Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Thực hành giảng dạy nội dung Các bài toán cực trị lượng giác cho học sinh trung học phổ thông theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 109 - 125)

10. Cấu trúc luận văn

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Điều tra về tình hình vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn toán trong chương trình trung học phổ thông

3.4.1.1. Bộ câu hỏi:

Câu hỏi 1:

Thầy cô có nhận xét, đánh giá gì về tình hình học tập bộ môn Toán của học sinh trong trƣờng? Đặc biệt là việc giải quyết các bài toán thuộc nội dung” cực trị lƣợng giác”?

Câu hỏi 2:

Các giáo viên trong trƣờng hiện nay hầu hết dạy học theo các phƣơng pháp truyền thồng hay hiện đại? Thầy cô có nhận xét, đánh giá gì về khả năng tiếp thu của học sinh với từng loại phƣơng pháp dạy học trên?

Câu hỏi 3:

Theo thầy cô đặc điểm của phƣơng pháp dạy học tích cực là gì?

Câu hỏi 4:

Thầy cô hãy nêu những nguyên tắc chung để tổ chức dạy học có hiệu quả và những nguyên tắc trong tổ chức dạy học tích cực. Trong thực tế thầy cô đã áp dụng những hình thức tổ chức dạy học tích cực nào vào việc giảng dạy?

Câu hỏi 5:

Theo thầy cô có nên áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau trong một giờ học không, vì sao?

Câu hỏi 6:

Theo thầy cô thì công nghệ hỗ trợ việc dạy học tích cực nhƣ thế nào?

Câu hỏi 7:

Theo thầy cô thì ta có nên vận dụng phƣơng pháp dạy học tích cực vào trong việc giảng dạy nội dung: “ Các bài toán cực trị lƣợng giác ” hay không? Nếu có sẽ đem lại tác dụng nhƣ thế nào với việc rèn luyện phát triển tƣ duy cho học sinh?

Câu hỏi 1:

Do chất lƣợng thi tuyển đầu vào môn Toán tốt hơn so với các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn nên trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn Toán của học sinh trong nhà trƣờng đều đạt ở mức khá - giỏi. Khi kiểm tra hầu hết các học sinh đều làm tốt phần bài tập đƣợc giao.

Với nội dung “cực trị lƣợng giác” các em đã có kiến thức nền tảng là lƣợng giác, đại số, bất đẳng thức... vững đều là những em tiếp thu nhanh và xử lí các tình huống trong học tập khá linh hoạt, sáng tạo. Những em chƣa quen với cách giải toán cực trị lƣợng giác sau khi nghe giảng, đƣợc giáo viên phân tích các kiểu bài và phƣơng pháp đặc trƣng thì đều có thể giải quyết đƣợc các bài tập tƣơng tự. Ngoài việc học tập một cách tích cực ở trên lớp, làm bài về nhà đầy đủ thì ngoài giờ các em còn tổ chức chia nhóm học tập hoặc tự nghiên cứu qua tài liệu, sách tham khảo... Một số học sinh khá, giỏi ngoài việc giải đƣợc bài tập trên lớp còn có thể phân dạng bài tập, đề xuất bài toán mới dựa vào những bài cực trị lƣợng giác đã học

Câu hỏi 2:

Các giáo viên thƣờng sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, hƣớng tới việc phát huy sự chủ động, tích cực, linh hoạt của ngƣời học. Còn một số giáo viên thƣờng sử dụng các phƣơng pháp dạy học cổ điển là thuyết trình, giảng giải.

Khả năng tiếp thu của học sinh với từng loại phƣơng pháp: Mỗi phƣơng pháp dạy học đều có ƣu nhƣợc điểm riêng với từng loại đối tƣợng học sinh và từng đặc thù của môn học. Tuy nhiên khả năng tiếp thu của học sinh cũng ảnh hƣởng rất nhiều bởi cách thức tổ chức dạy học; cách thức lựa chọn và phối hợp giữa các phƣơng pháp dạy học với nhau.

Dạy học theo kiểu truyền thống: Học sinh tiếp thu kiến thừc một cách áp đặt, thiếu sự chủ động, kiến thức có đƣợc thƣờng không hiểu vì sao mà có nên ngƣời

Dạy học theo phƣơng pháp dạy học tích cực: Lấy học sinh làm trung tâm, thầy và trò cùng kiến tạo nên tri thức, chú trọng đến phát triển tƣ duy sáng tạo, linh hoạt cho học sinh giúp ngƣời học nhìn nhận vấn đề theo nhiều phƣơng diện

Câu hỏi 3:

Dạy học tích cực có những đặc điểm:

 Hỗ trợ hoạt động học tập tích cực của ngƣời học:

+) Hỗ trợ quá trình trình bày thông tin, giác quan hóa quá trình lĩnh hội thông tin: ngƣời học sử dụng các công cụ giao tiếp hiệu quả; tổ chức và cấu trúc thông tin ( kiến thức môn học ) phù hợp với đối tƣợng...

+) Theo dõi, quản lý, điều khiển và giám sát chặt chẽ quá trình học tập: thƣờng xuyên thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ ngƣời học: tạo cơ hội học tập tối đa cho ngƣời học; điều chỉnh, can thiệp kịp thời trong những tình huống phát sinh gây khó khăn cho việc học; tiến hành đánh giá thƣờng xuyên và cung cấp kịp thời thông tin về sự tiến bộ cho ngƣời học...

+) Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện cho ngƣời học: Xây dựng kế hoạch học tập chi tiết; thiết kế các hoạt động một cách đa dạng, lôgic, khoa học, có hệ thống; xây dựng các nhiệm vụ mang tính thách thức, gắn chặt với thực tiễn, phát triển tƣ duy bậc cao; đa dạng hóa các kỹ thuật, phƣơng pháp dạy học; tạo dựng môi trƣờng học tập an toàn

+) Quản lý tiến trình các hoat động dạy học: kết nối nhịp nhàng các mắt xích trong tổ chức hoạt động; tạo các điểm nhấn trong các hoạt động; có kế hoạch chủ động và điều chỉnh, can thiệp kịp thời, linh hoạt trong triển khai các hoạt động...

+) Quản lý môi trƣờng học tập: Duy trì, điều chỉnh bầu không khí học tập thân thiện, môi trƣờng học tập an toàn ( xã hội, vật chất ); giải tỏa kịp thời các xung đột tâm lý, phát sinh; duy trì giao tiếp hiệu quả...

+) Tạo động lực cho ngƣời học: Tôn trọng, động viên ngƣời học bằng chính sự thành công của họ; xây dựng hệ thống câu hỏi tƣ duy bậc cao, tình huống có vấn đề; cùng xây dựng kiến thức mới với ngƣời học dựa trên những kinh nghiệm, theo phong cách học của chính họ...

+) Khuyến khích ngƣời học: Khuyến khích sự nỗ lực của ngƣời học; tạo dựng môi trƣờng học tập thân thiện, duy trì sự hài hƣớc dí dỏm trong học tập; bố trí thời gian hợp lý cho các hoạt động học tập khác nhau; tăng cƣờng bổ sung các ví dụ minh họa, hình ảnh ẩn dụ liên quan đến nội dung bài học; kết nối hợp lý giữa các hoạt động học trên lớp và ngoài lớp, làm việc độc lập và hợp tác...

+) Hƣớng dẫn ngƣời học: Cùng tham gia xây dựng kế hoạch học tập với cá nhân hoặc nhóm, áp dụng “ hợp đồng học tập ”; lập kế hoạch theo dõi, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng học tập của cá nhân; đƣa ra các nhận xét mang tính xây dựng...

+) Trợ giúp ngƣời học: Xây dựng các nguồn học liệu mở rộng (theo các chủ đề bám sát và nâng cao); can thiệp và hỗ trợ hợp lý đối với cá nhân – nhóm trong học tập; xây dựng và công bố các mô tả chi tiết về tiêu chí đánh giá về năng lực nhận thức, thực hiện hoạt động của ngƣời học; cung cấp thông tin phản hồi kịp thời; chia sẻ kinh nghiệm học tập với ngƣời học...

+) Tạo cơ hội lựa chọn cho ngƣời học: Đa dạng hóa các nhiệm vụ mục tiêu, các hoạt động phù hợp với năng lực của cá nhân; chấp nhận sự khác biệt trong tƣ duy và hành vi của ngƣời học; xây dựng các câu hỏi, vấn đề mang tính mở...

Câu hỏi 4:

Tính hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào sự thành công trong tƣơng tác, mức độ thể hiện “sự tham gia trực tiếp” và “tính tích cực” của hai chủ thể giáo viên và học sinh

Theo quan điểm lý luận dạy học hiện đại tổ chức dạy học hiệu quả là quá trình đƣợc vận hành theo nguyên lý “ hỗ trợ tích cực ” và “ chủ động kiến tạo ”. Các nguyên tắc chung của dạy học hiệu quả:

- Dạy học theo mục tiêu và dựa trên tƣ duy bậc cao - Đa dạng hóa các hoạt động dạy học

- Tạo môi trƣờng học tập an toàn

- Cung cấp các cơ hội học tập công bằng

Một số các đặc điểm nổi bật của ngƣời học trong dạy học hiện đại: - Độc lập

- Có khả năng hợp tác, giao tiếp, tổ chức tốt - Có hành vi tự kiềm chế

- Sáng tạo

- Kiên nhẫn, có thể chú ý đến các bạn học - Khoan dung và chia sẻ

- Có trách nhiệm với bản thân và ngƣời khác

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, có thể khẳng định rằng không có hình thức dạy học nào là thụ động. Bất kỳ một hình thức tổ chức dạy học nào cũng hàm chứa những cơ hội, yếu tố tiềm năng để tích cực hóa ngƣời học.

Tuy nhiên, trên thực tế có một số hình thức (dạng tổ chức) dạy học đòi hỏi ngƣời học phải có sự chuẩn bị, tham gia trực tiếp theo những nguyên tắc:

- Dạy học thông qua chính hoạt động, sự tham gia đóng góp của chính ngƣời học

- Dạy học dựa trên việc hình thành và phát triển các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của ngƣời học

- Dạy học dựa trên sự phân hóa trong môi trƣờng hoạt động học tập tƣơng tác, cộng tác

- Dạy học dựa trên việc đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá

Các hình thức dạy học trên lớp

Các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp

Giờ lý thuyết tích hợp Làm việc nhóm Làm việc nhóm Thực hiện dự án

Thảo luận Tƣ vấn

Thực hành Tự học, tự nghiên cứu

Câu hỏi 5:

Có nên áp dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong một giờ học, vì không có phƣơng pháp nào là vạn năng. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu nhƣợc điểm riêng, việc phối hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau sẽ làm hạn chế những nhƣợc điểm của từng loại phƣơng pháp. Trong một lớp học có nhiều nhóm học sinh với trình độ, phong cách học tập khác nhau, áp dụng các phƣơng pháp dạy học khác nhau có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập đa dạng của ngƣời học. Việc làm này cũng giúp giải quyết những mâu thuẫn giữa nội dung kiến thức, thời lƣợng triển khai và điều kiện môi trƣờng. Áp dụng các phƣơng pháp dạy học khác nhau trong một giờ học cần tuân thủ 3 nguyên tắc:

- Tích cực hóa ngƣời học

- Trực quan hóa nội dung kiến thức

- Đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học: phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá...

Câu hỏi 6:

Công nghệ hỗ trợ việc dạy học: Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong lớp học đóng góp phần quan trọng trong quá trình hỗ trợ dạy học tích cực thông qua việc:

- Trực quan hóa các vấn đề nội dung

- Mở rộng các tài nguyên học tập

Nguyên tắc ứng dụng CNTT trong lớp học: Đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tƣợng

Một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học:

- Hỗ trợ việc xây dựng tài nguyên, học liệu: các phần mềm tiện ích phổ biến nhƣ Microsoft Office, phần mềm vẽ hình phẳng hoặc hình không gian, phần mềm tính toán; các phần mềm hỗ trợ đóng gói dữ liệu...

- Hỗ trợ trình bày nội dung: Các phần mềm có khả năng tích hợp Multimedia để trình chiếu

- Hỗ trợ tƣơng tác và chia sẻ tài nguyên: Web, E-mail,...

- Hỗ trợ phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho ngƣời học

Câu hỏi 7:

Có nên áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy nội dung các bài toán cực trị lƣợng giác.

Những tác dụng đối với việc phát triển tƣ duy cho học sinh:

Mức ghi nhớ: Cực trị lƣợng giác có liên quan đến nhiều môn học khác nhƣ phƣơng trình lƣợng giác, bất đẳng thức, phƣơng trình và hệ phƣơng trình đại số, đạo hàm... Nên muốn học tốt cực trị lƣợng giác đòi hỏi ngƣời học phải nhớ các công thức, cách sử dụng chúng và các dạng bài tập đặc trƣng có liên quan. Nếu nhớ đƣợc những nội dung này học sinh đã có một kiến thức cơ bản khá vững vàng

Mức hiểu và áp dụng: Các bài tập của nội dung “ cực trị lƣợng giác ” rất đa dạng và học sinh cần có sự linh hoạt trong quá trình giải bài tập. Khi áp dụng các phƣơng pháp dạy học nhƣ: phƣơng pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp dạy học tự học hoặc tự nghiên cứu với bài toán cực trị lƣợng giác sẽ có ích lợi với ngƣời học. Học sinh sẽ có nhiều bài tập ở các mức độ để thực hành giải toán, qua đó hiểu rõ hơn về các ví dụ mẫu của thầy giáo; khi đã thành thạo ngƣời học có thể áp dụng giải các dạng bài tƣơng tự hay tự tìm thêm bài tập ở tài liệu tham khảo. Do có liên quan đến nhiều phần học khác nên học sinh sẽ có cơ hội làm việc nhóm,

tự nghiên cứu qua đó rèn kỹ năng hợp tác, sự linh hoạt và khả năng áp dụng kiến thức tổng hợp để giải bài tập.

Mức độ sáng tạo ( phân tích, tổng hợp, đánh giá ): Có thể áp dụng các hình thức tổ chức dạy học đòi hỏi ngƣời học phải có sự chuẩn bị, tham gia trực tiếp nhƣ: Thực hiện dự án, dạy học tự nghiên cứu. Nội dung “ Cực trị lƣợng giác ” chứa nhiều chủ đề mang tính chất tổng hợp đủ để ngƣời học cùng và tự giải quyết trong suốt giai đoạn học tập. Do ngƣời học tự tổ chức hoạt động, giáo viên chỉ là ngƣời định hƣớng nên ngƣời học phải tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình, điều này đòi hỏi học sinh phải có sáng kiến, độc lập và linh hoạt trong làm việc. Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi các kết quả mới học sinh phải có khả năng khái quát, tổng hợp, dự đoán, sáng tạo mới có thể xây dựng đƣợc kết quả mới. Việc làm này rèn luyện tƣ duy nghiên cứu đôc lập cho ngƣời học.

3.4.2. Dạy thực nghiệm các giáo án đã đề xuất ở chương 2

Dạy thực nghiệm cả ba khối trong trƣờng, hƣớng dẫn nhóm học sinh làm dự án và hƣớng dẫn học sinh tự nghiên cứu

3.4.3. Phân tích kết quả điều tra giáo viên

Theo kết quả điều tra các giáo viên đều tán thành việc vận dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Toán ở trƣờng Phổ thông. Bằng phƣơng pháp dạy học tích cực, học sinh đƣợc tạo điều kiện để đóng vai trò chính trong hoạt động sáng tạo nên tri thức; đƣợc tìm tòi, nghiên cứu và trình bày kết quả với ngƣời khác... Những hoạt động này góp phần quan trọng trong việc hình thành tƣ duy, sự linh hoạt và tự tin cho học sinh.

Bên cạnh đó các giáo viên cũng nêu những chú ý khi vận dụng phƣơng pháp này khi dạy ở các lớp không chuyên. Đó là việc cần làm giảm độ phức tạp của nội dung, nên bỏ đi các bài khó, đƣa thêm phƣơng pháp giải cho dạng toán cơ bản. Nếu nhƣ làm đƣợc việc này thì có thể giảng dạy nội dung “ cực trị lƣợng giác ” cho mọi đối tƣợng học sinh.

Tuy nhiên, với vấn đề có hay không nên giảng dạy nội dung “ các bài toán cực trị lƣợng giác ” bằng phƣơng pháp dạy học tích cực thì các giáo viên đều cho rằng có nên vận dụng phƣơng pháp này. Hầu hết đều cho rằng nó phù hợp với mọi đối tƣợng, đặc biệt là những đối tƣợng học sinh khá, giỏi môn Toán. Việc vận dụng phƣơng pháp này giúp học sinh có cách nhìn toàn diện với những dạng toán lƣợng giác; cùng mối liên hệ giữa lƣợng giác và những học phần khác.

3.4.4. Phân tích kết quả của học sinh

Nhìn chung, mọi học sinh đều nắm đƣợc các dạng toán đặc trƣng của nội dung cực trị lƣợng giác cùng với cách giải từng dạng bài. Khi giáo viên phân tích cách giải trên lớp, các em có thể giải đƣợc bài tập tƣơng tự và hoàn thành đầy đủ bài về nhà. Những học sinh khá giỏi có thể tìm các bài toán có liên quan ở tài liệu

Một phần của tài liệu Thực hành giảng dạy nội dung Các bài toán cực trị lượng giác cho học sinh trung học phổ thông theo phương pháp dạy học tích cực (Trang 109 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)