Quá trình rèn luyện

Một phần của tài liệu Rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 67)

68

- Giai đoạn 1: GV hướng dẫn mẫu theo quy trình chung. - Giai đoạn 2: HS thực hành

2.3.1. Giai đoạn 1: GV hướng dẫn mẫu theo quy trình chung

Lâu nay, việc đặt câu hỏi của HS thường diễn ra một cách tự phát. Theo chúng tôi có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

- Thứ nhất, các em chưa có ý thức tự đặt câu hỏi, không hiểu rõ mục đích của các câu hỏi nêu ra trong buổi thảo luận.

- Thứ 2,các em không có được những hiểu biết căn bản và hệ thống về câu hỏi như khái niệm câu hỏi, các loại câu hỏi văn học, các yêu cầu đối với câu hỏi, …

- Thứ 3, các em chưa có được những kĩ năng cần thiết để có thể đặt được các câu hỏi một cách tự giác, có mục đích.

Để khắc phục những hạn chế này, trước hết GV cần có sự hướng dẫn mẫu cho HS.

Trong giai đoạn này, GV cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

* Nhiệm vụ 1: Cung cấp lí thuyết cho HS

▪ Cung cấp lí thuyết về câu hỏi cho HS: gồm các vấn đề cơ bản sau: - Khái niệm về câu hỏi

- Các loại câu hỏi trong dạy học văn - Các hình thức đặt câu hỏi

- Các yêu cầu đối với câu hỏi trong giờ thảo luận

Việc cung cấp lí thuyết sẽ giúp HS có những hình dung ban đầu về việc đặt câu hỏi. Trong khi giới thiệu các nội dung lí thuyết GV cấn lấy các ví dụ minh hoạ và phân tích cụ thể để học sinh dễ dàng tiếp cận vấn đề.

69

+ Cách 1: GV tổ chức thành một nội dung dạy học riêng. Nội dung dạy học này cần cung cấp cho HS trước khi các em tiến hành làm các câu hỏi thảo luận cho một tác phẩm cụ thể.

+ Cách 2: GV có thể đan cài các nội dung lí thuyết này trong quá trình hướng dẫn mẫu cho HS.

▪ Cung cấp cho HS biết các mức độ yêu cầu của GV đối với việc đặt câu hỏi của các em.

Việc đặt câu hỏi của HS phải rèn luyện theo các thang bậc từ thấp lên cao. Do vậy, GV cần xây dựng một hệ thống các mức độ yêu cầu ứng với từng giai đoạn rèn luyện. Các mức độ yêu cầu này cũng cần được công bố với HS. Và sau mỗi giai đoạn các em có thể tự đánh giá được mức độ tiến bộ của mình.

Dưới đây là bảng các mức độ yêu cầu được xây dựng theo nguyên tắc từ thấp đến cao.

Yêu cầu về nội dung câu hỏi

Yêu cầu về cách diễn đạt và hình thức câu hỏi. Yêu cầu về tính hệ thống Mức độ 1 - Trúng các trọng tâm kiến thức của bài học. Các câu hỏi nhằm vào các giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. - Các câu hỏi

- Xác định và sắp xếp đúng các thành phần của câu hỏi. - Lựa chọn từ để hỏi cho chính xác

- Lựa chọn hình thức câu hỏi phù hợp với nội dung

- Sắp xếp theo trình tự từ các câu hỏi cụ thể đến các câu hỏi khái quát.

70 chính xác về nội dung kiến thức. Mức độ 2 - Đảm bảo các yêu cầu ở mức độ 1. - Có một tỉ lệ phù hợp giữa các câu hỏi tái hiện, củng cố kiến thức và câu hỏi sáng tạo: có ít nhất 2 câu hỏi có tính nêu vấn đề. - Phát hiện được những vấn đề hay, có khả năng tạo tranh luận sôi nổi.

- Đảm bảo tất cả các yêu cầu ở mức độ 1. - Có sự sáng tạo, bất ngờ trong các cách diễn đạt câu hỏi và hình thức của câu hỏi phải hấp dẫn, lôi cuốn.

- Đảm bảo yêu cầu về tính hình tượng của các câu hỏi nêu ra.

- Linh hoạt trong cách sắp xếp câu hỏi.

- Cách sắp xếp phải đảm bảo:

+ Có được câu hỏi mở đầu nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú cho cả lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các câu hỏi tiếp theo có thể linh hoạt sắp xếp nhưng phải tạo thành một quá trình tư duy nhất quán về tác phẩm.

+ Câu hỏi cuối cùng phải khắc sâu được ấn tượng về tác phẩm.

* Nhiệm vụ 2: GV làm mẫu cho HS

Đây là bước giúp HS cụ thể hoá những nội dung lí thuyết mà GV đã cung cấp. GV chọn một tác phẩm cụ thể để thực hiện. Trong quá trình làm mẫu, GV cần phải lưu ý các điểm sau:

71

- Cụ thể hoá được 4 bước của quy trình rèn luyện, kết hợp giải thích các mức độ yêu cầu cho HS

- Quá trình làm mẫu không có nghĩa là chỉ GV hoạt động. GV cần thiết kế nó thành một nội dung dạy học tích cực với các phương pháp dạy học cụ thể nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy và hành động của HS, tức là phải có sự tương tác đa chiều trong quá trình làm mẫu. Điều này, một mặt đúng với tinh thần chung của phương pháp Trả tác phẩm về cho HS, mặt khác giúp HS nhận thức sâu và tích cực các nội dung lí thuyết để chuẩn bị cho giai đoạn tự thực hành.

2.3.2. Giai đoạn 2: HS thực hành đặt câu hỏi trong giờ thảo luận

Đây là giai đoạn quan trọng vì sau khi được GV hướng dẫn cụ thể các em phải tự đặt các câu hỏi. Ở bước này GV đóng vai trò tổ chức cho các em làm câu hỏi, hỗ trợ và cố vấn khi cấn thiết và đánh giá thành quả của các em. Giai đoạn này sẽ được chia làm hai tiểu giai đoạn:

- Giai đoạn thực hành chung: GV chọn một tác phẩm cụ thể, chia lớp làm bốn nhóm (ứng với mỗi tổ). Bốn nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ là đặt hệ thống câu hỏi cho giờ thảo luận về tác phẩm đã được chọn

Yêu cầu:

+ Cụ thể hoá được 4 bước của quy trình rèn luyện

+ Trình bày được kết quả là hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh

- Giai đoạn thực hành theo nhóm: đây là giai đoạn gắn quá trình rèn luyện năng lực đặt câu hỏi với quy trình thực hiện chung của phương pháp Trả tác phẩm về cho HS

Trong một năm học, GV lựa chọn 4 tác phẩm để thực hiện theo phương pháp Trả tác phẩm về cho HS. Như vậy, mỗi học kì sẽ thực hiện 2 tác phẩm và mỗi tổ sẽ thực hiện một tác phẩm theo sự bốc thăm ngẫu nhiên.

72

Cách tiến hành:

- Hai nhóm đầu tiên cùng thực hiện theo những yêu cầu của mức độ 1. Sau khi nhóm 1 thực hiện, GV phải có bước tổng kết những ưu điểm và tồn tại để nhóm thứ 2 tiếp tục thực hiện để đảm bảo được các yêu cầu của mức độ 1. - Hai nhóm còn lại cùng thực hiện theo những yêu cầu của mức độ 2. Sau khi nhóm thứ 3 thực hiện, GV cũng phải có bước tổng kết ưu điểm và tồn tại để nhóm thứ 4 tiếp tục thực hiện để đảm bảo được các yêu cầu của mức độ 2. - Giai đoạn thực hành theo mức độ được tiến hành trong năm học lớp 10. Năm lớp 11 và 12, tất cả các nhóm đều phải thực hiện ở mức độ 2.

Một phần của tài liệu Rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học theo phương pháp trả tác phẩm về cho học sinh (Trang 67)