Giải thích quy trình

Một phần của tài liệu Rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 55)

Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích nội dung, lựa chọn vấn đề, phát hiện vấn đề cần hỏi.

Đối với HS THPT khi tiếp nhận một TPVH, nhiệm vụ chính của các em là khám phá ý nghĩa của từ ngữ, hình tượng để từ đó nhận thức được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Khi HS học tập theo phương pháp Trả

tác phẩm về cho HS, các em đã trải qua bước tự tìm hiểu và nghiên cứu về tác

phẩm, tức là, các em đã có những hiểu biết khá đầy đủ và sâu sắc về giá trị Bước 2: Hướng dẫn HS diễn đạt một vấn đề dưới dạng câu

hỏi

Bước 3: Hướng dẫn HS kiểm tra lại câu hỏi đã diễn đạt

Bước 4: Hướng dẫn HS sắp xếp các câu hỏi và kiểm tra hệ thống câu hỏi

Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích nội dung, lựa chọn vấn đề, phát hiện vấn đề cần hỏi

56

của tác phẩm. Tuy nhiên từ những hiểu biết này đến việc lựa chọn vấn đề để đặt thành câu hỏi không phải đơn giản. Bởi vì, không phải mọi vấn đề đều có thể được chọn để nêu thành câu hỏi. Điều này đòi hỏi các em phải lựa chọn được những vấn đề trọng tâm, hấp dẫn để đặt câu hỏi. Đối với nhữug câu hỏi tranh luận (câu hỏi nêu vấn đề), các em cần phải phát hiện được những vấn đề có tính mâu thuẫn đòi hỏi sự suy luận, lí giải. Tất nhiên mỗi tác phẩm sẽ có những vấn đề riêng của nó, song những thao tác tư duy để lựa chọn và phát hiện vấn đề nói chung vẫn có thể quy trình hoá để rèn luyện cho HS.

* Việc hướng dẫn HS lựa chọn vấn đề để hỏi gồm những bước cụ thể sau: - Yêu cầu HS nêu được những ý chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và chỉ ra được những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh thành của tác phẩm văn học.

- Đối với tác phẩm tự sự, yêu cầu HS tóm tắt nội dung tác phẩm, nếu có thể yêu cầu HS tóm tắt bằng cách sơ đồ hoá diễn biến truyện, sau đó yêu cầu các em tìm tình huống của truyện. Đối với tác phẩm trữ tình, yêu cầu các em xác định mạch vận động của cảm xúc.

- Yêu cầu HS tìm chi tiết đặc sắc trong truyện; nhãn tự của bài thơ, những từ ngữ được dùng đắc địa, giàu sắc thái biểu cảm, hoặc những hình ảnh chính, giàu giá trị trong việc biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ.

- Yêu cầu HS xác định giá trị nội dung chính của tác phẩm và những biểu hiện nghệ thuật cụ thể trong tác phẩm.

- Yêu cầu HS xác định từ 5 đến 7 vấn đề để đặt câu hỏi.

* Việc hướng dẫn HS phát hiện vấn đề để hỏi gồm những bước cụ thể sau: - Tìm hiểu những mâu thuẫn nội văn bản:

+ Mâu thuẫn trong số phận, tính cách và hành động của nhân vật. + Mâu thuẫn giữa cách kể, giọng kể với tình cảm thật của nhà văn.

57

- Đặt tác phẩm trong bối cảnh văn hóa xã hội ở thời đại mà tác phẩm ra đời và trong thời đại hiện nay.

+ Xác định vấn đề đạo đức, tư tưởng mà tác phẩm đặt ra với hệ quy chiếu của thời đại mà tác phẩm ra đời.

+ Đặt tác phẩm trong bối cảnh xã hội hiện tại.

- Đặt tác phẩm trong mối liên hệ đồng đại và lịch đại.

+ Liên hệ với tác phẩm khác của cùng tác giả: xác định những chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật của tác giả, những điểm thống nhất và khác biệt. + Liên hệ với các tác phẩm cùng thời viết về cùng chủ đề: đối chiếu cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của các tác giả, phong cách nghệ thuật khác nhau của các tác giả.

+ Liên hệ với các tác phẩm ra đời trước và sau cùng viết về một vấn đề: xác định điểm thống nhất và những bước phát triển hoặc hạn chế trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.

+ Đưa ra những đánh giá mới về vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn học. - Yêu cầu HS lựa chọn khoảng 3 vấn đề để thảo luận.

Ví dụ: GV hướng dẫn HS lựa chọn vấn đề, phát hiện vấn đề để hỏi với bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” theo tiến trình sau:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS nêu ngắn gọn đặc trưng của thể loại truyền thuyết và thử xác định những vấn đề có thể nêu thành câu hỏi.

- Yêu cầu HS sơ đồ hoá cốt truyện theo nhân vật hoặc theo diễn biến câu chuyện, xác định những tình tiết

- HS nêu những ý chính về đặc trưng thể loại truyền thuyết và liệt kê một số vấn đề có thể hỏi.

- HS sử dụng sơ đồ để tóm tắt truyện, tìm tình tiết chính, quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

chính quyết định đến diễn biến của truyện và xác định một vấn đề để nêu thành câu hỏi.

- Hướng dẫn HS tìm ra giá trị nội dung chính của truyền thuyết thông qua phiếu hướng dẫn:

Bi kịch chính của truyện: Nguyên nhân:

Bài học lịch sử:

Yêu cầu HS xác định vấn đề cần hỏi. - Hướng dẫn HS xác định giá trị nghệ thuật chính của tác phẩm, yêu cầu các em nêu lên một số vấn đề về nghệ thuật của tác phẩm.

- Hướng dẫn HS phát hiện ra mâu thuẫn trong số phận của từng nhân vật: An Duơng Vuơng, Mị Châu và Trọng Thuỷ và cách đánh giá của nhân dân đối với từng nhân vật. Yêu cầu HS liệt kê thành các vấn đề cụ thể.

- Yêu cầu HS tìm những hình ảnh, chi tiết có thể có nhiều cách hiểu, cách đánh giá.

- Gợi ý HS suy nghĩ về giá trị lịch sử của truyền thuyết.

- Yêu cầu HS liệt kê tất cả những vấn đề đã xác định được.

- Hoàn thành phiếu hướng dẫn của GV.

Nêu lên một số vấn đề để hỏi về giá trị nội dung của truyền thuyết.

- Liệt kê các giá trị nghệ thuật chính của truyền thuyết.

Xác định một số vấn đề có thể nêu thành câu hỏi.

- HS tìm hiểu kĩ bi kịch của từng nhân vật và thử đưa ra những lí giải khác nhau.

Liệt kê các vấn đề có tính mâu thuẫn để đặt thành câu hỏi.

- HS tìm những hình ảnh, chi tiết đặc biệt và xác định chúng thành vấn đề để hỏi.

- HS đưa ra các ý kiến về giá trị lịch sử của truyền thuyết và xác định thành một nội dung hỏi.

- HS lập một bảng danh sách các vấn đề có thể nêu thành câu hỏi.

59

Bước 2: Hướng dẫn HS diễn đạt một vấn đề dưới dạng câu hỏi.

Sau khi đã xác định được vấn đề để hỏi thì việc diễn đạt chúng dưới dạng câu hỏi là hết sức quan trọng. Trong giờ thảo luận thì tổ thực hiện phải đưa ra những câu hỏi cho cả lớp. Như vậy, những câu hỏi đó hướng đến đối tượng khác ngoài các em nên sự diễn đạt câu hỏi đòi hỏi sao cho rõ ràng, chính xác và sinh động để lôi cuốn được cả lớp thực sự cần thiết.

Trong dạy học văn, GV và HS có thể sử dụng một số cụm từ sau để diễn đạt một vấn đề dưới dạng câu hỏi:

- … ảnh huởng như thế nào đến …?

Ví dụ: Những thăng trầm trong cuộc sống, đặc biệt là trong tình yêu ảnh hưởng như thế nào đến hồn thơ Xuân Quỳnh?

- Có thể lí giải như thế nào về …?

Ví dụ: Có thể lí giải như thế nào về hành động quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ của Mị?

- Tác giả đã dùng những hình ảnh như thế nào để diễn đạt (miêu tả)…?

Ví dụ: Để miêu tả vườn trần đầy xuân sắc, xuân tình, Xuân Diệu đã sử dụng những hình ảnh như thế nào?

- Số phận (tính cách) của nhân vật … có gì đặc biệt? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Ở nhân vật viên quản ngục có gì đặc biệt khiến Huấn Cao không nỡ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”?

- Tác giả muốn gửi gắm điều gì thông qua …?

Ví dụ: Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muốn gửi gắm điều gì tới bạn đọc?

60

Ví dụ: Câu hỏi sử dụng cho bài “Hoàng Hạc lâu”: Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu cuối cùng. Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Em nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

- Nếu … thì sẽ thế nào?

Ví dụ: Nếu tác giả dùng hình ảnh “bèo” hoặc “gỗ” thay cho hình ảnh “củi khô” thì sắc thái biểu cảm của câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” sẽ thay đổi như thế nào?

- Tại sao …?

Ví dụ: Tại sao trong câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” tác giả lại dùng từ “về” chứ không phải “đến” hay “thăm”?

Tại sao Nguyễn Du lại để Kiều bán mình chuộc cha chứ không phải Thuý Vân?

Trong giờ thảo luận, những câu hỏi được nhóm thực hiện đưa ra nhằm kiểm tra và mở rộng kiến thức bài học nên những loại câu hỏi sau sẽ tương đối phổ biến và mang lại hiệu quả.

- Câu hỏi “như thế nào?”: Loại câu hỏi này yêu cầu HS bám sát văn bản, tìm những chi tiết, hình ảnh đáng chú ý, do vậy, đây chủ yếu là những câu hỏi tái hiện.

Ví dụ: Tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào khi ngỏ lời “trao duyên” cho em gái? Thiên nhiên Vĩ Dạ hiện lên trong hồi tưởng của nhà thơ qua những hình ảnh như thế nào?

Câu hỏi “như thế nào?” cũng có thể dùng để hướng dẫn HS phân tích tác phẩm. Đây thường là những câu hỏi yêu cầu HS suy luận để tìm ra ý nghĩa từ các yếu tố trong văn bản. Chẳng hạn câu hỏi: Hành động đốt đền cho thấy

61

Ngô Tử Văn là con người như thế nào? Hay câu hỏi “Thái độ của tác giả dân gian như thế nào đối với Mị Châu qua kết cục bi thảm của nàng?”

- Câu hỏi “tại sao?” giúp HS tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc của vấn đề. Loại câu hỏi này yêu cầu các em phải suy luận, đưa ra những cách lí giải riêng của mình, do đó rất thích hợp để rèn luyện tư duy và khuyến khích các em trình bày ý kiến của mình.

Ví dụ: Tại sao Kiều lại nói: “Duyên này thì giữ vật này của chung?

- Loại câu hỏi trình bày ý kiến, yêu cầu HS thể hiện những suy luận, lí giải riêng của bản thân về tác phẩm và cũng mở ra cơ hội cho các em được tự do tưởng tượng sáng tạo nên rất thích hợp để đưa vào các buổi thảo luận. Những câu hỏi như vậy rất tốt để tạo không khí văn chương và tâm lí thoải mái cho HS.

Ví dụ: Có ý kiến cho rằng bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu cổ vũ cho lối sống gấp, lối sống hưởng thụ. Ý kiến của em như thế nào?

Theo em, sau khi Huấn Cao chết, cuộc đời của viên quản ngục sẽ ra sao? Ngoài hướng dẫn HS lựa chọn các từ để hỏi trên, GV cũng phải hướng dẫn HS sắp xếp các thành phần để hỏi cho hợp lí. Thông thường, trật tự của cái đã biết và cái chưa biết không ảnh hưởng đến nội dung câu hỏi nhưng sự thay đổi hợp lí sẽ khiến cho các câu hỏi trở nên sinh động hơn. Chẳng hạn, thay vì câu hỏi: “Thiên nhiên Vĩ Dạ hiện lên trong hồi tưởng của nhà thơ qua những hình ảnh nào?”, ta có thể có câu hỏi: “Những hình ảnh nào đã gọi hồi tưởng của thi nhân trở về với Vĩ Dạ?”.

Một yếu tố khác tạo nên sự sinh động cho các câu hỏi, chính là hình thức hỏi. Một câu hỏi có thể nêu một cách đơn giản với một người nêu câu hỏi và nguời khác trả lời. Nhưng sẽ thú vị hơn nếu người đặt câu hỏi sáng tạo ra được những tình huống hỏi hấp dẫn, chẳng hạn như yêu cầu đóng vai nhân

62

vật hoặc tạo ra các trò chơi tư duy thú vị. Ví dụ: Nếu là nguời quản ngục, bạn sẽ suy nghĩ như thế nào về cái chết của Huấn Cao và cuộc sống của mình sau khi được con người tài hoa đó thức tỉnh?

HS thường xuyên học tập với các câu hỏi nhưng chủ yếu là những câu hỏi từ phía GV. Vì thế các em không có ý thức để đặt ra những câu hỏi liên quan đến bài học, cách diễn đạt câu hỏi nhiều khi cũng lúng túng. Để hướng dẫn HS diễn đạt một vấn đề dưới dạng câu hỏi, GV có thể làm theo những bước sau: - Giới thiệu cho các em về các cách diễn đạt câu hỏi, các cách sắp xếp các thành phần của câu hỏi và các hình thức để hỏi.

- Hướng dẫn mẫu cho các em.

Ví dụ, với một tác phẩm cụ thể, GV có thể tiến hành như sau: - Đặt mẫu cho HS một câu hỏi

- Nêu ra một vấn đề, yêu cầu các em lựa chọn từ để hỏi, diễn đạt hoàn chỉnh câu hỏi.

- Yêu cầu HS tự sáng tạo ra các tình huống để hỏi.

- Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để tự đặt ra những câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Hướng dẫn HS kiểm tra lại câu hỏi đã diễn đạt

GV hướng dẫn HS kiểm tra lại câu hỏi vừa diễn đạt, đối chiếu, yêu cầu xem có đúng không và đã sinh động chưa. Đây là bước quan trọng giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng phân tích và khả năng diễn đạt vấn đề, từ đó nâng cao khả năng tư duy cho các em.

Để hướng dẫn HS kiểm tra câu hỏi, GV có thể làm theo các cách sau:

Chọn một vài câu hỏi của HS làm mẫu và yêu cầu các em phân tích. Có nhiều cách để phân tích một câu hỏi. Chẳng hạn, có thể phân tích trực tiếp

63

câu hỏi, xác định các thành phần trong câu hỏi, xác định chất lượng câu hỏi (vấn đề hỏi), kiểm tra cách lựa chọn từ để hỏi, cách diễn đạt câu hỏi, hình thức hỏi. Hoặc cũng có thể căn cứ vào các câu trả lời để đánh giá chất lượng câu hỏi cả về mặt hình thức và nội dung.

- GV tổ chức HS thành các nhóm để các em tự kiểm tra lại câu hỏi sau đó báo cáo kết quả cho GV.

Bước 4: Hướng dẫn HS sắp xếp các câu hỏi và kiểm tra hệ thống câu hỏi

* Vì trong một buổi thảo luận, nhóm thực hiện phải đưa ra một hệ thống câu hỏi nên bước này là hết sức cần thiết. Mục đích của bước này:

- Giúp các em có thể sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự hợp lí tương đối sao cho phù hợp với mục đích của buổi thảo luận.

- Giúp các em kiểm tra lại hệ thống câu hỏi để có được các câu hỏi đảm bảo chất lượng và sự phong phú, đa dạng về cách diễn đạt và hình thức câu hỏi. * Cách tiến hành:

- GV đưa ra yêu cầu với một hệ thống câu hỏi (về số lượng câu, tỉ lệ giữa các loại câu hỏi, …).

- Yêu cầu HS sắp xếp các câu hỏi theo tiến trình phân tích tác phẩm và lựa chọn khoảng từ 7 đến 10 câu trong đó có khoảng 3 câu hỏi tranh luận.

- GV phân tích mẫu một hệ thống câu hỏi.

- Tổ chức HS thành các nhóm để các em tự kiểm tra và trao đổi với các nhóm khác.

Một phần của tài liệu Rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 55)