1.1.2.1. Khái niệm về câu hỏi
Trong giao tiếp hoặc trong quan hệ tương tác giữa con người với nhau, hỏi là một hiện tượng rất phổ biến. Sự hỏi và hành động hỏi có nhiều hình thức hành vi biểu đạt như làm dấu bằng tay, bằng mắt, hất hàm, viết ra chữ hay kí hiệu… Song hình thức rõ ràng, công khai và phổ biến nhất của hành động hỏi là câu hỏi, tức là sự hỏi và hành động hỏi được biểu đạt bằng lời. Như vậy, câu hỏi là hành động hỏi được biểu đạt bằng lời nói công khai, có nghi thức rõ ràng. Theo S.I. Ogiegov, câu hỏi là: 1. Sự nhằm vào, sự đòi hỏi phải trả lời, đáp lại; 2. Tình trạng, bối cảnh nào đó là đối tượng nghiên cứu, phán xét, một nhiệm vụ đòi hỏi sự giải quyết một vấn đề [2, 116].
Trong thực tế, người ta thường nhầm lẫn câu hỏi với yêu cầu, chỉ thị, mệnh lệnh, bài tập. Xét về mặt kĩ thuật, câu hỏi là kiểu câu nghi vấn, có mục đích tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay sự vật nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật dưới hình thức câu trả lời. Yêu
37
cầu, mệnh lệnh, chỉ thị lại được diễn đạt bằng kiểu câu mệnh lệnh, có mục đích yêu cầu người tiếp nhận thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Hành động hỏi là bản chất của câu hỏi, còn câu hỏi là một trong những hình thức của hành động hỏi. Tương tự như vậy, người ta có thể nêu lên yêu cầu bằng nhiều hình thức khác nhau như chỉ thị, mệnh lệnh, bài tập,… Song chỉ riêng loại yêu cầu đòi hỏi người khác phải trả lời, đáp lại, giải đáp mới thường được nêu lên bằng câu hỏi, còn những hình thức khác hầu hết không phải câu hỏi. Chẳng hạn những mệnh đề như: hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của truyện ngắn…, phân
tích nhân vật…, hãy liệt kê những chi tiết… không phải là câu hỏi.
Trên đây là cách tiếp cận câu hỏi dưới góc độ hành vi giao tiếp – hành động hỏi và sự hỏi. Dưới góc độ logic, Aristot là người đầu tiên đã phân tích bản chất của câu hỏi. Ông cho rằng đặc trưng cơ bản của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải có phản ứng lựa chọn, hoặc cách hiểu này, hoặc cách hiểu khác. Tư tưởng quan trọng nhất của ông là “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết”. Có thể công thức hoá tư tưởng trên như sau: Câu hỏi =
Cái đã biết + cái chƣa biết. Như vậy, hoạt động tư duy không thể khởi động,
con người sẽ không có tranh cãi, thảo luận nếu chưa biết gì về vấn đề đang bàn hoặc đã biết tất về nó. Vì thế, trong dạy học người ta luôn đặt ra vấn đề vừa sức, kích thích vào vùng phát triển gần của học sinh. Những câu hỏi đưa ra vừa phải tận dung được vốn tri thức, kinh nghiệm sẵn có của học sinh, đồng thời cũng phải đòi hỏi sự nỗ lực tư duy để tìm ra cái mới.
Sau Aristot, Decarte khẳng định không có câu hỏi thì không thể có tư duy cá nhân cũng như tư duy nhân loại. Và cũng giống như Aristot, ông nhấn mạnh bản chất của câu hỏi là phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Ông lưu ý rằng phải có một tỉ lệ phù hợp giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình cần phải làm gì để trả lời được câu hỏi đó. Khi chủ thể nhận thức đã định rõ được cái mình biết và
38
cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ mới đặt được câu hỏi và đến lúc đó câu hỏi thực sự mới trở thành sản phẩm của hoạt động nhận thức.
Từ tư tưởng của Aristot và Decarte, chúng ta có thể thấy mỗi câu hỏi nhất thiết phải có hai yếu tố sau đây:
- Mỗi câu hỏi cần chứa đựng điều chưa biết.
- Câu hỏi phải chứa đựng nội dung đã biết. Những điều đã biết về đối tượng giúp người bị hỏi ý thức được điều chưa biết để có định hướng nghiên cứu.
Song cần chú ý rằng, để đạt được một câu hỏi hợp lí thì phải có tỉ lệ phù hợp với cái chưa biết và cái đã biết vì trong cả trường hợp chưa biết gì (hoặc biết quá ít) cũng như biết quá nhiều (hoặc biết tất cả) sẽ đều không có phản ứng trả lời và câu hỏi lúc đó sẽ không có giá trị nhận thức.
Ví dụ ta có câu hỏi: Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đến Tản Viên” có ý nghĩa gì? Trong câu hỏi này:
- Cái đã biết là diễn biến của câu chuyện mà HS đã đọc, HS đã biết đến nhân vật Ngô Tử Văn, nguyên nhân và hoàn cảnh nhân vật đốt đền.
- Cái chưa biết là ý nghĩa của hành động này. Do đó HS phải thực hiện các thao tác tư duy để tìm câu trả lời.
Câu hỏi này nếu đưa cho HS vào đầu năm học thì sẽ khó có câu trả lời vì lúc đó HS chưa có sự hiểu biết gì về tác phẩm. Nếu đưa ra sau khi HS đã tìm hiểu kĩ tác phẩm thì chỉ có giá trị kiểm tra kiến thức của HS vì lúc đó HS đã biết câu trả lời. Vì vậy, hợp lí nhất là nên tung câu hỏi này ra trong quá trình tìm hiểu bài.
1.2.2.2. Cấu trúc của câu hỏi
Để xây dựng được câu hỏi cần phải nắm vững cấu trúc của nó, nghĩa là cần phải xác định được câu hỏi chứa đựng những yếu tố nào và được sắp xếp theo trình tự nào.
39
* Thành phần của câu hỏi.
Như trên đã chỉ ra, mỗi câu hỏi gồm 2 thành phần: Cái đã biết và cái chưa biết, hai thành phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu điều đã cho là rộng, khái quát thì điều tìm được cũng khái quát, và ngược lại, nếu điều đã cho là cụ thể thì câu trả lời cũng phải cụ thể.
Ví dụ ta có các câu hỏi dưới đây:
Em nhận thấy Ngô Tử Văn là người như thế nào?
Em nhận thấy nét tính cách gì ở nhân vật Ngô Tử Văn qua hành động đốt đền của chàng?
Việc nhận chức phán sự ở đền Tản Viên cho ta thấy Ngô Tử Văn là con người như thế nào?
Câu hỏi đầu yêu cầu HS phải nhận xét tính cách nhân vật Ngô Tử Văn một cách đầy đủ, toàn diện trong suốt diễn biến câu chuyện còn hai câu hỏi sau HS chỉ cần quan tâm đến nhân vật ở những tình huống cụ thể.
* Cấu trúc câu hỏi.
Mỗi câu hỏi đều do hai thành phần tạo nên và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng về mặt cấu trúc cần phải nêu thành phần nào trước, thành phần nào sau. Trong thực tại, nguyên nhân bao giờ cũng xuất hiện trước, kết quả xuất hiện sau, cái đã biết có trước từ đó mới nảy sinh ý muốn tìm hiểu cái chưa biết. Tuy nhiên logic nhận thức của con người không phải lúc nào cũng tuân thủ theo logic vận động của sự vật, hiện tượng trong thực tại khách quan. Câu hỏi phản ánh hiện thực khách quan nhưng về mặt hình thức thể hiện lại thông qua cấu trúc logic của tư duy con người nghĩa là theo logic nhận thức. Vì vậy, trình tự giữa cái đã biết và cái chưa biết trong câu hỏi không đòi hỏi nghiêm ngặt. Tuỳ theo cách diễn đạt của người hỏi mà trong câu hỏi có thể nêu điều đã biết rồi mới nêu điều cần tìm, hoặc ngược lại, nêu điều cần tìm trước rồi mới đến điều đã biết.
40
Ví dụ, hai câu hỏi sau có giá trị như nhau:
Em thấy Ngô Tử Văn là người như thế nào qua hành động đốt đền? Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn cho thấy chàng là người như thế nào?
1.1.2.3. Yêu cầu sư phạm của câu hỏi văn học.
* Yêu cầu của một câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi phải có nhiệm vụ, vị trí nhất định trong bài học (trong quá trình nhận thức của HS). Trong dạy học văn sẽ có câu hỏi tái hiện, câu hỏi phân tích, đánh giá, câu hỏi sáng tạo… Mỗi loại câu hỏi sẽ có một chức năng riêng trong việc hướng dẫn và kích thích năng lực cảm thụ văn học của HS. Các câu hỏi tái hiện giúp HS hình dung, tưởng tượng, làm cơ sở cho sự phân tích, cắt nghĩa. Các câu hỏi phân tích, đánh giá hướng HS đến những nhận thức sâu về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Các câu hỏi mở rộng sẽ kích thích tư duy sáng tạo, khuyến khích năng khiếu văn học của HS. Tương tự như vậy, sẽ có những câu hỏi dùng cho đầu giờ học, giữa giờ học và cuối giờ học; câu hỏi phát hiện kiến thức, câu hỏi khái quát và câu hỏi dùng để củng cố kiến thức… Chính vì mỗi câu hỏi đều có một nhiệm vụ, vị trí nhất định nên cần tránh nêu ra những câu hỏi tương tự nhau, chồng chéo lên nhau.
- Câu hỏi phải bám sát nội dung dạy học. Trong dạy học văn học, câu hỏi phải hướng đến tìm hiểu, khai thác văn bản giúp HS phát hiện được những phương diện chính của tác phẩm như giá trị nội dung và nghệ thuật. Ý thức được điều này, GV sẽ tránh được những câu hỏi quá xa mục tiêu bài học, xa văn bản nghệ thuật và sa vào những vấn đề xã hội không cần thiết.
- Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn vừa sức, kích thích tư duy và hứng thú của HS. Trong dạy học văn học, có thể khai thác mâu thuẫn từ các yếu tố nội văn bản cũng có thể nêu ra những câu hỏi để HS tranh luận về những ý kiến khác nhau được đưa ra cho cùng một vấn đề, …
41
- Câu hỏi văn học phải hướng đến việc khuyến khích HS bày tỏ quan điểm riêng của bản thân, là cơ hội để các em bộc lộ cảm xúc, tình cảm của chính mình về tác phẩm. Vì thế, bản thân câu hỏi cũng phải thấm đẫm chất văn học, tạo tâm thế tiếp nhận cho HS. GV hoàn toàn có thể sử dụng một lời dẫn nhỏ cho câu hỏi. Chẳng hạn câu hỏi: Không thể nói về một cuộc chiến đấu giữa ánh sáng và bóng tối bởi vì ánh sáng ở đây quá mờ nhạt, mỏng manh và yếu ớt, điều đó khiến em cảm nhận như thế nào về cuộc sống của người dân phố huyện? (Câu hỏi dùng cho dạy học bài “Hai đứa trẻ”). Nên tránh những câu hỏi như: Em có yêu quý nhân vật A không? Những câu hỏi như thế không đòi hỏi sự cảm thụ thực sự của HS.
- Câu hỏi phải chứa đựng nội dung cần hỏi.
- Về hình thức: Câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, súc tích các yêu cầu đặt ra, ngôn ngữ chính xác, uyển chuyển, phản ánh được sự vận động của hình tượng, quá trình.
* Yêu cầu của hệ thống câu hỏi.
- Bảo đảm tính hệ thống: Các câu hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn với mục tiêu đã đề ra từ đầu quá trình dạy học. Theo đó, trong dạy học văn, các câu hỏi cần phải được soạn thảo, đưa ra theo trình tự phù hợp với quá trính tiếp nhận và năng lực cảm thụ của HS. Thường thì các câu hỏi tái hiện sẽ được đưa ra trước, sau đó đến các câu hỏi phân tích, cắt nghĩa và cuối cùng là các câu hỏi sáng tạo. Tính hệ thống cũng đòi hỏi một tỉ lệ phù hợp giữa câu hỏi về nội dung và câu hỏi về nghệ thuật của tác phẩm.
- Góp phần tăng cường tư duy tích cực, sáng tạo của HS.
- Đảm bảo tính đa dạng: đa dạng về hình thức câu hỏi, cách diến đạt câu hỏi cũng như các vấn đề hỏi.
42
- Số lượng các câu hỏi không quá nhiều và phải có trọng tâm tức là nên có câu hỏi chính, câu hỏi phụ và cũng không nên đưa ra quá nhiều câu hỏi để tránh sự rời rạc, tẻ nhạt.
1.2.2.4. Các loại câu hỏi trong dạy học văn.
Có nhiều cách phân loại câu hỏi trong dạy học. Sau đây chúng tôi tóm tắt một số cách phân loại chính.
* Cách 1: Dựa vào yêu cầu năng lực nhận thức
B. Bloon (1956) đã đưa ra thang 6 mức câu hỏi (6 loại câu hỏi) tương ứng với 6 bậc nhận thức:
- Mức 1: Loại câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại một kiến thức đã biết. HS dựa vào
trí nhớ để trả lời.
- Mức 2: Loại câu hỏi yêu cầu HS tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học và
diễn đạt bằng ngôn từ của mình, tức là đòi hỏi sự thông hiểu chứ không phải chỉ biết và nhớ.
- Mức 3: Loại câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống khác trong bài học.
- Mức 4: Loại câu hỏi yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả của một
hiện tượng, tìm kiếm bằng chứng cho một luận điểm, những điều này chưa được cung cấp cho học sinh trước đó.
- Mức 5: Loại câu hỏi yêu cầu HS vận dụng phối hợp với kiến thức đã học để
có thể giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ sáng tạo của bản thân.
- Mức 6: Loại câu hỏi yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một kiến thức, một tư tưởng.
* Cách 2: Dựa vào mức độ tích cực trong dạy học có các loại câu hỏi sau: - Câu hỏi tái hiện lại, trình bày lại.
43
- Câu hỏi tìm tòi bộ phận.
- Câu hỏi phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của HS.
* Cách 3: Dựa vào các khâu của quá trình dạy học, người ta có thể chia ra: - Câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới.
- Câu hỏi sử dụng trong khâu củng cố, ôn tập.
- Câu hỏi sử dụng trong khâu kiểm tra, đánh giá hoàn thiện nâng cao kiến thức.
Trên cơ sở tham khảo những cách phân loại trên, dựa trên đặc trưng của quá trình tiếp nhận văn học của HS và quá trính dạy học văn trong nhà trường, chúng tôi đưa ra hệ thống các câu hỏi văn học dưới đây:
- Câu hỏi tái hiện: Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh kể lại, miêu tả, hình dung,
liệt kê các chi tiết trong văn bản. Ví dụ: Ngoại hình của Chí Phèo sau khi đi tù về có gì đáng chú ý?
- Câu hỏi phân tích: Là loại câu hỏi yêu cầu HS cắt nghĩa, lí giải, nhận xét các
vấn đề nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: Hình ảnh cái lò gạch một lần nữa xuất hiện ở cuối tác phẩm “Chí Phèo” có ý nghĩa gì?
- Câu hỏi so sánh, liên tưởng: Loại câu hỏi yêu cầu HS đặt các đối tượng
(nhân vật, nội dung tư tưởng…) bên cạnh nhau để tìm ra điểm gặp gỡ, khác biệt hoặc yêu cầu suy nghĩ đến những đối tượng khác có quan hệ với nhau. Chẳng hạn, liên tưởng so sánh hình ảnh, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác; liên tưởn giọng điệu của tác phẩm với thái độ, tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Ví dụ: Cùng là người nông dân sống dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến nhưng số phận của Chí Phèo và Chị Dậu khác nhau như thế nào?
- Câu hỏi sáng tạo: Loại câu hỏi này đòi hỏi HS phải có tư duy sáng tạo để
44
+ Câu hỏi yêu cầu dự đoán một kết thúc khác cho tác phẩm hoặc phát triển tiếp câu chuyện theo chủ quan của người bị hỏi. Ví dụ: Theo em, sau khi Chí Phèo và Bá Kiến chết cuộc sống của làng Vũ Đại sẽ diễn ra như thế nào? + Câu hỏi yêu cầu đặt lại tên cho tác phẩm. Ví dụ: Thay vì tên “Hai đứa trẻ”, em sẽ dùng nhan đề nào cho truyện ngắn của Thạch Lam?
+ Câu hỏi nêu vấn đề (Câu hỏi tranh luận). Ví dụ: Em suy nghĩ như thế nào trước ý kiến cho rằng viết truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã tỏ ra thiếu