1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí địa phương tỉnh hải dương

30 430 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 116,61 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật (CMKH – KT) hiện nay. Nú thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục - đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lượng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nú là chủ đề lớn được tổ chức văn húa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi (any where) Học mọi lúc (any time) Học suốt đời (life long) Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương II khúa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, … Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên. ” Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 1005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội húa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. Đặc biệt, công văn số 9584/ BGDĐT - CNTT ngày 7/ 9/ 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi cho các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các khoa sư phạm, yêu cầu phải nhanh chóng “đẩy mạnh việc dạy môn Tin học và ứng dụng CNTT trong giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và quản lí giáo dục”. Thực tế trong những năm qua CNTT đã được áp dụng và đạt được kết quả cao nhất là ở các trường Đại học, cao đẳng, các trường phổ thông ở thành phố… Ngược lại ở nông thôn, niềm núi phần lớn học sinh và giáo viên chưa được tiếp cận với CNTT. Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà Để thể hiện sự quyết tâm tiến hành cuộc cách mạng trong giáo dục trên cả nước, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động “lấy năm học 2008 – 2009 là năm Công nghệ thông tin (CNTT). ” Hải Dương - một tỉnh có truyền thống hiếu học. Trong nhiều năm qua tỉnh luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Hoà chung với xu thế chung của cả nước, hiện nay Sở Giáo Dục Đào Tạo Hải Dương đã đầu tư, trang bị cơ sở vật chất và đưa ra nhiều biện pháp tích cực để khuyến khích việc sử CNTT trong nhà trường. Nhưng vấn đề đặt ra là phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất ? Là một sinh viên Địa lí sắp ra trường, với những kiến thức học được còn khiêm tốn tôi xin chọn đề tài:“Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương” nhằm nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng Địa lí địa phương với mong muốn được góp một phần nhỏ trong lỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương, môn Địa lí nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. II. MỤC TIấU NHIỆM VỤ NGHIấN CỨU 1. Mục tiêu. Đề tài nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học theo hướng tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập về Địa lí địa phương trong chương trình Địa lí lớp 9 trung học cơ sở(THCS). Qua đó cung cấp cho học sinhnhững kiến thức về địa phương, đồng thời giáo dục hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương nói riêng và đất nước nói chung. 2. Nhiệm vụ Để hoàn thành mục đích đã đề ra, đề tài cần phải: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và những vấn đề thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương. Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà - Nghiên cứu khai thác một số phần mềm Địa lí, tư liệu từ Internet, tổng cục thống kê phục vụ cho xây dựng bài giảng Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương. - Sử dụng phần mềm PowerPoint và Violet để thiết kế giáo án Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài, qua đó đề xuất một số giải pháp về việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí địa phương của tỉnh để đạt được kết quả cao nhất. III. LỊCH SỬ NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI Việc ứng dụng các thành tựu của CNTT vào giáo dục đã được thế giới quan tâm trong nhiều năm quanhất là những nước phát triển, hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Tại hội nghị Quốc tế bàn về “tin học trong giáo dục” dưới sự bảo trợ của tổ chức văn hoá – khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc đã có hơn 7000 phần mền dạy học được công bố, tiêu biểu là: - Đề án “Tin học cho mọi người” – Pháp (1970) - Hội thảo về “Xây dựng các phần mền dạy học” của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaisia) – 1985. - Hội thảo quốc tế lần thứ hai bàn về “CNTT và truyền thông trong giáo dục đào tạo” Hà Nội tháng 3 năm 2004. Ở Việt Nam nhìn một cách tổng quát việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều phần mềm đã được xây dựng để phục vụ cho quá trình dạy học trong đó có môn Địa lí. Một số phần mềm hiện nay đang được sử dụng phổ biến như: - Phần mền PC FACT với dạy học Địa lí của Giáo Sư Nguyễn Dược – 1998 - Phần mền “Atlas Địa lí Việt Nam” của Tổng cục du lịch Việt Nam. - Đề tài “Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở trường phổ thụng” PGS. Tiến sĩ Đặng Văn Đức – ĐHSP Hà Nội năm 2002. Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà Bên cạnh đó còn có một số chương trình phần mềm hỗ trợ khác có thể khai thác và ứng dụng vào dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong nhà trường của nước ta mới chỉ bắt đầu và tập trung ở các trường đại học, cao đẳng, ở các thành phố. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lí địa phương ở phổ thông là một vấn đề khá mới cần được xem xét, nghiên cứu. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU 1. Phương pháp điều tra, quan sát Thông qua việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, dự giờ để tìm hiểu về thái độ của giáo viên, học sinh để biết thực tế, thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí địa phương nói riêng và môn Địa lí ở tỉnh nói chung. + Điều tra giáo viên về việc sử dụng CNTT trong dạy họcĐịa líđịa phương - Tỉnh Hải Dương (phiếu số 1, phiếu số 2) + Điều tra kết quả về việcứng dụng CNTT trong giảng dạyĐịa líđịa phương qua 2 tiết thực nghiệm. Xem xét, tìm hiểu các điều kiện cần và đủ cho việc khai thác ứng dụng CNTT đồng thời rút ra những tác dụng và hạn chế của việc khai thác ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí địa phương của tỉnh Hải Dương. 2. Phương pháp thu thập tài liệu Việc thu thập tài liệu nhằm phục vụ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Khi thu thập tài liệu phải chú ý chương trình Địa lí sách giáo khoa hiện hành, tài liệu hướng dẫn giáo viên Địa lí 9. Thu thập tài liệu trong giảng dạy Địa lí địa phương là một khâu quan trọng vì trong thực tế nguồn tài liệu của Địa lí địa phương thường không phong phú, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh lại có sự biến đổi theo thời gian. 3. Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu về đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học để thấy rằng đõy là một hướng Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà đi đúng. Từ kết quả đó đi đến tổng hợp và rút ra hệ thống lí thuyết mới phục vụ cho đề tài. Nội dung, phương pháp và các phương tiện dạy học là một thể thống nhất gồm nhiều yếu tố vì vậy các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét, phân tích trong một thể thống nhất hoàn chỉnh. 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành so sánh giữa lớp dạy thực nghiệm với lớp đối chứng để đánh giá, kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 5. Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở tài liệu thu thập được và kết quả thực nghiệm sư phạm, phiếuđiều tra, tiến hành việc thống kê sử lí số liệu, để rút ra kết luận cho toàn bộ hệ thống lí luận và thực tiễn của đề tài. V. CẤU TRÚC KHểA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của khúa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: NỘI DUNG Chương 1 NỘI DUNG ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG - TỈNH HẢI DƯƠNG I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH. 1. Vị trí và lãnh thổ Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích tự nhiên là 1651, 8 km 2 chiếm 0,5% diện tích cả nước. Với diện tích đó Hải Dương nằm trong phạm vi từ 20 o 36’ đến 21 o 33’ vĩ độ Bắc và từ 106 o 30’ đến 106 o 36’ kinh Đông tiếp giáp với 6 tỉnh. + Phía Bắc giáp Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Giang + Phía Tây giáp Hưng Yên + Phía Nam giáp Thái Bình Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà + Phía Đông giáp Hải phòng Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) có các tuyến đường bộ đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như đường 5, 18, 183, ngoài ra còn gần cảng Hải Phòng, Cái Lân và mạng lưới giao thông đường thuỷ dày đặc. Đây là điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí để phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. 2. Sự phân chia hành chính Tỉnh Hải Dương hiện nay bao gồm thành phố Hải Dương và 11 huyện là Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang với 14 thị trấn, 11 phường và 238 xã. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIấN VÀ TÀI NGUYấN THIấN NHIấN 1. Địa hình Địa hình Hải Dương được chia làm hai phần rõ rệt Địa hình Hải Dương được chia làm hai phần rõ rệt: Phần đồi núi thấp và phần đồng bằng. Phần đồi núi thấp có diện tích 140 Km 2 chiếm 9% diện tích tự nhiên thuộc hai huyện Chí Linh (13 xã) và Kinh Môn (10 xã). Độ cao trung bình dưới 1000m. Đây là khu vực được hình thành trên miền núi tái sinh có nền địa chất trầm tích Trung sinh. Trong vận động tân kiến tạo, vùng này được nâng lên với cường độ trung bình đến yếu. Hướng núi chính chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tại địa phận Chí Linh có dóy núi Huyền Đính với các đỉnh cao nhất là Dây Diều (618m), ngoài ra còn có Đèo Chê (533m), núi Đai (508m). Ở huyện Kinh Môn có dóy núi Yên Phụ chạy dài 14 km gần như song song với quốc lộ 5. Vùng Côn Sơn- Kiếp Bạc tuy địa hình không cao nhưng nổi lên một số đỉnh cao như Côn Sơn (gần 200m), Ngũ Nhạc (238m). Vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây công nghiệp, ăn quả và phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích 1521, 2 km 2 chiếm 91% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Vùng này được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa chủ yếu của sông Thái Bình và sông Hồng. Độ cao trung bình 3 – 4m, đất đai bằng Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà phẳng màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía đông của tỉnh có một số vùng đất cao, thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều và úng lụt vào mùa mưa. 2. Khí hậu Cũng như các tỉnh khác thuộc Đồng Bằng sông hồng khí hậu Hải Dương mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam: Nhiệt đới ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh điển hình. Khí hậu Hải Dương có tiềm năng nhiệt - ẩm lớn. Nhiệt độ trung bình năm trên 23, 3 o C, tổng nhiệt độ cả năm khoảng 8500 – 8600 o C. Độ ẩm tương đối trung bình dao động từ 70- 90%. Lượng mưa trung bình năm từ 1100 – 1700 mm, ít hơn một chút so với các tỉnh khác ở Đồng Bằng sông Hồng. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm và giữa vùng đồi núi thấp với vùng đồng bằng. Bảng 1:Một số yếu tố cơ bản của khí hậu Hải Dương (Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng thuỷ văn Hải Dương - 2007) Tháng Các yếu tố I II III IV V VI VII VII I IX X XI XII Cả năm - Nhiệt độ TB ( o c) - Độ ẩm (%) - Lượng mưa (mm) 16, 5 73 1 21, 4 86 29 20, 8 91 40 22, 8 85 62 26, 6 84 13 0 30 81 14 7 30 82 202 28, 6 87 219 26, 7 86 22 9 25, 3 81 11 5 20, 4 73 11 20, 1 81 12 24, 1 83 1197 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương) Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông giá lạnh, khô hanh kéo dài tới 4 – 5 tháng (từ tháng XI đến tháng IV). Đây là thời kỳ tương đối lạnh (tháng I: Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà 16, 5 0 C), ít mưa thậm trí không mưa (1mm) và độ ẩm đạt 815, thích hợp cho việc làm ải, cải tạo đất, phát triển cây rau màu thực phẩm vụ đông. Mùa hạ từ tháng V đến tháng X, nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung vào các tháng VII, VIII, IX, có những ngày lượng mưa đạt tới 200 - 300mm thậm chí vượt 400mm gây úng lụt ở vùng đồng bằng và xói mòn, rửa trôi mạnh ở vùng đồi núi thấp. 3. Thuỷ văn Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và trải rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Các dòng chính thuộc hệ thống sông Thái Bình (vùng hạ lưu) có hướng chảy đều là hướng Tây Bắc – Đông Nam. Dòng chính Thái Bỡnh chảy trong địa phận Hải Dương dài 63 km và phân thành 3 nhánh: sông Kinh Thầy, sông Gựa và sông Mía. Nhánh chính Kinh Thầy lại phân thành 3 nhánh khác là Kinh Thầy, Kinh Môn và sông Rạng. Sông Thái Bình thông với sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc. Các sông này có đặc điểm là lòng rộng, độ dốc lòng sông nhỏ, có khả năng bồi đắp phù sa, cung cấp nước cho các cánh đồng và tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hoá bằng đường thuỷ giữa Hải Dương với các tỉnh khác vùng Đồng bằng sông Hồng. Hải Dương còn có diện tích hồ, ao, đầm khá lớn như hồ Bến Tắm (35ha), hồ Tiên Sơn (50 ha), hồ Bình Giang (45 ha) ở huyện Chí Linh, hồ Bạch Đằng (17ha) ở thành phố HảiDương, hồ An Dương (10 ha) ở huyện Thanh Miện…Những hồ, đầm này nước sạch, nguồn thuỷ sản phong phú, cảnh quan xung quanh đẹp, không chỉ có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, nguồn thuỷ sản lớn cho tỉnh mà còn là những điểm du lịch, vui chơi, giải trí đầy hứa hẹn. 4. Đất đai a, Các nhóm đất chính - Nhóm đất phù sa, chiếm 89% diện tích tự nhiên, tập trung ở vùng đồng bằng. Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây: cây lương Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà thực, màu, rau, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Song diện tích đất chua, nghèo lân còn khá lớn, nếu được cải tạo và đầu tư tốt sẽ tạo khả năng thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Đáng chú ý là ở phía đông thuộc khu vực Nhị Chiểu, Thanh Hà còn một phần đất bị ngậpúng vào mùa mưa. - Nhóm đất đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên, nằm gọn ở phía đông bắc thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhóm đất này nhìn chung nghèo dinh [...]... giảng dạy các môn học nói chung v địa lí nói riêng ở Hải Dương đãdần phổ biết Tuy nhiên, cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, việcgiảng dạy ịa l địa phương chưa thật dự thu hútđược sự chúý của học sinh, việcứngdụng CNTT và cải tiến phương pháp dạy học ịa l địa phương cũn rất hạn chế, gặpnhiều khó khăn Do vậy, việc nghiên cứuđề tài Ứng dụng CNTT trong dạyhọcĐịa l địa phương tỉnh Hải Dương ... học Địa lí (sách bồi dưỡng giáo viên) Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội – 1998 Đặng Văn Đức Trần Thị Thu Thuỷ - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội – 2003 3 Nguyễn Dược - Phần mềm PC Fact với giảng dạy Địa lí Nhà xuất bản Giáo dục – 1998 4 Địa lí tỉnh Hải Dương – 2000: Sở Giáo dục và Đào Tạo tỉnh Hải Dương 5 Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương - Cục thống kê tỉnh Hải Dương. .. dụng CNTT trong dạy học Địa lí địa phương - Tỉnh Hải Dương Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà A Có B Không 2 Mứcđộ sử dụng CNTT trong dạy học ịa lí địa phương ? A Thường xuyên B Không thường xuyên C Không sử dụng 3 Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT chất lượng tiết học như thế nào ? A Tốt B Khá C Trung bình 4 Khi ứng dụng CNTT trong dạy học Địa l địa phương - Tỉnh Hải Dương thườnggặp khó khăn gì ? A... giáoánđiện tử v Địa l địa phương tỉnhHải Dương cũnđơn giản, thiếu sót chưa đápứngđược yêu cầu của một “giáoánđiệntử” hiện nay Hy vọng trong những năm tới, với sự quan tõm đầu tư của tỉnh cho ngànhgiáo dục, Giáo Dục Hải Dương sẽ có những bước tiến dài trong việcđưa CNTT vào dạy học, kể cả việc giảng dạy chương trìnhĐịa l địa phương. Đặc biệtsẽ cóphần mềm dạy học ịa l địa phương tỉnh Hải Dương, xõy dựng,... tiết ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí địa phương Hải Dương tại trường, phần lớn giáo viên Địa lí cũng như các giáo viên khác trong tổ chuyên môn đến dự giờ đều đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin Đối với học sinh ở lớp thực nghiệm, khi tiến hànhứng dụng CNTT trong giảng dạy, do mớiđược làm quen nên bỡ ngỡ nhưng rất tò mò, hứng thú trong họctập Nhất là trong tiết thực hành, đa s học sinh hứng... dục tỉnhnhà Với mụcđích trên, cùng với việc thu thập thông tin, số liệuđể xõy dựng tàiliệu v Địa l địa phương tỉnh Hải Dương, đề tàiđãáp dụng CNTT để thiết kế giáoánđiện tử Qua quá trình nghiên cứu, những nhiệm vụ của đề tài đã thực hiện được là: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việcứng dụng CNTT vào dạyhọc Địa l địa phương trong chương V - Địa l địa phương tỉnh, thành phố, chương trìnhĐịa... là :trong bài 41 - Vị tr địa lí, phạm vi lónh thổ vàđiều kiện tự nhiên do chưa quen vớicách học mới nên một số học sinh không ghi bài, chỉ chúýđến các hìnhảnh, hiệuứng…Nhưng hạn chếđóđã dầnđược khắc phục trong tiết dạy thực hành Qua đõy tôi thấyứng dụng CNTT vào dạy học ịa l địa phương Hải Dương nói riêng, Địa l địa phương các tỉnh nói chung là rất cần thiết Với việcáp dụngCNTT trong dạy học sẽ làm thay đổi... v Địa l địa phương để tạođiều kiện thuận lợi cho ứng dụng CNTT vào dạyhọc, nhằm góp phần nõng cao chất lượng, hiệu quả việc dạy học ịa lí, làm cho môn Địa l địa phương nói riêng v Địa lí nói chung có vị trí sứngđáng trong nhàtrường phổ thông TÀI LIỆU THAM KHẢO Khóa luận tốt nghiệp 1 2 Nguyễn Thị Hà Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Trọng Phúc, Trần Đức Tuấn – Phương pháp dạy học. .. pháp dạy học tích cực với sựhỗ trợ của máy tớnh, máy chiếu Projector, bướcđầuđãđạtđược hiệu quả, khả quan về nhiều mặt Qua đó thấyđược vai trò và chức năng của CNTTtrong giảngdạyĐịa l địa phương nói riêng v Địa lí cũng như các môn học khác nói chung theo phương pháp dạy học học tích cực Bên cạnh những kết quảđạtđược, khi thực hiệnđề tài cũng có một số khókhăn: việcứng dụng CNTT vào dạy học ịa l địa phương. .. kinh tế - xã hội mà các em học Để cho việc học tập phần Địa lí địa phương có kết quả tốt, khi học Địa lí Việt Nam, học sinh phải liên hệ đến địa phương nên việc vận dụng các hiểu biết Địa lí của mình để phân tích cụ thể những vấn đề theo hoàn cảnh địa phương Lớp: K55A – Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hà - Sử dụng các phương pháp tích cực: phương phápđàn thoại gợi mở, . viên Địa lí sắp ra trường, với những kiến thức học được còn khiêm tốn tôi xin chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương nhằm nghiên cứu, ứng dụng. viên, học sinh để biết thực tế, thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí địa phương nói riêng và môn Địa lí ở tỉnh nói chung. + Điều tra giáo viên về việc sử dụng CNTT trong dạy học ịa l địa. giảng Địa lí địa phương với mong muốn được góp một phần nhỏ trong lỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình Địa lí địa phương tỉnh Hải Dương, môn Địa lí nói

Ngày đăng: 09/01/2015, 03:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w