Tìm hiểu cá quá trình sản xuất nhiên liệu bằng phương pháp cracking dầu thực vật

58 920 0
Tìm hiểu cá quá trình sản xuất nhiên liệu bằng phương pháp cracking dầu thực vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhiên liệu sinh học tổng hợp từ nguồn dầu thực vật hiện đang là một trong những giải pháp thay thế nguồn nhiên liệu từ dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt. Công nghệ chế biến biodiesel từ dầu thực vật chủ yếu bằng phương pháp chuyển hóa este dùng xúc tác kiềm. Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn metanol và công đoạnthu hồi sản phẩm phụ glyxeril rất phức tạp. Khó khăn lớn nhất khi sản xuất biodiesel từ dầu thực vật là giá thành cao. Trong thời gian gần đây, sử dụng phương pháp cracking xúc tác để chuyển hóa dầu thực vật thành nhiên liệu sinh học bắt đầu được quan tâm vì công nghệ này có thể sử dụng các thiết bị cracking xúc tác hiện nay, hệ thống làm việc liên tục, thời gian làm việc của xúc tác ổn định, không sử dụng các dung môi độc hại. Chính vì vậy, em thực hiện đề tài “Tìm hiểu cá quá trình sản xuất nhiên liệu bằng phương pháp cracking dầu thực vật”. Nội dung của đồ án gồm có 3 phần: +Tìm hiểu tổng quan về biodiesel: Các chỉ tiêu chất lượng, các phương pháp sản xuất, ưu nhược điểm của biodiesel +Tìm hiểu về dầu thực vật +Tìm hiểu về phương pháp cracking xúc tác +Tìm hiểu về quá trình cracking dầu thực vật. +Kết Luận

1 MỤC LỤC 2 Danh mục các hình vẽ STT Hình vẽ Tên hình vẽ Số trang 1 Hình 1.1 Một mẫu diesel sinh học 1 2 Hình 1.2 Các công đoạn chính để sản xuất biodiesel từ dầu thực vật bằng phương pháp ester hóa 9 3 Hình 3.1 Sơ đồ các đơn vị cấu trúc thứ cấp của zeolite khác nhau. Các tứ diện TO 4 nằm ở các nút (các đỉnh), còn oxi nằm giữa các đường kết nối 25 4 Hình 3.2 Minh họa cho việc tạo thành mạng lưới tinh thể của các zeolit 27 5 Hình 3.3 Cấu trúc của zeolite loại A 28 6 Hình 3.4 Đơn vị cấu trúc của HZSM-5 29 7 Hình 3.5 Cửa sổ mao quản phẳng song song dạng hình sin của vật liệu 29 8 Hình 3.6 Hệ thống các kênh mao quản ZSM-5 30 9 Hình 3.7 Mao quản giao nhau trong zeolit 30 10 Hình 3.8 Cấu trúc zeolit X-Y 31 11 Hình 3.9 Hệ thống mao quản vòng 12 oxy 32 12 Hình 3.10 Sự chọn lọc sản phẩm theo chất tham gia phản ứng 34 13 Hình 3.11 Sự chọn lọc hình dạng sản phẩm phản ứng 34 14 Hình 3.12 Sự chọn lọc sản phẩm theo trạng thái tạo thành của hợp chất trung gian 35 3 15 Hình 3.13 Cơ chế ion cacboni 39 16 Hình 4.1 Quy trình công nghệ tiền xử lý dầu thực vật trước khi đưa vào quá trình cracking 45 17 Hình 4.2 Thiết lập hệ thống cracking xúc tác dầu cọ sản xuất biodiesel 46 18 Hình 4.3 Thiết bị phản ứng cracking 47 19 Hình 4.4 Thiết bị phản ứng cracking trong công nghiệp 48 20 Hình 4.5 Phần trăm thể tích bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ của dầu cọ, dầu cải và diesel. 49 21 Hình 4.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sản lượng sản phẩm khi tốc độ dòng N 2 là 100ml/phút 50 22 Hình 4.7 Ảnh hưởng của N 2 tới sản lượng sản phẩm tại nhiệt độ 450 0 C 50 23 Hình 4.8 Mô tả các công đoạn sản xuất biodiesel của este hóa và cracking 54 4 Danh mục các bảng biểu STT Bảng biểu Tên bảng biểu Số trang 1 Bảng 1.1 Chỉ tiêu chất lượng của biodiesel 13 2 Bảng 3.1 Đơn vị cấu trúc thứ cấp (SBU) ứng với các nhóm 26 3 Bảng 4.1 Thành phần của một số loại dầu thực vật 42 4 Bảng 4.2 Hiệu suất của dầu cracking thu được 48 5 Bảng 4.3 Dữ liệu thành phần của dầu nhiệt phân 51 6 Bảng 4.4 Đặc tính nhiên liệu của sản phẩm cracking dầu đậu 51 7 Bảng 4.5 Độ chọn lọc của sản phẩm cracking dầu đậu là một hàm của nhiệt độ 52 8 Bảng 4.6 So sánh phương pháp cracking dầu thực vật với phương pháp este hóa dầu thực vật 53 5 LỜI MỞ ĐẦU Nhiên liệu sinh học tổng hợp từ nguồn dầu thực vật hiện đang là một trong những giải pháp thay thế nguồn nhiên liệu từ dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt. Công nghệ chế biến biodiesel từ dầu thực vật chủ yếu bằng phương pháp chuyển hóa este dùng xúc tác kiềm. Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn metanol và công đoạnthu hồi sản phẩm phụ glyxeril rất phức tạp. Khó khăn lớn nhất khi sản xuất biodiesel từ dầu thực vật là giá thành cao. Trong thời gian gần đây, sử dụng phương pháp cracking xúc tác để chuyển hóa dầu thực vật thành nhiên liệu sinh học bắt đầu được quan tâm vì công nghệ này có thể sử dụng các thiết bị cracking xúc tác hiện nay, hệ thống làm việc liên tục, thời gian làm việc của xúc tác ổn định, không sử dụng các dung môi độc hại. Chính vì vậy, em thực hiện đề tài “Tìm hiểu cá quá trình sản xuất nhiên liệu bằng phương pháp cracking dầu thực vật”. Nội dung của đồ án gồm có 3 phần: +Tìm hiểu tổng quan về biodiesel: Các chỉ tiêu chất lượng, các phương pháp sản xuất, ưu nhược điểm của biodiesel +Tìm hiểu về dầu thực vật +Tìm hiểu về phương pháp cracking xúc tác +Tìm hiểu về quá trình cracking dầu thực vật. +Kết Luận Em xin chân thành cảm ơn Thầy Hồ Văn Sơn đã giúp em hoàn thiện đồ án này. Cũng như em xin cảm ơn các bạn, các anh chị đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án. Do hạn hẹp về kiến thức và tư liệu, nên không tránh khỏi thiếu sót. Em hi vọng được mọi người, thầy cô bổ sung cho đồ án được hoàn thiện hơn. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIODIESEL 1.1.Khái niệm Biodiesel còn được gọi Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất giống với dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Biodiesel, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng sạch. Mặt khác chúng không độc và dễ phân giải trong tự nhiên. Hình 1.1. Một mẫu diesel sinh học Bản chất của Biodiesel là sản phẩm Ester hóa giữa methanol hoặc ethanol và axit béo tự do trong dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Tùy thuộc vào loại dầu và loại rượu sử dụng mà alkyl Ester có tên khác nhau. Ví dụ: - Nếu đi từ dầu cây đậu nành (soybean) và Methanol thì ta thu được SME (soy methyl Esters). Đây là loại Esters thông dụng nhất được sử dụng tại Mỹ. - Nếu đi từdầu cây cải dầu (rapeseed) và Methanol thì ta thu được RME (rapeseed methyl Esters). Đây là loại Esters thông dụng nhất được sử dụng ở châu Âu. 7 Theo tiêu chuẩn ASTM thì Biodiesel được định nghĩa: “là các mono alkyl Ester của các axit mạch dài có nguồn gốc từ các lipit có thể tái tạo lại như: dầu thực vật, mỡ động vật, được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel”. Biodiesel có thể được sử dụng trực tiếp hoặc phối trộn với nhiên liệu diesel truyền thống. Người ta ký hiệu B100 với nhiên liệu chứa 100% biodiesel, nếu phối trộn 20% thể tích biodiesel với 80% diesel thì nhiên liệu này được ký hiện là B20. Tương tự ta cũng có các loại nhiên liệu B5, B10… 1.2. Lịch sử phát triển Biodiesel đã manh nhất từ rất sớm năm 1853 nhờ công trình nghiên cứu của E.Dufy và J.Patrick về chuyển hóa este của dầu thực vật, nhưng biodiesel chỉ được chính thức ghi nhận vào ngày 10/08/1893, ngày mà kỹ sư người Đức Rudolf Christian Karl Diesel cho ra mắt động cơ diesel chạy bằng dầu lạc, sau đó ngày 10/08 được chọn là Ngày biodiesel quốc tế ( International biodieselday). Đến năm 1907 Herry Ford, người sáng lập công ty đa quốc gia Ford Motor Company, cho ra đời chiếc xe bằng Etanol. Nhưng do xăng dầu có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch có giá rẻ hơn nên nhiên liệu sinh học chưa được coi trọng. Nhưng trong thời gian gần đây, do giá xăng dầu tăng nhanh, nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch đe dọa và yêu cầu bức thiết về chống sự biến đổi khí hậu tồn cầu mà nhiên liệu sinh học trở thành một nhu cầu thiết thực của nhân loại, nhất là khi các công nghệ biết đổi gen góp phần làm tăng đột biến sản lượng một số sản phẩm nông lâm nghiệp. Tóm lại có thể hiểu một cách tổng quát diesel là loại nhiên liệu bất kì dùng cho động cơ diesel. Dựa theo nguồn gốc, có thể chia diesel thành 2 loại: - Petrodiesel (thường được gọi tắt là diesel) là 1 loại nhiên liệu lỏng thu được khi chưng cất dầu mỏ ở phân đoạn có nhiệt độ từ 175 O C đến 370 O C, thành phần chủ yếu là hidrocacbon từ C 16 – C 21 . - Biodiesel: có nguồn gốc từ dầu thực vật (cỏ, tảo, cây Jatropha, cây cao su…) hay mỡ động vật. Các loại dầu mỡ động thực vật, dầu mỡ thải tuy rằng có thể cháy ở điều kiện thường nhưng vì có độ nhớt cao, một số loại có chỉ số axit lớn nên chúng không thể dùng trực tiếp cho các động cơ mà chúng cần phải được chuyển hóa thành Monoankyl – Este rồi mới đem đi sử dụng. Theo phương diện hóa học, biodiesel là metyl este của những axit béo (trong đó, thành phần tạo năng lượng chủ yếu là gốc hidrocacbon). 1.3. Ưu Nhược điểm của biodiesel 8  Một số ưu điểm của nhiên liệu biodiesel Phụ gia tăng khả năng bôi trơn: chỉ cần phối trộn từ 0,4% đến 5% biodiesel với nhiên liệu diesel sẽlàm tăng khảnăng bôi trơn của nhiên liệu. Để tăng khả năng này của nhiên liệu diesel người ta cho thêm lưu huỳnh. Tuy nhiên khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh bị đốt chất sẽtạo lưu huỳnh đioxit, một thành phần của mưa axit, gây ô nhiễm môi trường. Nhiên liệu biodiesel có ưu điểm là có hàm lượng lưu huỳnh rất ít (khoàng 0,001%) vì vậy khi đó nó sẽ hạn chế được nhược điểm tạo ra khí SO 2 của nhiên liệu truyền thống. Trị số cetan cao:trị số cetan là một trong những yêu cầu rất quan trọng cho nhiên liệu của động cơ diesel. Nó đặc trưng cho khả năng bắt cháy của nhiên liệu cũng như tính ổn định của động cơ. Nhiên liệu diesel thông thường có trịsốcetan từ50 đến 54, trong khi đó biodiesel có trị số cetan từ56 đến 58. Sở dĩ biodiesel có trị số cetan cao như vậy vì biodiesel có các alkyl ester mạch thẳng có khả năng tự bắt cháy cao. Đó là ưu điểm rất lớn của nhiên liệu biodiesel, khẳng định vai trò thay thế của nhiên liệu này cho nhiên liệu truyền thống đối với động cơ diesel. Khả năng phân hủy sinh học: biodiesel có khả năng phân hủy sinh học và không độc hại, so với nhiên liệu diesel dầu khoáng thì biodiesel có khả năng phân hủy sinh học nhanh gấp bốn lần. Do tính chất thân thiện với môi trường như vậy mà biodiesel rất thích hợp làm nhiên liệu cho các máy móc làm việc ở những khu vực nhạy cảm như các khu vực đông dân cư, hay khu vực sông hồ… An toàn trong vận chuyển và tồn trữ: trong điều kiện thường biodiesel không có khả năng tự bắt cháy hay nổdo nó có nhiệt độ chớp cháy cao khoảng 130 0 C , trong khi nhiên liệu diesel khoáng có nhiệt độ chớp cháy chỉ trên 50 0 C . Vì lý do này mà việc tồn chứa và vận chuyển biodiesel an toàn hơn nhiều. Giảm đáng kểlượng khí thải gây độc hại với con người và gây ô nhiễm môi trường so với nhiên liệu diesel truyền thống thì biodiesel có lượng khí thải thấp hơn nhiều. Biodiesel không thải khí lưu huỳnh đioxide, cacbon đioxide và giảm đến 20% khí cacbon monoxide và có nhiều oxy tự do: -Không thải khí SO 2 . -Không thải khí CO 2 . -Giảm lượng khói muội từ 40% đến 60% . - Giảm lượng khí CO từ 10% đến 15% . -Giảm lượng hydrocacbon từ 10% đến 15% . 9 -Giảm đáng kể lượng hydrocacbon thơm đa vòng: Giảm 97% phenanthren, 56% benzofloanthen, 71% benzapyren. - Giảm hoặc tăng lượng khí NO x từ 5% đến 10% tùy thuộc vào tuổi thọ của động cơ. Dễ dàng sản xuất do nguồn nguyên liệu để sản xuất biodiesel là nguồn dầu thực vật và mỡ động vật là những nguồn nguyên liệu có khả năng tái sinh và không làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng tự nhiên. Vì vậy nguồn nguyên liệu để sản xuất biodiesel có thể được cung cấp chủ động và dễ dàng.  Một số nhược điểm của nhiên liệu biodiesel Bên cạnh rất nhiều ưu điểm kể trên của biodiesel thì nhiên liệu này cũng có một số nhược điểm sau: - Giá thành cao:biodiesel thu được từ dầu thực vật tinh khiết có giá thành đắt hơn so với nhiên liệu diesel thông thường. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục được bằng cách đi từ những nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn như dầu sơ chế hoặc dầu thu hồi. Đồng thời quá trình sản xuất biodiesel có sản phẩm phụ là glyxerin, hóa chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như sản xuất mực viết, kem đánh răng, thuốc lá và các loại muối dùng để chế biến phân bón, nên có thể bù lại giá thành của quá trình sản xuất biodiesel. - Thải nhiều khí NO x khi sử dụng biodiesel với những động cơ đã cũ thì lượng khí NO x thải ra sẽ tăng lên. Tuy nhiên cũng có thể giảm lượng khí thải này bằng hai cách là loại bỏ Nitơ trong diesel hoặc sử dụng hộp xúc tác. - Làm hỏng các bộ phận bằng cao su trong động cơ:nhiên liệu biodiesel có xu hướng làm hỏng các bộ phận bằng cao su bên trong động cơ vì rượu có trong biodiesel làm hỏng cao su (đối với diesel được tổng hợp bằng phương pháp este hóa, đối với diesel tổng hợp bằng nhiệt phân, nó không ảnh hưởng). Nếu một động cơ sử dụng 100% nhiên liệu biodiesel trong vòng 160.000km thì các phần cao su trong động cơ sẽ phải thay thế. Để hạn chế nhược điểm này các nhà sản xuất động cơ đã thay thế các bộ phận này bằng các vật liệu tổng hợp, ví dụ fluroelastomer. Ngoài ra những vật liệu tổng hợp bền với nhiên liệu oxy hóa, methanol và ethanol đều phù hợp khi sử dụng với biodiesel. - Nhiệt độ đông đặc của biodiesel phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất nhưng nói chung là cao hơn nhiều so với dầu diesel thành phẩm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng biodiesel ở những vùng có thời tiết lạnh. 10 - Ngoài ra, biodiesel rất háo nước nên cần những biện pháp bảo quản đặc biệt để tránh tiếp xúc với nước. Biodiesel không bền rất dễ bị oxy hóa nên gây nhiều khó khăn trong việc bảo quản. 1.4.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng nhiên liệu biodiesel ở Việt Nam và trên thế giới 1.4.1.Tình hình thế giới [6] Từ đầu những năm 80 trên thếgiới biodiesel đã được nghiên cứu phát triển và sử dụng. Đến nay biodiesel đã là một nhiên liệu thay thế được sử dụng trên nhiều nước. Trên thế giới có ít nhất 28 quốc gia nghiên cứu sản xuất biodiesel.Các nhà máy sản xuất chủyếu nằm ở châu Âu và Mỹ. Tại Mỹ hầu hết nhiên liệu biodiesel được làm từ dầu đậu nành hoặc dầu thu hồi từ dầu ăn đậu nành, được phối trộn với diesel ở tỷ lệ 20% và dùng làm nhiên liệu cho các xe bus đưa đón học sinh của rất nhiều thành phố. Tại Pháp tất cảcác nhiên liệu diesel được pha trộn với 5% biodiesel. Năm 1991 Đức bắt đầu đưa ra chương trình phát triển biodiesel, đến năm 1995 bắt đầu triển khai dự án và năm 2000 tại nước Đức đã có 13 nhà mày sản xuất biodiesel với tổng công suất là 1 triệu tấn/năm. Và tháng 1 năm 2005 Nhà nước Đức đã ban hành sắc lệnh buộc phải pha nhiên liệu biodiesel vào xăng, dầu theo tỷlệ5%. Không chỉ ở các nước châu Âu hay Mỹ– là những nước đi đầu trong việc nghiên cứu nhiên liệu này – mà ở châu Á, chính phủ nhiều nước cũng đã có những quan tâm đáng kể đến việc phát triển nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống. Malayxia và Indonesia, hai thị trường xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới đã cùng nhau xây dựng một chiến lược nhằm mở rộng thị trường sản xuất. Ngoài mục đích mở rộng thị trường dầu ăn thì việc cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học biodiesel cũng đã được tính đến và đầu tư. Công ty điện lực quốc gia Tenaga Nasional Bhd, lớn nhất Malayxia đã sử dụng dầu nhiên liệu trộn lẫn dầu cọ cách đây khoảng 4 – 5 năm. Mặc dù dự trữ dầu cọ hiện nay của Malayxia đạt mức kỉ lục nhưng giá dầu cọ thô của nước này dự kiến vẫn tăng cho đến năm 2007 do nhu cầu dầu biodiesel trên toàn cầu ngày càng tăng. Trung Quốc – nước nhập khẩu nhiên liệu hàng đầu châu Á – có thể sẽ khuyến khích nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học. [...]... 1.5.3 .Phương pháp cracking Quá trình này gần giống với quá trình cracking dầu mỏ Nguyên tắc cơ bản của quá trình là cắt ngắn mạch hydrocacbon của dầu thực vật dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp Sản phẩm của quá trình cracking dầu thực vật thông thường bao gồm khí, xăng, Diesel và một số sản phẩm phụ khác Phương pháp này có nhược điểm là tốn năng lượng, khó thực hiện ở qui mô nhỏ và sản. .. 1.5.Các phương pháp tổng hợp biodiesel: Các phương pháp điều chế biodiesel từ dầu thực vật Để sản xuất biodiesel cần áp dụng các phương pháp xử lí dầu thực vật để tính chất của nó gần với nhiên liệu diesel.Sự khác nhau cơ bản của biodiesel so với nhiên liệu diesel chính là độ nhớt Ảnh hưởng của độ nhớt cao làm cho hệ thống cấp nhiên liệu của động cơ làm việc không bình thường, nên chất lượng của quá trình. .. cracking "Cracking" là quá trình phân cắt liên kết cacbon-cacbon của các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn, có thể thực hiện bằng các phương pháp nhiệt hay sử dụng chất xúc tác Trong công nghệ dầu mỏ, quá trình này được ứng dụng để biến đổi các phân đoạn nặng thành các sản phẩm nhẹ có giá trị kinh tế lớn hơn, có nhu cầu sử dụng lớn hơn Đây là quá trình chủ yếu để sản xuất xăng, một quá trình không... béo sẽ làm cho dầu thực vật trở nên giống dầu động vật .Dầu thực vật nếu được hydro hóa hoàn toàn cũng giống hệt như mỡ cừu, vì vậy trong thực tế sản xuất có trường hợp chỉ hyđro hóa một phần Hydro hóa chọn lọc một số đầu thực vật để làm tăng độ bền của dầu, chẳng hạn hydro hóa dầu đậu tương, hàm lượng linolenic giảm từ 9% xuống 1% ứng với chỉ số I ốt từ 130 xuống 115 Phương pháp này chỉ thực hiện ở nhiệt... mẽ nhiên liệu sinh học trong đó có diesel sinh học hay biodiesl trên thế giới, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bước đầu bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu biodiesel ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất nhỏ Việc sản xuất biodiesel ởViệt Nam có thuận lợi vì nước ta là một nước nông nghiệp, thời tiết lại ưu đãi cho việc phát triển các loại thực vật phù hợp để sản xuất. .. Methyl Esters) được sản xuất từ dầu thực vật, mỡ động vật hay dầu ăn thải qua phản ứng chuyển vị ester (transesterification) Tại Mỹ, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất biodiesel chính là dầu đậu nành (soybean oil), trong khi tại châu Âu là cây cải dầu (rapeseed oil) và châu Á là dầu cọ (palm oil), dầu mè (jatropha oil) Một số nơi sử dụng 100% biodiesel hay B100 như là nhiên liệu cho các động cơ, nhưng... bồn chứa nhiên liệu và lắn lại làm tắc nghẽn các bộ lọc Hàm lượng glycerin cao gây tắt đầu phun nhiên liệu, để hạn chế vấn đề này ASTM D 6751 yêu cầu hàm lượng glycerin tự do tối đa là 0,02 % khối lượng Độ không chuyển hóa hay chuyển hóa một phần các glyceride, nguyên liệu sản xuất biodiesel (dầu thực vật, dầu ăn thải, hoặc mỡ động vật) được biết là nguyên nhân làm tắc nghẽn đầu phun nhiên liệu và tạo... 2.2.1 Tính chất vật lý Dầu thực vật thường nhẹ hơn nước, tỷ trọng vào khoảng 0,91-0,976, mức độ không no của dầu thực vật càng lớn thì tỷ trọng càng lớn Chỉ số khúc xạ của dầu béo vào khoảng 1,418-1,474, được tính bằng tỷ lệ giữa chiết suất môi trường dầu và chiết suất môi trường không khí Nếu mức độ không no 21 của dầu thực vật càng cao thì chỉ số khúc xạ càng cao Các loại dầu thực vật đều có tính nhớt... jatropha, vi tảo… Bên cạnh đó nguồn mỡ động vật cũng là một nguyên liệu quý giá để sản xuất biodiesel Một số các Viện nghiên cứu của nước ta cũng đã có những nghiên cứu thành công cho việc sản xuất biodiesel từ dầu thực vật Không chỉ có các nhà khoa học quan tâm đến nhiên liệu sinh học mà các nhà quản lý cũng đã bước đầu có quan tâm Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học cho đến năm 2015, tầm nhìn 2020”... lượng dầu thực vật Thông thường các dầu thực vật có chỉ số xà phòng hóa =170260 Chỉ số xà phòng hóa càng cao thì dầu thực vật càng có nhiều axit béo phân tử lượng thấp và ngược lại 2.2.3.2 Chỉ số axit[4] Chỉ số axit là số mg KOH cần thiết để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1g dầu béo Chỉ số axit của dầu béo không cố định, dầu béo càng biến chất thì chỉ số axit càng cao.Các dầu béo thực phẩm . cá quá trình sản xuất nhiên liệu bằng phương pháp cracking dầu thực vật . Nội dung của đồ án gồm có 3 phần: +Tìm hiểu tổng quan về biodiesel: Các chỉ tiêu chất lượng, các phương pháp sản xuất, . pháp sản xuất, ưu nhược điểm của biodiesel +Tìm hiểu về dầu thực vật +Tìm hiểu về phương pháp cracking xúc tác +Tìm hiểu về quá trình cracking dầu thực vật. +Kết Luận Em xin chân thành cảm ơn Thầy. động. 1.5.Các phương pháp tổng hợp biodiesel: Các phương pháp điều chế biodiesel từ dầu thực vật Để sản xuất biodiesel cần áp dụng các phương pháp xử lí dầu thực vật để tính chất của nó gần với nhiên

Ngày đăng: 20/01/2015, 10:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Danh mục các bảng biểu

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.1.Khái niệm

    • 1.4.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng nhiên liệu biodiesel ở Việt Nam và trên thế giới

      • 1.5.1.Phương pháp sấy nóng

      • CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN VỀ DẦU THỰC VẬT

        • 3.1.Giới thiệu về quá trình cracking

          • 3.3.2.Thành phần chung của zeolite

          • 3.3.3. Phương pháp kiến tạo cấu trúc zeolite

          • 3.3.4. Một số vật liệu zeolit

          • 3.3.4.1 Zeolit A [12]

          • 3.3.4.2. Zeolit ZSM-5 [6]

          • 3.3.4.3. Zeolite X-Y

          • 3.3.5. Một số tính chất hóa lý cơ bản của Zeolit

          • 3.3.5.1. Tính xúc tác (tính axit)

          • 3.3.5.2. Tính chất chọn lọc hình dạng

          • 4.2.Một thí nghiệm về cracking dầu thực vật sản xuất nhiên liệu

          • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan