đã đặt tên. Con số này gấp 5 lần số đường dưới thời Pháp thuộc. Trong mục Đường phố các tác giả của cuốn sách cũng chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của đường phố Đà Nẵng như: Đường phố nào đổi tên nhiều lần nhất, đường nào dài nhất, đường nào rộng nhất, đường nào mang tên danh nhân Pháp được giữ nguyên trong suốt 100 năm qua không thay đổi…Bạn sẽ tìm thấy sự hữu ích và thú vị khi tìm hiểu về chiều dài, chiều rộng, vị trí, lược sử và lai lịch của từng con đường. Danh mục đường phố bắt đầu với đường Âu Cơ và kết thúc là đường Nguyễn Duy Trinh. Chẳng hạn, về đường Âu Cơ, đọc trang 21 của cuốn sách bạn sẽ biết chiều dài của đường là 3850m, rộng 8,5m… Phần phụ lục của cuốn sách sẽ cung cấp cho chúng ta một số sự kiện đáng nhớ, danh mục các đơn vị hành chính của thành phố, các tuyến đường tỉnh, các tuyến đường huyện trên địa phận thành phố, tên đường phố Đà Nẵng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1995, từ năm 1955 đến ngày giải phóng và một số hình ảnh về thành phố xưa và nay. Nhà có số phố có tên, đó là điều đương nhiên của một đô thị. Điều này là tối cần thiết cho sự quản lý đô thị, cho những người đưa thư và cho ai đó lần đầu tiên đến nhà bạn. Không chỉ vậy, tên đường phố còn làm nên dấu ấn và cái hồn cho đường phố. Nó thể hiện những giá trị mà chúng ta trân trọng tôn vinh, nó mang tầm văn hóa của một thành phố. Đà Nẵng đang phát triển nhanh chóng vói nhiều khu dân cư, đô thị mới, nhiều đường phố mới. Bạn là người con của Đà nẵng hay đang làm việc tại đây. Bạn muốn hiểu về thành phố, về những con đường mà bạn đã đi qua hay mới nghe tên. Rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm đọc cuốn “Đường phố Đà Nẵng” của nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2002 tất cả những điều đó sẽ được giải đáp. Thư viện luôn sẵn sàng phục vụ các bạn. . về đường phố Đà Nẵng, đường phố, danh mục các đường phố. Ở mục Tổng quan về đường phố Đà Nẵng, bạn sẽ có những kiến thức khái quát nhất về vị trí, lịch sử hình thành và phát triển các tuyến đường. sách cũng chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của đường phố Đà Nẵng như: Đường phố nào đổi tên nhiều lần nhất, đường nào dài nhất, đường nào rộng nhất, đường nào mang tên danh nhân Pháp được giữ nguyên. thành phố, các tuyến đường tỉnh, các tuyến đường huyện trên địa phận thành phố, tên đường phố Đà Nẵng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1995, từ năm 1955 đến ngày giải phóng và một số hình ảnh về thành phố