Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
822,5 KB
Nội dung
Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo Chương V: SÓNG ÁNH SÁNG Chủ đề: TÁN SẮC ÁNH SÁNG 5.1>Chọn câu trả lời đúng nhất: Chiếu 1 chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Sau lăng kính ta thu được một chùm sáng có màu sắc khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: A.giao thoa ánh sáng B.tán sắc ánh sáng C.phản xạ ánh sáng D.khúc xạ ánh sáng 5.2>Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. B.Lăng kính có khả năng làm làm tán sắc ánh sáng trắng. C.Ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bị tách thành chùm ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. D.Khi chiếu chùm ánh sáng đơn sắc vào lăng kính thì chùm ánh sáng sau lăng kính vẫn giữ nguyên màu và không bị lệch phương truyền. 5.3>Một tia sáng đi qua lăng kính, tia ló mà thí nghiệm thu được không phải là một dải màu mà là một màu duy nhất thì tia sáng đó là: A.Ánh sáng trắng B.Ánh sáng đa sắc C.Ánh sáng đơn sắc D.Ánh sáng bị tán sắc. 5.4>Chọn phương án trả lời sai: A.Hiện tượng tán sắc chỉ xảy ra ở lăng kính. B.Hiện tượng cầu vồng xảy ra do tán sắc ánh sáng. C.Tia đỏ trong dãy quang phổ trong thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niutơn bị lệch ít nhất. D.Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra ở mặt phân cánh hai môi trường chiết quang khác nhau. 5.5>Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây là sai? A.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định. B.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có chu kì xác định. C.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số hoặc bước sóng xác định. D.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng khi đi qua lăng kính chỉ bị lệch mà không bị đổi màu. 5.6>Đối với ánh sáng nhìn thấy, yếu tố nào sau đây gây ra cảm giác màu: A.Vận tốc ánh sáng. B.Bước sóng ánh sáng. C.Cường độ ánh sáng. D.Môi trường truyền sóng. 5.7>Khi truyền qua lớp kính cửa sổ, ánh sáng trắng không bị tán sắc thành các màu cơ bản là vì: A.kính cửa sổ là loại thuỷ tinh không tán sắc ánh sáng. B.ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không kết hợp nên chúng không bị tán sắc. C.kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng. D.các tia sáng màu sau khi đi qua lớp kính và ló ra ngoài thì chồng chất lên nhau. 5.8>Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính thuỷ tinh. Nếu đặt một màn chắn phía sau lăng kính ta sẽ thấy ánh sáng màu đỏ bị lệch ít hơn ánh sáng màu tím, đó là do: A.chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn ánh sáng tím. B.vận tốc của ánh sáng đỏ trong thuỷ tinh lớn hơn so với ánh sáng tím. C.chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ lớn hơn ánh sáng tím. D.vận tốc ánh sáng đỏ trong thủy tinh nhỏ hơn so với ánh sáng tím. 5.9>Khi nói về vân giao thoa của ánh sáng trắng trong thí nghiệm Young, nhận xét nào không đúng? A.Vân chính giữa là vân sáng trắng, hai bên là quang phổ các bậc có màu như cầu vồng. B.Các vân sáng, vân tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. C.Các vân giao thoa cùng màu đơn sắc, cùng bậc đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm. D.Trong dải màu quang phổ, vân tím ở gần vân sáng trung tâm hơn vân đỏ. 5.10>Trong các hiện tượng được nêu dưới đây, trường hợp nào liên quan hiện tượng tán sắc ánh sáng? A.Màu sắc sặc sỡ trên bong bóng xà phòng. 1 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo B.Các vạch màu của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính. C.Vết sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn Pin. D.Bóng đen trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm ánh sáng tới. 5.11>Chọn câu trả lời sai: A.Ánh sáng trắng là hỗn hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. B.Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím. C.Góc lệch của tia sáng đơn sắc khúc xạ qua lăng kính phụ thuộc vào chiết suất của lăng kính: chiết suất của lăng kính càng lớn thì góc lệch càng lớn. D.Dãy cầu vồng thu được khi chiếu ánh sáng trắng vào thủy tinh là quang phổ của ánh sáng trắng. 5.12>Ánh sáng trắng qua lăng kính thủy tinh bị tán sắc, quan sát thí nghiệm ta thấy: ánh sáng màu tím bị lệch nhiều hơn so với ánh sáng màu đỏ. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do: A.Tốc độ ánh sáng tím trong thủy tinh lớn hơn so với ánh sáng đỏ. B.Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng tím lớn hơn chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ. C.Tần số của ánh sáng tím nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ. D.Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có một số tần số khác nhau và do chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng có tần số lớn hơn thì lớn hơn so với ánh sáng có tần số nhỏ hơn. 5.13>Chọn câu trả lời không đúng: A.Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng màu vàng nhỏ hơn ánh sáng màu lục. B.Trong hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng: tia màu da cam có góc lệch nhỏ hơn so với tia màu lam. C.Khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau có phương truyền trùng phương pháp tuyến của mặt phân cách thì chùm tia sáng sau khi đi qua mặt phân cách sẽ là chùm sáng có màu cầu vồng. D.Tốc độ của ánh sáng quyết định chiết suất của môi trường. 5.14>Chiếu một chùm tia sáng màu vàng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A= 9 0 dưới góc tới nhỏ. Tốc độ của tia màu vàng trong lăng kính là 1,85.10 8 m/s; tốc độ ánh sáng trong chân không c= 3.10 8 m/s. Góc lệch của tia ló là: A.0,0976rad B.0,2538rad B.5,5946rad D.0,4116rad 5.15>Một lăng kính có góc chiết quang A= 6 0 , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ n đ = 1,6145 và đối với tia tím là n t = 1,6623. Thực hiện thí nghiệm tán sắc với ánh sáng trắng thì góc lệch của tia đỏ, góc lệch của tia tím, góc lệch của tia màu đỏ và tia màu tím lần lượt sẽ là: A.D đ = 0,0644rad; D t = 0,0694rad; D∆ = 0,005rad. B.D đ = 0,0694rad; D t = 0,0644rad; D∆ = 0,005rad. C.D đ = 0,0464rad; D t = 0,0964rad; D∆ = 0,05rad. D.D đ = 0,0964rad; D t = 0,0464rad; D∆ = 0,05rad. 5.16>Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A= 6 0 theo phương vuông góc mặt phân giác góc chiết quang. Trên màn quan sát E đặt song song và cách mặt phân giác của lăng kính một đoạn d= 1,5m ta thu được dải màu có bề rộng là 6mm. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là n đ = 1,5015. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím sẽ là: A.n t = 1,5264 B.n t = 1,5397 C.n t = 1,5543 D.n t = 1,5168 5.17>Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A= 7 0 , chiết suất của lăng kính đối với tia tím là n t = 1,6042. Chiếu vào lăng kính một tia sáng trắng dưới góc tới nhỏ, góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím là D∆ = 0,0045rad. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu đỏ là: A.n đ = 1,5872 B.n đ = 1,5798 C.n đ = 1,6005 D.n đ = 1,5672 5.18>Lăng kính có góc chiết quang A= 60 0 , chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu vàng n v = 1,62; đối với ánh sáng màu đỏ n đ = 1,59. Khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào lăng kính trên thì độ lệch của tia sáng màu đỏ và màu vàng ứng với góc lệch cực tiểu của chúng có giá trị bằng bao nhiêu? A. D∆ = 2 0 20 ’ . B. D∆ = 2 0 45 ’ . C. D∆ = 2 0 53 ’ . D. D∆ = 2 0 38 ’ . 5.19>Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều sao cho tia vàng đạt cực tiểu. Chiết suất của lăng kính đối với tia vàng là n v = 1,62. Để cho tia tím có góc lệch cực tiểu thì góc tới phải tăng 20 0 . Chiết suất của lăng kính đối với tia tím có giá trị bằng: A.n t = 1,68 . B.n t = 1,92 . C.n t = 1,86 . D.n t = 1,75 . 2 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo Chủ đề: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG, GIAO THOA ÁNH SÁNG. 5.20>Chọn câu trả lời sai: A.Giao thoa ánh sáng là hiện tượng đặc trưng của sóng. B.Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa. C.Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng. D.Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp. 5.21>Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng: A.Ánh sáng có thể tán sắc. B.Ánh sáng là sóng điện từ. C.Tốc độ truyền của ánh sáng phụ thuộc chiết suất môi trường D.Ánh sáng là sóng dọc. 5.22>Để quan sát được hiện tượng giao thoa trên màn thì hai chùm sáng giao thoa nhau cần phải thỏa mãn điều kiện gì? A.Cùng tần số, có độ lệch pha không đổi theo thời gian. B.Cùng biên độ, cùng tần số C.Cùng pha, cùng biên độ. D.Cùng tần số, cùng chu kỳ. 5.23>Bước sóng của một ánh sáng đơn sắc trong chân không là λ . Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó trong môi trường chiết suất n là ' λ xác định theo biểu thức nào? A. ' n λ λ = B. ' n λ λ = C. ' λ λ = D. ' n λ λ = 5.24>Ứng dụng của thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young là: A.Đo bước sóng ánh sáng. B.Đo cường độ ánh sáng. C.Đo tốc độ ánh sáng. D.Đo độ đơn sắc của ánh sáng. 5.25>Trong thí nghiệm giao thoa Young dùng ánh sáng đơn sắc thì vân trung tâm sẽ là: A.Một vệt màu đen. B.Một vệt màu có cùng màu với nguồn. C.Một vệt trắng. D.Không quan sát được gì. 5.26>Trong thí nghiệm Young với ánh sáng trắng làm thí nghiệm, nếu ta dùng kính lọc sắc: A.màu đỏ thì trên màn quan sát sẽ xuất hiện những vạch màu trắng xen kẽ với những vạch tối. B.màu tím thì trên màn sẽ xuất hiện những vạch màu tím nằm xen kẽ với những vạch tối. C.màu lam thì trên màn sẽ xuất hiện những vạch màu tím nằm xen kẽ với những vạch tối. D.không màu thì trên màn sẽ không quan sát được hiện tượng giao thoa. 5.27>Chọn câu trả lời sai: A.Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng. B.Nhiễu xạ ánh sáng cũng tuân theo định luật truyền thẳng ánh sáng. C.Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng cũng chứng tỏ rằng ánh sáng có tính chất sóng. D.Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng tương tự hiện nhiễu xạ của sóng trên mặt nước. 5.28>Chọn câu trả lời không đúng trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: A.Lỗ nhỏ hoặc khe nhỏ được chiếu sáng có vai trò như một nguồn phát sóng ánh sáng. B.Khi thu hẹp lỗ tròn tới một mức nào đó thì xuất hiện một vết sáng tròn được bao quanh bởi các vành tròn sáng tối nằm đan xen lẫn nhau. C.Ta chỉ có thể quan sát được lỗ tròn khi điểm quan sát nằm trong phạm vi ảnh của lỗ tròn. D.Lỗ tròn càng to thì ảnh của lỗ tròn càng rõ nét. 5.29>Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: A.Hiện tượng xuất hiện ánh sáng nhiều màu sắc khi quan sát bong bóng xà phòng. B.Hiện tượng ánh sáng đổi phương truyền khi đi qua một mặt phân cách giữa hai môi trường có chiết suất khác nhau. C.Hiện tượng cầu vồng xuất hiện khi Trời vừa tạnh mưa và có nắng. D.Hiện tượng khi ánh sáng Mặt Trời chiếu qua khung cửa sổ dưới sàn nhà ta không thấy đường nét rõ của khung cửa. 5.30>Chọn câu trả lời đúng về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. A.Khe hẹp trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng đóng vai trò là một nguồn phát sáng thứ cấp. B.Lỗ tròn chỉ đóng vai trò là cho ánh sáng từ nguồn đi qua. 3 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo C.Độ rộng của lỗ tròn không ảnh hưởng gì đến hình ảnh quan sát trên màn. D.Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng giống với hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 5.31>Chọn phát biểu đúng: A.Thí nghiệm giao thoa chứng tỏ ánh sáng có thể bị khúc xạ. B.Thí nghiệm giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. C.Hiện tượng phản xạ ánh sáng có thể quan sát được bằng thí nghiệm Young. D.Thí nghiệm giao thoa ánh sáng chỉ thực hiện được bằng thí nghiệm Young. 5.32>Tìm phát biểu sai: A.Trong giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp bằng một khoảng vân. B.Thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng thì vân sáng chính giữa là một vân trắng. C.Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng thì trong dãy quang phổ bậc một tia tím nằm xa hơn tia đỏ so với vân trung tâm. D.Trong thí nghiệm Young, các vân giao thoa nằm đối xứng nhau qua vân trung tâm. 5.33>Kết quả thu được trong thí nghiệm nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ rằng : A.Tần số của ánh sáng thay đổi khi gặp mép của lỗ tròn. B.Phương truyền của ánh sáng thay đổi khi ánh sáng đi qua mép của lỗ tròn. C.Ánh sáng có tính chất sóng và là sóng dọc. D.Vận tốc của ánh sáng thay đổi khi ánh sáng bị nhiễu xạ tại mép của khe hẹp. 5.34>Ánh sáng màu Lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861 m µ và 0,3635 m µ . Chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng màu Lam là : A.n= 1,3373 B.n= 0,7478 C.n= 0,8534 D.n= 1,4142 5.35>Ánh sáng màu đỏ có bước sóng trong chân không là 656,5nm ; chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Bước sóng của ánh sáng đỏ trong nước có giá trị bằng : A.873,9nm B.493,2nm C.567,4nm D.634,1nm 5.36>Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng màu Tím là n t = 1,54. Tốc độ của ánh sáng Tím trong lăng kính có giá trị bằng: A.v t = 0,1948.10 8 m/s B.v t = 194,8.10 6 m/s C.v t = 19,48.10 5 m/s D.v t = 1948,0.10 4 m/s 5.37>Bước sóng của ánh sáng màu Lục trong chân không là 565,8nm; biết chiết suất của nước đối với ánh sáng màu Lục là n Lục = 1,335. Tần số của ánh sáng màu Lục trong nước là: A.f= 3,97.10(Hz) B.f= 4,53.10(Hz) C.f= 5,30.10(Hz) D.f= 6,12.10(Hz) 5.38>Chiết suất tỉ đối của kim cương đối với nước là 1,814; chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng màu lục là 1,335. Tốc độ của ánh sáng màu lục trong kim cương là: A.v= 2,5472.10 8 m/s B.v=1,8573.10 8 m/s C.v= 2,7647.10 8 m/s D.v=1,2388.10 8 m/s 5.39>Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một môi trường có chiết suất n, biết bước sóng của ánh sáng đỏ trong chân không và trong môi trường lần lượt là 656,3nm và 410,2nm. Tốc độ của ánh sáng đỏ trong môi trường đó bị giảm đi bao nhiêu lần so với môi trường chân không. A.1,5 lần B.1,6 lần C.2 lần D.1 lần 5.40>Chọn phương án sai: A.Hiện tượng giao thoa và hiện tượng nhiễu xạ đều chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. B.Trong hiện tượng giao thoa thì ở chính giữa luôn là một vân sáng, trong hiện tượng nhiễu xạ với lỗ tròn nhỏ thì điểm chính giữa lỗ tròn là một vân tối. C.Trong hình ảnh nhiễu xạ và giao thoa đều có những vân sáng tối nằm xen kẽ nhau. D.Đối với 1 khe hẹp thì không thể gây ra hiện tượng giao thoa nhưng lại gây ra được hiện tượng nhiễu xạ. 5.41>Chọn câu phát biểu chính xác về hiện tượng giao thoa: A.Khi tăng kích thước của nguồn sáng thì hệ vân sẽ không có gì thay đổi. B.Độ đơn sắc của nguồn sáng có ảnh hưởng rất lớn đến độ rõ nét của hình ảnh giao thoa. C.Muốn quan sát rõ hình ảnh giao thoa thì nguồn sáng cần phải để gần hai khe. D.Với nguồn sáng trắng thì bậc giao thoa có thể quan sát được trên màn vào cỡ vài chục bậc. THÍ NGHIỆM YOUNG VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC: 4 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo 5.42>Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, a là khoãng cách giữa hai khe F 1 F 2 , D là khoãng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát, λ là bước sóng của ánh sáng làm thí nghiệm. Công thức nào sau đây đúng ? A. iD a λ = B. ia D λ = C. Da i λ = D. i Da λ = 5.43>Hiệu quang trình δ của sóng ánh sáng từ một điểm trên màn quan sát đến hai nguồn kết hợp trong thí nghiệm Young là : A. xD a δ ≈ B. aD x δ ≈ C. D a λ δ ≈ D. ax D δ ≈ 5.44>Chọn câu sai : A.Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp. B.Khoảng cách giữa vân tối thứ k và vân tối thứ (k-1) bằng một khoảng vân. C.Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 và vân tối thứ 2 bằng một nửa khoảng vân. D.Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng bất kỳ. 5.45>Bước sóng của ánh sáng màu Lục trong chân không có giá trị trong khoảng : A.0,450 m µ ÷ 0,510 m µ B. 0,570 m µ ÷ 0,600 m µ C.0,500 m µ ÷ 0,575 m µ D. 0,430 m µ ÷ 0,460 m µ 5.46>Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng theo biểu thức nào sau đây ? A. 2 A n λ = B. 2 B n A λ = + C. B n A λ = + D. 2 A B n λ λ = + 5.47>Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặc trưng nhất bởi : A.Bước sóng B.Tần số. C.Tốc độ truyền. D.Chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó. 5.48>Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, a là khoãng cách giữa hai khe F 1 F 2 , D là khoãng cách từ mặt phẳng chứa hai khe F 1 F 2 đến màn quan sát, λ là bước sóng của ánh sáng làm thí nghiệm. Công thức xác định khoảng vân là : A. D i a λ = B. a i D λ = C. aD i λ = D. D i k a λ = (k ∈ Z) 5.49>Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, công thức xác định vị trí vân sáng là : A. aD x k λ = B. D x k a λ = C. a x k D λ = D. aD x k i = 5.50>Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, công thức xác định vị trí vân tối là : A. (2 1) D x k a λ = + B. D x k a λ = C. (2 1) 2 D x k a λ = + D. 3 D D x a a λ λ = + 5.51>Công thức nào sau đây là sai ? A. D x k a λ = B. 2 D D x a a λ λ = + C. i a D λ = D. i D a λ = 5.52>Sự sắp xếp nào sau đây là đúng ? A. λ đỏ > λ vàng > λ lam . B. λ đỏ < λ lục < λ vàng . C. λ đỏ > λ chàm > λ tím . D. λ da cam < λ vàng > λ lam . 5.53>Trong ánh sáng nhìn thấy, yếu tố gây cảm giác màu cho mắt là : A.tần số sóng ánh sáng. B.cường độ ánh sáng. C.tốc độ ánh sáng. D.biên độ sóng ánh sáng. 5.54>Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, kết luận nào sau đây không đúng? A.Vị trí vân sáng bậc 1 tương ứng hệ số k= ± 1. B.Vị trí vân tối thứ 2 tương ứng hệ số k= ± 2. C.Vị trí vân tối thứ 1 tương ứng hệ số k= 0 ; -1. D.Vị trí vân sáng bậc n tương ứng hệ số k= ± n. 5 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo 5.55>Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, nếu như khoảng cách giữa màn và mặt phẳng chứa hai khe tăng lên thì : A.khoảng vân quan sát được trên màn sẽ tăng lên. B.khoảng vân quan sát được trên màn sẽ giảm đi. C.khoảng vân không thay đổi. D.khoảng vân giảm đến giá trị tới hạn rồi tăng dần. 5.56>Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young : A.Giá trị khoảng cách giữa hai khe có trị số không quá vài mm. B.Giá trị khoảng cách từ hai khe đến màn có trị số vào cỡ vài trăm cm. C.Khi thay ánh sáng đơn sắc bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn thì vị trí vân sáng bậc k (với k ≠ 0) sẽ tăng lên so với vị trí vân sáng bậc k ban đầu. D.Khi khoảng cách giữa hai khe giảm xuống thì khoảng vân cũng giảm xuống. 5.57>Tìm câu sai. Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc: A.Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 1 bằng hai lần khoảng vân. B.Tại các bậc giao thoa bậc cao thì các vân giao thoa nằm xa nhau hơn. C.Hệ vân giao thoa sẽ không thay đổi nếu nguồn được di chuyển dọc theo đường thẳng vuông góc với hai khe. D.Hệ vân giao thoa sẽ thay đổi nếu một trong ba đại lượng a, D, λ thay đổi. 5.58>Tìm phát biểu không chính xác: A.Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định. B.Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy đều có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. C.Trong thực tế, do mắt ta không thể phân biệt được màu của các ánh sáng đơn sắc có bước sóng rất gần nhau, nên ta chỉ phân biệt được vài trăm màu. D.Tốc độ của ánh sáng lớn nhất trong môi trường chân không. 5.59>Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe F 1 F 2 là a= 2(mm); dùng ánh sáng có bước sóng λ = 0,5( m µ ) làm thí nghiệm. Trong khoảng MN trên màn với MO= ON= 5(mm) có 11 vân sáng mà hai mép M và N trùng vân sáng. Tìm khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe F 1 F 2 đến màn hứng ảnh là D ? A.D= 2(m) B.D= 1(m) C.D=4(m) D.Đáp số khác. 5.60> Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe F 1 F 2 là a= 2(mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe F 1 F 2 đến màn hứng ảnh là D= 4(m). Trong khoảng MN trên màn với MN= 10(mm) có 20 vân sáng trong đó MN là vân tối. Bước sóng ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm là? A. λ = 0,6( m µ ) B. λ = 0,44( m µ ) C. λ = 0,55( m µ ) D. λ = 0,5( m µ ) 5.61>Trong thí nghiệm Yâng, nếu khoảng cách giữa hai khe tăng lên 2 lần, còn khoảng cách giữa màn và hai khe giảm đi 3 lần thì khoảng vân i : A.tăng lên 6 lần B.giảm xuống 6 lần C.tăng lên 1,5 lần D.giảm xuống 1,5 lần 5.62> Trong thí nghiệm Yâng, nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45( µ m). Hai khe sáng cách nhau 0,2mm và cách màn quan sát 2m. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng bằng bao nhiêu? A.13,5(mm) B.1,35(mm) C.13,5(cm) D.135(mm) 5.63> Trong thí nghiệm Yâng: hai khe cách nhau 1,5(mm) và cách màn 1(m). Ánh sáng của nguồn có giá trị bằng bao nhiêu nếu như khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 1 là 0,6(mm): A. λ =0,45( µ m) B. λ =0,54( µ m) C. λ =0,62( µ m) D. λ =0,73( µ m) 5.64> Trong thí nghiệm Yâng, nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60( µ m), khoảng cách giữa hai khe sáng với màn quan sát là 1(m). Trên màn quan sát ta thấy khoãng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp có độ lớn là 2,4(mm). Khoảng cách giữa hai khe sáng là: A.a= 2(mm) B.a= 2,5(mm) C.a= 1,5(mm) D.a= 3(mm) 5.65>Ánh sáng dùng trong thí nghiệm Young có bước sóng λ =0,40( µ m), khoảng cách giữa hai khe a= 2(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là D= 1,5(m). Khoảng vân thu được trên màn có giá trị: A. i = 0,5(mm) B. i = 1,5(mm) C. i = 0,6(mm) D.i = 0,3(mm) 6 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo 5.66>Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng thí nghiệm Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ =0,40( µ m); khoảng cách giữa hai khe a= 2(mm) và cách màn quan sát một khoảng D= 1,5(mm). Vân tối thứ 5 cách vân sáng thứ 2 về cùng một phía một khoảng: A. x ∆ = 0,06(mm) B. x ∆ = 0,45(mm) C. x ∆ = 0,75(mm) D. x ∆ = 0,70(mm) 5.67>Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45( µ m) được chiếu vào hai khe hẹp có khoảng cách 2,5(mm), hai khe được đặt cách màn quan sát một khoảng 1(m). Khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và vân tối thứ 4 ở hai phía so với vân trung tâm là: A. x∆ =1,35(mm) B. x∆ = 1,50(mm) C. x∆ =2,05(mm) D. x∆ = 2,40(mm) 5.68> Trong thí nghiệm Yâng, nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,50( µ m), hai khe cách nhau 1,5(mm); khoảng cách giữa hai khe sáng với màn quan sát là 1,5(m). Tại điểm trên màn cách vân trung tâm 2,5(mm) có vân: A.tối thứ 5 B.sáng bậc 5 C.sáng bậc 4 D.tối thứ 4 5.69> Thực hiện thí nghiệm giao thoa với khe Young, khoảng cách giữa hai khe là a= 1,6mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là D= 1,2m. Trên vùng giao thoa xác định được khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp bằng 48(mm). Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có màu gì? A.Tim B.Lam C.Lục D.Cam 5.60>Trong thí nghiệm Young, nguồn đơn sắc có bước sóng λ , khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 1 là 4(mm). Vân tối thứ 5 nằm cách vân sáng trung tâm một đoạn bằng bao nhiêu? A.x= 9(mm) B.x= 8(mm) C.x= 7(mm) D.x= 10(mm) 5.61>Thực hiện thí nghiệm giao thoa với khe Young, khoảng cách giữa hai khe là a= 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là D= 1,2m. Nguồn ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,45 µ m. Bề rộng trường giao thoa đo được là MN= 13mm. Số vân sáng và số vân tối quan sát được trên màn là: A.29 vân sáng và 26 vân tối B.31 vân sáng và 28 vân tối C.33 vân sáng và 30 vân tối D.35 vân sáng và 32 vân tối 5.62>Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, khoảng cách giữa hai khe a = 1,2(mm), nguồn bức xạ có bước sóng λ . Hiện tượng giao thoa được quan sát trên một màn ảnh song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu dịch chuyển màn ra xa 40(cm) thì khoảng vân tăng thêm 0,15(mm). Bước sóng của nguồn sáng đơn sắc: A. λ = 0,40( µ m) B. λ = 0,55( µ m) C. λ = 0,75( µ m) D. λ = 0,45( µ m) 5.63> Khoảng cách giữa hai khe Young có độ lớn a= 2(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là D=1,5(m), nguồn sáng đơn sắc có bước sóng là λ = 0,45( µ m). Hai điểm M và N ở cùng một phía và cách vân trung tâm một khoảng lần lượt là 4(mm) và 5(mm). Số vân tối quan sát được trong khoảng MN và vị trí của chúng là: A.3 vân; vị trí tương ứng là: 4,25(mm); 4,59(mm); 4,93(mm) B.3 vân; vị trí tương ứng là: 4,05(mm); 4,39(mm); 4,73(mm) C.3 vân; vị trí tương ứng là: 4,11(mm); 4,45(mm); 4,79(mm) D.3 vân; vị trí tương ứng là: 4,30(mm); 4,64(mm); 4,98(mm) 5.64>Trong thí nghiệm Young, ánh sáng được dùng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,450( µ m). Khi thay ánh sáng trên bằng nguồn đơn sắc có bước sóng ' λ thì khoảng vân i của hệ tăng 1,5 lần. Bước sóng của ánh sáng thay thế có giá trị bằng: A. ' λ = 0,675( µ m) B. ' λ = 0,565( µ m) C. ' λ = 0,712( µ m) D. ' λ = 0,750( µ m) 5.65>Thực hiện thí nghiệm giao thoa với nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ . Thực nghiệm đo được khoảng cách giữa vân tối và vân sáng liên tiếp là 0,5(mm). Trong khoảng giữa hai điểm MN trên màn và ở cùng một phía so với vân trung tâm, cách vân trung tâm một khoảng lần lượt là 4(mm) và 6(mm) có bao nhiêu vân tối và vị trí của chúng: A.3 vân tối; 5 x =4,2(mm); 6 x =5,0(mm); 7 x =5,5(mm) B.2 vân tối; 4 x =4,5(mm); 5 x = 5,5(mm) C.1 vân tối; 5 x = 4,5(mm) 7 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo D.4 vân tối; 5 x =4,2(mm); 6 x =5,0(mm); 7 x =5,5(mm); 8 x = 6,0(mm) 5.66> Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, trên màn đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối thứ 6 ở phía bên kia so với vân trung tâm là 6(mm). Vị trí vân sáng bậc 7 cách vân trung tâm một đoạn bằng: A. 7 x =4,12(mm) B. 7 x =3,5(mm) C. 7 x =5,46(mm) D. 7 x =3,99(mm) 5.67>Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2(m). Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,50( µ m). Bề rộng vùng giao thoa là M 0 N 0 = 26(mm). Số vân sáng quan sát được trên màn là: A.N= 13 vân B.N= 14 vân C.N= 12 vân D.N= 11 vân 5.68>Trên màn quan sát trong thí nghiệm giao thoa, người ta quan sát thấy có 9 vân sáng, khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 12(mm). Biết hai khe sáng cách nhau 3(mm) và cách màn quan sát 1(m). Chọn câu trả lời sai: A.Bước sóng của nguồn sáng đơn sắc là λ = 0,450( µ m). B.Vị trí vân sáng bậc 3 là: x s3 = 4,5(mm) C.Vị trí vân tối bậc 4 là: x t4 = 5,25(mm) D.Khoảng cách giữa vân sáng bậc 5 và vân tối thứ 6 về cùng một phía: x∆ = 2,25(mm) 5.69>Thực hiện thí nghiệm giao thoa Young bằng một nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là 450(nm) và 600(nm). Hai khe cách nhau 1,5(mm) và cách màn quan sát 1(m). Khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và bậc 7 theo thứ tự của hai ánh sáng đơn sắc trên là: A. x ∆ = 0,6(mm) B. x ∆ = 1,2(mm) C. x ∆ = 2,8(mm) D. x ∆ = 1,6(mm) 5.70>Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, hai khe cách nhau 3(mm) và cách màn 1,5(m), ánh sáng làm thí nghiệm có bước sóng trong khoảng 410(nm) đến 650(nm). Số bức xạ cho vân tối tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 3(mm) là: A.6 B.3 C.5 D.4 5.71>Thực hiện thí nghiệm giao thoa Young với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,380( µ m) đến 0,769( µ m), hai khe cách nhau 2(mm) và cách màn quan sát 2(m). Tại M cách vân trắng trung tâm 2,5(mm) có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng và bước sóng của chúng: A.4 vân sáng; bước sóng tương ứng: 0,625( µ m); 0,604( µ m); 0,535( µ m); 0,426( µ m). B.2 vân sáng; bước sóng tương ứng: 0,625( µ m); 0,535( µ m) C.3 vân sáng; bước sóng tương ứng: 0,625( µ m); 0,500( µ m); 0,417( µ m) D.5 vân sáng; bước sóng tương ứng: 0,625( µ m); 0,573( µ m); 0,535( µ m); 0,426( µ m); 0,417( µ m) 5.72>Trong thí nghiệm giao thoa qua khe Young, hiệu quang trình từ hai khe S 1 , S 2 đến điểm M trên màn bằng 3,5( µ m). Bước sóng của ánh sáng thấy được có bước sóng từ 380(nm) đến 760(nm) khi giao thoa cho vân tối tại M có giá trị bằng: A.0,636( µ m); 0,538( µ m); 0,454( µ m); 0,426( µ m). B.0,636( µ m); 0,538( µ m); 0,467( µ m); 0,412( µ m) C.0,686( µ m); 0,526( µ m); 0,483( µ m); 0,417( µ m) D.0,720( µ m); 0,615( µ m); 0,534( µ m); 0,456( µ m) THÍ NGHIỆM YOUNG VỚI ÁNH SÁNG TRẮNG: 5.73>Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng 380(nm) ≤ λ ≤ 760(nm). Hai khe cách nhau 2(mm) và cách màn quan sát 1,5(m). Tại điểm M cách vân trung tâm 5(mm) có bao nhiêu vân tối của ánh sáng đơn sắc trùng tại đó? A.9 vân B.10 vân C.8 vân D.11 vân 5.74>Thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng 380(nm) ≤ λ ≤ 760(nm), hai khe cách nhau 0,5(mm) và cách màn 2(m). Tại điểm M cách vân đỏ trong dãy quang phổ bậc 1 là 16,04(mm) và ở phía bên kia so với vân trung tâm có những bước sóng của ánh sáng đơn sắc nào cho vân tối? Bước sóng của những bức xạ đó: A.3 vân; bước sóng tương ứng: 0,400( µ m) ; 0,55( µ m) ; 0,75( µ m) B.4 vân; bước sóng tương ứng: 0,412( µ m) ; 0,534( µ m) ; 0,605( µ m) ; 0,722( µ m) 8 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo C.5 vân; bước sóng tương ứng: 0,382( µ m) ; 0,433( µ m) ; 0,500( µ m) ; 0,591( µ m) ; 0,722( µ m) D.6 vân; bước sóng tương ứng: 0,384( µ m) ; 0,435( µ m) ; 0,496( µ m) ; 0,565( µ m) ; 0,647( µ m) ; 0,738( µ m) 5.75>Trong thí nghiệm Young, nguồn ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm, bề rộng quang phổ bậc 3 là 2,18mm; khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 1,5(m). Khoảng cách giữa hai khe là: A.a= 1,2(mm) B.a= 1,5(mm) C.a= 1(mm) D.a= 2(mm) 5.76> Thực hiện thí nghiệm giao thoa Young bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm, khoảng cách giữa hai khe là a= 1,2mm; khoảng cách từ hai khe đến màn D= 1,5m. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm một đoạn bằng 2,5mm có bức xạ cho vân sáng và tối nào? A.2 bức xạ cho vân sáng và 3 bức xạ cho vân tối B.3 bức xạ cho vân sáng và 4 bức xạ cho vân tối C.3 bức xạ cho vân sáng và 2 bức xạ cho vân tối D.4 bức xạ cho vân sáng và 3 bức xạ cho vân tối 5.77> Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, khoảng cách giữa hai khe F 1 F 2 là a= 2(mm); khoảng cách từ hai khe F 1 F 2 đến màn là D= 1,5(m), dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ =0,6 µ m làm thí nghiệm. Xét trên khoảng MN, với MO= 5(mm), ON= 10(mm), (O là vị trí vân sáng trung tâm), MN nằm hai phía vân sáng trung tâm. Số vân sáng trong đoạn MN là: A.31 B.32 C.33 D.34 5.78> Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, khoảng cách giữa hai khe F 1 F 2 là a= 2(mm); khoảng cách từ hai khe F 1 F 2 đến màn là D= 1,5(m), dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ =0,6 µ m làm thí nghiệm. Xét trên khoảng MN, với MO= 5(mm), ON= 10(mm), (O là vị trí vân sáng trung tâm), MN nằm cùng phía vân sáng trung tâm. Số vân sáng trong đoạn MN là: A.11 B.12 C.13 D.15 5.79>Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, a= 2(mm); D= 2(m), dùng ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm (bước sóng từ 0,380 µ m đến 0,769 µ m). Tại vị trí cách vân trung tâm 0,6(mm) có một vạch sáng. Bước sóng ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm là: A.Thiếu dữ kiện B. λ =0,5 µ m C. λ =0,4 µ m D. λ =0,6 µ m. 5.80> Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, dùng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µ m đến 0,76 µ m làm thí nghiệm. Tại vị trí cực đại bậc k 1 = 3 của bức xạ 1 λ = 0,6 µ m còn có những cực đại bậc mấy của bức xạ nào nữa? A.Không có bức xạ nào. B.Rất nhiều, không tính được. C.Bậc k= 4 của bức xạ 2 λ = 0,45 µ m. D.Bậc 4 của bức xạ λ = 0,45 µ m, bậc 3 của ' λ =0,6 µ m 5.81>Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, sử dụng ánh sáng trắng làm thí nghiệm. cho a= 1mm; D= 2m, Tại vị trí cách vân trung tâm x=1 (mm) có cực tiểu của bức xạ nào? Cho biết 0,4 µ m ≤ λ ≤ 0,76 µ m. A.Không có B.Thiếu dữ kiện C. λ =0,4 µ m D. λ =0,6 µ m. CHIẾU ĐỒNG THỜI VÀO KHE YOUNG VỚI 2 ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC: 5.82> Trong thí nghiệm giao thoa bằng khe Young, khoảng cách giữa hai khe là 1,5(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2(m). Nguồn sáng chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng lần lượt là 380(nm) và 760(nm). Vị trí của vân sáng cùng màu và gần với vân trung tâm nhất là: A.x= 2,02(mm) B.x= 3,05(mm) C.x= 1,01(mm) D.x=0,55(mm) 5.83>Trong thí nghiệm với khe Young, khoảng cách giữa hai khe là a và cách màn 2,5(m). Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0,50( µ m) và 0,75( µ m). Biết khoảng cách từ vân sáng thứ 2 cùng màu với vân trung tâm nằm cách vân trung tâm một khoảng 2,5(mm). Khoảng cách giữa hai khe trong thí nghiệm trên là: A.a= 3,0(mm) B.a= 2,0(mm) C.a= 2,5(mm) D.a= 1,5(mm) 5.84> Trong thí nghiệm với khe Young, hai khe có khoảng cách là a= 2(mm) và cách màn một khoảng D= 1(m). Nếu dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 λ thì vân tối thứ 2 có vị trí cách vân trung tâm một khoảng 9 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo 4,5(mm). Thay nguồn có bức xạ 1 λ bằng một nguồn có bức xạ 2 λ thì ta thấy tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ 1 λ có vân tối thứ 3 của bức xạ 2 λ . Bước sóng 2 λ của nguồn đơn sắc thứ hai có giá trị bằng: A. λ = 600(nm) B. λ = 450(nm) C. λ = 550(nm) D. λ = 720(nm) 5.85>Trong thí nghiệm Young, nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 λ và 2 λ có liên hệ với nhau theo tỉ lệ: 2 λ = 1,5 1 λ . Biết khoảng cách giữa hai khe a= 1,5(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là D= 2(m). Thực nghiệm xác định giữa hai vân cùng màu với vân trung tâm nằm đối xứng và gần với vân trung tâm nhất có khoảng cách là 3,5(mm). Bước sóng của nguồn sáng là: A. 1 λ = 0,4563( µ m); 2 λ = 0,6845( µ m) B. 1 λ = 0,4375( µ m); 2 λ = 0,6563( µ m) C. 1 λ = 0,5031( µ m); 2 λ = 0,7547( µ m) D. 1 λ = 0,4102( µ m); 2 λ = 0,6153( µ m) 5.86>Hai khe Young cách nhau a= 1,5(mm) và cách màn quan sát D= 1,5(m). Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0,45( µ m) và 0,60( µ m). Trường giao thoa quan sát trên màn có độ rộng MN= 13(mm). Trên màn quan sát có bao nhiêu vân cùng màu với vân sáng trung tâm: A.11 vân: vân sáng trung tâm, bậc 2, bậc 4, bậc 6, bậc 8, bậc 10 của bức xạ có bước sóng 0,06( µ m). B.7 vân: vân sáng trung tâm, bậc 3, bậc 6, bậc 9 của bức xạ có bước sóng 0,06( µ m). C.5 vân: vân sáng trung tâm, bậc 3, bậc 6 của bức xạ có bước sóng 0,06( µ m). D.9 vân: vân sáng trung tâm, bậc 4, bậc 8, bậc 12, bậc 16 của bức xạ có bước sóng 0,06( µ m) 5.87>Trong thí nghiệm Young, nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 λ và 2 λ có liên hệ với nhau theo tỉ lệ 2 λ = 1 5 3 λ . Biết khoảng cách giữa hai khe a= 1,5(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát D= 2(m). Khoảng cách giữa vân cùng màu thứ 3 với vân trung tâm là 9(mm). Độ rộng trường giao thoa trên màn MN= 15(mm). Số vân sáng quan sát được trên màn: A.29 vân B.30 vân C.28 vân D.31 vân 5.88>Thí nghiệm giao thoa bằng khe Young với nguồn gồm hai bức xạ có bước sóng 1 λ = 0,6( µ m) và bức xạ 2 λ . Hai khe cách nhau 1,5(mm) và cách màn 1,5(m). Trên màn ta nhận thấy vân tối thứ 3 của bức xạ 2 λ nằm gần hơn vân sáng thứ 9 của bức xạ 1 λ và cách vân này một khoảng bằng 3,15(mm). Bề rộng trường giao thoa đo được bằng 19(mm). Hai điểm M 1 và M 2 nằm cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm một khoảng lần lượt là 10(mm) và 16(mm). Số vân sáng cùng màu với vân trung tâm có trong đoạn M 1 M 2 là: A.3 vân; vị trí tương ứng là: 10,8(mm) ; 12,6(mm); 14,4(mm) B.4 vân; vị trí tương ứng là: 11,2(mm) ; 12,3(mm) ; 13,5(mm) ; 14,7(mm) C.5 vân; vị trí tương ứng là: 10,3(mm) ; 11,6(mm) ; 12,8(mm) ; 14,5(mm) ; 15,1(mm) D.6 vân; vị trí tương ứng là: 10,8(mm) ; 11,3(mm) ; 12,4(mm) ; 13,7(mm) ; 14,4(mm) ; 15,8(mm) 5.89>Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, chiếu đồng thời vào hai khe F 1 F 2 hai bức xạ 1 λ = 0,5( µ m); 2 λ =0,7( µ m). Khoảng cách giữa hai khe a= 2(mm); Khoảng cách từ hai khe đến màn D= 2(m). Vạch đen đầu tiên quan sát được cách vân trung tâm bao nhiêu? A.0,25(mm) B.0,35(mm) C.3,75(mm) D.1,75(mm) 5.90>Thực hiện thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe a = 1(mm), khoảng cách giữa hai khe đến màn D = 1,5(m). Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 1 λ = 0,450( µ m) và 2 λ = 0,750( µ m) vào hai khe. Trường giao thoa trên màn có độ rộng 23(mm). Khoảng cách ngắn nhất và lớn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm là: A. min x∆ =3,375(mm); Max x∆ = 20,250(mm) B. min x∆ = 6,750(mm); Max x∆ = 20,250(mm) C. min x∆ =3,375(mm); Max x∆ = 10,125(mm) D. min x∆ = 6,750(mm); Max x∆ = 10,125(mm) 10 [...]... bức xạ có thể phát ra do đốt nóng là: A.Hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tia X B.Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy C .Ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, tia X D.Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X 5.183>Mối liên hệ giữa tính chất điện từ và tính chất quang của môi trường được biểu hiện bằng công thức nào sau đây? Với c là tốc độ ánh sáng trong chân không, v là tốc độ ánh sáng trong môi trường có hằng... vân sáng bậc 2 ; hoặc 0,450( µ m) – vân sáng bậc 3 B.0,550( µ m) – vân sáng bậc 3 ; hoặc 0,400( µ m) – vân sáng bậc 4 C.0,450( µ m) – vân sáng bậc 2 ; hoặc 0,675( µ m) – vân sáng bậc 3 D.0,400( µ m) – vân sáng bậc 3 ; hoặc 0,550( µ m) – vân sáng bậc 4 5.96> Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là a= 1,5mm, hai khe cách màn một đoạn là D= 1,2m Chiếu đồng thời hai bức xạ trong miền ánh sáng. .. khe sáng không có bản mỏng C.Hệ vân dịch chuyển một đoạn 25mm về phía khe sáng có bản mỏng D.Hệ vân dịch chuyển một đoạn 15mm về phía khe sáng không có bản mỏng 5.106>Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe F1F2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc Khoảng cách giữa hai khe là a = 2,5mm; khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,2m Nếu đặt sau một trong hai khe sáng. .. kính có tác dụng? A.Tạo chùm sáng song song B.Làm tán sắc chùm ánh sáng chiếu tới C.Tăng cường độ sáng D.Các phương án trả lời trên đều đúng 5.111>Lăng kính trong máy quang phổ lăng kính có tác dụng: A.Làm tán sắc chùm sáng hội tụ khi đi qua ống chuẩn trực 13 Trường THPT An Nghĩa_Cần Giờ_TP HCM Gv: Trần Ngọc Thảo B.Làm tán sắc chùm tia song song từ ống chuẩn trực chiếu tới C.Làm nhiễu xạ chùm ánh sáng. .. thí nghiệm giao thoa ánh sáng trong môi trường có chiết suất n thì khoảng vân sẽ thay đổi như thế nào so với khi thực hiện thí nghiệm trong môi trường không khí? A.Tăng n lần B.Giảm n lần C.Không thay đổi D.Chưa thể xác định được 5.99>Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ Kết quả đo được khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp 2,4(cm) Nếu thực hiện thí nghiệm. .. D.Miền sóng vô tuyến 5.160>Chọn câu trả lời đúng? A.Tần số của tia hồng ngoại lớn hơn của ánh sáng tím B.Bước sóng của tia tử ngoại nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ C.Tần số của bức xạ tử ngoại nhỏ hơn của bức xạ hồng ngoại D.Bước sóng của tia hồng ngoại nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ 5.161>Điều nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại? A.Đều không nhìn thấy bằng mắt thường B.Đều có. .. m) 5.95>Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là a, hai khe cách màn một đoạn là D Chiếu đồng thời hai bức xạ trong miền ánh sáng nhìn thấy (0,38 µ m ≤ λ ≤ 0,76 µ m) có bước sóng λ1 = 0,45 µ m và λ2 vào hai khe Biết rằng vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 trùng với vân sáng bậc k2 nào đó của bước sóng λ2 Bước sóng và bậc giao thoa trùng với vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 có thể có của bức xạ λ2... ảnh có thể phát hiện các bức xạ điện từ nào? A.Tia hồng ngoại B.Tia tử ngoại C .Sóng vô tuyến D.Tia hồng ngoại và tử ngoại 5.158>Một thiết bị phát ra bức xạ có tần số f= 2,5.1013Hz Bức xạ này thuộc miền nào trong thang sóng điện từ? A .Sóng vô tuyến điện B.Tia hồng ngoại C .Ánh sáng nhìn thấy D.Tia tử ngoại 5.159>Bức xạ có tần số f= 15.1014Hz là bức xạ thuộc miền nào? A.Miền hồng ngoại B.Miền ánh sáng. .. hai khe sáng một bản mỏng phẳng có hai mặt song song có bề dày e = 15 µ m Thực nghiệm xác định được rằng vân tối thứ k khi có bản mỏng đã bị dịch chuyển một đoạn bằng 30mm so với vân tối thứ k trước khi có bản mỏng Chiết suất của bản mỏng là: A.n = 1,5 B.n = 1,33 C.n = 1,73 D.n = 1,8 5.107> Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe F1F2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc Khoảng cách giữa hai... Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe F1F2 là a = 0,5mm; khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2,5m Nếu đặt sau một trong hai khe sáng một bản mỏng phẳng có hai mặt song song có bề dày e = 10 µ m và có chiết suất n = 1,5 Hệ vân thu được trên màn có thay đổi như thế nào? A.Hệ vân dịch chuyển một đoạn 15mm về phía khe sáng có bản mỏng . nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây là sai? A .Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định. B .Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có chu kì xác định. C .Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần. . 5.53>Trong ánh sáng nhìn thấy, yếu tố gây cảm giác màu cho mắt là : A.tần số sóng ánh sáng. B.cường độ ánh sáng. C.tốc độ ánh sáng. D.biên độ sóng ánh sáng. 5.54>Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng. do: A.giao thoa ánh sáng B.tán sắc ánh sáng C.phản xạ ánh sáng D.khúc xạ ánh sáng 5.2>Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A .Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng