1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính công ty thịnh nam

81 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 799,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM Đơn vị thực tập: CễNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM Tên giao dịch: THANH NAM JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: THANH NAM JSC Trụ sở chính : Số 157 ngõ 97, đường Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Họ và tên: Tạ Như Quỳnh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 48A Mã sinh viên: CQ482392 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thuỳ Dương Hà Nội, tháng 4/2010 MỤC LỤC Trang Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2007-2009 38 Phân tích thuyết minh 76 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình chung của công ty cổ phần Thành Nam 33 Bảng 2.2. Phân tích SWOT của công ty cổ phần Thành Nam 34 Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CT cổ phần Thành Nam năm 2007-2009 38 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2007-2009 41 Bảng 2.5. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 42 Bảng 2.6. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2006-2009 44 Bảng 2.7. Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2006-2009 46 Bảng 2.8. Tình hình vốn lưu động ròng qua các năm 46 Bảng 2.9. Các chỉ tiêu khả năng thanh khoản của công ty trong các năm 2007-2009 47 Bảng 2.10 Hệ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp 2006-2009 49 Bảng 2.11.Một số chỉ số về khả năng hoạt động của doanh nghiệp các năm 2007-2009. .50 Bảng 2.12. Một số chỉ số liên quan đến lợi nhuận của Thành Nam 51 Biểu 2.9. Doanh thu của doanh nghiệp qua các năm 2006-2009 52 Biểu 2.10. Doanh lợi tài sản qua các năm 2006-2009 của doanh nghiệp 53 Biểu 2.1. Quy mô vốn của công ty các năm 2006- 2009 35 Biểu 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần Thành Nam năm 2006-2009 36 Biểu 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2006-2009 39 Biểu 2.4. Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp trong năm 2006-2009 44 Biểu 2.5. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2006-2009 45 Biểu 2.7. Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp trong năm 2006-2009 48 Biểu 2.8. Hệ số nợ của doanh nghiệp trong các năm 2006-2009 49 DANH MỤC VIẾT TẮT TCDN : Tài chính doanh nghiệp VLĐ : Vốn lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn TSCĐ : Tài sản cố định NWC : Vốn lưu động ròng Nợ NH : nợ ngắn hạn Vốn CSH : Vốn chủ sở hữu BCTC : Báo cáo tài chính LNST : Lợi nhuận sau thuế SXKD : sản xuất kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2007-2009 38 Phân tích thuyết minh 76 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp húa,hiện đại hóa đất nước.Trong tiến trình này hệ thống doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng – đó là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Doanh nghiệp là tổ chức quan trọng thực hiện các hoạt động kinh tế, tạo ra bước phát triển đất nước. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành trong những năm gần đây thì tốc độ phát triển doanh nghiệp trong những năm qua tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tuy nhiên, năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam là cũn khỏ thấp và chưa phát huy hết khả năng của mình. Vấn đề sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và huy động thế nào cho chi phí là thấp nhất đem lại hiệu quả cao nhất có thể cho doanh nghiệp đang là trăn trở của các chủ doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thành Nam, em cũng đã có cơ hội được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc của công ty. Công ty cổ phần Thành Nam có nhiều cố gắng trong việc tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để huy động, phân bổ nguồn vốn thích hợp, doanh thu tăng kèm với chi phí phù hợp, quản trị tài chính tài tình. Đó là câu hỏi rất rất khó không chỉ với công ty cổ phần Thành Nam mà đối với hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. Chính vì thế mà em mạnh dạn chọn nội dung này làm đề tài chuyên đề. Nội dung bản chuyên đề tập trung phần lớn vào phân tích tình hình tài chính của công ty và đưa ra hướng giải quyết phần nào cho vấn đề tài chính hiện nay của công ty. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề mà đề tài “ Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Thành Nam” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua phân tích hoạt động kinh doanh cũng như tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu tình hình tài chính của công ty cổ phần Thành Nam tại Số 157 ngõ 97, đường Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp phân tích tài chính, phương pháp điều tra và khảo sát thực tế… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài chuyên để này được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần Thành Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ phần Thành Nam Do thời gian thực tập không lâu, khả năng của bản thân còn có hạn cho nên bản chuyên đề khó thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô để cho bản chuyên đề được hoàn thiện hơn.Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này, em xin cảm ơn ban lãnh đạo cựng cụ cỏc chỳ, anh kế toán trưởng của công ty cổ phần Thành Nam số 15/8 Liễu Giai – Hà Nội, đặc biệt là sự dìu dắt tận tình của cô giáo hướng dẫn – Th.s Nguyễn Thị Thuỳ Dương đó giúp em hoàn thành bản chuyên đề này. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Tạ Như Quỳnh CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính đã được phát triển và chú trọng hơn bao giờ bởi sự phát triển của hệ thống tài chính và công nghệ thông tin. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư, ngân hàng…đều sử dụng phân tích tài chính như là công cụ đắc lực để ra quyết định. Phân tích tài chính là quy trình sử dụng tập hợp cỏc khái niệm, hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý đầu tư và tài trợ phù hợp. Phân tích tài chính là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá một doanh nghiệp từ đó ra quyết định đầu tư, nó cho biết thực trạng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại đồng thời dự báo tương lai. Do vậy nó cần được dành sự đầu tư thích đáng trong quá trình phân tích doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình hết sức quan trọng. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Phân tích để làm gì, phục vụ cho lợi ích của ai? Việc xác định đối tượng sử dụng sẽ giúp xác định các thông tin cần phân tích.  Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Nhà quản trị cần biết tất cả các thông tin bên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, họ cần chú ý đến cả lĩnh vực nào của doanh nghiệp là thành công nhất, lĩnh vực nào chưa thành công ; những điểm mạnh cũng như điểm yếu vể tình hình tài chính của doanh nghiệp ; những thay đổi nào cần được thực hiện để cải thiện tình hình hoạt động trong tương lai. Việc phân tích tài chính sẽ đem lại cái nhìn rõ ràng tại các mục cụ thể. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính về dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Từ đó nhà quản trị có những điều chỉnh kịp thời trong kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận cũng như dự báo triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp  Đối với các chủ đầu tư doanh nghiệp Mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào đều là doanh lợi trên đồng vốn họ bỏ ra, thời gian hoàn vốn và mức rủi ro chấp nhận. Các vấn đề như hoạt động doanh nghiệp trong kì hiện tại; Kỳ vọng trong tương lai; Rủi ro do cơ cấu vốn( rủi ro tài chính); Suất sinh lợi kỳ vọng của doanh nghiệp; Thị phần và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường … Các cổ đông cần biết tình hình thu nhập của mỡnh cú tương xứng với mức rủi ro của khoản đầu tư mà họ chịu. Nhà đầu tư phân tích tình hình thu nhập của chủ sở hữu, biểu hiện là lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với câu hỏi trọng tâm: lợi nhuận bình quân cổ phiếu của công ty sẽ là bao nhiêu? Dự kiến lợi nhuận sẽ được nghiên cứu đầy đủ trong chính sách phân chia lợi tức cổ phần và trong nghiên cứu rủi ro hướng các lựa chọn vào những cổ phiếu phù hợp nhất. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đú chớnh là một trong những căn cứ giúp họ quyết định trong việc bỏ vốn vào doanh nghiệp.  Đối với các chủ nợ Ai mang tiền của mình đi cho vay mà chả đặt ra một số câu hỏi như : Tại sao doanh nghiệp muốn( cần) phải vay nợ ? Cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào ? Đòn bẩy tài chính ra sao ? Công ty có khả năng hoàn trả nợ vay ? Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ trả nợ hay không ? Từ các chỉ số hay con số trên báo cáo tài chính để nhìn nhận vấn đề. Từ đó, người cho vay có một quyết định đúng đắn nhất liệu cú nờn mạo hiểm với tiền của mình, hoặc từ các tỷ số tài chính mà nắm bắt sức khỏe tài chính công ty mà quyết định về lãi suất( cũng lưu ý sự phù hợp lãi suất thị trường). Mà cụ thể, chủ nợ phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.  Đối với cơ quan nhà nước Dựa vào việc phân tích tài chính, cơ quan thuế có thể xác định công ty có thực hiện đúng theo luật hay không? Xác định các khoản phải chịu thuế tính như vậy đã đủ và đúng chưa? Cán bộ cơ quan thuế có quyết định với các khoản thu; và có thể chấp nhận hay bác bỏ những lời đề nghị nộp chậm thuế của doanh nghiệp cho cơ quan vì lý do nào đó. Đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… dù họ làm ở các lĩnh vực khác nhau nhưng nếu có nghiệp vụ liên quan công ty, thị họ vẫn quan tâm phân tích để công việc của họ tiến triển thuận lợi và tốt hơn.  Đối với người lao động trong doanh nghiệp Phõn tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp. Người lao động quan tâm tới phân tích tài chính với mục đích nắm được chế độ chính sách, đãi ngộ như lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi…cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp. Phân tích tài chính cũng được nhà cung cấp quan tâm khi quyết định xem liệu có cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp hay không, đặc biệt là khả năng thanh toán. Như vậy, phân tích tài chính là hoạt động được nhiều đối tượng quan tâm. Thông qua phân tích tài chính, nhà phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đú cỏc nhà phân tích đứa ra các dự báo về kết quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Nói cách khác phân tích tài chính thực hiện chức năng dự báo. 1.2. Các phương pháp phân tích tài chính Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. [...]... chất lượng công tác quản lý kinh doanh Từ những lý luận trên nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ nhất và là bức tranh toàn cảnh khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính là phân tích so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn các năm gần đây cùng mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản,... toán do bộ Tài chính ban hành là cơ sở xây dựng các báo cáo tài chính, nguồn thông tin quan trọng bậc nhất trong phân tích tài chính Những chuẩn mực càng cụ thể, rõ ràng thì chất lượng các báo cáo càng cao, làm tăng hiệu quả phân tích tài chính, giảm thiểu chi phí, thời gian phân tích CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Thành Nam 2.1.1... hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn cỏc nhúm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình Chọn đỳng cỏc tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phộp phân tích so sánh dọc giữa các ngành cùng năm và phân tích so sánh ngang giữa các năm hoặc phân tích chỉ... kết quả hoạt động của công ty vì họ có thể làm sai lệch số liệu thực tế với số liệu giấy tờ Mặc dù cán bộ cỏc phũng liên quan đến tài chính- kế toán là người trực tiếp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, làm báo cáo phân tích nhưng người ra quyết định là cán bộ lãnh đạo công ty Do vậy, trình độ và năng lực của cán bộ lãnh đạo rất có ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp và... 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Thành Nam( tên giao dịch là Thanh Nam Joint Stock Company, viết tắt là Thanh Nam JSC) đặt trụ sở tại số 157 ngõ 97 đường Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Công ty cổ phần Thành Nam có số tài khoản HA 00727 tại Ngân hàng Bắc Á, chi nhánh Thái Hà Công ty cổ phần Thành Nam tiền thân là Công ty xây dựng Thành Nam Bắc Giang... chủ doanh nghiệp quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp cũn cú cỏc đối tượng khác quan tâm đến như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các nhà cho vay Chính vậy mà việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính Từ đó đưa ra các biện pháp... hành phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.3.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính Phõn tích các tỷ lệ tài chính sẽ giúp cho ta có cái nhìn khá đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính. .. chi phí cố định 1.4 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Tài liệu cung cấp cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: Từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những... 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Thành Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY Phòng kỹ thuật kế hoạch ĐỘI THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỘI XD CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Phòng vật tư thiết bị ĐỘI XD CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI Phòng tài chính kế toán ĐỘI XÂY LẮP CÔNG TRÌNH ĐIỆN Phòng tổ chức hành chính ĐỘI XD CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG &CÔNG NGHIỆP Cơ cấu tổ chức quản lý công ty theo kiểu cơ cấu trực tuyến... của các bộ phận trong công ty  Tuyển dụng lao động cho công ty khi cần thiết  Bố trí lao động trong công ty sao cho phù hợp với tình hình sản xuất Đào tạo , bồi dưỡng cỏn bộ,cụng nhõn Công tác quản lý hồ sơ cán bộ và công nhân trong công ty  Lập sổ bảo hiểm xã hội, sổ lao động, sổ hưu trí cho cán bộ công nhân viên đến tuổi về hưu Thăm hỏi cán bộ công nhân viên trong diện công ty quản lý khi ốm đau, . CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp. trong quá trình phân tích doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình hết sức quan trọng. Phân tích tình hình tài chính của doanh. nghiệp. 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính là phân tích so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn các năm gần đây cùng mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Chủ biên: PGS – TS Lưu Thị Hương- Trường ĐH KTQD- NXB Kinh tế quốc dân- 2008 Khác
2. Financial and reporting analysis – Published in 2009 by Kaplan Schweser- Printed in USA Khác
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – TS Nguyễn Hải Sản - Trường ĐH Kinh tế TP. HCM- NXB Thống kê- 2008 Khác
4. Giáo trình Thị trường chứng khoán – TS Nguyễn Đăng Khâm – Trường ĐH Kinh tế quốc dân- NXB ĐH Kinh tế quốc dân- năm 2008 Khác
5. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH Tài chính- Kế toán. NXB tài chính- 2008 Khác
6. Quản trị tài chính công ty - PTS Vũ Duy Hào- Đàm Văn Huệ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê-2006 Khác
8. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – TS Nguyễn Minh Kiều – Trường ĐH Kinh tế TPHCM- Khác
9. Webside: htttp://www.vneconomy.vn; htttp://www.mof.gov.vn;htttp://www.Cafef.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w