1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN KHAI THÁC PHẦN MỀM DOCWIN CỦA ABB

115 742 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

FILE menu: Open Phím chức năng CTRL+O Nhấp vào biểu tượng Để mở một bản vẽ hiện hữu thực hiện theo trình tự sau: Xuất ra một sơ đồ mạch trong AUTOCAD DWG /DXF: DWG và DXF là tiêu chuẩ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHAI THÁC PHẦN MỀM

DOCWIN CỦA ABB

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ngành Kỹ Thuật Điện - Khoá 27

Trang 2

Khai thác phần mềm DOCWin của ABB là một đề tài còn khá mới mẻ đối

với em Do đó trong khi thực hiện em đã gặp phải không ít những khó khăn Em xin cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thầy hướng dẫn đã giúp em hoàn thành luận văn đúng thời gian qui định

Em xin cảm ơn tất cả các thầy trong bộ môn, đặc biệt là thầy trưởng bộ môn

Kỹ Thuật Điện đã cho em mượn máy vi tính ở phòng PTN BẢO VỆ RỜ LE trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Em vô cùng cảm ơn đến thầy Lê Vĩnh Trường (trưởng phòng PTN KỸ THUẬT ĐIỆN), thầy Nguyễn Hào Nhán, thầy Đào Minh Trung đã giúp đỡ tận tình

và tạo điều kiện tốt nhất trong thời gian em làm luận văn ở phòng PTN BẢO VỆ

RỜ LE

Trang 3

Ngắn mạch là sự cố nguy hiểm nhất nhưng cũng thường xảy ra nhất trong hệ thống điện Do đó các thiết bị cấu thành hệ thống điện phải được chọn sao cho đảm bảo vận hành an toàn trong điều kiện bình thường cũng như khi sự cố

Để lựa chọn và xác định đặc tính của thiết bị dùng trong lưới điện cần phải biết độ lớn của dòng điện ngắn mạch và công suất ngắn mạch có thể xảy ra Thực

tế, người thiết kế luôn phải đối mặt với những khó khăn trong khi tính toán lựa chọn

thiết bị điện cho một hệ thống điện lớn và phức tạp Khai thác phần mềm

DOCWin của ABB sẽ khắc phục phần nào vấn đề khó khăn này

Mục đích của phần mềm là tính dòng điện ngắn mạch có thể xảy ra và đưa ra những giải pháp lưạ chọn thiết bị tối ưu Do đó người thiết kế có thể làm việc dễ dàng trên máy tính

DOCWin rất hữu ích cho kỹ sư điện, nhất là những người đang làm nhiệm vụ thiết kế, thực hiện, kiểm tra hoặc bảo trì hệ thống

Nội dung sẽ có nhiều sai sót do thiếu kinh nghiệm dịch tài liệu và kiến thức chuyên môn còn rất hạn chế Em rất mong sự góp ý của tất cả các thầy

Trang 4

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC PHẦN MỀM DOCWIN CỦA ABB

Đối với một hệ thống điện lớn, tính toán để chọn thiết bị hay kiểm tra khi sự

cố là một vấn đề vô cùng khó khăn Vấn đề này có thể sẽ không được đề cập đến nếu như xã hội không đặt ra yêu cầu hiện đại hoá Nghĩa là, muốn có tính chính xác, nhanh gọn đòi hỏi phải có một công cụ trợ giúp Do đó hàng loạt các phần mềm như

là một công cụ hỗ trợ đã ra đời, làm đơn giản hơn rất nhiều trong khi tính toán một

hệ thống điện Với cùng mục đích, phần mềm DOCWin của ABB cũng là một phần mềm công cụ giúp người thiết kế dễ dàng làm việc trên các hệ thống điện hạ áp Ứng dụng chủ yếu của DOCWin là tính toán ngắn mạch có thể xảy ra để lựa chọn thiết bị điện trong mạng hạ áp

1.1 Sơ lược cửa sổ làm việc của DOCWin

Không gian làm việc của DOCWin được chỉ ra bên dưới:

Hình 1.1

Trang 5

Không gian làm việc của DOCWin bao gồm:

- Vùng dành cho bản vẽ drawing area

- Thanh tiêu đề title bar

- Thanh menu menu bar

- Thanh công cụ tool bar

- Vùng lệnh command area

- Thanh cuộn scroll bars

- Thanh trạng thái status bar

1.2 Command và memu

1.2.1 Command

Có thể sử dụng các lệnh để điều khiển chương trình, bởi một lệnh có tác dụng như một lời chỉ thị để chương trình thực hiện Có những lệnh hiệu lực tác động ngay tức thời, nhưng cũng có những lệnh sẽ mang lại những tuỳ chọn hoặc một hộp thoại Song sự hoạt động của nó sẽ bị gián đoạn khi nhấn nút ESC

Tất cả các lệnh có thể được bắt đầu bằng cách nhập vào tên trong dòng lệnh

command line hoặc bằng cách chọn lệnh trong menu thích hợp

1.2.2 Menu

Các menu và nhiệm vụ của nó:

File: sử dụng để quản lý các file

Edit: sử dụng để hiệu chỉnh và thay đổi những thực thể

Objects: là những kí hiệu thuộc về điện

Pages: sử dụng để quản lý các trang

Tools: là những công cụ để tính toán hệ thống

View: quản lý màn hình

Settings: xác định dữ liệu hệ thống

Help: yêu cầu giúp đỡ và đưa ra những gợi ý

Để bắt đầu một lệnh từ menu:

- Sử dụng con trỏ chỉ lên tên menu và click trái

- Một danh sách các lệnh sẽ hiện ra, chọn lệnh mong muốn

Tuy nhiên, có thể thay thế việc sử dụng lệnh bằng cách chọn những biểu

tượng đã có sẵn trên thanh công cụ toolbar Click trái lên biểu tượng để chọn nó

1.3 Thanh công cụ Toolbars

SETTINGS menu: toolbars

Để hiển thị hoặc che dấu một toolbar ta làm như sau:

- Bắt đầu lệnh

- Click trên hộp cạnh tên các toolbar Nếu xuất hiện dấu x thì những toolbar đó sẽ hiển thị và ngược lại là che dấu

Trang 6

- Chọn hộp Tooltips để khi con trỏ ở gần một biểu tượng tên của nó sẽ được hiển thị

- Nhấn nút DONE

Hình 1.2

Tất cả các thanh công cụ toolbar điều có thể di chuyển được bằng cách kéo

nó và chốt lại tại vị trí mong muốn

1.4 Vùng lệnh và dòng lệnh

Theo mặc định vùng lệnh xuất hiện bên dưới các thanh công cụ toolbar Tuy nhiên, có thể di chuyển nó bất cứ nơi đâu trong cửa sổ làm việc Nó gồm có ba dòng, dòng cuối cùng là dòng lệnh Trong dòng lệnh có thể nhập vào những lệnh khác nhau và các tuỳ chọn của nó để bắt đầu cho lệnh đó Lệnh được nhập vào có thể là chữ cái viết hoa cũng có thể toàn bộ từ Nhấn phím ENTER hoặc click phải

HELP menu: About

Hiển thị cửa sổ chứa đựng những thông tin về phần mềm

HELP menu: Warnings

Chỉ ra những mặt thuận lợi và hạn chế của phần mềm Đồng thời cho người

sử dụng những lời chỉ dẫn hữu ích

Trang 7

- Object not dimensioned: màu vật thể chưa định kích thước

- Object dimensioned: màu vật thể sau khi đã định kích thước

- Object with problems: màu vật thể bị lỗi khi DOCWin tính toán tự động hệ thống

- Object with errors: màu vật thể khi DOCWin thông báo lỗi do kết nối

sai trong hệ thống

Trang 8

1.5.3 Advandced settings

Hình 1.4

Lệnh này cho phép đặt những thông số sau:

- Thông số phân bố tải load-flow

- Multiple insertion: đặt số lần vẽ của một vật thể trên bản vẽ

- Numbering from và Step: chọn số đầu tiên và khoảng cách giữa hai số

kề nhau để kí hiệu cho những vật thể đã vẽ

SETTING menu: Advanced settings

Để thay đổi thông số phân bố tải và bội số chèn ta làm như sau:

- Bắt đầu lệnh

- Khi cửa sổ Advanced setting xuất hiện, đặt những dữ liệu cần thay đổi

- Nhấn OK

Trang 9

CHƯƠNG II

BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI DOCWIN

2.1 Khởi động DOCWin

Start/Programs/Abb/ABB Software Desktop

Double-click lên biểu tượng DOCWin

FILE menu: Set prototypes

Trang 10

Hình 2.1

Cửa sổ hiển thị gồm 3 phần:

• Phần bên trái là danh sách các vật thể

• Phần bên dưới chứa đựng những biến số, tuỳ thuộc vào vật thể được chọn ở phần bên trái

• Phần trên cùng cho phép chọn giá trị mặc định hay không mặc định:

- Do not use default values: phải nhập dữ liệu cho vật thể được vẽ cuối cùng trong sơ đồ mạch khi tính toán

- Use default values: chương trình sẽ sử dụng những giá trị mặc định

đã được cài đặt sẵn

- Use last values set as default: chương trình tự động chọn vật thể được vẽ cuối cùng khi tính toán hệ thống

2.3 Save một Prototype

FILE menu: Save prototypes

Để save một prototype thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh Save prototypes Hộp thoại bên dưới sẽ hiện ra

Trang 11

Hình 2.2

- Khi hộp thoại xuất hiện, nhập tên prototype vào vùng Name

- Chọn tuỳ chọn Invoke paper settings dialog when loaded để hiển thị lệnh PAGE AND SCALE khi chọn prototype đã save làm file hiện

Trang 12

Để bắt đầu một bản vẽ mới phải theo trình tự sau:

- Bắt đầu lệnh New

- Xác định trang vẽ trong hộp thoại Select prototype

- Nhấn OK

2.5 Mở đồ án đã save

Lệnh OPEN cho phép mở bản vẽ đã save trong DOCWin file [*.ILE] hoặc

JPCAD drawing [*.AMB]

FILE menu: Open

Phím chức năng CTRL+O

Nhấp vào biểu tượng

Để mở một bản vẽ hiện hữu thực hiện theo trình tự sau:

Xuất ra một sơ đồ mạch trong AUTOCAD DWG /DXF: DWG và DXF là

tiêu chuẩn thế giới của CAD (computer aided design) Để tìm thấy bản vẽ trong

DWG và DXF thì phải save nó vào trong hai định dạng này

FILE menu: Export DWG – DXF

Xuất ra một sơ đồ mạch trong DMB hoặc CATs:

FILE menu: Export to CATs – DMB

2.7 Save một đồ án

Để save một bản vẽ chưa có tên, sử dụng lệnh SAVE hoặc SAVE AS

FILE menu: Save

Phím chức năng CTRL+S

Để save một bản vẽ đã có tên, sử dụng lệnh SAVE AS

FILE menu: Save as

Lệnh Save as cho phép thay đổi tên file đã được save Nhấn nút OK để xác

nhận sự thay đổi này

2.8 Thoát khỏi DOCWin

FILE menu: Quit

Phím chức năng ALT+X

Trang 13

CHƯƠNG III

MACROS

3.1 Save một macro

Lệnh này cho phép save một MACRO vào trong một file Nghĩa là, có những

bộ phận của sơ đồ mạch có thể được sử dụng lại một số lần trong cùng một đồ án hoặc ở những đồ án tiếp theo

FILE menu: Export macro

Nhấp vào biểu tượng

Để save một MACRO phải thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh EXPORT MACRO

- Chọn các vật thể muốn save vào trong MACRO

- Nhấn ENTER để xác nhận sự lựa chọn này

- Click trái tại một điểm trên màn hình, cửa sổ sau đây sẽ xuất hiện

Hình 3.1

- Trong vùng File name nhập vào tên của file cần save

- Nhấn nút Save để kết thúc lệnh

Trang 14

3.2 Chèn macro vào sơ đồ mạch

Lệnh này cho phép xuất ra một MACRO đã save trước đó và chèn vào sơ đồ

mạch hiện hành

FILE menu: Import macro

Nhấp lên biểu tượng

Để bắt đầu lệnh Import macro thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh IMPORT MACRO, cửa sổ sau đây sẽ xuất hiện

Hình 3.2

- Nhập vào tên file đã save hoặc double-click lên nó để được nhập vào

- Nhấn nút Open để mở file mong muốn

- Chọn một điểm trên bản vẽ để chèn file đó vào

Trang 15

CHƯƠNG IV

CHỌN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ

Vật thể trong bản vẽ chỉ được thay đổi chỉ khi chúng đã được chọn Có thể thao tác trên một đối tượng bằng cách chọn nó và sau đó sử dụng lệnh thích hợp để hiệu chỉnh hay ngược lại

- Nếu chọn từ trái qua phải (điểm đầu nằm bên trái điểm thứ hai): chỉ những vật thể được đóng kín hoàn toàn mới được chọn và khung bao là một đường gãy khúc

- Nếu chọn từ phải qua trái (điểm đầu nằm bên phải điểm thứ hai): cả những vật thể được đóng kín và những vật thể bị cắt bởi chính đường khung bao điều được chọn Cửa sổ hiển thị là một đường liền nét

Sau khi nhóm vật thể đã chọn, thông báo n object (s) added, n selected sẽ

xuất hiện trên dòng lệnh (n: số vật thể)

Lệnh sẽ tiếp tục cho đến khi click phải hoặc nhấn nút ENTER

Để hiển thị nhóm vật thể, thực hiện trình tự các bước sau:

- Chọn nhóm vật thể cần hiển thị bằng con trỏ màn hình

- Chọn lệnh PROPERTIES

- Khi các tuỳ chọn Select objects/Previous/Window xuất hiện, chọn tuỳ

chọn P hoặc PREVIOUS

- Nhấn ENTER để tiếp tục lệnh hiện hành

Để tách vật thể ra khỏi nhóm vật thể đã chọn, thực hiện trình tự các bước sau:

- Thực hiện chọn nhóm vật thể như đã trình bày ở trên

- Khi các tuỳ chọn Select objects/Previous/Window/Remove xuất hiện, chọn tuỳ chọn R hoặc REMOVE

- Nhấn ENTER

- Xác định vật thể cần tách ra khỏi nhóm

Trang 16

- Nhấn ENTER để tiếp tục lệnh hiện hành

Để thêm vật thể vào trong nhóm vật thể đã chọn, thực hiện trình tự các bước sau:

- Thực hiện trình tự các bước chọn nhóm vật thể và tách vật thể như đã trình bày

- Khi các tuỳ chọn Select objects/Window/Add xuất hiện, chọn tuỳ chọn

A hoặc ADD

- Nhấn ENTER

- Chọn vật thể cần thêm vào

- Nhấn ENTER để tiếp tục lệnh hiện hành

Lưu ý rằng tuỳ chọn ADD chỉ thực hiện được khi tuỳ chọn REMOVE trước

đó đã được sử dụng

Để thực hiện chương trình có thể làm theo trình tự: COMMAND →

OBJECT hoặc OBJECT → COMMAND

- Nhấn ENTER để xác nhận nhóm vật thể được tạo ra

Sau đó double-click tại điểm bất kì trên màn hình để chọn tuỳ chọn P

Trang 17

Lệnh PASTE cho phép dán một hoặc nhiều vật thể đã được copy hoặc cut

trước đó vào các ứng dụng mong muốn

DUPLICATE

Lệnh DUPLICATE cho phép copy một hoặc nhiều vật thể một hoặc nhiều lần

trong phạm vi bản vẽ

EDIT menu: Duplicate

Để duplicate một (hoặc nhiều) vật thể, thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh DUPLICATE

- Chọn vật thể mong muốn và nhấn ENTER

- Click trái để cố định vật thể vừa được sao chép tại vị trí mong muốn

- Nhấn ESC hoặc click phải để kết thúc lệnh

Trang 18

MOVE

Lệnh này cho phép di chuyển một (hay nhiều vật thể) từ vị trí này đến vị trí khác trong phạm vi bản vẽ

EDIT menu: Move

Để di chuyển một (hay nhiều vật thể) thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh MOVE

- Chọn những vật thể mong muốn và nhấn ENTER

- Click trái để cố định vật thể tại vị trí mong muốn

ROTATE

Lệnh này cho phép xoay một hoặc nhiều vật thể từ vị trí thẳng đứng sang vị trí nằm ngang hoặc ngược lại

EDIT menu: Rotate

Để xoay một vật thể thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh ROTATE

- Chọn vật thể mong muốn và nhấn ENTER để lệnh được thực hiện

ERASE

Lệnh này cho phép xoá bỏ những đối tượng đã chọn

EDIT menu: Erase

Để xoá bỏ một (hay nhiều vật thể), thực hiện trình tự các bước sau:

Lệnh này cho phép trở về trạng thái của bản vẽ sau khi hiệu chỉnh

EDIT menu: Redo Step

Phím chức năng CTRL+Y

Trang 19

MOVE OBJECT DATA

Lệnh MOVE OBJECT DATA cho phép di chuyển dữ liệu của một vật thể

EDIT menu: Move object data

Để di chuyển dữ liệu của một vật thể thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh MOVE OBJECT DATA

- Chọn vật thể chứa dữ liệu muốn di chuyển

- Click trái tại một điểm mong muốn để định vị dữ liệu tại đó

- Nhấn ENTER để tiếp tục lệnh hiện hành

EDIT OBJECT DATA

Lệnh EDIT OBJECT DATA cho phép thay đổi nội dung những label của vật

thể

EDIT menu: Edit object data

Để lệnh này được thi hành phải thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh EDIT OBJECT DATA, hộp thoại sau đây xuất hiện

Hình 5.1

- Trong vùng Object chọn vật thể có nhãn cần thay đổi

- Chọn nhãn để thay đổi trong vùng Label

- Trong hộp Show value thay đổi nội dung của nhãn đã chọn

- Nhấn OK để kết thúc lệnh

Trang 20

RENUMBERING

Lệnh này cho phép tự động đánh số vật thể theo thứ tự “từ đầu đến cuối” và

“từ trái sang phải”

EDIT menu: Renumbering

SMART MODIFY

EDIT menu: Smart Modify

Lệnh SMART MODIFY cho phép di chuyển hoặc xoay một hoặc nhiều vật

thể cùng một thời điểm

Tuỳ theo vị trí của con trỏ trên vật thể mà có lệnh MOVE hoặc ROTATE:

- Nếu vị trí con trỏ tiếp giáp với điểm chèn vật thể thì SMART MODIFY

áp dụng lệnh ROTATE

- Nếu vị trí con trỏ ở trên vật thể nhưng không tiếp giáp với điểm chèn

nó thì SMART MODIFY áp dụng lệnh MOVE

Khi nhiều vật thể được chọn cùng một thời điểm, lệnh MOVE sẽ được áp

dụng

Trường hợp đặc biệt là đối với BusBar, SMART MODIFY áp dụng lệnh

STRETCH hoặc MOVE tuỳ theo vị trí con trỏ:

- Nếu vị trí con trỏ tại một trong hai điểm cuối của BusBar, SMART

MODIFY áp dụng lệnh STRETCH

- Nếu vị trí con trỏ trên BusBar nhưng không gần hai điểm cuối,

SMART MODIFY áp dụng lệnh MOVE

Trang 21

CHƯƠNG VI

CÁC LỆNH QUẢN LÍ VĂN BẢN

6.1 Tạo một văn bản

TOOLS menu: Text

Nhấp lên biểu tượng

Lệnh TEXT cho phép tạo ra một đoạn văn bản chỉ gồm vài dòng Nhập

những thông số cần thiết vào hộp thoại bên dưới:

Hình 6.1

Hộp Style cho phép chọn kiểu văn bản, chúng được tạo ra bằng cách dùng lệnh TEXT STYLE

6.2 Thay đổi hoặc hiệu chỉnh văn bản

EDIT menu: Object properties

Nhấp lên biểu tượng

Lệnh này cho phép thay đổi những thuộc tính hoặc nội dung của văn bản đã được nhập vào trên sơ đồ mạch

Để vào được lệnh này trình tự thực hiện các bước sau:

- Chọn văn bản cần hiệu chỉnh trên sơ đồ mạch

Trang 22

- Nhấp lên biểu tượng hoặc vào EDIT menu: Object properties hoặc

có thể Double-click trên văn bản cần hiệu chỉnh Hộp thoại hiệu chỉnh văn bản xuất hiện tương tự hộp thoại tạo ra văn bản nhưng khác là góc

xoay Angle không thể thay đổi

Hình 6.2

6.3 Tạo kiểu văn bản

TOOLS menu: Text Style

Nhấp lên biểu tượng

Hộp thoại bên dưới sẽ hiện ra:

Hình 6.3

Trang 23

Để tạo ra một text style mới thực hiện trình tự các bước sau:

- Bắt đầu lệnh TEXT STYLE

- Khi hộp thoại của nó xuất hiện, nhập tên text style cần tạo trong hộp

Để thay đổi text style hiện hành thực hiện như sau:

- Click lên text style muốn thay đổi và nhấn nút Change

- Hộp thoại Hình 6.4 xuất hiện, chọn lại những thuộc tính của văn bản

- Nhấn OK

Để xoá bỏ một text style thực hiện như sau:

- Click lên text style muốn xoá và nhấn Delete

Để đặt lại tên của một text style thực hiện như sau:

- Nhập tên text style mới

- Click lên text style muốn đặt lại tên

- Nhấn nút Rename

Trang 24

CHƯƠNG VII

CÁC LỆNH QUẢN LÝ MÀN HÌNH VÀ TRANG VẼ

7.1 Các lệnh quản lý màn hình

Zoom

VIEW menu: Zoom

Lệnh ZOOM cho phép phóng to hoặc thu nhỏ bản vẽ

+ 1: kích thước bản vẽ không thay đổi

+ -1: Bản vẽ là hình ảnh phản chiếu của bản vẽ cũ nhưng kích thước không thay đổi

+ -2: Bản vẽ là hình ảnh phản chiếu của bản vẽ cũ, kích thước phóng

Trang 25

Phóng to hoặc thu nhỏ bản vẽ sử dụng con trỏ màn hình:

- Bắt đầu lệnh ZOOM

- Lệnh Extents/Previous/Paper/Ratio/Corner of window/Center of

dynamic zoom xuất hiện Click trái chọn một điểm trên bản vẽ

- Chọn tuỳ chọn D hay DYNAMIC trên dòng lệnh

VIEW menu: Zoom Paper

Cho phép phục hồi sự hiển thị toàn trang vẽ

- Bắt đầu lệnh ZOOM

- Nhập vào dòng lệnh tuỳ chọn A hay PAPER

Zoom previous

Lệnh này cho phép hoàn lại màn hình hiển thị trước đó

Để lệnh thực hiện có thể nhấp lên biểu tượng của nó hoặc làm như sau:

VIEW menu: Pan

Để di chuyển màn hình hiển thị hiện hành, thực hiện theo thứ tự sau:

- Bắt đầu lệnh PAN

- Xác định điểm tham chiếu để di chuyển

- Click trái chọn điểm thứ hai để xác định khoảng cách, vị trí và chiều

đã di chuyển so với điểm tham chiếu

Trang 26

PAGES Menu: Sheetsmanagement

Giao diện của nó bên dưới:

Hình 7.1

Insert: cho phép chèn thêm số trang vẽ hiện hành Giao diện của nó bên

dưới

Hình 7.2

Trang 27

Trong đó:

- Insert: nhập số trang cần chèn

- From sheet: trang bắt đầu chèn

- Step: khoảng cách giữa hai trang kề nhau

Move: thay đổi thứ tự giữa các trang với nhau Cách làm như sau:

- Chọn trang cần di chuyển vị trí

- Nhấn nút Move

- Chọn vị trí để chèn trang đó vào

- Phóng thích nút Move

Edit: cho phép biên soạn những dữ liệu về Object, Customer, Date giao

diện của nó bên dưới

Trang 28

CHƯƠNG VIII

THIẾT BỊ ĐIỆN HẠ ÁP

Để vẽ một sơ đồ đơn tuyến của hệ thống, DOCWin có một thư viện vật thể

chứa trong thanh công cụ Objects

Hình 8.1

DOCWin chỉ mô tả các thiết bị điện hạ áp Những vật thể với điện áp trung

bình chỉ hiển thị khi hộp MV level được chọn

Hình 8.2

Phases: chọn số pha cho thiết bị

Distribution system: chọn hệ thống phân phối cho thiết bị

Đối với một hệ thống phân phối điều đáng lưu ý là:

- Nếu vẽ một vật thể mà không kết nối với những vật thể khác trước đó,

số pha và hệ thống phân phối của nó phải được xác định

- Nhưng khi nó được kết nối với những vật thể khác đã hiện diện trong

sơ đồ mạch, số pha và hệ thống phân phối sẽ thừa hưởng từ những vật thể đó

Double-click lên vật thể hoặc dùng lệnh PROPERTIES, giao diện của nó sẽ

hiện diện

Trang 29

Các thiết bị điện hạ áp trong thư viện vật thể sẽ được tìm hiểu lần lượt trong các giao diện bên dưới

8.1 Nguồn bất kì

Hình 8.3

Số pha và hệ thống phân phối đã được chọn trong bảng Plant general

properties

Rated voltage: cho phép chọn giá trị điện áp định mức

Dòng và hệ số công suất khi xảy ra ngắn mạch có thể nhập vào Tuy nhiên, khi không biết chính xác những dữ liệu này thì phải cần đến sự trợ giúp của những

công cụ khác Nhấn nút Help bên cạnh để mở ra hộp thoại bên dưới

Hình 8.4

Chọn một trong hai tuỳ chọn hoặc là tổng trở ngắn mạch hoặc là công suất

ngắn mạch một khi đã biết dữ liệu Nhấn OK để hiển thị dòng ngắn mạch và công

suất ngắn mạch

Trang 30

8.2 Máy phát điện

Hình 8.5

Nhập vào những thông số của máy để tính toán phân bố tải và ngắn mạch Tuy nhiên, ứng với mỗi máy phát trong cơ sở dữ liệu những thông số này đã được tính toán bởi nhà sản xuất

Chọn nguồn cung cấp là PV hoặc PQ

Công suất máy Sr có thể được tính toán khi biết một trong các tuỳ chọn cho

trong hộp thoại bên dưới bằng cách nhấn nút Help

Hình 8.6

Điện trở stator Ra có thể được tính toán khi biết hằng số thời gian Ta cho

trong hộp thoại bên dưới bằng cách nhấn nút Help bên cạnh

Trang 31

Hình 8.7

Nút Browse database mở ra hộp thoại cho phép chọn loại máy phát

Hình 8.8

Có thể chọn những loại máy phát đã có sẵn trong vùng dữ liệu Standard

database hoặc tạo ra một kiểu máy phát phù hợp với yêu cầu của đồ án trong vùng User database

Để tạo ra một máy phát trong vùng User database bằng cách nhập tên của nó trong hộp Model và những thông số có liên quan và nhấn nút Add to database

Trang 32

8.3 Máy biến áp hai cuộn dây

Hình 8.9

Giao diện này sử dụng để quản lý cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp

Hệ thống phân phối của cuộn thứ cấp được chọn tuỳ thích

Khi tính toán chương trình sẽ chọn loại dây quấn, hệ thống phân phối và số pha phù hợp với tính toán phân bố công suất

Trong khi tính toán DOCWin tự động chọn công suất định mức của máy biến

áp sao cho phù hợp với công suất của tải

Công suất định mức, điện áp ngắn mạch Vcc (%) và tổn thất công suất có thể chọn giá trị thích hợp đã có sẵn trong những hộp cùng tên hoặc có thể được nhập vào Tuy nhiên cần phải khoá lại những giá trị đã được đặt nhằm ngăn chặn sự thay đổi trong quá trình tính toán tự động hệ thống

Tổn thất ngắn mạch tính toán được cho trong hộp thoại bên dưới bằng cách

nhấn nút Help

Hình 8.10

Trang 33

Có thể chọn đầu phân áp cho đầu ra của cuộn thứ cấp trong hộp Plugs để có

mức điện áp thích hợp Để làm được điều này trước hết phải chọn giới hạn và bậc

phân áp trong hộp Voltage regulator

- Upper limit (%): giới hạn trên

- Lower limit (%): giới hạn dưới

Trang 34

8.4 Máy biến áp ba cuộn dây

Hình 8.12

Khi tính toán chương trình sẽ chọn kiểu dây quấn, hệ thống phân phối và số pha phù hợp với tính toán phân bố tải DOCWin tự động chọn công suất định mức của máy biến áp sao cho phù hợp với công suất định mức của tải

Switchboard: đặt tên của switchboard để tính độ tăng nhiệt độ bên trong máy

biến áp

Công suất định mức, điện áp ngắn mạch Vcc và tổn thất công suất có thể chọn giá trị thích hợp đã có sẵn trong những hộp cùng tên hoặc có thể được nhập vào Tuy nhiên, cần phải khoá lại những giá trị đã được đặt nhằm ngăn chặn sự thay đổi trong quá trình tính toán tự động của hệ thống

Sau khi chọn tổn thất (%) giữa các cuộn dây trong hộp Losses, nhấn nút Help

để xem tổn thất công suất ngắn mạch (kW) được tính toán bởi chương trình

Hình 8.13

Trang 35

Plug: chọn đầu phân áp cho đầu ra của cuộn trung và cuộn hạ để có mức điện

áp thích hợp Để làm được điều này trước hết phải chọn giới hạn và nấc phân áp

trong hộp Voltage regulator

- Upper limit (%): chọn giới hạn trên

- Lower limit (%): chọn giới hạn dưới

Standard database: không có sẵn máy biến áp trong cơ sở dữ liệu

User database: tạo ra những máy biến áp phù hợp với yêu cầu của đồ án

Việc tạo ra một máy biến áp trong vùng User database thực hiện tương tự

máy biến áp hai cuộn dây

Trang 36

và X sẽ được tính Ngược lại có thể tính được R và X khi biết được trở kháng tổng

Z và hệ số công suất cosϕ của vật thể Nhấn nút Help để mở ra hộp thoại này

Trang 37

Các loại cáp chương trình đưa ra:

- Cáp một sợi

- Cáp nhiều sợi

- Dây dẫn cách điện

Chất cách điện: PVC hoặc EPR/XLPE

Chất dẫn điện: Cu hoặc Al

Tuỳ theo mục đích sử dụng DOCWin sẽ chọn loại cáp phù hợp đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế lẫn kĩ thuật

Giao diện của cáp bên dưới:

Hình 8.17

8.6.2 Các phương pháp chọn tiết diện cáp và dây dẫn

8.6.2.1 Chọn tiết diện dây theo điều kiện phát nóng

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để chọn tiết diện dây dẫn và cáp cho lưới điện hạ áp Tuy nhiên có thể kết hợp với một số phương pháp khác nhằm tối ưu hoá sự lựa chọn này DOCWin định kích thước cáp sao cho khi chúng hoạt động liên tục nhiệt độ của chúng vẫn không vượt quá nhiệt độ cho phép (là nhiệt độ lớn nhất đã được tính toán)

Các tiêu chuẩn lắp đặt:

- Tiêu chuẩn IEC 60364-5-523: lắp đặt điện cho các toà cao ốc

- Tiêu chuẩn IEC 60890: đánh giá sự tăng nhiệt độ bằng phép ngoại suy

của bộ kiểm tra cục bộ PTTA (partially type tested assemblies) với cơ

cấu đóng mạch và cơ cấu điều khiển điện áp thấp

Trang 38

- Tiêu chuẩn IEC 60092-352: lắp đặt điện trên tàu nên chọn và lắp đặt cáp với điện áp và công suất thấp

Tuỳ theo tiêu chuẩn đã sử dụng mà có các cách lắp đặt khác nhau

8.6.2.2 Chọn tiết diện dây theo tổn thất điện áp cho phép

Trong mạng điện phân phối, khoảng cách tải điện khá xa, tổn thất điện áp lớn

do đó nên kết hợp thêm phương pháp này trong khi tính toán Tiết diện ngang của cáp được chọn theo phương pháp này sao cho điện áp rơi luôn thấp hơn giá trị đã được đặt

Sụt áp cho phép 10 % Chương trình sẽ báo lỗi nếu sụt áp lớn hơn 10 %

8.6.2.3 Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện

Phương pháp bắt buộc là chọn tiết diện theo điều kiện phát nóng, các phương pháp khác là không cần thiết Tuy nhiên, kết hợp với phương pháp này DOCWin cho phép chọn tiết diện dây nhỏ nhất, đồng thời tối ưu mặt kinh tế của sự lắp đặt Nghĩa là mang lại cho khách hàng tiết kiệm chi phí đáng kể trong lắp đặt Mục đích chủ yếu của phương pháp này là chọn tiết diện dây kinh tế

Nhấp vào biểu tượng bên phải hộp Economic dimensioning để xuất

hiện hộp thoại bên dưới

Hình 8.18

Các thông số kinh tế đã đặt là những giá trị hợp lý Do đó cần tham khảo tiêu

chuẩn trước khi thay đổi nó

Những thông số kinh tế bao gồm:

- Thời gian hoạt động với tổn thất công suất lớn nhất theo hiệu ứng Joule (giờ/năm)

Đơn giá năng lượng (Euro/Wh)

Trang 39

- Tỉ lệ tăng tải mỗi năm (%)

- Giá năng lượng tăng mỗi năm không do lạm phát (%)

- Hiệu ứng mặt ngoài (%)

- Hiệu ứng gần (%)

- Giá mỗi đơn vị chiều dài tuỳ thuộc vào tiết diện dây (Euro/m.mm2)

8.6.2.4 Chọn tiết diện kết hợp với bảo vệ lưới hạ thế

Chức năng này cho biết thiết bị nào đang bảo vệ cáp

Spha = 25 mm2→ Stt = Spha

Spha > 25 mm2→ 25 mm2≤ Stt≤ Spha/2

8.6.4 Chọn tiết diện dây PE

Spha = 16 mm2 và không bảo vệ tác động cơ khí → 4 mm2≤ SPE≤ Spha

Spha = 16 mm2 và có bảo vệ tác động cơ khí → 2,5 mm2≤ SPE≤ Spha

16 mm2≤ Spha≤ 35 mm2→ SPE = 16 mm2

Spha > 35 mm2→ SPE = Spha/2

Trang 40

8.6.5 Các bước chọn tiết diện cáp

Những thông số sử dụng để tính toán chứa trong hộp Cable và Methol of

installation

8.6.5.1 Chọn dữ liệu của cáp

Loại cáp: một sợi, nhiều sợi và dây dẫn cách điện

Vật liệu làm dây dẫn: Cu hoặc Al

Vật liệu làm cách điện: PVC hoặc EPR/XLPE

Nhiệt độ lớn nhất cho phép cáp hoạt động liên tục

Lưu ý rằng những dữ liệu này sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn đã chọn

Ngày đăng: 13/01/2015, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w