Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam Phạm Thị Thùy Linh Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Thủy Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Cung cấp những thông tin cơ bản nhất về dịch vụ phát hành thư tín dụng mà ngân hàng thương mại cung cấp, phục vụ. Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. Đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp trong quá trình ngân hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi phát hành thư tín dụng, từ đó hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Ngân hàng thương mại; Thư tín dụng. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngân hàng, với chức năng và nhiệm vụ của mình đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Các ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay đang trong quá trình thực hiện chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trọng tâm của chiến lược này là hiện đại hóa công nghệ, phát triển dịch vụ, nâng cao trình độ quan hệ điều hành theo chuẩn mực quốc tế. Bởi vậy, phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trở thành vấn đề tất yếu khách quan, là vấn đề cấp bách đối với tất cả các ngân hàng thương mại trong nước. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp hiện nay cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như của ngân hàng. Phát hành thư tín dụng là một trong những dịch vụ mà các ngân hàng thương mại đang hướng tới, là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Dạng dịch vụ này xuất hiện khi các bên tham gia thương mại, đặc biệt là ngân hàng đã phát triển các kĩ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính, thương mại quốc tế và đã được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản "Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" (UCP) 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. Đến nay với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tài chính lẫn phi tài chính, thương mại lẫn phi thương mại), vị trí của thư tín dụng ngày càng được củng cố một cách chắc chắn. Phát hành thư tín dụng không chỉ đem lại nguồn thu ngày càng lớn cho các tổ chức tín dụng mà hoạt động này còn đem lại sự tin tưởng cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, là chất xúc tác thúc đẩy các hoạt động thương mại, dân sự trong nước và quốc tế đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, là nhà cung cấp dịch vụ phát hành thư tín dụng, các ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và tranh chấp khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của các ngân hàng thương mại còn yếu kém, thiếu cán bộ ngân hàng có chuyên môn để có thể tham gia vào các giao dịch nói trên, đặc biệt là trong các quan hệ thanh toán quốc tế. Hệ thống pháp luật mặc dù đã có quy định nhưng cũng mới chỉ là những quy định cơ bản, còn thiếu tính đồng bộ và chi tiết. Đề tài "Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam" là cần thiết để có được cách hiểu rõ nét nhất (cả về lý luận và thực tiễn) về dịch vụ phát hành thư tín dụng - là nghiệp vụ khá mới mẻ và đầy tiềm năng, từ đó, có thể hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về lĩnh vực này, phát triển dịch vụ và tăng cường thu hút đầu tư. Hơn nữa bất kì chủ thể nào khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định cũng đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định của mình. Quyền là những gì được hưởng và nghĩa vụ là những gì phải thực hiện. Quyền không thể tách dời nghĩa vụ. Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ phát hành thư tín dụng cũng được hưởng những quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Vì vậy, nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng cũng để có cái nhìn đầy đủ nhất về những việc mà ngân hàng thương mại được hưởng cũng như phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ pháp luật là phát hành thư tín dụng cũng như thấy được những rủi ro, tranh chấp mà các ngân hàng này phải đối mặt trong quá trình hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó có những giải pháp để ngân hàng thương mại có thể phát huy tối đa năng lực của mình trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, hạn chế những rủi ro, tranh chấp và phát triển dịch vụ phát hành thư tín dụng cho hoàn thiện nhằm phục vụ không những nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, tăng uy tín của ngân hàng thương mại trong nước nói riêng, phát triển kinh tế nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, cho đến nay, thanh toán bằng thư tín dụng vẫn là một đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: - "Vận dụng UCP 500 để giải quyết các tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ", của Nguyễn Xuân Thu, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, 1998. Với đề tài này, tác giả đi sâu vào phân tích những tranh chấp có thể có trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ theo UCP và vận dụng những quy định của UCP để giải quyết những tranh chấp đó. - "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng", của Đỗ Văn Sử, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Trong đề tài này, tác giả đã tìm hiểu các quy định hiện hành về thanh toán bằng thư tín dụng, so sánh, đối chiếu với thông lệ quốc tế và tìm kiếm giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng tín dụng chứng từ. - "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", của Cao Xuân Quảng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Tác giả đã nghiên cứu bản chất của thư tín dụng, thực tiễn các tranh chấp phát sinh phổ biến, từ đó đề ra phương hướng về việc xây dựng một văn bản có tính pháp lý cao điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Các đề tài trên đã đóng góp những kết luận khoa học có giá trị trong quá trình tìm hiểu phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, tuy nhiên, vẫn chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng. Vì vậy, đề tài "Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam" không có sự trùng lặp so với những đề tài khác đã được đưa ra cho tới thời điểm hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của luật Việt Nam (chủ yếu là luật ngân hàng) hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng những quy định này từ đó đề xuất ý kiến để hoàn thiện những quy định đó, góp phần nâng cao vai trò của ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả của dịch vụ phát hành thư tín dụng. Làm rõ hơn những vấn đề lí luận chung về phát hành thư tín dụng; phân tích nội dung của quy định: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam; Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, đề xuất giải pháp. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Có cái nhìn cơ bản nhất về dịch vụ phát hành thư tín dụng mà ngân hàng thương mại cung cấp, phục vụ. - Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp trong quá trình ngân hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi phát hành thư tín dụng, từ đó hoàn thiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, đề tài nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đề tài dưới góc độ pháp luật ngân hàng, chủ yếu trên cơ sở các quy định của luật ngân hàng Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại phục vụ bên trả tiền và ngân hàng thương mại phục vụ bên thụ hưởng khi phát hành thư tín dụng; đề tài cũng tập trung làm rõ một số rủi ro, tranh chấp mà ngân hàng thương mại thường gặp trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Các rủi ro, tranh chấp phát sinh giữa bên mua - bên bán trong quá trình mua bán và cách giải quyết sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. 6. Phương pháp nghiên cứu Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, đề tài nghiên cứu đã được học viên sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá tình trạng pháp lý của các ngân hàng thương mại, các lợi ích cũng như rủi ro của việc cung cấp dịch vụ phát hành thư tín dụng cho khách hàng của ngân hàng thương mại và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro từ đó nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Khái quát về thư tín dụng và những vấn đề pháp lý liên quan. Chương 2: Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại trong việc phát hành thư tín dụng và thực trạng phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành thư tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chính phủ (2001), Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội. 2. Chính phủ (2004), Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội. 3. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Diến (2003), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Đức (2008), "Quy định của Trung Quốc về một số vấn đề khi xét xử các vụ án liên quan đến tranh chấp thư tín dụng", Thông tin Ngân hàng Ngoại thương, tr. 18, 19, 20, 21. 6. "Giải quyết tranh chấp kinh doanh vẫn nặng về thủ tục" (2009), vietbao.vn, ngày 20/01. 7. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2003), Một số thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, Nxb Lao động, Hà Nội. 8. Nguyễn Khắc Hình (2009), Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hạn chế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 9. Vũ Thị Minh Huyền (2011), Giải quyết tranh chấp về giao dịch tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. "L/C đối ứng" (2012), ub.com.vn, ngày 5/11. 11. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5 về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hành trả chậm, Hà Nội. 12. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1233/2001/QĐ-NHNN ngày 26/9 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hành trả chậm, Hà Nội. 13. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3 về ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội. 14. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Hà Nội. 15. Ngân hàng Nhà nước (2003), Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8 về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng, Hà Nội. 16. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/08/2003 về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng, Hà Nội. 17. Ngân hàng Nhà nước (2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012, Hà Nội. 18. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Nguyễn Lê Nguyên (1995), Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Cao Xuân Quảng (2008), Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 22. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 23. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 24. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 25. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 26. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 27. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 29. Đỗ Văn Sử (2004), Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 30. Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, án lệ trọng tài và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Thư (2011), Pháp luật về thư tín dụng của Mỹ, Trung Quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 32. Đặng Thị Phương Thủy (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 33. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội. 35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Hà Nội. 36. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Một số vấn đề pháp lý về việc giải quyết tranh chấp thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (L/C) trong các hợp đồng mua bán quốc tế và kinh nghiệm rút ra từ những vụ án đã được giải quyết thông qua công tác kiểm sát trong lĩnh vực này, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 37. Phạm Thị Thanh Nga (2012), “Bàn về chứng từ gốc trong giao dịch thư tín dụng”, luattaichinh.wordpress.com, ngày 17/6. Tiếng Anh 38. Albert K. Fiadjoe (2004), Alternative Dispute Resolution: A Developing World Perspective, Taylor & Francis Group. 39. Audi Gozlan (1999), International Letters of Credit: Resolving Conflict of Law Disputes, Kluwer Law International. 40. Christopher W.Moore (2003), The Mediation Process, John Wiley & Sons Inc. 41. ICC (1993), UCP 500. 42. ICC (2007), UCP 600. 43. ICC (2007), eUCP 1.1. 44. ICC (2007), ISBP 681. 45. ICC (2008), URR 725 . dịch vụ phát hành thư tín dụng mà ngân hàng thư ng mại cung cấp, phục vụ. Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thư ng mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. . phát hành thư tín dụng mà ngân hàng thư ng mại cung cấp, phục vụ. - Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thư ng mại trong trường hợp phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. -. vấn đề pháp lý liên quan. Chương 2: Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thư ng mại trong việc phát hành thư tín dụng và thực trạng phát hành thư tín dụng theo pháp luật Việt Nam. Chương