ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN TÌM HIỂU THIẾT KẾ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM NGHUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRONG ỔN ÁP

66 565 0
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN TÌM HIỂU THIẾT KẾ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM NGHUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRONG ỔN ÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CÁM ƠN Đề tài luận văn được hoàn thành, Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quí thầy cô trong Bộ Môn Kỹ Thuật Điện đã tận tình chỉ bảo. Cám ơn các bạn cùng lớp và gia đình đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần giúp đỡ Em trong quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa Em xin thành thật cám ơn Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay phương pháp dạy học đã có nhiều thay đổi. Xu hướng giảm bớt lý thuyết và tăng cường thực hành được áp dụng. Tại Bộ Môn Điện, do mới thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu, nhất là các phòng thí nghiệm chuyên môn. Trên tinh thần từng bước hoàn thiện các phòng thí nghiệm, nhà trường, bộ môn đã cố gắng mua những thiết bị thí nghiệm đắt tiền phục vụ học tập. Nhưng do còn khó khăn nên bộ môn không thể mua đầy đủ các thiết bị thí nghiệm. Chính vì vậy mà nội dung đề tài luận văn của sinh viên sẽ tiến hành làm một số mô hình thí nghiệm cho các phòng thí nghiệm và nội dung của đề tài “ Tìm hiểu - thiết kế - triển khai mô hình thí nghiệm nghuyên lý điều khiển tự động trong ổn áp” cũng nhằm mục đích trên. Nội dung của đề tài sẽ tìm hiểu về nguyên lý ổn áp trong các ổn áp xoay chiều, từ đó sẽ thiết kế, triển khai thành mô hình thí nghiệm. Bên cạnh đó cũng trình bày một số lý thuyết có liên quan . Nội dung của đề tài sẽ được bố cục trong 7 chương: Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh. Chương II:Lý thuyết điều khiển. Chương III: Linh kiện điện tử và ứng dụng. Chương IV: Mô tả dụng cụ và phương pháp nghiên cứu. Chương V: Triển khai mô hình thí nghiệm. Chương VI: Kết quả và thảo luận. Chương VII: Ý kiến và đề nghị. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng không tránh khỏi những sai sót, kính mong quí thầy cô cùng các bạn sinh viên thông cảm! Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu MỤC LỤC Phiếu đề nghị đề tài tốt nghiệp Phiếu nhận xét và đánh giá của cán bộ hướng dẫn Phiếu nhận xét và đánh giá của cán bộ chấm phản biện Lời nói đầu Lời cảm ơn Mục lục Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh 1 1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điện năng ở nước ta 1 1.2 Chất lượng điện năng 1 1.2.1 Khái niệm chung 1 1.2.2 Chất lượng tần số . 2 1.2.3 Chất lượng điện áp 2 1.2.3.1 Độ lệch điện áp so với điện áp định mức của lưới điện 2 1.2.3.2 Độ dao động điện áp 3 1.2.3.3 Độ không đối xứng 3 1.2.3.4 Độ không sin 3 1.3 Mục tiêu điều chỉnh điện áp 4 1.3.1 Sự biến đổi điện áp trên lưới hệ thống 4 1.3.2 Điều kiện để có thể điều chỉnh được điện áp 5 1.4 Phương pháp điều chỉnh điện áp tập trung 5 1.4.1 Điều chỉnh điện áp bằng cách điều chỉnh kích từ máy phát 6 1.4.2 Điều chỉnh dưới tải hệ số biến áp 6 1.4.3 Điều chỉnh điện áp bằng các biến áp hỗ trợ 6 1.4.4 Điều chỉnh bằng cách thay đổi các thông số của đường dây 7 1.4.5 Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi dòng công suất phản kháng 8 1.4.5.1Máy bù đồng bộ 8 1.4.5.2 Tụ điện 8 1.5 Điều chỉnh điện áp cục bộ 9 1.6 Phương thức điều chỉnh điện áp 9 1.6.1 Điều chỉnh sơ cấp 10 1.6.2 Điều chỉnh thứ cấp 10 1.6.3 Điều chỉnh cấp 3 10 Chương II: Lý thuyết điều khiển 11 2.1 Nguyên lý hồi tiếp 11 2.2 Hồi tiếp âm 12 2.3 Hồi tiếp dương 12 2.4 Ảnh hưởng của hồi tiếp đến độ ổn định 13 2.5 Ảnh hưởng của hồi tiếp lên độ nhạy 13 2.6 Ảnh hưởng của hồi tiếp đối với nhiễu 13 2.7 Ứng dụng của mạch hồi tiếp 13 2.7.1 Nguyên tắc thực hiện các sơ đồ ổn áp một chiều có hồi tiếp. 14 2.7.2 Các sơ đồ ổn áp một chiều có hồi tiếp đơn giản 15 2.7.3 Sơ đồ ổn áp có hồi tiếp dùng khuếch đại thuật toán ( op-amp ) 16 Chương III: Linh kiện điện tử và ứng dụng 17 3.1 Các tính chất về khuếch đại thuật toán ( op-amp ) 17 3.1.1 Các tính chất cơ bản của op-amp 17 3.1.2 Hệ số khuếch đại vi sai A D 18 3.1.3 Độ lệch offset 19 3.2 Ứng dụng của khuếch đại thuật toán 19 3.2.1 Mạch so sánh mức không (Zero ) 19 3.2.1.1 So sánh mức Zero không đảo 19 3.2.1.2 So sánh mức Zero đảo 20 3.2.2 Mạch so sánh với hai ngõ vào có điện thế bất kỳ 21 3.2.2.1 So sánh mức dương đảo và không đảo 21 3.2.2.2 So sánh mức âm đảo và không đảo 23 3.2.3 Mạch so sánh có hồi tiếp dương 24 3.2.3.1 Mạch so sámh đảo 24 3.2.3.2 Mạch so sánh không đảo 25 3.2.4 Mạch so sánh hai điện thế bất kỳ với hồi tiếp dương 27 3.2.4.1 Mạch so sánh không đảo 27 3.2.4.2 Mạch so sánh đảo 28 Chương IV: Mô tả dụng cụ và phương pháp nghiên cứu 30 4.1 Nguyên lý hoạt động chung của các loại ổn áp 30 4.2 Cấu trúc ổn áp Sutudo 31 4.3 Mạch điều khiển 32 4.3.1 Khối chỉnh lưu 32 4.3.2 Khối ổn áp 34 4.3.3 Cầu phân áp 35 4.3.4 Khối so sánh 35 4.3.5 Khối điều khiển 36 4.3.6 Khối chấp hành 37 4.4 Các loại ổn áp khác 37 4.4.1 Ổn áp Shita 37 4.4.2 Ổn áp Vinaftab 38 4.4.3 Ổn áp thay đổi từng nấc 39 4.5 Phương pháp nghiên cứu 40 Chương V: Triển khai mô hình thí nghiệm 42 5.1 Các thông số của biến áp từ ngẫu 42 5.2 Tính toán cầu phân thế 43 5.2.1 Chọn V Z = 5V 44 5.2.1.1 Tính toán các điện trở R 1 , R 2 , R 3 44 5.2.1.2 Tính độ nhạy của mạch 45 5.2.2 Chọn V Z = 10V 47 5.2.2.1 Tính toán các điện trở R 1 , R 2 , R 3 47 5.2.2.2 Tính toán độ nhạy của mạch 49 5.3 Thay đổi điện áp ổn định ngõ ra 51 5.4 Tính toán cơ cấu điều khiển 52 5.4.1 Nguyên lý hoạt động 52 5.4.2 Tính toán các điện trở phân cực R 4 , R 5 , R 6 , R 7 53 5.5 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm 54 5.5.1 Khảo sát điện thế so sánh và điện thế chuẩn 54 5.5.2 Khảo sát ngõ ra của mạch so sánh 55 5.5.3 Khảo sát cơ cấu điều khiển 56 5.5.4 Khảo sát điện áp ngõ ra 56 5.5.5 Thay đổi điện áp ổn áp 57 Chương VI: Kết quả và thảo luận 60 Chương VII: Ý kiến và đề nghị 61 Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 1 CHƯƠNG I CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điện năng ở nước ta Hiện nay với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tất cả các ngành, các lĩnh vực không ngừng mở rộng qui mô sản xuất. Nhu cầu về năng lượng là một vấn đề cấp thiết. Hiện nay nước ta đang tiến hành xây dựng nhiều nhà máy điện lớn khắp cả ba miền. Song song đó là các hệ thống đường dây truyền tải điện năng từ Nam ra Bắc, từ thành thị về nông thôn. Điện năng không chỉ được sử dụng ở thành thị, các khu công nghiệp mà còn ở vùng nông thôn xa xôi. Tuy đạt được những thành tựu trên nhưng nhìn chung hệ thống điện nước ta vẫn còn nhiều khó khăn. Hệ thống đường dây cũ kỹ không được thay thế mới gây ra tổn thất điện năng lớn làm cho chất lượng điện năng không cao. Độ lệch điện áp trên đường dây và nơi tiêu thụ không nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó làm cho cả nhà quản lý và hộ tiêu thụ điện tốn kém trong việc đầu tư thiết bị để nâng cao chất lượng điện năng. 1.2 Chất lượng điện năng 1.2.1 Khái niệm chung Chất lượng điện năng được đặc trưng bằng các giá trị qui định của điện áp và tần số trong mạng điện. Các yêu cầu chất lượng điện năng được định lượng cụ thể và có tính chất pháp định mà hệ thống điện phải thỏa mãn. Chất lượng điện năng ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các hộ dùng điện. Các thiết bị dùng điện chỉ có thể làm việc với hiệu quả tốt trong trường hợp điện năng có chất lượng cao. Các chỉ tiêu chính của chất lượng điện năng là độ lệch tần số, độ lệch điện áp, dao động điện áp, sự không đối xứng và không hình sin của đường cong điện áp. Độ lệch tần số như nhau đối với toàn bộ hệ thống điện, bởi vì giá trị tần số ở thời điểm nào đó được xác định bằng tốc độ quay của các máy phát điện. Trong các chế độ xác lập bình thường tất cả các máy phát có tốc độ đồng bộ. Vì vậy độ lệch tần số là chỉ tiêu hệ thống của chất lượng điện năng. Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 2 Đ iệ n áp có các giá trị khác nhau tại những điểm khác nhau trong mạng điện. Và vậy các chỉ tiêu chất lượng điện áp là cục bộ. Trong các chế độ thực của mạng điện, điện áp luôn luôn khác với điện áp danh định. Sự khác nhau đó được đặc trưng bằng các chỉ tiêu chất lượng điện áp: độ lệch điện áp, dao động điện áp… dao động điện áp là sự thay đổi tức thời của điện áp do mở máy các động cơ lớn, ngắn mạch trong mạng điện. Sự thay đổi của phụ tải trong các mạng cung cấp và phân phối dẫn đến sự thay đổi điện áp ở các hộ tiêu thụ. Điện áp giảm khi phụ tải tăng, điện áp tăng khi phụ tải giảm. Độ lệch điện áp càng lớn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các thiết bị tiêu thụ điện càng giảm. Ví dụ, giảm điện áp ở bóng đèn sợi đốt 10% so với điện áp danh định dẫn đến giảm độ chiếu sáng khoảng 40%, tăng điện áp lên 10% tuổi thọ bóng đèn giảm 3 lần. Vì vậy các chế độ điện áp của mạng cần phải như thế nào để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. 1.2.2 Chất lượng tần số Chất lượng tần số được đánh giá bằng độ lệch tần số so với tần số định mức: 100 dm dm f ff f − =∆ Độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn cho phép: maxmin fff ∆ ≤ ∆ ≤ ∆ Cũng có nghĩa là tần số phải luôn nằm trong giới hạn cho phép: maxmin fff ≤≤ Trong đó: minmin fff dm ∆ − = maxmax fff dm ∆ + = Độ dao động tần số đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tần số khi tần số biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 0,1%. Độ dao động tần số không được lớn hơn giá trị cho phép. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện nay thì độ lệch tần số cho phép là 1% tức ± 0,5H Z . 1.2.3 Chất lượng điện áp Chất lượng điện áp gồm các chỉ tiêu sau: 1.2.3.1 Độ lệch điện áp so với điện áp định mức của lưới điện δU = 100 dm dm U UU − Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 3 U là điện áp thực tế trên cực các thiết bị dùng điện, δU phải thỏa mãn điều kiện: δU - ≤ δU ≤ δU + δU - , δU + là giới hạn trên và dưới của độ lệch điện áp. Khi điện áp quá cao làm tuổi thọ thiết bị dùng điện giảm, nhất là thiết bị chiếu sáng, còn khi điện áp thấp quá làm cho các thiết bị dùng điện giảm công suất, nhất là đèn điện. Điện áp cao quá hoặc thấp quá đều gây ra phát nóng phụ cho thiết bị dùng điện, làm giảm tuổi thọ và năng suất, làm hỏng sản phẩm. Độ lệch điện áp cho phép ở các hộ tiêu thụ được qui định theo tiêu chuẩn Việt Nam như sau: + Trên các cực của các thiết bị chiếu sáng làm việc trong nhà ± 5%. + Trên các cực của các động cơ, các thiết bị mở máy và điều khiển từ -5% đến +10%. + Trên các cực của các thiết bị còn lại ± 5%. Theo các điều kiện cách điện, điện áp trong các mạng 35 – 220kV không được lớn hơn 15%, trong các mạng 330kV không lớn hơn 10%, trong các mạng 500kV và cao hơn không lớn hơn 5% so với điện áp danh định. Độ lệch điện áp thay đổi theo thời gian do sự thay đổi của phụ tải, của chế độ điện áp trong các trung tâm cung cấp… 1.2.3.2 Độ dao động điện áp Sự biến thiên nhanh của điện áp được tính theo công thức: 100 minmax dm U UU U − =∆ , % Tốc độ biến thiên từ U min đến U max không nhỏ hơn 1%/s. Dao động điện áp gây ra dao động ánh sáng, làm hại mắt người, gây nhiễu máy thu thanh, máy thu hình và các thiết bị điện tử. 1.2.3.3 Độ không đối xứng Phụ tải các pha không đối xứng dẫn đến các pha không đối xứng, sự không đối xứng này được đặc trưng bởi thành phần thứ tự nghịch của điện áp. Điện áp không đối xứng làm giảm hiệu quả công tác và tuổi thọ của thiết bị dùng điện, giảm khả năng tải của lưới điện và tăng tổn thất điện năng. 1.2.3.4 Độ không sin Các thiết bị dùng điện có đặc tính phi tuyến như máy biến áp không tải, bộ chỉnh lưu, tiristor…làm biến dạng đường đồ thị điện áp, khiến nó không còn là hình Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 4 sin nữa và xuất hiện các sóng hài bậc cao U j , I j . Các sóng hài bậc cao này góp phần làm giảm điện áp trên đèn và thiết bị sinh nhiệt, làm tăng thêm tổn thất sắt từ trong động cơ, tổn thất điện môi trong cách điện, tăng tổn thất trong lưới điện và thiết bị dùng điện, giảm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Chất lượng điện áp được đảm bảo nhờ các biện pháp điều chỉnh điện áp. Điều chỉnh điện áp có thể được tiến hành tập trung hay cục bộ. Điều chỉnh tập trung được thực hiện ở các trung tâm cung cấp, còn điều chỉnh cục bộ được thực hiện ở hộ tiêu thụ điện. 1.3 Mục tiêu điều chỉnh điện áp 1.3.1 Sự biến đổi điện áp trên lưới hệ thống Tổn thất điện áp trên lưới hệ thống được tính như sau: 2 U XQRP U U + = ∆ Trên lưới hệ thống X >> R nên có thể viết: 2 . U XQ U U = ∆ Ta thấy điện áp trên lưới hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào dòng công suất phản kháng Q và sơ đồ lưới điện X. Bù công suất phản kháng, một mặt làm giảm tổn thất điện áp ( do giảm Q.X ) tức là làm tăng mức điện áp. Có hai loại biến thiên điện áp trên lưới hệ thống: + Biến đổi chậm gây ra bởi sự biến đổi tự nhiên của phụ tải theo thời gian. + Biến đổi nhanh do nhiều nguyên nhân klhác nhau: sự dao động điều hòa hoặc ngẫu nhiên của phụ tải, sự biến đổi sơ đồ lưới điện, hoạt động của bảo vệ rơle và các thiết bị tự động hóa, khởi động hay dừng tổ máy phát. Mục tiêu điều chỉnh điện áp trên lưới như sau: a) Giữ vững điện áp trong mọi tình huống vận hành bình thường cũng như sự cố, trong phạm vi cho phép xác định bởi giới hạn trên và dưới. Các giới hạn này được xác định như sau: + Giới hạn trên được xác định bởi khả năng chịu áp của cách điện và hoạt động bình thường của các thiết bị phân phối cao và siêu cao áp. Nếu điện áp tăng cao sẽ làm già hóa nhanh cách điện và làm cho thiết bị hoạt động không chính xác. + Giới hạn dưới được xác định bởi điều kiện an toàn hệ thống, tránh quá tải đường dây và máy biến áp ( trong lưới điện có điều áp dưới tải khi P là hằng số thì nếu U giảm I sẽ tăng gây quá tải ), tránh gây mất ổn định điện áp. Nếu có nhà máy điện nguyên tử thì phải giữ điện áp trên lưới tự dùng của các nhà máy này rất chặt chẽ. Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 5 Giới hạn trên gọi là giới hạn kỹ thuật hay điều kiện kỹ thuật. Nói chung trong lưới điện 220kV trở lên, điện áp chỉ được phép dao động trong giới hạn ± 5% so với U dm . Với mức giới hạn này thì việc điều chỉnh dưới tải ở các máy biến áp khu vực và trung gian sẽ thuận lợi. b) Trong giới hạn kỹ thuật cho phép, giữ mức điện áp sao cho tổn thất công suất tác dụng nhỏ nhất, đây là điều kiện kinh tế. Nói chung trong điều kiện tổn thất vầng quang nhỏ mức điện áp nên giữ ở mức cao nhất có thể thì ∆ P sẽ nhỏ. Nói tóm lại, điện áp trên lưới hệ thống được điều chỉnh theo điều kiện an toàn và kinh tế. 1.3.2 Điều kiện để có thể điều chỉnh được điện áp Điều kiện cần để có thể điều chỉnh được điện áp là đủ công suất phản kháng và công suất phản kháng này phải được phân bố hợp lý ở từng khu vực của hệ thống. Điều kiện đủ để có thể điều chỉnh điện áp là nguồn công suất phản kháng phải điều khiển được trong phạm vi cần thiết. 1.4 Phương pháp điều chỉnh điện áp tập trung Các giá trị của độ lệch điện áp phụ thuộc vào điện áp trong các trung tâm cung cấp, sơ đồ cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đồ thị công suất phản kháng và công suất tác dụng. Trong các hệ thống điện hiện đại thường có nhiều cấp điện áp và các đường dây dài với các cấp điện áp khác nhau, vì vậy tổng tổn thất điện áp trên đường dây truyền tải điện năng từ các nguồn đến các hộ dùng điện có giá trị lớn. Mặt khác sự thay đổi phụ tải từ giá trị lớn nhất đến giá trị nhỏ nhất dẫn đến thay đổi giá trị tổn thất điện áp. Kết quả là điện áp trên các cực của các thiết bị dùng điện thay đổi trong các giới hạn vượt quá các giới hạn cho phép. Trong các điều kiện đó cần phải tiến hành các điều chỉnh điện áp để đảm bảo các yêu cầu của điện áp. Điều chỉnh điện áp là quá trình thay đổi điện áp tại các điểm đặt trưng của hệ thống điện nhờ các phương tiện kỹ thuật đặc biệt. Các phương pháp điều chỉnh điện áp bao gồm: + Điều chỉnh kích từ máy phát điện + Điều chỉnh dưới tải hệ số biến áp (đầu phân áp ) ở máy biến áp tăng và giảm áp. [...]... biến trong các mạng điện công nghiệp 1.5 Điều chỉnh điện áp cục bộ Mặc dù hệ thống điện đã được điều chỉnh điện áp, tuy nhiên ở nơi tiêu thụ độ lệch điện áp vẫn còn lớn Một số thiết bị tiêu thụ điện năng đòi hỏi điện áp ít dao động và độ lệch điện áp thấp Ở nơi tiêu thụ, việc điều chỉnh điện áp phải đảm bảo độ lệch điện áp thấp Mặc dù đòi hỏi chất lượng điện áp cao như vậy nhưng việc điều chỉnh điện áp. .. sau biến áp hạ áp cũng vẫn đảm bảo độ lệch điện áp ở cuối đường dây Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 9 Chương I: Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh thấp Ổn áp được điều khiển hoàn toàn tự động áp ứng tức thời với các dao động điện áp tránh được hiện tượng giảm áp hoặc tăng áp quá mức 1.6 Phương thức điều chỉnh điện áp Hệ thống điều chỉnh điện áp tập trung được chia làm ba cấp 1.6.1 Điều chỉnh... tạp như điều chỉnh điện áp tập trung Điều này là do điều chỉnh điện áp chỉ áp dụng trong phạm vi hộ tiêu thụ mà không bao gồm cả khu vực hay hệ thống và được thực hiện chỉ bằng phương pháp chủ yếu là dùng thiết bị ổn áp Ổn áp là một thiết bị điện kết hợp với công nghệ điện tử để có thể tự động điều chỉnh điện áp Ở nơi tiêu thụ thường thì phụ tải tập trung và đường dây truyền tải không dài Ổn áp được... UP -VCC Hình 3.1 - Sơ đồ bộ khuếch đại thuật toán UD = UP – UN : điện áp vi sai UP, IP : điện áp và dòng điện vào không đảo UN, IN : điện áp và dòng điện vào đảo UR, IR : điện áp và dòng điện ra Bộ khuếch đại thuật toán khuếch đại điện áp vi sai UD = UP – UN với hệ số khuếch đại vi sai AD > 0 Khi đó điện áp ra UR = AD.UD = AD( UP – UN ) + Nếu UP > UN thì UR = AD( UP – UN ) > 0 Điện áp ra UR sẽ đồng pha... nguyên lý ổn áp khác không dùng động cơ servo Ổn áp này hoạt động bằng cách thay đổi cuộn dây sơ cấp theo từng nấc 4.1 Nguyên lý hoạt động chung của các loại ổn áp Mặc dù có nhiều loại ổn áp khác nhau nhưng hoạt động của các loại ổn áp này vẫn dựa trên một nguyên lý chung có cùng sơ đồ khối sau đây: UV sơ cấp chấp hành thứ cấp điều khiển So sánh UR chỉnh lưu và phân áp nguồn chuẩn Hình 4.1- Sơ đồ khối... II: Lý thuyết điều khiển Trong mạch có hồi tiếp sẽ cải thiện được chất lượng các thông số đầu ra Hồi tiếp được sử dụng trong các mạch điều khiển điện áp, tốc độ,… các thông số này sẽ được điều khiển theo một giá trị định trước nhằm áp ứng mục đích đặt ra Mạch hồi tiếp được sử dụng để điều khiển điện áp thường nhằm mục đích ổn định điện áp ra khi có thay đổi điện áp đầu vào Mạch này dùng cho cả điện áp. .. Chất lượng điện năng và các phương pháp điều chỉnh + Điều chỉnh điện áp ở các máy biến áp hỗ trợ chuyên dùng để điều chỉnh điện áp + Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi thông số của đường dây + Điều chỉnh công suất phản kháng của các nguồn công suất phản kháng đặt trên lưới gồm máy bù đồng bộ và tụ điện Để đảm bảo các chế độ cần thiết của điện áp trong các mạng phân phối cần phải đặt các thiết bị tập... Điều chỉnh sơ cấp Điều chỉnh sơ cấp là quá trình áp ứng nhanh và tức thời các biến đổi điện áp nhanh và ngẫu nhiên bằng tác động của các thiết bị điều chỉnh điện áp máy phát và các máy bù tĩnh Trong trường hợp điện áp biến đổi lớn thì các bộ tự động điều áp dưới tải ở các máy biến áp cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh Điều chỉnh sơ cấp thực hiện tự động trong thời gian rất nhanh Điều chỉnh sơ cấp... rời có nhược điểm là mạch phức tạp, trong khi dùng IC sẽ đơn giản hơn Sau đây sẽ nghiên cứu chi tiết ổn áp thực tế, đó là ổn áp Sutudo 4.2 Cấu trúc ổn áp Sutudo Ổn áp Sutudo là loại ổn áp xoay chiều dùng động cơ tuỳ động một chiều kéo thanh trượt để thay đổi tỉ số vòng dây biến áp để giữ điện áp ra là hằng số Nguyên Hình 4.2 - Sơ đồ máy biến áp tự ngẫu trong ổn áp Sutudo Svth: Nguyễn Văn Bé Sáu 31... trung để điều chỉnh điện áp trong các trung tâm cung cấp Các thiết bị này là các máy biến áp điều chỉnh dưới tải, các máy bù đồng bộ và các tụ tĩnh Nếu như điều chỉnh điện áp trong các trung tâm cung cấp không đảm bảo các mức cần thiết của điện áp, cần điều chỉnh cục bộ bằng phương pháp thay đổi tỷ số biến áp của máy biến áp không điều chỉnh dưới tải và mắc nối tiếp các tụ điện với phụ tải 1.4.1 Điều chỉnh

Ngày đăng: 14/01/2015, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan