thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế chì và sức khoẻ học sinh xã chỉ đạo - văn lâm - hưng yên năm 2008

81 587 1
thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế chì và sức khoẻ học sinh xã chỉ đạo - văn lâm - hưng yên năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Chì là một nguyên tố hóa học đã được loài người biết đến từ lâu. Chì đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trong đời sống. Song song với những lợi ích mà chì mang lại thì chì là một kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bộ Y tế Nga đã xếp chì, asen, thủy ngân, cadimi, kẽm, flo vào nhóm độc chất gây ô nhiễm môi trường nguy hiểm loại I [55]. Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan, những tổn thương đặc biệt nặng xuất hiện trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa [50]. Đối với trẻ em, ngay cả với hàm lượng chì trong môi trường tự nhiên, chì vô cơ đã ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những rối loạn phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp hem và thiếu máu, giảm vitamin D trong máu và tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh. Các tác động thần kinh của chì lên cơ thể trẻ em được đặc biệt chú ý vì các rối loạn về trí tuệ ở trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mức chì trong máu đã giảm [56]. Ở nước Mỹ, số trẻ em có tích lũy chì trong máu ước tính khoảng từ 5,9 11,7 triệu em [20]. Ở Nga, người ta ước tính có khoảng 44% trẻ em ở các thành phố lớn bị ảnh hưởng của chì [58] Ở Việt Nam, ảnh hưởng của chì đến sức khỏe con người đã được quan tâm, đặc biệt là ở các làng nghề bị ô nhiễm môi trường do chì trong hoạt động sản xuất. Theo một số nghiên cứu, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề như làng nghề tái chế kim loại, làng nghề cơ khí, làng nghề gốm sứ...là đáng báo động. Hàm lượng chì trong đất, nước, không khí ở đây vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (trong nước cao gấp 4,4 lần, trong không khí cao gấp 87,2 lần) [2], [36]. Những ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe trẻ em nói chung và trẻ em lứa tuổi học đường nói riêng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu. Còn ở Việt Nam, ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em lứa tuổi học đường thì chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu nào đề cập đến. Từ tình hình thực tế trên, để tìm hiểu ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em học sinh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế chì và sức khỏe học sinh xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm 2008” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong làng tái chế chì và môi trường trường học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm 2008. 2. Khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm chì đến sức khỏe học sinh thông qua chỉ số chì niệu và δ-ALA niệu.

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ Y tế Trờng đại học y H Nội Lỗ văn Tùng Thực trạng ô nhiễm môi trờng của các cơ sở tái chế chì v sức khoẻ học sinh xã chỉ đạo - văn lâm - hng yên năm 2008 luận văn thạc sĩ y học H Nội - 2009 Bộ giáo dục v đo tạo Bộ Y tế Trờng đại học y H Nội Lỗ văn tùng Thực trạng ô nhiễm môi trờng của các cơ sở tái chế chì v sức khoẻ học sinh xã chỉ đạo - văn lâm - hng yên năm 2008 luận văn thạc sĩ y học Chuyên ngành : Y học dự phòng Mã số : 60.72.73 Ngời hớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên H Nội - 2009 Lêi c¶m ¬n Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, khoa Y tế Công cộng, các bộ môn liên quan, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Y tế Công cộng - Trường Đại học Y Hà nội đã hết lòng dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Bích Liên, với tư cách là người hướng dẫn khoa học và tấm lòng nhân ái, tận tuỵ của một nhà giáo, cô đã truyền đạt kiến thức, cho tôi những lời khuyên, chỉ dẫn hết sức quan trọng trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các đồng nghiệp Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, đặc biệt là ThS. Đặng Anh Ngọc cùng các đồng nghiệp của khoa Vệ sinh và Sức khoẻ trường học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên, Uỷ ban Nhân dân và Phòng Y tế, Ban giám hiệu Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chỉ Đạo đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tại địa phương. Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Hà Nội, tháng 8 năm 2009 Lỗ Văn Tùng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giới thiệu chung về chì vô cơ 3 1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ trên thế giới 5 1.3. Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ ở Việt Nam 15 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19U 2.1. Địa điểm nghiên cứu 19 2.2. Đối tượng nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu 20 2.4. Xử lý số liệu 27 2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 27 2.6. Hạn chế của đề tài 27 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28U 3.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường 28 3.2. Thực trạng sức khoẻ học sinh 34 Chương 4: BÀN LUẬN 50 4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường 50 4.2. Thực trạng sức khoẻ học sinh 55 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Ch÷ viÕt t¾t ATSDR Agency for Toxic Substances and Disease Registry (Cơ quan đăng kí độc chất và bệnh tật) CVCS Cong vẹo cột sống EPA Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi trường) MT Môi trường PbB Chì trong máu PTTL Phát triển thể lực RHM Răng - Hàm - Mặt TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở TMH Tai - Mũi - Họng VSMT Vệ sinh môi trường YHLĐ Y học lao động WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả xét nghiệm hơi khí độc trong không khí làng nghề 28 Bảng 3.2. Tình hình ô nhiễm xung quanh khu vực tái chế chì tập trung 29 Bảng 3.3. Kết quả xét nghiệm nước thải làng nghề 30 Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt làng nghề 31 Bảng 3.5. Kết quả phân tích hàm lượng chì trong đất làng nghề 32 Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm hơi khí độc trong không khí trường học 33 Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt ở trường học 33 Bảng 3.8. Kết quả phân tích hàm lượng chì trong đất trường học 34 Bảng 3.9. Số lượng học sinh tham gia nghiên cứu theo trường và theo lớp34 Bảng 3.10. Phân bố học sinh theo các làng 35 Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh theo các mức δ-ALA niệu và theo làng 36 Bảng 3.12. So sánh tỷ lệ học sinh với các mức δ- ALA niệu giữa làng Đông Mai và các làng khác 36 Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh theo các mức chì niệu và theo làng 37 Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh theo các mức δ-ALA niệu và theo bậc học 38 Bảng 3.15. Tỷ lệ học sinh theo các mức chì niệu và theo bậc học 38 Bảng 3.16. Tỷ lệ học sinh có cả mức δ-ALA niệu >10mg/l và chì niệu >80μg/l 39 Bảng 3.17. Chiều cao trung bình của học sinh theo tuổi và giới 39 Bảng 3.18. Cân nặng trung bình của học sinh theo tuổi và giới 40 Bảng 3.19. Phân loại phát triển thể lực học sinh 41 Bảng 3.20. Phân loại phát triển thể lực học sinh theo làng 42 Bảng 3.21 Tình hình bệnh tật ở học sinh 44 Bảng 3.22. Tình hình bệnh tật học sinh theo làng 45 Bảng 3.23. Phân loại sức khoẻ học sinh theo giới 47 Bảng 3.24. Phân loại sức khoẻ học sinh theo làng 47 Bảng 3.25. Phân loại PTTL theo mức δ-ALA niệu và Chì niệu 48 Bảng 3.26. Phân loại sức khoẻ theo mức δ-ALA niệu và chì niệu 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh theo các nhóm δ-ALA niệu 35 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh theo các nhóm chì niệu 37 Biểu đồ 3.3. Tình hình bệnh tật chung ở học sinh 43 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ học sinh theo phân loại sức khoẻ 46 Biểu đồ 3.5. So sánh chiều cao của nam với các nghiên cứu trước đây 59 Biểu đồ 3.6. So sánh chiều cao của nữ với các nghiên cứu trước đây 59 Biểu đồ 3.7. So sánh cân nặng của nam với các nghiên cứu trước đây 59 Biểu đồ 3.8. So sánh cân nặng của nữ với các nghiên cứu trước đây 59 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chì là một nguyên tố hóa học đã được loài người biết đến từ lâu. Chì đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trong đời sống. Song song với những lợi ích mà chì mang lại thì chì là một kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bộ Y tế Nga đã xếp chì, asen, thủy ngân, cadimi, kẽm, flo vào nhóm độc chất gây ô nhiễm môi trường nguy hiểm loại I [55]. Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan, những tổn thương đặc biệt nặng xuất hiện trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa [50]. Đối với trẻ em, ngay cả với hàm lượng chì trong môi trường tự nhiên, chì vô cơ đã ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những rối loạn phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp hem và thiếu máu, giảm vitamin D trong máu và tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh. Các tác động thần kinh của chì lên cơ thể trẻ em được đặc biệt chú ý vì các rối loạn về trí tuệ ở trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mức chì trong máu đã giảm [56]. Ở nước Mỹ, số trẻ em có tích lũy chì trong máu ước tính khoảng từ 5,9 - 11,7 triệu em [20]. Ở Nga, người ta ước tính có khoảng 44% trẻ em ở các thành phố lớn bị ảnh hưởng của chì [58] Ở Việt Nam, ảnh hưởng của chì đến sức khỏe con người đã được quan tâm, đặc biệt là ở các làng nghề bị ô nhiễm môi trường do chì trong hoạt động sản xuất. Theo một số nghiên cứu, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề như làng nghề tái chế kim loại, làng nghề cơ khí, làng nghề gốm sứ là đáng báo động. Hàm lượng chì trong đất, nước, không khí ở đây vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (trong nước cao gấp 4,4 lần, trong không khí cao gấp 87,2 lần) [2], [36]. 2 Những ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe trẻ em nói chung và trẻ em lứa tuổi học đường nói riêng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu. Còn ở Việt Nam, ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em lứa tuổi học đường thì chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu nào đề cập đến. Từ tình hình thực tế trên, để tìm hiểu ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em học sinh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế chì và sức khỏe học sinh xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm 2008” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong làng tái chế chì và môi trường trường học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm 2008. 2. Khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm chì đến sức khỏe học sinh thông qua chỉ số chì niệu và δ-ALA niệu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung về chì vô cơ. Chì (Pb) là một kim loại nặng có màu xám, dẻo và đàn hồi. Nhiệt độ nóng chảy 327 o C, nhiệt độ sôi 1740 o C. Bắt đầu bay hơi ở nhiệt độ 400-500 o C. Chì được sử dụng để chế tạo các thiết bị hoá học, ắc quy, màu, tetraetyl, để bọc cáp điện, chế tạo đồng thau, màn chống tia gamma Trong điều kiện sản xuất, không chỉ chì nguyên chất mà cả các hợp chất của nó như PbO, Pb 2 O, Pb 3 O, Pb(N 3 ) 4 cũng rất nguy hiểm [50]. Chì tồn tại lâu dài trong nước và đất. Các hạt chì trong không khí có thời gian tồn tại là 10 ngày. Phần lớn chì trong môi trường là nguồn độc hại đối với con người. Con người nhiễm độc chì chủ yếu từ khẩu phần ăn hàng ngày, không khí, nước uống, bụi và các mẩu sơn [30]. 1.1.1. Hấp thụ chì vào cơ thể Chì được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ tiêu hoá và hô hấp. Người lớn hấp thụ từ 10 - 15% lượng chì thâm nhập vào đường tiêu hoá, nhưng trẻ em hấp thụ đến hơn 50%. Khả năng hấp thụ chì qua đường tiêu hoá phụ thuộc vào yếu tố thức ăn và dạng hoá học của chì. Mức độ hấp thụ chì tăng lên đáng kể ở những người có chế độ ăn thiếu canxi, sắt, phốt pho hoặc kẽm [25]. Khi thâm nhập vào đường tiêu hoá, khoảng 30% lượng chì có trong bụi, 17% lượng chì có trong các mẩu sơn, 50% chì có trong thức ăn và nước uống được hấp thụ vào cơ thể. Hấp thụ chì qua đường hô hấp phụ thuộc vào kích thước của các hạt bụi chứa chì được hít vào và lượng hạt bụi đọng lại trong phổi (chiếm khoảng 30-50% tổng số hạt bụi) và phụ thuộc vào dung tích cũng như tốc độ thông khí của phổi. Sự tồn đọng các hạt bụi chứa chì ở trong đường hô hấp của trẻ em [...]... đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng tái chế chì và trong trường học, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm chì đối với sức khỏe học sinh 19 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Địa điểm nghiên cứu - Xã Chỉ Đạo - Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên Bản đồ xã Chỉ Đạo - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có 5... lại, tình trạng ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì tới sức khoẻ trẻ em nói chung và trẻ em lứa tuổi học đường nói riêng đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu nhiều Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì đối với sức khoẻ cộng đồng đã được quan tâm nghiên cứu Nhưng ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do chì đến sức khoẻ của học sinh lứa tuổi học đường... lò nấu chì không được xử lý đã phát tán bụi chì vào không khí với một lượng lớn và trên một diện tích rộng Vì vậy, ô nhiễm môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi làng Đông Mai mà còn ảnh hưởng đến cả các làng khác trong xã, nhất là 2 trường Tiểu học và THCS nằm rất gần khu vực tái chế chì tập trung 2.2 Đối tượng nghiên cứu - Môi trường làng nghề và môi trường trường học (các yếu tố môi trường. .. nước, không khí ) - Học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Chỉ Đạo - Văn Lâm - Hưng Yên 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 21 2.3.2 Mô hình nghiên cứu các tác động của môi trường tới sức khỏe học sinh 2.3.3 Cỡ mẫu nghiên cứu 2.3.3.1 Mẫu môi trường • Địa điểm lấy mẫu Tại làng nghề Mẫu không khí - Tại làng: lấy mẫu ở các khu vực đầu làng, giữa làng và cuối... gần nguồn ô nhiễm chì) như sau: Nông thôn Thành phố Gần nguồn ô nhiễm 0,1 0, 1-0 ,3 0, 3-3 ,0 0,03 - 0,08 0,03 - 0,2 0,2 - 2,4 5 - 30 30 - 4.500 150 - 15.000 Bụi đường phố (ppm) 80 - 130 100 - 5.000 25.000 Bụi nhà (ppm) 50 - 500 50 - 3.000 100 - 20.000 0,002 - 0,08 0,002 - 0,08 0,002 - 0,08 Nước uống (ug/L) 5 - 75 5 - 75 5 - 75 Sơn (mg/cm2) < 1- >5 < 1- >5 < 1-> 5 Môi trường Không khí (ug/m3) Không khí trong... xuất hiện ở các cơ quan và hệ cơ quan đích như hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên), hệ thống tạo máu, hệ thống tim mạch, thận, cơ quan sinh dục và bào thai [30] 1.2 Tình hình ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ trên thế giới 1.2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường do chì Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mức chì trong không khí thay đổi tuỳ theo vùng (nông thôn, miền núi,... khai các chương trình quốc gia nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chì và hạn chế những tác động bất lợi của chì đến sức khoẻ trẻ em [57] 1.3 Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề nhiễm độc chì đã được quan tâm từ lâu Tuy nhiên qua tham khảo tài liệu, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. .. chứa bụi chì từ các lò nấu chì Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ nhân dân Gần đây, xã đã quy hoạch một khu đất ở gần làng để xây dựng khu tái chế chì tập trung Hiện tại, làng Đông Mai không còn các lò nấu chì nữa, nhưng các loại phế thải từ ắc quy và một số công đoạn ban đầu (như lấy chì từ ắc quy,…) vẫn được duy trì, nên nguy cơ ô nhiễm còn tiếp diễn Bên cạnh đó, các lò nấu chì ở khu... vào loại thể lực và tình trạng bệnh tật, gồm 3 loại - Sức khoẻ loại A: có tình trạng bệnh tật loại 1 và thể lực loại 1, 2, 3 - Sức khoẻ loại B: có tình trạng bệnh tật loại 2 hoặc thể lực loại 4 - Sức khoẻ loại C: có tình trạng bệnh tật loại 3 hoặc thể lực loại 5 Nhiễm độc chì và thấm nhiễm chì - Nhiễm độc chì là tình trạng cơ thể bị tổn thương từ mức độ sinh hoá trở lên do thấm nhiễm chì Xác định hàm... chung chì được đào thải ra ngoài cơ thể một cách chậm chạp, nên tích luỹ chì trong cơ thể con người diễn ra một cách dễ dàng [30], [39] 1.1.4 Ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ Trong các chất ô nhiễm môi trường thì chì là một trong những kim loại nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể con người Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan 5 và hệ cơ . sinh xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm 2008 nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong làng tái chế chì và môi trường trường học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Trờng đại học y H Nội Lỗ văn Tùng Thực trạng ô nhiễm môi trờng của các cơ sở tái chế chì v sức khoẻ học sinh xã chỉ đạo - văn lâm - hng yên năm 2008 luận văn thạc. hình thực tế trên, để tìm hiểu ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em học sinh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế chì và sức khỏe học sinh

Ngày đăng: 14/01/2015, 18:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia,loi cam on, mucluc, TLTH, Phuluc nop quyen (19.9.09).pdf

    • Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé Y tÕ

        • M· sè : 60.72.73

        • PGS.TS. NguyÔn ThÞ BÝch Liªn

        • Hµ Néi - 2009

        • Ch÷ viÕt t¾t

        • Bao cao nop quyen (19.9.09).pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan