Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Thực hành giảng dạy nội dung Các bài toán cực trị lượng giác cho học sinh trung học phổ thông theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 31 - 32)

10. Cấu trúc luận văn

1.3.Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra: Là giai đoạn kết thúc của quá trình giảng dạy và học tập một môn học, là một chức năng cơ bản, chủ yếu của quá trình dạy học

Đánh giá: Là sự cố gắng hiểu chất lƣợng sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm. Qua đánh giá sẽ giúp giáo viên thấy đƣợc ích lợi của quá trình dạy học, từ đó rút kinh nghiệm và đƣa ra những điều chỉnh về phƣơng pháp, cách tổ chức hoạt động học tập. Qua đánh giá thầy giáo sẽ thấy đƣợc hiện trạng việc học tập của học sinh và những nguyên nhân của hiện trạng để xây dựng kế hoạch khắc phục.

Lấy thông tin phản hồi: Là giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá đƣa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hƣởng tới quá trình học tập. Mục đích của việc lấy thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh, hợp lý hóa quá trình dạy và học.

Các nguyên tắc chung của kiểm tra đánh giá:

- Đảm bảo đúng mục đích của kiểm tra đánh giá: thông tin thu đƣợc phải có giá trị với giáo viên và học sinh

- Đảm bảo đúng mục tiêu môn học: thông tin cần đánh giá đƣợc mục tiêu môn học đƣợc thực hiện đến mức độ nào

- Đảm bảo các công cụ và các phƣơng pháp kiểm tra sử dụng có độ giá trị, độ phân biệt và độ tin cậy cao: Các công cụ và phƣơng pháp kiểm tra phải đảm bảo thu đƣợc những thông tin mong muốn chính xác, khách quan

+) Với ngƣời học: Nâng cao trình độ nhận thức và tƣ duy; nâng cao động cơ học tập

+) Với ngƣời dạy: Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao tâm thế và trách nhiệm

Phân loại mục tiêu giáo dục:

+) Mục tiêu kiến thức và hiểu đơn giản: Nắm đƣợc các sự kiện, thông tin qua việc ghi nhớ hoặc hiểu đơn giản (tóm tắt, cho ví dụ...)

+) Mục tiêu hiểu sâu và lập luận: Học sinh cần có khả năng giải quyết vấn đề, có tƣ duy phê phán, phân tích, tổng hợp, so sánh, xét đoán

+) Mục tiêu kỹ năng: trong đó kiến thức, hiểu biết, lập luận đƣợc vận dụng công khai. Các kỹ năng đòi hỏi học sinh phải biết dùng lập luận để giải quyết một việc gì đó

+) Mục tiêu sản phẩm: Học sinh cần sử dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm nhƣ tiểu luận, báo cáo... Sản phẩm dùng để biểu thị kiến thức, lập luận và kỹ năng

+) Mục tiêu xúc cảm: Động cơ, giá trị và tƣ cách đạo đức

Theo Bloom mục tiêu giáo dục phân loại ra ba lĩnh vực: lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực linh cảm và lĩnh vực kỹ năng động tác

Lĩnh vực nhận thức lại đƣợc phân ra thành 6 loại: nhận thức, lý giải, ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Có thể rút gọn lại thành ba bậc của nhận thức: - Bậc 1: Tái nhận, tái hiện tƣơng đƣơng với nhớ - Bậc 2: Tái tạo: tƣơng đƣơng với hiểu, áp dụng

- Bậc 3: Lập luận sáng tạo tƣơng đƣơng với phân tích, tổng hợp, đánh giá

Một phần của tài liệu Thực hành giảng dạy nội dung Các bài toán cực trị lượng giác cho học sinh trung học phổ thông theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 31 - 32)