Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
789,59 KB
Nội dung
Page 0 of 16 Đỗ Xuân Hạnh – ArecA, 2012 Hỗ trợ mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự địa phương nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng về lồng ghép môi trường vào chương trình phát triển xã hội SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SINH THÁI MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Dự án tài trợ bởi EU Page 1 of 16 I. Mô tả cơ bản về mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái 1. Bối cảnh 1.1 Hệ thống sản xuất nông nghiệp với môi trường Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu, nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái và môi trường tự nhiên, là đại diện và một hệ thống xã hội – văn hóa, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Trong hệ thống sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ thống nhỏ là hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi, phương thức sản xuất của hệ thống trồng trọt và chăn nuôi có mối tương tác trực tiếp và quan trọng với môi trường (trực tiếp môi trường nước, đất, không khí…). Những phương thức sản xuất (nuôi, trồng …) để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người song cũng làm phương hại đến môi trường sống của con người (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và thoái hóa đất …) nếu không được tổ chức tốt và quản lý sản xuất phù hợp. Sơ đồ mối tương tác giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường Các phương thức sản xuất hiện nay đang chú trọng theo hướng thâm canh cao để tạo ra sản lượng nhiều hơn với việc sử dụng, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, sử dụng dư thừa chất hóa học, kỹ thuật thiếu an toàn … từ đó làm thay đổi quy luật tự nhiên vốn đã hài hòa. Hiện nay, chính những phương thức sản xuất đó đã làm phương hại đến môi trường sống và kéo theo những hệ lụy lâu dài mà chính con người phải gánh chịu như: tăng đầu tư nhưng hiệu quả sản xuất thấp, sức khỏe suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Cây trồng Vật nuôi Sản phẩm cây trồng Sản phẩm vật nuôi Bức xạ mặt trời Môi trường nước – đất Môi trường không khí Thức ăn Phụ phẩm và các chất thải Kỹ thuật trồng trọt Tưới nước Phân bón Chuồng trại và chăm sóc thú y Phụ phẩm và các chất thải Page 2 of 16 1.2 Chăn nuôi gà quy mô nhỏ trong hệ thống chăn nuôi Chăn nuôi gà với hình thức “gia trại” hoặc quy mô nhỏ lẻ tại hộ gia đình là phương thức sản xuất phổ biến của nhiều hộ gia đình ở tỉnh Hưng Yên, quy mô đàn nuôi trung bình 100 – 200 gà tại vườn nhà và quy mô trung bình 300 – 500 gà tại trang trại nhỏ. Sản phẩm thu được gồm gà thịt, trứng gà, gà giống và các phụ phẩm sau chăn nuôi. Nuôi nhốt hoặc thả vườn với diện tích nhỏ xen giữa các khu dân cư, sử dụng thức ăn công nghiệp, giảm thời gian nuôi và tăng trọng là những phương thức sản xuất được các hộ chăn nuôi áp dụng nhằm thu lại lợi nhuận cao nhất trong chăn nuôi. 1.3 Xác định các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động chăn nuôi gà Do đặc điểm chăn nuôi nhỏ, xen kẽ giữa các khu dân cư thôn – xóm, chính vì vậy công việc quy hoạch chuồng trại, hệ thống nước thải, hệ thống xử lý mùi, xử lý chất thải còn nhiều hạn chế và bất cập gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trương đất và nước. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trưởng bởi các chất thải trong chăn nuôi gà như: phân thải gà không được xử lý, nước thải dọn rửa chuồng trại đổ ra cống rãnh công cộng, mùi hôi thối … Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn công nghiệp, chất kích thích tăng trọng để thu lợi nhuận nhanh đã gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe cộng đồng. 2. Bản chất của mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái – chăn nuôi gà an toàn sinh học 2.1 Sản xuất nông nghiệp với đời sống con người: Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp là tạo ra lương thực – thực phẩm phục vụ sức khỏe con người, phục vụ cho sự phát triển hoàn thiện của nhân loại chứ không phải sản xuất ra các nông sản thiếu an toàn nhằm mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất hay lợi ích của một nhóm người nào đó, để rồi làm phương hại đến môi trường hay tài nguyên chung của mọi người, của tương lai. Theo số liệu thống kê năm 2011: Hưng Yên có 19.672 hộ nuôi gà, tổng đàn gà toàn tỉnh là 7.953.000 con/năm Việt Nam có 6,4 triệu hộ nuôi, tổng đàn gà cả nước là 135 triệu con/năm Page 3 of 16 Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp sinh thái (SX NNST) được đề xuất nhằm đạt được mục cao cả trên, SX NNST không phải là một kỹ thuật canh tác, chăn nuôi hiện đại, yêu cầu phức tạp về công nghệ, kỹ thuật mà đơn giản đó là sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống và áp dụng kỹ thuật mới phù hợp để đảm bảo an toàn môi trường và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. SX NNST với chủ trương kết hợp giữa (1) khảo sát học hỏi từ các hệ sinh thái tự nhiên đẻ vận dụng vào các hệ sinh thái nông nghiệp, với (2) kho tàng kiến thức cổ truyền, kiến thức bản địa phong phú trong quản lý và sử dụng tài nguyên, và (3) kiến thức khoa học và kỹ thuật hiện đại. SX NNST khuyến khích con người phát huy lòng tự tin, sự sáng tạo để cùng nhau giải quyết những vấn đề đặt ra ở từng địa phương cũng như các vấn đề chung: sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái môi trường, sự mất cân bằng sinh thái. Một số nguyên tắc của SX NNST: - Đa dạng trong sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro và cân bằng sinh thái - Không làm tổn thương môi trường bởi hoạt động sản xuất và việc sử dụng nguồn lực - Sử dụng và phát triển nguồn lực tại chỗ, tái chu chuyển trong hệ thống sản xuất - Học hỏi từ quy luật tự nhiên và vận dụng với các sáng kiến trong sản xuất 2.2 Xây dựng (thiết kế) mô hình chăn nuôi gà theo hướng sản xuất nông nghiệp sinh thái SX NNST là một khái niệm rộng được hiểu như một cơ sở với các nguyên tác chung để thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn với môi trường và hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đó để thiết kế các mô hình sản xuất trong hệ thống nông nghiệp phù hợp, mối tương tác và ảnh hưởng giữa hệ thống sản xuất nông nghiệp và môi trường xung quanh được hài hòa, thân thiện. Điều cốt lõi là hướng về một giải pháp chăn nuôi gà gần gũi với tự nhiên, có sự điều tiết của khoa học công nghệ, các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ và điều kiện kinh tế khó khăn đều có thể tiếp cận và áp dụng đầy đủ giải pháp này, người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm chăn nuôi an toàn với sức khỏe, lợi ích xã hội và mục tiêu cuối cùng là hoạt động chăn nuôi không làm tổn thương đến môi trường. Mô hình được “thiết kế” với đa dạng hoạt động chăn nuôi, áp dụng lồng ghép nhiều biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế: Nuôi gà an toàn sinh học là hoạt động chủ đạo, sử dụng nhiều thức ăn là ngô, cám gạo, thóc thay cho thức ăn công nghiệp, thức ăn tăng trọng, nuôi giun quế làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho gà, phân gà và phân giun quế sử dụng để chế biến phân bón sinh học. Page 4 of 16 Sơ đồ: Mô hình NNST cho chăn nuôi gà an toàn sinh học Các lợi ích mang lại từ mô hình: - Sử dụng và phát triển các nguồn lực sẵn có tại địa phương để sản xuất (giống gà địa phương, sử dụng nguồn thức ăn dinh dưỡng là giun quế để giảm chi phí đầu vào,…) từ đó góp phần đáng kể tăng hiệu quả kinh tế. - Đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng sử dụng sản phẩm gà thịt, trứng gà chất lượng và an toàn. - Môi trường được bảo vệ tốt hơn khi loại bỏ dần các hoạt động sản xuất (chăn nuôi) làm tổn thương đến không khí, nước và đất. 3. Giới thiệu chung về dự án thí điểm thực hiện tại Hưng Yên trong khuôn khổ tài trợ của dự án Synergies – tổ chức GRET. Bổ sung thức ăn giàu đạm sinh học cho gà Sản phẩm gà thịt chất lượng, an toàn với sức khỏe Nuôi giun quế Phòng trị bệnh đúng Vệ sinh môi trường chăn nuôi Phân giun quế + phân gà + chế phẩm sinh học ủ thành phân bón Gà địa phương nuôi theo kỹ thuật an toàn sinh học Thức ăn chủ yếu (cám ngô, thóc, rau xanh) Sản phẩm trứng gà, an toàn với sức khỏe Cây trồng sử dụng phân bón sinh học Tên dự án: dự án nông nghiệp sinh thái Thời gian: Tháng 3 đến tháng 12 năm 2012 Địa điểm: xã Thanh Long – Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên Các hoat động chính: Xây dựng và phát triển các nhóm hộ chăn nuôi gà theo sản xuất nông nghiệp sinh thái tại cộng đồng Xây dựng mô hình chăn nuôi nhỏ theo hướng sản xuất nông nghiệp sinh thái và đánh giá hiệu quả. Tổng hợp phương pháp, kinh nghiệm và phổ biến Nhóm hộ hưởng lợi dự án Hội LHPN Dự án SYNERGIES Tổ chức ArecA UBND xã Cơ quan kỹ thuật Page 5 of 16 II. Các phương pháp và công cụ được sử dụng 1. Phát triển ý tưởng: Kết quả khảo khát KAP, PRA về MT & BĐKH được nhóm công tác của dự án Synergies thực hiện năm 2011 tại một số thôn – xóm ở Hưng Yên, nơi mà đa số các hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp nhỏ, trong đó hoạt động nuôi gà quy mô vừa và nhỏ chiếm vị trí đáng kể trong thu nhập của gia đình. Các giải pháp bảo vệ môi trường – giảm thiểu BĐKH trong sản xuất nông nghiệp đã được trao đổi và tìm phương án thực hiện, không tập trung nhiều vào các giải pháp kỹ thuật mà cần áp dụng linh hoạt các phương thức sản xuất, giải pháp kỹ thuật, truyển thông và đặc biệt các hộ sản xuất mong muốn có có giải pháp ít tốn kém về nguồn lực (tiền đầu tư, nhân công thực hiện), các nhóm hộ đều có thể dễ dàng áp dụng, dễ nhớ, có sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật mới. Mô hình SX NNST áp dụng cho hoạt động chăn nuôi gia gà (theo hướng an toàn sinh học) là một trong số các giải pháp đã được đưa ra trao đổi, bàn bạc với người sản xuất và các bên liên quan. Sau khi trao đổi và thấy rằng giải pháp là phù hợp với bối cảnh của địa phương và thống nhất đề nghị dự án synergies tác động hỗ trợ. 2. Phương pháp tác động: Dự án nông nghiệp sinh thái đã được áp dụng linh hoạt từ việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, cách thức hỗ trợ người sản xuất thực hiện mô hình nhằm bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. 2.1 Tình trạng ban đầu: SX NNST là một khái niệm không mới nhưng có nghĩa rộng và phạm vi ứng dụng bao phủ toàn bộ hệ thống nông nghiệp, bên cạnh đó, khái niệm này chưa được phổ cập kiến thức và áp dụng nhiều trong thực tế. Các hoạt động khởi đầu để các bên có thể tiếp cận tốt nhất với các khái niệm và hiểu tốt hơn về SX NNST và ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ MT và giảm thiểu BĐKH như: - Quan sát đặc điểm các phương thức sản xuất nông nghiệp của người sản xuất (cụ thể là phương thức chăn nuôi gà, sử dụng nguồn thức ăn cho gà) - Lắng nghe ý kiến của các người chăn nuôi và các bên liên quan về sự am hiểu sản xuất nông nghiệp sinh thái của họ. - Tìm hiểu, thu thập tài liệu viết về sản xuất nông nghiệp sinh thái. - Tổng hợp và chuẩn hóa tài liệu nông nghiệp sinh thái để sử dụng nội bộ cho dự án - Tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật/phương thức chăn nuôi gà, sử dụng thức ăn, vệ sinh môi trường để áp dụng vào mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái (thiết kế mô hình riêng). Page 6 of 16 2.2 Các phương pháp can thiệp của dự án: Phương pháp tổ chức và thể chế thực hiện dự án: thỏa thuận triển khai dự án giữa tổ chức thực hiện và đối tác địa phương với sự xác nhận của UBND xã, một nhóm công tác được tổ chức với sự tham gia của cán bộ dự án, cán bộ đối tác địa phương và đại diện các nhóm hộ chăn nuôi. Đối tác địa phương (Hội LHPN xã): trong quá trình khảo sát ban đầu, dự án đã xác định cụ thể vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, họ có thể ứng dụng và làm thay đổi nhanh hơn phương thức sản xuất không phù hợp và có sức tác động lan tỏa rộng, những thông tin kỹ thuật trao đổi giữa họ không chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn kỹ thuật mà thông qua các buổi họp, sinh hoạt từ cấp chi hội. Dự án đã xác định Hội LHPN xã là đối tác chính triển khai dự án: họ tham gia trong quá trình khảo sát, tìm hiểu về SX NNST và phổ biến đến các hội viên, lựa chọn các hộ tiên phong thực hiện mô hình, tham gia tổ chức và giám sát quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, Hội LHPN còn có vai trò báo cáo thường xuyên hoạt động của dự án với chính quyền địa phương và thông tin, phổ biến hoạt động NNST đến mạng lưới Hội LHPN toàn huyện. Tổ chức nhận tài trợ và thực hiện dự án: điều quan trọng nhất là “thiết kế” được mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái cho lĩnh vực chăn nuôi gà, khớp nối các kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế chăn nuôi như thế nào? Điều đó, cán bộ dự án cần có sự học hỏi từ thực tế kinh nghiệm địa phương và áp dụng những điều mới mẻ từ bên ngoài để đưa vào mô hình một cách hợp lý. Tổ chức thực hiện dự án trên cơ sở phối hợp tốt các bên liên quan, cơ quan cung cấp dịch vụ kỹ thuật, cơ quan cung cấp vật tư mô hình để hỗ trợ người hưởng lợi thực hiện đúng mô hình. Như vậy, cán bộ dự án cần được trang bị đầy đủ về kiến thức nông nghiệp – nông thôn, kiến thức tổ chức nhóm sản xuất và tư duy về thị trường và hiểu các điều kiện ra quyết định của người sản xuất và am hiểu khái niệm, nguyên tắc của SX NNST. Chính quyền địa phương (trực tiếp là UBND xã): sự tham gia quan trọng được thể hiện ở việc giám sát quá trình thực hiện dự án, phổ biến thông tin về SX NNST và hỗ trợ địa điểm cho người chăn nuôi tham gia các buổi học tập, hội nghị. Page 7 of 16 Phương pháp kỹ thuật: Hoạt động truyền thông được thực hiện trước tiên với sự tham gia của lãnh đạo các ban ngành đoàn thể và người sản xuất, tiếp đến là hoạt động động tập huấn các nội dung về kỹ thuật nông nghiệp sinh thái cho các nhóm hộ, tập huấn có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, sau mỗi đợt tập huấn thì cán bộ dự án và cán bộ kỹ thuật (của cơ quan cung cấp dịch vụ kỹ thuật) thường xuyên đến tư vấn cho các nhóm sản xuất. Dự án cũng áp dụng biện pháp huấn luyện thực hành cho các hộ tham gia mô hình với các kỹ thuật như: vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, nuôi giun quế và sử dụng giun quế làm thức ăn cho gia cầm … Đầu tư cho mô hình: tài chính không phải là một ưu tiên hỗ trợ người chăn nuôi, một phần nhỏ so với mức đầu tư của họ đủ để khuyến khích – động viên sự tham gia tiên phong thực hiện mô hình SX NNST cho lĩnh vực chăn nuôi gà. Dự án nông nghiệp sinh thái tại Hưng Yên đã áp dụng mức đầu tư: - Hỗ trợ 50% tiền mua gà giống (sử dụng giống gà địa phương), người chăn nuôi đóng góp 50% tiền mua giống gà và đầu tư chi phí thức ăn, thuốc thú y từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng bán. Mỗi hộ được dự án hỗ trợ 50% kinh phí để mua 100 gà giống, tuy nhiên trong dự án đa số các hộ đã mua và nuôi nhiều hơn, ở mức 150 – 300 con. - Hỗ trợ 50% cho các hộ mua giống giun quế để nuôi làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho gà. Và 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học ủ phân gà, phân giun quế thành phân bón. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 5 – 6 m 2 diện tích giun quế để đảm bảo lượng thức ăn bô sung cho 150 – 250 gà. Nguồn tài chính của dự án ưu tiên cho việc truyền thông về mô hình SX NNST, tập huấn kỹ thuật và huấn luyện phương thức chăn nuôi cho các hộ, để có thể thúc đẩy sự thay đổi trong việc tính toán, kỹ thuật và tổ chức sản xuất của người chăn nuôi. Xét về khía cạnh đầu tư kinh phí để sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái không tốn kém hơn so với phương thức sản xuất thông thường mà người sản xuất đang thực hiện. Các công cụ hỗ trợ thực hiện và theo dõi các hoạt động sản xuất của các hộ được thiết kế ngay khi dự án triển khai và quá trình ghi chép với sự tham gia của nhóm hộ, đối tác địa phương và cán bộ dự án. Kết quả từ hoạt động theo dõi được tổng hợp và phổ biến đến người sản xuất và các bên liên quan trong những buổi họp, hội nghị của dự án. Page 8 of 16 2.3 Các bước triển khai 1) Tổng hợp tài liệu viết về nông nghiệp sinh thái: việc tổng hợp tài liệu là động thái giúp chính những cán bộ thực hiện dự án am hiểu sâu sắc hơn về bản chất của SX NNST, từ đó có khả năng tư vấn tốt hơn cho người sản xuất, đồng thời có được nguồn tài liệu nghiên cứu – thực hành bổ ích cho chính tổ chức. 2) Tổ chức tọa đàm về sản xuất nông nghiệp sinh thái ở cấp thôn, xã với sự tham gia của các cán bộ thôn, xã (đây là hoạt động truyền thông khởi động) Hoạt động này nhằm cung cấp những hiểu biết chung về SX NNST, trên thực tế có rất nhiều phương thức và kỹ thuật khác nhau trong SX NNST, tuy nhiên các buổi tọa đàm cũng cho thấy: với sự lựa chọn của người sản xuất và đặc điểm của địa phương thì nên áp dụng mô hình với các biện pháp kỹ thuật nào cho phù hợp. Ở xã Thanh Long, buổi tọa đàm cung cấp ý tưởng được “thiết kế” về mô hình SX NNST cho chăn nuôi gà (kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học và các giải pháp tổ chức thực hiện kèm theo như: nuôi giun quế, sử dụng chế phẩm sinh học, ủ phân bón hoai mục, vệ sinh khu vực chăn nuôi gà) Điểm chú ý khi tổ chức tọa đàm là phải tạo được không khí cởi mở và bình đẳng về chuyên môn, nhóm dẫn chương trình phải có sự am hiểu tốt về hệ thống nông nghiệp và giải pháp nông nghiệp sinh thái. Những giả thiết thường gặp trong tọa đàm là “SX NNST làm gia tăng lao động trong khi lao động đó có thể đi làm công với thu nhập cao hơn”, cần tránh những xung đột tranh luận về mặt kinh tế ngay thời điểm này bằng việc dẫn dụ những lập luận về tính lâu dài, về đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sống ngay trong thôn, xóm, tính lợi ích về mặt kinh tế lâu dài, ít nhất là giảm đầu tư thời điểm hiện tại. Mục tiêu cuối cùng cần đạt được là các bên có được hiểu biết chung về sản xuất nông nghiệp sinh thái, thực tế là cách áp dụng các quy luật tự nhiên kết hợp với hiện thực sản xuất và cách tổ chức thực hiện như thế nào? 3) Tổ chức họp thôn để giới thiệu ý tưởng với người sản xuất về nông nghiệp sinh thái: như đã trình bày ở trên: SX NNST là một “khái niệm” rộng và cho phép ứng dụng nhiều giải pháp kỹ thuật tác động ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống nông nghiệp để bảo vệ môi trường, người sản xuất sẽ rất khó hiểu và thường hoang mang với những khái niệm này, thậm chí nghi ngờ tính thực tiễn. Chính vì vậy, bước này cần thực hiện để mọi người sản xuất trong thôn xóm hiểu được bản chất của sản xuất nông nghiệp sinh thái, đồng thời khẳng định một lần nữa ý tưởng được “thiết kế” về mô hình SX NNST cho chăn nuôi gà và các yêu cầu nếu được tham gia. Page 9 of 16 4) Họp chi hội phụ nữ thôn, xóm để lựa chọn các hộ tham gia: Hội LHPN được chọn là đối tác dự án ở địa phương, song mô hình của dự án không thể hỗ trợ sự tham gia trực tiếp của tất cả các hội viên, mà chỉ lựa chọn 6 hộ/thôn tham gia, điều này có nghĩa phải đảm bảo được sự đồng thuận tại mỗi chi hội phụ nữ thôn thông qua các tiêu chí lựa chọn hội viên tham gia trực tiếp. Các hộ được bầu chọn tham gia mô hình phải đảm bảo hoạt động chăn nuôi gà là một trong những nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình, có nguồn lao động chính để phát triển chăn nuôi, khả năng tính toán, tiếp thu kỹ thuật và khả năng trao đổi thông tin kỹ thuật với các hộ khác. Những hộ này cần có tinh thần hoạt động tập thể, họ có tiếng nói tại thôn – xóm, gia đình họ cũng có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, áp dụng tốt các hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp để có thể dẫn dụ, hướng dẫn cho cộng đồng xung quanh. Những hộ khó khăn được ưu tiên trong dự án nhưng không nhất thiết là sự lựa chọn chính, bởi SX NNST là giải pháp tác động tổng thể nhiều biện pháp kỹ thuật để thay đổi phương thức sản xuất tổn thương đến môi trường sang phương thức sản xuất bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế, chính vì vậy cần có những hộ đạt tiêu chuẩn tham gia tiên phong. 5) Hỗ trợ xây dựng nhóm người chăn nuôi: bản thân chi hội phụ nữ ở các thôn, xóm cũng có cơ cấu của tổ chức Hội LHPN, việc hỗ trợ thành lập nhóm không phải là tổ chức tách biệt, thực tế họ là những hội viên được lựa chọn đi tiên phong trong hoạt động này và cần dành nhiều thời gian riêng hơn để trao đổi về chuyên môn, về phương thức tổ chức sản xuất. Nhóm bầu trưởng nhóm (đa số trưởng nhóm đồng thời là chi hội trưởng – hội phụ nữ thôn), họ được tư vấn để xây dựng quy chế hoạt động chung, quy chế này tập trung chính vào việc các thành viên thực hiện bảo vệ môi trường thôn, xóm, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phổ biến kinh nghiệm từ dự án cho cộng đồng xung quanh. 6) Các nhóm được tập huấn và tư vấn kỹ thuật theo giai đoạn: việc “thiết kế” được tổng thể mô hình SX NNST là điều cần thiết nhất và là cốt lõi để triển khai các hoạt động tiếp theo. Ở đây, mô hình nông nghiệp sinh thái được “thiết kế” cho hoạt động chăn nuôi gà, như vậy có các giải pháp kỹ thuật, phương thức tổ chức sản xuất, những điều đó cần được tập huấn, tư vấn cho những hộ chăn nuôi. Tập huấn những kỹ thuật nào, tư vấn phương thức tổ chức sản xuất vào giai đoạn nào cho các nhóm hộ cũng giống như việc lắp ghép một bức tranh, một cỗ máy để có thể vận hành hiệu quả như mong đợi, các khóa tập huấn cung cấp cho nhóm hộ như: chọn giống gà địa phương, kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học theo các giai đoạn sinh trưởng – phát triển, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh – khử trùng khu vực chăn nuôi, kỹ thuật nuôi giun quế và sử dụng giun quế làn thức ăn cho gà, kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, kỹ thuật ủ phân bón hoai mục từ phân thải gà, … [...]... trồng trọt, chăn nuôi … (ví dụ trong hệ thống chăn nuôi có thể áp dụng riêng cho chăn nuôi gà hay chăn nuôi lợn) Mô hình SX NNST trong chăn nuôi gà đã kết hợp kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học và một số kỹ thuật bảo vệ môi trường như: xử lý mùi phân thải, ủ phân thải, vệ sinh môi trường chăn nuôi … đã đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản trong SX NNST, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia cầm vừa và nhỏ của... gà được nuôi theo kỹ thuật an toàn sinh học (con) 4.8000 2 Sản lượng gà thịt chất lượng (kg) 10.670 3 Sản lượng giun quế thu được (kg) 1.040 4 5 Lượng phân bón hoai mục được ủ từ phân gà và men vi sinh (tấn) Số chuồng/trại chăn nuôi được cải thiện và vệ sinh môi trường tốt 25 48 Hiệu quả về kinh tế theo mô hình SX NNST (chăn nuôi gà) Nuôi gà thông thường Chỉ tiêu Số căn cứ trung bình thực tế Nuôi gà. .. nuôi của họ Kết quả của dự án đã chứng minh được giải pháp SX NNST không những bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, môi trường thôn – xóm mà còn làm tăng hiệu quả sản xuất và ít tốn kém về kinh tế và lao động Page 11 of 16 Kết quả vê số lượng, quy mô hộ tham gia và sản xuất của họ trong dự án TT Số lượng Chỉ số 1 Số thôn tham gia dự án 6 2 Số hộ hưởng lợi trực tiếp (tham gia mô hình sản xuất)... ở địa phương như là một giải pháp tổ chức thực hiện 5 Các mô hình áp dụng phải thực sự mang lại hiệu quả kinh tế song hành với hiệu quả bảo vệ môi trường Page 14 of 16 Dự án SYNERGIES hướng tới phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại bốn địa phương của Việt Nam thông qua các can thiệp nhằm mục đích bảo vệ môi trường cũng như giảm thiểu và thích ứng với BĐKH Dự án nâng cao năng lực cho các tổ chức... lượng gà thịt thu được khi nuôi 100 con gà giống (kg) 13,110,000 8,000 1,740,000 2,200,000 20,130,000 218 Giá bán (đ/kg) 1,840,000 3,500,000 19,850,000 230 97,000 Tổng thu (II) 105,000 21,097,500 967,500 Lợi nhuận nuôi 100 gà (II - I) Page 12 of 16 24,150,000 4,300,000 Hiệu quả bảo vệ môi trường: SX NNST là giải pháp hữu hiệu trong sản xuất nông nghiệp về khía cạnh bảo vệ môi trường sống và đảm bảo sức... dự án liên quan III Các kết quả chính Mô hình SX NNST được “thiết kế” phù hợp với đặc điểm sản xuất của địa phương, cụ thể dự án này thiết kế cho lĩnh vực chăn nuôi gà (sử dụng kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học kết hợp một số giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp) Người chăn nuôi đã tiếp cận được với phương thức chăn nuôi thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm nông sản... chăn nuôi IV Kết luận Sản xuất nông nghiệp sinh thái là lựa chọn tất yếu để tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn với sức khỏe cộng động, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và bảo vệ môi trường sống của cộng đồng Tuy nhiên SX NNST là một khái niệm rộng, nó được ví như một hành lang và có các nguyên tắc chung cho các phương thức, kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững để có thể vận dụng cụ thể vào... hộ chăn nuôi bước đầu hoạt động có hiệu quả thể hiện sự liên kết, trao đổi thông tin, tiếp tục duy trì phương thức chăn nuôi học được từ mô hình dự án Phương thức truyền thông đã nhanh chóng đưa thông tin mô hình SX NNST đến đông đảo hộ chăn nuôi gia cầm ở địa phương, những hộ không tham gia trực tiếp mô hình nhưng đã được hưởng lợi thông qua các kênh truyền thông, góp phần cải tiến phương thức chăn. .. gà hoặc chăn nuôi lợn) Từ việc xác định được vấn đề trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, xác định các mục tiêu can thiệp và gợi ý các giải pháp, từ đó thì sẽ cùng cộng đồng “thiết kế” được mô hình SX NNST phù hợp ở mỗi địa phương + Thay vì cung cấp các giải pháp kỹ thuật đơn lẻ, cần có giải pháp tổng thể các kỹ thuật (các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tác hại đến môi trường) ,... người chăn nuôi gà thực hiện thành công mô hình này, có một số yêu cầu bắt buộc như sau: + Phải hiểu được khái niệm và các nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp sinh thái cũng như là kinh nghiệm địa phương trong sản xuất nông nghiệp + SX NNST được áp dụng chung cho toàn hệ thống nông nghiệp hoặc áp dụng riêng cho các hệ thống cấp độ nhỏ hơn như: trồng trọt, chăn nuôi hoặc cấp độ nhỏ hơn (chăn nuôi gà hoặc . 20 ,13 0,000 19 ,850,000 Thu Sản lượng gà thịt thu được khi nuôi 10 0 con gà giống (kg) 218 230 Giá bán (đ/kg) 97,000 10 5,000 Tổng thu (II) 21, 097,500 24 ,15 0,000. phí thức ăn cho toàn bộ 14 ,790,000 13 ,11 0,000 Chi phí thuốc thú y (đ/kg gà thịt) 8,000 8,000 Tổng chi phí thuốc thú y cho toàn bộ 1, 740,000 1, 840,000 Chi phí nhân công. SINH THÁI MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Dự án tài trợ bởi EU Page 1 of 16 I. Mô tả cơ bản về mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái 1. Bối cảnh 1. 1