1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi

15 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 659,32 KB

Nội dung

số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi số tay hướng dẫn nuối ghép cá chẽm với cá rô phi

Trang 1

1

DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU

DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG

SỔ TAY HƯỚNG DẪN NUÔI GHÉP CÁ

CHẼM VỚI CÁ RÔ PHI

Rạch Giá, tháng 5/2013

Trang 2

2

LỜI NÓI ĐẦU

Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng

nề nhất do biến đổi khí hậu Kiên giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và có tới 85% diện tích đất nằm trên mực nước biển chưa tới một mét, phần lớn người dân hiện đang sống ở khu vực thấp, và đang đối diện với rủi ro do mực nước biển dâng và sự gia tăng thường xuyên và trầm trọng của các thảm hoạ thiên nhiên, như bảo, gió lốc, lũ lụt Áp lực về kinh tế, nghèo đói và thiếu kiến thức dẫn đến việc sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên ven biển Ngoài ra, dân số tăng nhanh sẽ tạo áp lực rất lớn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền và vùng ven biển, nơi

có đa dạng sinh học cao

Cá Chẽm có giá trị kinh tế cao, và có khả năng sống được cả trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn, và có thể xem đây là loài cá nuôi thích hợp với vùng bờ biển Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu

Cuốn sổ tay “Hướng dẫn nuôi ghép cá Chẽm với cá Rô Phi” là tập hợp các hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thực tế nhằm giúp người dân nuôi thành công, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, và giảm bớt sự phụ thuộc vào tài

nguyên thiên nhiên

Trang 3

3

I NUÔI GHÉP LÀ GÌ

Nuôi ghép là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm

thức ăn (cá Rô Phi) với loài cá chính trong ao (cá Chẽm) Đây là hình thức nuôi đầy hứa hẹn, trong việc

làm giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn

cá tạp Việc lựa chọn cá Rô Phi làm thức ăn là do khả năng sinh sản liên tục của chúng nhằm đạt được đủ số lượng cá con làm thức ăn để giữ ổn định sự phát triển của cá chẽm trong suốt thời gian nuôi Cá Rô Phi là loài

sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao và không cạnh tranh với cá Chẽm về thức ăn

II NUÔI GHÉP CÓ LỢI GÌ

 Chi phí thấp: mô hình này phù hợp với người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, người nuôi có điều kiện kinh tế khó khăn Do tận dụng được nguồn

cá Rô phi có sẵn để làm thức ăn cho cá Chẽm, bà con có thể bắt ngoài thiên nhiên về nuôi, hay trong

ao đã có sẵn Bà con có thể tận dụng các ao, hầm có sẵn, chỉ tốn chi phí cải tạo ao, mua cá chẽm giống

 Kỹ thuật nuôi đơn giãn: nuôi đơn, hay nuôi còn gọi

là nuôi công nghiệp đòi hỏi đầu tư nhiều, kỹ thuật quản lý tốt, rủi ro cao

Trang 4

4

III MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁ CHẼM

 Cá có cơ thể dài, miệng rộng, không cân

 Cá có thể đạt chiều dài tối đa: 2m, cân năng: 60kg

 Cá có thể sống ở nước ngọt, lợ, mặn, và khi trưởng thành cá sẽ di cư ra biển để đẻ trứng, sau khi nở cá con sẽ bơi ngược vào vùng cửa biển, và ao hồ để sinh sống

 Điều kiện thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển: nhiệt độ 15-280C, độ mặn 2 - 35‰, độ sâu 1.2 - 2m

 Cá chẽm là loài cá dữ, ăn cá nhỏ, tôm tép và giáp xác các loại…

 Cá lớn nhanh, sau 1 năm từ cá giống 4 – 5cm có thể đạt trọng lượng 1.5 – 3kg/con

 Cá chẽm sống nhiều nơi trên thế giới, từ Ấn Độ đến Indonesia,Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan và Nam Nhật Bản

 Ở Việt Nam có ở dọc bờ biển từ Bắc đến Nam

 Cá Chẽm là loài lưỡng tính, lúc còn nhỏ (từ 1.5 – 2kg) hầu hết là cá đực sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên thì có sự thay đổi giới tính từ cá đực thành

cá cái (khi cá đạt 4- 6 kg), tuy nhiên, cũng có cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng

Trang 5

5

II XÂY DỰNG AO NUÔI

 Ao nuôi cá Chẽm nên được thiết kế dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông

 Kích thước tốt nhất từ 1.000m2 đến 2 ha để dễ chăm sóc, quản lý và thu hoạch

 Độ sâu của ao từ 1.2-1.5m, đảm bảo mức nước trong

ao tối thiểu từ 0,9-1.2 m

 Mỗi ao phải có cống cấp thoát nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước

 Đáy ao bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước

 Ao nên được thiết kế gần kênh, song, phù hợp nhất

là trên vùng trung và cao triều, thuận lợi cho việc cấp thoát nước

Trang 6

6

III CHUẨN BỊ AO NUÔI

 Tháo cạn nước, kiểm tra lại bờ ao, lấp các chỗ rò rỉ

và hang hốc quanh bờ ao

 Bón vôi diệt tạp và tăng pH đất với liều lượng 10-15kg/100m2, phơi đáy ao 3-5 ngày

 Lấy nước vào ao, nên lấy thông qua lưới lọc để ngăn chặn rác và cá tạp

 Bón phân gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá Rô phi, đồng thời giữ cho môi trường nước luôn ổn định Loại phân thường sử dụng gây màu nước là phân hữu cơ (phân gà) với liều lượng 1 tấn/ha hay phân N.P.K kết hợp với phân Ure theo tỷ

lệ 3:1, liều lượng 20kg N.P.K/ha và 7kg Ure/ha

 Khi nước có màu xanh nhạt, hay vàng nhạt, lúc đó sinh vật phù du phát triển mạnh thì tiến hành thả cá

Rô Phi bố mẹ với mật độ 0.5 – 1 con/m2 Tỷ lệ 1 đực

3 cái Cá rô phải nuôi trong ao từ 1-2 tháng hoặc đến khi cá con xuất hiện nhiều thì mới thả cá Chẽm giống vào ao nuôi.

Trang 7

7

IV CHỌN GIỐNG VÀ THẢ CÁ

1 Chọn giống

 Cá giống phải có kích cỡ đồng đều nhằm hạn chế tối

đa sự hao hụt do cá ăn lẫn nhau

 Cá giống càng lớn càng tốt, nhưng tối thiểu kích cỡ phải đạt 4 – 5 cm/con

 Cá khoẻ mạnh, không bị xây xát, và không bị dị tật

Cá giống khoẻ mạnh thường bơi lội nhanh nhẹn và

có phản xạ tốt khi có tác động từ bên ngoài

Kích thước

cá 5cm, cá đều cỡ

Kiểm tra mẫu cá

Trang 8

8

2 Vận chuyển cá giống

 Thông thường trại cá sẽ hạ nhiệt độ nước trước khi

đóng cá vào bọc để vận chuyển, đối với cá 4-5 cm

thường một bọc là 200 con

 Trong quá trình vận chuyển bọc cá phải để nằm

ngang vì như vậy cá sẽ có nhiều không gian để

thở, không được để bọc đứng vì bọc đứng sẽ làm

cho cá khoảng trống, thiếu oxy, cá bị ngộp, bị

chết trong quá trình vận chuyển

Để bọc nằm ngang khi vận chuyển

Bọc xắp ngang (đúng)

Không được

để bọc đứng khi vận chuyển

Trang 9

9

3 Thuần và thả cá

 Hai ngày trước khi nhận cá, người mua nên báo độ mặn ao nuôi với trại giống, trại giống sẽ giúp thuần

độ mặn phù hợp với độ mặn ao nuôi, tránh sóc về độ mặn

 Như đã đề cập ở trên, trại cá đã hạ nhiệt độ nước vận chuyển cá bằng nước đá để giảm việc tiêu thụ oxy của cá, do đó trước khi thả cá phải ngâm bọc cá xuống ao 30 phút (chỉ ngâm bọc nilon, bỏ bao ngoài ra)

 Sau 30 phút ngâm bọc cá trong ao, bà con có thể thả

cá trực tiếp bằng cách mở bọc cho cá từ từ bơi ra, hay thuần cá nếu có điều kiện

 Dụng cụ thuần: thau lớn, hay lu sạch và máy sục khí

để tạo oxy trong quá trình thuần Cách thuần: bà con

đổ toàn bộ cá vào thau (số lượng ít) hay lu (số lượng nhiều) cho chạy sục khí sau đó cứ khoảng 5-10 phút

bà con múc một chén hay ca nhỏ nước từ ao nuôi đổ vào thau hay lu thuần cá hay cho cá làm quen với điều kiện ao nuôi, và làm như vậy trong khoảng 1giờ

 Thả cá, tốt nhất là nên thả cá vào buổi chiều vì thời tiết mát mẻ, có nhiều thời gian để thuần cá và nhiệt

độ nước vào buổi tối ổn định hơn, mát mẻ hơn, cá ít

bị sóc hơn, ngoài ra cũng có thể thả cá vào buổi sáng sớm trước 8h sáng

Trang 10

10

3 Vèo cá

 Để tăng tỉ lệ sống và

giúp cá lớn nhanh trong

giai đoạn đầu, bà con

nên làm vèo để thả và

cho cá con ăn Vèo nên

được làm ngay trong ao

nuôi, không nên vèo cá

trong các ao nhỏ, ít

nước vì như vậy làm

giảm sức khoẻ cá và cá

sẽ bị hao nhiều

 Tùy vào số lượng cá mà để làm vèo, nhưng vèo cá phải đủ rộng để cá con có thể thoải mái bơi lội, và tìm kiếm thức ăn

 Cho ăn cá tạp, cá tạp phải tươi, lượng ăn 10% trọng lượng cá (ước tính cá 5 cm là 500 con/kg) cá phải được băm nhỏ cho vừa với miệng cá, chia làm hai lần cho ăn lúc 8h sáng và 5h chiều

 Bà con nên bỏ thức ăn vào vó để tránh cho ăn dư

 Sau 1 tháng nuôi trong vèo:

1 Đếm lại số lượng cá còn sống

2 Vớt và thả những con lớn đồng cỡ ra hầm (ao)

3 Tiếp tục cho cá trong vèo ăn

 Nữa tháng sau (lúc cá 1,5 tháng tuổi):

1 Đếm số lượng cá còn sống

2 Thả tiếp những con lớn đồng cỡ ra hầm (ao)

3 Tiếp tục cho cá trong vèo ăn

 Nữa tháng sau (lúc cá 2 tháng tuổi):

1 Đếm số lượng cá còn lại trong vèo

2 Thả hết cá trong vèo

Trang 11

11

V QUẢN LÝ AO

 Do cần duy trì nguồn thức ăn tự nhiên nên cần hạn chế việc thay đổi nước cho ao nuôi, chế độ thay nên

3 ngày/lần, mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước ao

 Định kỳ xác định tốc độ tăng trưởng của cá, theo dõi diễn biến môi trường, tình trạng bắt mồi và tình trạng hoạt động của cá

 Thường xuyên kiểm tra bờ bao, cống rãnh, nhất là vào mùa mưa, tránh việc thất thoát cá ra ngoài

VI THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO ĂN

 Không cần thiết cho cá ăn nếu lượng cá rô phi con nhiều

 Ngoài ra nếu có cá tạp thì bà con có thể cho cá ăn thêm, cá cần được băm nhỏ và dãi đều ao, tránh cho

cá ăn 1 chổ vì như vậy chỉ có những con lớn ăn được, làm tăng sự phân đàn cá

VII THU HOẠCH CÁ

 Bà con nên tát cạn để

thu toàn bộ cá và sau

đó cải tạo lại ao nuôi

cho vụ sau

 Trong điều kiện không

thể bơm cạn thì bà con

có thể bơm bớt nước,

sau đó dùng lưới để

kéo thu toàn bộ cá

Trang 12

12

VIII PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Trong mọi hình thức nuôi thì việc phòng bệnh là quan trọng nhất, nhất là đối với hình thức nuôi ghép

Vì trong nuôi thuỷ sản việc trị bệnh là gián tiếp qua thức ăn, môi trường nước, do đó một lượng không nhỏ thuốc sẽ bị tan vào trong nước, cá không hấp thụ được gây lãng phí Hơn nữa trong nuôi ghép do mật

độ cá thả rất thấp 0,5 – 1 con/m2

do đó việc trị bệnh cho cá sẽ là lãng phí và không mang lại hiệu quả cao

1 Cách phòng bệnh cho cá

 Chọn cá giống khoẻ mạnh, đều cỡ khi thả

 Thả mật độ thích hợp, không thả dày vì thả dày cá sẽ thiếu thức ăn và chậm lớn

 Bảo đảm sự ổn định mực nước trong ao tối thiểu 0,9

m, vì lượng nước thấp sẽ làm cho ao thiếu ổn định ví

dụ như nước nóng quá khi trời nắng, và lạnh quá khi trời mưa làm cho cá bị sóc, cá lớn chậm, bị bệnh…

 Cải tạo ao kỹ trước mỗi mùa vụ, tránh việc đáy ao bẩn và mầm bệnh nằm trong bùn đáy ao, làm dơ nước…

 Duy trì màu nước ao, đối với ao nước ngọt là màu xanh nhạt, còn ao nước mặn là màu hơi vàng nâu, vì đây là thức ăn của cá rô phi để tạo ra nhiều cá rô phi con làm thức ăn cho cá chẽm

Trang 13

13

 Khi phát hiện một số con bệnh, hay có dấu hiệu bị bệnh, bà con nên loại ngay những con này ra khỏi ao nuôi

 Nếu có cho ăn thêm cá tạp trong quá trình nuôi, thì thức ăn phải tươi, không mầm bệnh, tránh cho ăn dư thừa gây thối nước

2 Trị bệnh

Như đã trao đổi ở trên, việc trị bệnh cho cá sẽ không hiệu quả nhưng bà con có thể tham khảo một số loại bệnh thường gặp trên cá chẽm sau đây, còn cách liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc:

a Bệnh sán lá ký sinh trên mang cá

Trị bằng: BKC, Praziquantel

Trang 14

14

b Bệnh Rận Cá

Trị bằng thuốc: CuSO4 hoặc BKC, FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

c Bệnh Trùng mỏ neo

Trị bằng thuốc: FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

Trang 15

15

d Đĩa cá

Trị bằng thuốc: Formaldehide, Praziquantel

e Bệnh xuất huyết

Trị bằng thuốc: sát khuẩn, Flophenicol

Ngày đăng: 13/01/2015, 02:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w