Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, Khoản 11 xác định: "Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho Kiểm toán viên và công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tà
Trang 1Chương 2
MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1 HỆ THỐNG MỤC TIÊU CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1.1 KháI quát về mục tiêu kiểm toán tàI chính
Kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán
Đối tượng kiểm toán tàI chính chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế, pháp lý phức tạp
Kết luận kiểm toán tàI chính phục vụ cho người quan tâm tới tính trung thực, hợp pháp của thông tin được trình bày trên bảng khai tàI chính Do đó kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít nhất
Việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và của khách thể, kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán
Mục tiêu tổng quát của kiểm toán tổng quát của kiểm toán tàI chính là thu thập bằng chứng kiểm toán để đưa ra kết luận trình bày trên một báo cáo kiểm toán thích hợp
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, Khoản 11 xác định:
"Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho Kiểm toán viên và công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”
“Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất thông tin tài chính của đơn vị "
Ở đây, các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu như sau:
Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhièu người thừa nhận
Trang 2Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)
1.2 Công nghệ kế toán và việc xác định mục tiêu kiểm toán
Để có cơ sở và xác định các mục tiêu này cần xem xét chức năng hình thức của mỗi phương pháp kế toán và yêu cầu quản lý vốn và tài sản từ mỗi phương pháp kế toán bao gồm phương pháp chứng từ kế toán, tính giá, đối ứng tàI khoản và tổng hợp cân đối kế toán
Có thể khái quát các bước công việc chính của công nghệ xử lý thông tin kế toán trong quan hệ với việc xác định các mục tiêu cụ thể của kiểm toán tài chính qua sơ
đồ 2.1
B ng s 2.1 Công ngh k toán v i vi c xác ố 2.1 Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán ệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán ế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán ới việc xác định mục tiêu kiểm toán ệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán định mục tiêu kiểm toánnh m c tiêu ki m toánục tiêu kiểm toán ểm toán
Quy trình công nghệ kế toán Yêu cầu quản lý và phương hướng Phương
pháp
thức cơ bản
mục tiêu cơ bản của việc xác minh và điều chỉnh
Chứng từ - Thông tin về nghiệp vụ
- Minh chứng cho nghiệp vụ
Bản chứn
g từ
- Ghi đúng số lượng, đơn giá và thành tiền
- Tuân thủ tục các thủ tục chứng từ
- Liên kết với các bước sau (Chuyển sổ) Tính giá - Phản ánh giá trị thực của
tài sản
- Tập hợp chi phí theo loại
Sổ chi tiết
- Phân loại đối tượng tính giá
- Phản ánh giá trị thực của tài sản dịch
vụ theo nguyên tắc hoạt động liên tục Đối với tài
khoản
- Phân loại tài sản và vốn
- Phản ánh vận động của tài sản và vốn qua từng nghiệp vụ
Sổ tổng hợp
- Phân loại đúng yêu cầu quản lý
- Định khoản và ghi sổ đúng, cộng dồn
số dư và chuyển sổ chính xác
Tổng hợp
-cân đối kế
toán
- Khái quát các quan hệ tài chính
- Cân đối tổng thể hoặc bộ phận
Bảng tổng hợp
- Phân tích quyền sở hữu (tài sản) và nghĩa vụ (vốn) với quan hệ hợp đồng (ngoài bảng)
- Cân đối tài sản với vốn,thu với chi (và
số dư)
- Chuyển đúng số dư (hoặc số phát sinh) vào khoản mục tương ứng
Từ tất cả những điều trình bày trên có thể thấy, mục tiêu xác minh tính trung thực hợp lý và hợp pháp của Bảng khai tài chính cần được cụ thể hoá theo các yếu tố của
Trang 3hệ thống kế toán (phương pháp kế toán) trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành với các bảng này Theo đó mục tiêu xác minh thường phải hướng tới là:
Tính có thực của các thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xảy ra của các nghiệp vụ
Tính trọn vẹn của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên Bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý
Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá thành) đều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực hiện các hoạt động
Tính chính xác về cơ học trong các phép tính số học cộng dồn cũng như khi chuyển sổ, sang trang trong công nghệ kế toán
Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các qui định cụ thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành Bảng khai tài chính Những trường hợp đặc thù đều phải được giải trình rõ ràng
Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế toán trên Bảng khai tài chính với ý nghĩa tài sản phản ánh trên bảng phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài) của đơn vị, còn vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa
vụ của đơn vị này
=> Những hướng xác minh kể trên được dùng cho mọi khoản mục mọi phần hành (gọi chung là phần hợp thành) kiểm toán như một "khung" chung nên được gọi là mục tiêu chung Khi áp dụng vào từng phần hợp thành kiểm toán, cần xuất phát từ đặc điểm riêng của từng phần hợp thành để xây dựng "khung" cụ thể hơn cho từng phần và gọi là mục tiêu đặc thù
Có thể khái quát các mối quan hệ cơ bản trên qua Sơ đồ 2.1
Trang 4Sơ đồ 2.1 Hệ thống mục tiêu kiểm toán và trách nhiệm xác minh
Người quan tâm
Kiểm toán và kiểm soát
Cam kết về trách nhiệm
và quan hệ công tác
Xác minh tính hợp
lý chung
Bằng chứng kiểm toán
Xác minh của kiểm toán viên
Xác nhận của nhà quản lý
Bảng khai tài
chính
Các bộ phận hợp thành
Tính đúng đắn của thông tin trong phản ánh quyền
và nghĩa vụ của đơn vị
Tính đúng đắn của việc phân loại, trình bày các khoản mục
Tính chính xác cơ học của việc tính toán, ghi sổ, chuyển sổ
Tính đúng đắn của tính giá tài sản, dịch vụ
Tính có thực của thông tin về tài sản, nghiệp vụ
Tính đầy đủ của thông tin trong khoản mục
Trang 52 XÁC NHẬN (GIẢI TRÌNH) CỦA NHÀ QUẢN LÝ
Theo nguyên lý chung về phân định chức năng quản lý, nhà quản lý với đại diện cao nhất là Giám đốc hay Thủ trưởng đơn vị được kiểm toán (khách thể kiểm toán) phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy, hợp lý của các thông tin trên Bảng khai tài chính thông qua việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kế toán nói riêng đủ mạnh;
Kiểm toán viên có chức năng xác minh và đưa ra ý kiến về sự tin cậy, hợp lý của thông tin trên các bảng khai nói trên với những bằng chứng đầy đủ và tin cậy Trong quản lý hiện đại, các nguyên lý trên được thể chế hoá thành các văn bản pháp lý cụ thể trong đó có hệ thống chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán chung của quốc tế và của các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội kế toán quốc tế đều có những chuẩn mực qui định rõ ràng trách nhiệm của nhà quản lý và của kiểm toán viên về sự tin cậy, hợp lý của Bảng khai tài chính Trong quan hệ đó, nhà quản lý cần được lập ra bảng xác nhận
Hay bản giải trình hoặc báo cáo trách nhiệm của nhà quản lý Dù tên gọi khác nhau nhưng loại xác nhận hay giải trình này đều là những pháp lý cam kết về trách nhiệm của nhà quản lý trong việc trình bày trung thực và hợp lý các thông tin tài chính cần được kiểm toán
Về nội dung những cam kết này cũng đa dạng song thông thường cần có 3 loại cam
kết chính
Loại I- Những cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý trong việc trình bày đúng
đắn các bảng kê khai tài chính
Thuộc loại cam kết chung này có cam kết hoặc giải trình về tính độc lập, khách quan và trung thực của những nhà quản lý cấp cao (Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị) và những người có liên quan trực tiếp đến việc hình thành các thông tin tài chính; Cam kết hoặc giải trình về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kế toán nói riêng
trong quan hệ với tính trọng yếu của thông tin trong các Bảng khai tài chính
Chẳng hạn trong Phụ lục 01 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 (xem biểu 5.2.), cam kết đầu tiên của Gám đốc là:
"Không có bất kỳ sai phạm nào từ Giám đốc hay các nhân viên có vai trò quan trọng liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính".
Trang 6Tương tự là cam kết thứ tư vá thứ năm trong phục lục này:
"Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính không có những sai phạm trọng yếu"
Và: "Công ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các điều khoản quan trọng của các hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Không có bất kỳ sự không tuân thủ nào liên quan đến các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính"(3, 580)
Loại II: Những cam kết về từng mặt, từng yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý
Các yếu tố cụ thể này cần xét trong quan hệ trách nhiệm của nhà quản lý trong tổ chức và thực hiện công nghệ kế toán trong quan hệ với kiểm soát nội bộ
Chuẩn mực kiểm toán của Hợp chủng quốc gia Hoa kỳ đã phân chia 5 loại xác nhận của nhà quản lý chung cho các bộ phận hợp thành của Bảng khai tài chính
1 Sự tồn tại hoặc phát sinh
2 Sự trọn vẹn
3 Quyền và nghĩa vụ
4 Định giá hoặc phân bổ
5 Phân loại và trình bày
Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 8580 và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 580 cũng hướng tới các mặt tổng quát cũng như các yếu tố chung nhất cấu thành hướng tổng quát là trung thực, hợp lý Với loại vấn đề này không cần máy móc kê ra đầy đủ các yếu tố cụ thể: Tùy tình huống thực tế trong kiểm toán, tuỳ phán đoán của kiểm toán viên trong xem xét thực tế ở đơn vị được kiểm toán, tuỳ thuộc loại hình các văn bản cam kết (sẽ nêu ở phần cuối của mục này), có thể đưa ra những nội dung thiết thực Tuy nhiên, trong mọi trường hợp đều cần có hiểu biết đầy đủ về các yếu tố này
Xác nhận về sự tồn tại hoặc phát sinh - Là sự cam kết về tính có thực của các con số trên các Bảng khai tài chính: các số dư trên Bảng Cân đối tài sản chẳng hạn, nhà quản lý phải xác nhận mọi số dư về tài sản, về vốn đều tồn tại thực tế vào ngày lập bảng; Với các số phát sinh (trên Báo cáo Kết quả kinh doanh chẳng hạn) nhà quản lý phải cam kết là thực
tế đã xảy ra trong kỳ kế toán Xác nhận này nhằm tránh tình trạng khai không đúng hoặc khai khống các khoản tiền không có thực vào Bảng khai tài chính.
Trang 7Xác nhận về sự trọn vẹn - Là sự cam kết đã bao hàm trong các Bảng khai tài chính tất cả các nghiệp vụ, các số dư cần và có thể được trình bày trong các bảng tương ứng.
Xác nhận về quyền và nghĩa vụ - Là sự cam kết trong các Bảng khai tài chính các Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của đơn vị và công nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán của đơn vị tại thời điểm lập bảng
Xác nhận về định giá và phân bổ - Giá trong kế toán được xác định theo nguyên tắc "hoạt động liên tục " và do đó giá trong kế toán biểu hiện giá tài sản do đơn vị thực tế bỏ tiền ra mua hoặc thực hiện dịch vụ Vì vậy, xác nhận về định giá là sự cam kết về sự thích hợp giữa số tiền phản ánh trên các Bảng khai tài chính với số tiền đơn vị chi ra cho tài sản, vốn, cổ phần, thu nhập và chi phí ghi trên bảng Từ đó các khoản tính vào thu nhập và phân phối cũng phản ánh giá trị thực tế.
Xác nhận về phân loại và trình bày - Là cam kết về sự phù hợp giữa việc phân loại và trình bày các phần hợp thành của bảng khai tài chính với những qui định đang có hiệu lực về sự phân loại và thuyết trình các bộ phận này.
Loại III: Những cam kết (giải trình) về mối quan hệ của nhà quản lý với kiểm toán viên
Tuỳ theo luật định và thực tiễn phát sinh cũng như nhu cầu giải quyết về mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán, loại cam kết thứ III có thể bao gồm các vấn đề về tính độc lập, khách quan của Giám đốc, của ban kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài;
Về cách thức làm việc và phối hợp giữa ban quản lý, bộ phận kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài
(Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 580 hướng việc xác nhận này vào việc cung cấp tài liệu của nhà quản lý cho kiểm toán viên nêu ở cam kết thứ 2 và thứ 3 Phụ lục 01)
Về hình thức, xác nhận hay giải trình của nhà quản lý và có ý nghĩa khác nhau trong
quan hệ với bằng chứng kiểm toán cũng rất đa dạng
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 580 Khoản 13 xác định.
"Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức:
- Bản giải trình của Giám đốc.
Trang 8- Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của Giám đốc và được Giám đốc xác nhận là đúng.
- Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được Giám đốc ký duyệt".
Về cách thức sử dụng xác nhận hay giải trình, kiểm toán viên phải thu thập và lưu
vào hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bằng chứng này không thể thay thế các loại bằng chứng khác như hoá đơn, quyết toán, biên bản kiểm kê v.v Chỉ trong trường hợp đặc biệt, ví dụ: những ý định hay dự tính của Giám đốc về một chương trình, dự án chẳng hạn, giải trình hay xác nhận này mới là bằng chứng duy nhất.
Chú ý: Trong trường hợp nhà quản lý từ chối cung cấp giải trình theo yêu cầu của kiểm
toán viên làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối.
3 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHUNG VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐẶC THÙ
3.1Mục tiêu kiểm toán chung
Giữa xác nhận của nhà quản lý và mục tiêu kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với nhau cả
về nội dung và kết cấu các yếu tố cấu thành tính trung thực và hợp lý của Bảng khai tài chính
Các mục tiêu kiểm toán chung lại được chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác
Mục tiêu hợp lý chung:
Là việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác
Mục tiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên
Các mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày
Mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên các khoản mục Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó
Trang 9=> Như vậy, mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh bổ sung vào cam kết về sự tồn tại hay xảy ra của nhà quản lý
Mục tiêu trọn vẹn là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục
Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục
=> Mục tiêu này cũng là phần bổ sung cho xác nhận về tính trọn vẹn của nhà quản lý Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối liên hệ giữa các
bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoài Bảng Cân đối tài sản Mục tiêu này bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn
Mục tiêu định giá là hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập ) thành tiền
Như vậy, mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực kể cả cách thức đánh giá theo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học
=> Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ ràng hơn cam kết của nhà quản lý về định giá và phân phối
Mục tiêu phân loại là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các Bảng khai tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực
Trong các văn bản này, hệ thống tài khoản là cơ sở ban đầu để thẩm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vốn của khách hàng
=> Với nội dung trên, mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cam kết về phân loại và trình bày
Mục tiêu chính xác cơ học là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng; số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất
Trang 10=> Mục tiêu chính xác cơ học sẽ bổ sung cho cam kết này của nhà quản lý với hàm ý khẳng định lại mức chính xác số tổng cộng của chúng với sổ cái
Mục tiêu trình bày hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các Bảng khai tài chính
3.2Mục tiêu kiểm toán đặc thù:
Mục tiêu kiểm toán chung được cụ thể hoá trong các khoản mục hay phần hành cụ thể gọi là các mục tiêu kiểm toán đặc thù
Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở:
Dựa vào bản chất của đối tượng kiểm toán cụ thể
Mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh
theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Theo đó, mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù
Việc xác định mục tiêu đặc thù còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể và phán đoán của kiểm toán viên
Ví dụ, với tài sản kiểm kê, mục tiêu "quyền và nghĩa vụ" có thể gồm:
a Các tài sản không được đưa cầm cố, thế chấp
b Đơn vị có tên hoặc mã số cụ thể cho tất cả các tài sản đã được liệt kê.
Mục tiêu kiểm toán đặc thù nên hướng tới tong loại đối tượng kiểm toán để có thể tập trung chú ý vào các trọng điểm và xác định cách thức, trình tự xác minh
Trình tự chung để xác định mục tiêu đặc thù được kháI quát qua sơ đồ sau: