Kinh nghiệm dạy bài nhà lí dời đô ra thăng long

20 729 0
Kinh nghiệm dạy bài nhà lí dời đô ra thăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Mục lục A- Đặt vấn đề 1 B- Nội dung 2 I- Cơ sở lý luận 2 II- Cơ sở thực tiễn 2 III- Thuận lợi khó khăn trong lớp khi dạy bài này 4 IV- Biện pháp 4 C- Kết thúc vấn đề 18 1 Sáng kiến kinh nghiệm A- Đặt vấn đề : Thủ đô Hà Nội sắp tròn 1000 năm tuổi. Mở những trang sử oanh liệt, hào hùng của nớc nhà, chúng ta càng vinh dự đợc làm ngời dân tự do sống trong một nớc độc lập, đang vững bớc trên con đờng xã hội chủ nghĩa. Ngời đặt nền móng cho một Đại Việt hùng cờng, một Thăng Long rực rỡ cách đây 996 năm là vị Thái Tổ Lý Công Uẩn. Thăng Long - Hà Nội đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của đất nớc ta từ bao đời nay, là nơi hội tụ, toả sáng tinh hoa truyền thống dân tộc và có bản sắc riêng. Bề dày lịch sử, văn hoá Thăng Long với những giá trị văn hoá nhân văn rất cần đợc tôn vinh, giữ gìn trong thời kỳ mở cửa, giao lu, hội nhập quốc tế. Tiến tới 100 năm Thăng Long - Hà Nội, việc làm này càng có ý nghĩa sâu sắc. Giáo dục truyền thống Thăng Long - Hà Nội cho học sinh là góp phần xây dựng nhân cách ngời Hà Nội thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học sinh hiểu về truyền thống quê hơng, tự hào đợc sống ở nơi tập trung tinh hoa của mọi miền, từ đó các em thấy rõ hơn trách nhiệm của mình là đóng góp sức lực bảo tồn lu giữ của thủ đô Hà Nội và có ý thức xây dựng phong cách học sinh Hà Nội văn minh thanh lịch . ý thức đợc điều đó, là một giáo viên tiểu học của Hà Nội, tôi luôn cố gắng nghiên cứu một cách nghiêm túc để dạy tốt các tiết lịch sử luôn tìm cách giáo dục, truyền đạt những kiến thức lịch sử ở mọi môn học nh tập đọc, đạo đức, kể chuyện Dựa vào từng bài lịch sử cụ thể tôi đã lựa chọn phơng pháp, tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với từng đối tợng học sinh. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi còn đợc sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trờng. Qua tiết dạy chuyên đề trờng bài:" "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long", tôi cũng đã tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm để dạy tốt bài này. Sau đây, tôi xin giới thiệu bản sáng kiến này để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn đồng nghiệp để giúp tôi ngày càng có kinh nghiệm dạy tốt hơn . 2 Sáng kiến kinh nghiệm B- Nội dung : I- Cơ sở lý luận: Bậc tiểu học là bậc đặt nền móng cho các bậc học khác. Để có đợc các thế hệ ngời Việt Nam biết về lịch sử, hiểu về lịch sử dân tộc thì phải bắt đầu từ việc dạy cho học sinh Tiểu học hiểu về lịch sử. ở tiểu học, phân môn lịch sử đợc dạy từ lớp 4- 5. ở lớp 1-2-3, học sinh cũng đợc làm quen với lịch sử thông qua phân môn tập đọc, kể chuyện. Nhng những nội dung lịch sử chứa trong các bài đọc, lịch sử ấy chỉ là những " Truyện kể lịch sử" có sự phóng tác, h cấu. Nội dung lịch sử trong môn lịch sử và địa lý là những trí thức khoa học lịch sử đã đợc khoa sử học kiểm định. Vì vậy, học sinh lớp 4- 5 mới thực sự đợc học về lịch sử theo đúng nghĩa của nó. Nội dung chơng trình của phân môn lịch sử lớp 4 là các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời kỳ dựng nớc đến năm 1945 một giai đoạn lịch sử rất dài. Để phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học, sách giáo khoa đã biên soạn một cách ngắn gọn, cơ bản nhất để học sinh nắm đợc. Nhng nếu giờ học lịch sử, giáo viên cũng chỉ cung cấp cho học sinh những gì sách giáo khoa đã có thì tiết dạy sẽ sơ sài, đơn điệu không thể đạt hiệu quả cao. Mà lịch sử không giống nh văn học hay một số môn học khác, giáo viên có thể sáng tạo trong lời giảng . Lịch sử là việc đã xảy ra có thật, tồn tại khách quan, kiến thức lịch sử truyền đạt cho học sinh phải chính xác nếu không sẽ dẫn đến những hiểu biết sai lệch về lịch sử, một điều rất nguy hiểm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đói với mỗi giáo viên tiểu học là phải cố gắng đạt các yêu cầu về mặt lịch sử và s phạm đặt ra. Mỗi giáo viên phải luôn bồi dỡng và tự bồi dỡng lâu dài thờng xuyên. Nếu nh mỗi giáo viên đều thực hiện đợc những yêu cầu đặt ra thì sẽ dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập trong giờ lịch sử đạt hiệu quả cao. II- Cơ sở thực tiễn : 1- Thực tế giảng dạy phân môn Lịch sử ở trờng Tiểu học hiện nay. Nhìn chung, các giáo viên vẫn nắm rất rõ quy trình chung của một tiết lịch sử là : 1- Giáo viên định hớng mục đích, nêu nhiệm vụ nhận thức của tiết học. 2- Học sinh tiếp xúc hoặc làm việc với sử liệu ( sách giáo khoa, tranh ảnh, sơ đồ, lợc đồ ) theo nhóm, cá nhân. 3- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, trao đổi kết quả ở nhóm ( nếu có) hợp tác đa ra kết quả chung của nhóm học tập. 4/ Thảo luận chung ỏ lớp: các nhóm trình bày kết quả chung. 5/ Giáo viên kết luận kết quả học tập. Kết thúc vấn đề. Hệ thống hoá lịch sử. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Tuy nhiên, giáo viên tiểu học là ngời dạy nhiều môn khác nhau, không chuyên về lịch sử nên những kiến thức, những hiểu biết về lịch sử cha đợc sâu. Việc bồi dỡng và tự bồi dỡng thờng xuyên còn hạn chế. Vì thế mà các tiết dạy lịch sử đôi khi còn sơ sài, hiệu quả tiết học còn hạn chế. Hơn nữa, một số giáo viên còn cha xác định hết tầm quan trọng của công việc dạy lịch sử nên vẫn coi nhẹ cho rằng lịch sử chỉ là tiết phụ và cha dành cho tiết học này một sự đầu t thích hợp. Trên thực tế, giáo viên vẫn tiến hành tiết dạy theo đúng quy trình nhng còn qua loa, đại khái, phạm vi kiến thức của cô và trò chỉ bó hẹp trong sách giao khoa. Vì thế mà học sinh cha hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức một cách hời hợt và không ghi nhớ lâu. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy: để tạo đợc sự hứng thú học tập, để lôi cuốn đ- ợc học sinh tham gia vào tiết học và để học sinh nhớ lâu, khắc sâu đợc kiến thức lịch sử thì mỗi ngời giáo viên phải chú trọng đến việc bồi dỡng cho mình vốn hiểu biết về lịch sử sâu hơn. Mỗi giáo viên phải thực sự: "Biết mời dạy một" để mở rộng cung cấp thêm cho học sinh. Có nh vậy chúng ta mới làm tròn đợc trách nhiệm của một nhà giáo trong việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ của đất nớc. Chính vì vậy, là một giáo viên tiểu học đợc phân công giảng dạy lớp 4 nhiều năm, tôi đã nghiên cứu và áp dụng Một số phơng pháp dạy lịch sử giúp học sinh học tốt bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". 4 Sáng kiến kinh nghiệm II - Thuận lợi, khó khăn trong lớp khi dạy bài này 1/ Thuận lợi - Học sinh đợc trang bị đầy đủ SGK. - Trong thiết bị, đồ dùng dạy học tơng đối đầy đủ. - Phòng học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế đầy đủ và đúng quy cách. - Lớp học ở mô hình 2 buổi/ ngày nên cả giáo viên và học sinh đều có nhiều thời gian để chuẩn bị t liệu cho việc dạy và học. 2/ Khó khăn - Sức học của học sinh không đồng đều. - 100% học sinh là con em thuần nông nên việc quan tâm đến học tập của các em trong mỗi gia đình cha đồng bộ. Nhiều phụ huynh học sinh còn coi nhẹ môn học này. - Học sinh không có điều kiện tìm hiểu thêm về kiến thức lịch sử qua sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo. Từ thực trạng chung trên đây cũng là tình trạng của học sinh lớp 4, trờng Tiểu học Tiên Dơng, thôi thúc tôi đi tìm một số giải pháp tháo gỡ khó khăn khi dạy bài lịch sử "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". Qua một số năm tìm tòi, nghiên cứu đầy trăn trở, đến nay tôi đã tìm đợc một số biện pháp nho nhỏ và áp dụng khá thành công. Tôi xin đề xuất để các bạn đồng nghiệp cùng suy nghĩ. III - Biện pháp 1/ Chuẩn bị tiết dạy Nh chúng ta đã biết, ngời giáo viên có kinh nghiệm và làm việc có hiệu quả bao giờ cũng dành nhiều công sức trí tuệ và thời gian cho công việc thiết kế dạy học. Nhiều nhà giáo dục và tâm lý học, nhiều giáo viên lão thành đã từng nói: "Muốn dạy học có hiệu quả, cần thiết kế thành công". Vì vậy để một tiết dạy thành công và có hiệu quả cao thì theo tôi công việc chuẩn bị cho tiết học là rất quan trọng, bởi lẽ ngời giao viên định hình trong đầu toàn bộ tiến trình của tiết dạy, nắm bắt đợc những kiến thức trọng tâm chắc chắn bài dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Ngợc lại, nếu giáo viên không chuẩn bị bài dạy, đến lớp dạy chay không có đồ dùng dạy học tiết học đó không thể đạt kết quả cao đ- ợc. Để dạy tiết học" Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" tôi đã làm những công tác chuẩn bị sau: a) Đối với học sinh: - Su tầm các tranh ảnh về Hà Nội. 5 Sáng kiến kinh nghiệm - Đọc các t liệu nói về nhà Lý. - Mỗi học sinh chuẩn bị một bài giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội. b) Đối với giáo viên - Soạn giáo án trớc một tuần. Nghiên cứu kĩ bài dạy, tìm ra cách dạy hữu hiệu nhất. - Các t liệu nói về Lý Công Uẩn. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng phụ. - Đoạn trích "Chiếu dời đô) - Tranh "Vua Lý Thái Tổ đến Long Đỗ". - Phiếu nhóm. - Tờ bìa có ghi tên của kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ. - ảnh các ngôi chùa thời Lý. - ảnh khắc tợng Lý Công Uẩn. - Sách giáo khoa và phấn mầu. * Phần trình bày bảng của giáo viên đợc tiến hành đồng thời cùng quá trình giảng dạy. Sau đây là định hớng cho một giờ dạy lịch sử với bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". 2/ Hoạt động chủ yếu. a) Kiểm tra bài cũ. Khi vào phần bài mới tôi tiến hành kiểm tra một vài câu hỏi của bài cũ để giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học, đồng thời nó cũng là một yếu tố để giúp học sinh đón nhận giờ Lịch sử sắp tới tốt hơn. Tôi tiến hành nh sau: Giờ học trớc cô cùng các em đã tìm hiểu về "Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981)" Cô mời một bạn lên bảng trả lời cầu hỏi giúp cô. + Em hãy trình bày tình hình nớc ta trớc khi quân Tống sang xâm lợc? + Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung, Giáo viên cho điểm. Giáo viên treo lợc đồ về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lợc lên bảng và yêu cầu một học sinh khác trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến này. -> Giáo viên nhận xét cho điểm. Giáo viên gọi học sinh thứ ba trả lời câu hỏi sau: + Em hãy trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lợc. -> Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên cho điểm. b) Giới thiệu bài. 6 Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên nói: Các em thân mến! chỉ còn bốn năm nữa thôi là Hà Nội của chúng tâ sẽ long trọng tổ chức tròn 1000 năm tuổi của mình. Trong tiết lịch sử hôm nay, cô cùng các em ngợc dòng thời gian trở lại 996 năm trớc để tìm hiểu về cội nguồn của Hà Nội và sự ra đời của nhà Lý cũng nh những công lao đóng góp của nhà Lý đối với lịch sử dân tộc qua bài " Nhà Lý dời đô ra Thăng Long". -> Giáo viên ghi bảng (bằng phấn màu): Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 3/ Giảng bài. Sau khi viết tên bài lên bảng, tôi quay xuống lớp và nói để dẫn vào ý thứ nhất của bài: Dẫn ý 1: Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc thì triều đại này tồn tại hay triều đại kia mất đi đều có những nguyên nhân sâu xa của nó. Vậy nhà Lý đã ra đời trong hoàn cảnh nh thế nào? Cô cùng các em tìn hiểu ý thứ nhất của bài -> Giáo viên ghi bảng bằng phấn màu * Sự ra đời của nhà Lý. - Hoạt động 1: Cá nhân - Giúp học sinh nắm đợc hoàn cảnh và thời gian ra đời của nhà Lý. - Giúp học sinh nắm đợc tiểu sử của Lý Công Uẩn. - Để tìm hiểu nội dung phần này, tôi yêu cầu một học sinh đọc SGK đoạn "Từ năm 1005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây", các học sinh khác đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nớc nh thế nào? => Tôi gọi 1-> 2 học sinh trả lời và chốt lại kiến thức đúng (Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngợc nên lòng ngời oán hận). * ở phần này, để giúp học sinh nắm đợc kiến thức lịch sử về tình hình đất n- ớc ta lúc bấy giờ đợc sâu hơn và giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của Lê Long Đĩnh, tôi đã mở rộng và chốt ý nh sau: Các em a! Lê Long Đĩnh là ngời bạo ngợc, tàn ác nh Kiệt Trụ bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm đợc ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc chém giết làm trò chơi, có những tội nhân phải tội hình vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào ngời rồi đốt cho chết. Có trờng hợp vua cho ngời tù trèo lên cây rồi sai ngời chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ ngời vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cời. Ông ta làm vua đợc 4 năm rồi mất. Chính sự bạo ngợc tai quái đó nên lòng ngời rất oán hận Lê Long Đĩnh. Sau đó, tôi tiếp tục khai thác nội dung bằng câu hỏi sau: 7 Sáng kiến kinh nghiệm - Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua? Đối với câu hỏi này tôi cũng tiến hành tơng tự nh câu hỏi một. Tôi gọi một vài học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng (khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là ngời thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá đợc lòng ngời. => Tôi gọi 2 -> 3 học sinh trả lời lại và ghi bảng ý chính (bằng phấn trắng). + Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Để khắc hoạ hình ảnh Lý Công Uẩn trong lòng học sinh tôi đã giảng và giới thiệu thêm về ông cho các em nghe. Lý Công Uẩn (974-1028) là ngời Châu Cổ Pháp lộ Bắc Giang. Ông là vua khai sáng nhà Lý, tức Lý Thái Tổ, lúc 35 tuổi. Thuở nhỏ, ông làm con nuôi nhà s Vạn Hạnh. Đến tuổi trởng thành, ông đợc làm quan trong triều đình nhà Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Là ngời thông minh, có tài văn võ lại có đức, biết xử sự đúng nên rất đợc triều thần nhà Lê quý trọng. Nhà Lê suy vì Lê Long Đĩnh bạo ngợc, triều thần đã tôn ông lên là vua. Tiếp đó, tôi hỏi học sinh: + Vơng triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào? Tôi gọi một học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng (nhà Lý bắt đầu từ năm 1009) đồng thời ghi ý chính lên bảng. -> Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009. Chuyển ý: Nh vậy, năm 1009 nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nớc. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý. * HĐ2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm đợc vị trí địa lý và địa hình của vùng Đại La. - Cung cấp thêm cho học sinh về "Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn". - Giúp học sinh hiểu đợc lý do mà Lý Công Uẩn đổi tên là kinh thành Thăng Long. Để tìm hiểu nội dung phần này, tôi yêu cầu một học sinh đọc tiếp đoạn "Từ mùa xuân 1010 đến đổi tên là Đại Việt". các học sinh khác đọc thầm. Sau đó tôi treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng và yêu cầu hai học sinh lên lần lợt chỉ vị trí của vùng Hoa L, Ninh Bình, vị trí của Thăng Long - Hà Nội. Tiếp đó, tôi hỏi học sinh. 8 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về đâu? -> Tôi gọi học sinh trả lời và chốt kiến thức đúng (Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa L ra thành Đại La) đồng thời giáo viên ghi bảng. * Nhà Lý dời đô ra Đại La. Để khai thác tiếp nội dung của bài, tôi hỏi học sinh câu hỏi sau: - So với Hoa L thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nớc. Để trả lời đợc câu hỏi này tôi yều cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4 rồi gọi đại diện một vài nhóm trả lời, và chốt lại kiến thức đúng. -> Giáo viên tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng đất Đại La so với Hoa L. -+ Về vị trí địa lí thì vùng Hoa L không phải là trung tâm của đất nớc, còn vùng Đại La lại là trung tâm của đất nớc. + Về địa hình, vùng Hoa L núi non chật hẹp, hiểm trở đi lại khó khăn, còn vùng Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ. -> Giáo viên gọi một vài học sinh nhắc lại và ghi bảng ý chính: + Đại La là trung tâm của đất nớc, ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, đất đai màu mỡ - Giáo viên hỏi tiếp. + Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La. Đối với câu hỏi này tôi cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm (Bài tập chép sẵn ở bảng phụ) -> Giáo viên gọi một học sinh đọc đầu bài: Em hãy cho biết lí do Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô thay Hoa L trong các lí do sau: a) Vùng đất ở trung tâm đất nớc, thuận tiện về giao thông. b) Đất rộng rãi lại bằng phẳng, không bị ngập lụt. c) Muôn vật phong phú, tốt hơn. d) Cả ba ý trên. -> Sau đó tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi và tìm ra kết quả đúng (Cả 3 ý trên). Giáo viên giảng thêm: Thật là sáng suốt khi Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa L ra Đại La. Trong "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn đã lập luận rất có tình có lý nh sau. Bây giờ cả lớp mình cùng nghe cô đọc một đoạn trong "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn mà cô đã su tầm đợc ( Cô giáo treo tờ bìa có nội dung "Chiếu dời đô" lên bảng). 9 Sáng kiến kinh nghiệm " Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, vâng lệnh trời dới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nớc lâu dài, phong tục phồn thịnh huống chi Đại La là thành cũ của Cao Vơng (Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, đợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây lại tiện hớng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân c khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tuơi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phơng đất nớc. Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vơng muôn đời". (Bản dịch của nhà xuất bản khoa học, xã hội). - Giáo viên nói: sau khi Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La, công việc tiếp theo là gì? Các em hãy cho cô biết: + Lý Công Uẩn đổi tên kinh đô là gì? -> Giáo viên gọi học sinh trả lời và chốt ý đúng (Lý Công Uẩn đặt tên là kinh thành Thăng Long) đồng thời giáo viên ghi bảng . * , đặt tên kinh thành là Thăng Long. - Giáo viên treo tranh "Vua Lý Thái Tổ đến Long Đỗ" và giảng: Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa L ra Thăng Long. Theo truyền thuyết kể lại rằng: Nhà vua ngự thuyền rồng cùng đoàn tuỳ tùng và các quan đại thần, rời sông Hoàng Long đi vào sông Đáy vợt qua sông Đào, sông Luộc ngợc dòng Nhị Hà tiến về phía thành Đại La. Từ xa xa, Lý Thái Tổ nhìn về Kinh đô mới, chợt thấy trong đám mây nơi chân thành có hình dáng một con rồng vàng đang bay lên. Nhà vua rất vui mừng, biết là điềm lành, liền đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long "Thăng có nghĩa là bay lên, long có nghĩa là rồng. Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên". Sau đó năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nớc ta là Đại Việt. -> Giáo viên hỏi tiếp. Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? Để giúp các em trả lời đợc câu hỏi này, tôi yêu cầu các em thảo luận theo nhóm 4 và ghi kết quả ra phiếu học tập. Nhóm nào làm xong trớc sẽ dán kết quả lên bảng. Cụ thể đối với câu hỏi này, khi dạy bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long"các em đã tìm đợc các tên khác của Thăng long là: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội. Khi học sinh đã tìm đợc một số tên khác của Thăng Long, tôi sẽ giới thiệu một cách có hệ thống cho học sinh về tên của kinh thành Thăng long qua các 10 [...]... cho HS còn hạn chế Còn trong bài dạy của mình tôi chia ra làm 3 ý: + Sự ra đời của nhà Lý + Nhà Lý dời đô ra Đại La - đặt tên kinh thành là Thăng Long + Kinh thành Thăng Long dới thời Lý Mục đích tôi chia rõ làm 3 ý để giúp học sinh nắm chắc đợc: Nhà Lý đã ra đời nh thế nào? Vì sao Lý Công Uẩn lại chọn Thăng Long làm kinh đô và kinh thành Thăng Long thời Lý đã phát triển ra sao? từ đó sẽ giúp các em... Sáng kiến kinh nghiệm * Giáo viên nói: Nội dung bài đã đợc ghi rõ trong phần ghi nhớ Tôi yêu cầu hai học sinh đọc đồng thời ghi bảng bằng phấn màu -> Ghi nhớ: (SGK - 31) d) Củng cố - dặn dò: Các em vừa học xong bài lịch sử "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" ; hãy cho cô biết: - Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long vào năm nào? - Vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô từ Hoa L ra Đại La? - Kinh thành Thăng Long dới thới... sống sao cho xứng đáng là học sinh của thủ đô Hà Nội: Văn minh, thanh lịch (Hoàng Thị Phơng) 15 Sáng kiến kinh nghiệm Phần ghi bảng Lịch sử : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (Ghi nhớ -31) 1/ Sự ra đời của nhà Lý - Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua - Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009 2/ Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long - Đại La là trung tâm của đất nớc ở... đáp Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Nắm đợc các yêu cầu trên khi dạy bài lịch sử "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" tôi đã nghiên cứu bài rất kỹ để tìm ra cách dạy đạt hiệu quả cao nhất Cụ thể là: Khi thiết kế bài dạy của mình tôi có sự sắp xếp khác so với SGK ở trong SGK chia ra làm 3 hoạt động nhng không nói rõ từng ý và...Sáng kiến kinh nghiệm thời kì ( Giáo viên treo tờ bìa có nội dung về tên của Thăng Long qua các thời kỳ lên bảng) và giảng cho học sinh nghe + Năm 454 - 456 thời Bắc thuộc thành lập huyện Tống Bình (gồm Hà Nội) + Năm 1010: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa L về Đại La, đặt tên là Thăng Long + Năm 1937: Hồ Quý Ly đổi tên là Đông Đô + Năm 1407: Thành Đông Quan + Năm 1428: Lê Lợi đổi tên thành Đông Kinh + Năm... thác bài và đa ra câu hỏi tôi làm cũng khác so với SGK Cụ thể là trong SGK chỉ có 3 câu hỏi rất đơn giản + Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ nh thế nào mà quyết định dời đô về Đại La? + Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? + Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác? Nhng trong bài dạy của mình từng phần tôi đã đa ra hệ thống câu hỏi và mở rộng kiến thức lịch sử cho học sinh nh sau: a) Sự ra. .. nh thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa L ra Đại La Còn đối với bài dạy của mình trong ý thứ 2 của bài tôi cũng đa ra 2 câu hỏi nh trên nhng ở câu hỏi 2 tôi đã thay đổi hình thức hỏi vấn đáp bằng cách cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm để rút ra kiến thức lịch sử đúng Đồng thời tôi cũng mở rộng kiến thức lịch sử rất nhiều cho học sinh Đó là đọc cho các em nội dung "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn để giúp... Công Uẩn lại chọn Thăng Long là kinh đô Ngoài ra, tôi còn giải thích rõ cho học sinh hiểu tại sao lại đặt tên kinh thành là Thăng Long bằng cách kể cho các em nghe về một truyền thuyết đầy huyền bí khi "Lý Công Uẩn đến Long Đỗ" Từ đó sẽ lôi cuốn đợc các em hơn và giúp các em sẽ nhớ về kiến thức lịch sử lâu hơn Đặc biệt trong ý 2 của bài tôi đã đa thêm câu hỏi vào đó là: + Em biết Thăng Long còn có những... Long còn có những tên gọi nào khác và giới thiệu một cách có hệ thống cho học sinh về tên của kinh thành Thăng Long qua các thời kì để giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức lịch sử về Thăng Long Còn với ý thứ 3 của bài, SGK chỉ đa ra một câu hỏi đó là: + Thăng Long thời Lý đã đợc xây dựng nh thế nào? Nhng trong bài dạy của mình tôi đã tiến hành nh sau: Trớc hết tôi yêu cầu các em quan sát H2 trong SGK và... 14 Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng biện pháp trên vào tiết dạy lịch sử "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" , lớp tôi đã đạt đợc kết quả sau: - Chất lợng học tập môn lịch sử đợc nâng lên rõ rệt Học sinh từ chỗ không ham thích học môn này tới nay 100% đều có tâm lý muốn đợc tìm tòi, khám phá và yêu thích môn học, hiệu quả giờ học đợc nâng lên rõ rệt - Nhiều em rất hăng hái, sôi nổi tham gia xây dựng bài nh: Trần . đối với câu hỏi này, khi dạy bài " ;Nhà Lý dời đô ra Thăng Long& quot;các em đã tìm đợc các tên khác của Thăng long là: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội. Khi học sinh. xong bài lịch sử " ;Nhà Lý dời đô ra Thăng Long& quot;; hãy cho cô biết: - Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long vào năm nào? - Vì sao Lý Công Uẩn lại dời đô từ Hoa L ra Đại La? - Kinh thành Thăng. còn hạn chế. Còn trong bài dạy của mình tôi chia ra làm 3 ý: + Sự ra đời của nhà Lý. + Nhà Lý dời đô ra Đại La - đặt tên kinh thành là Thăng Long. + Kinh thành Thăng Long dới thời Lý. Mục

Ngày đăng: 08/01/2015, 20:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

  • (Ghi nhớ -31)

    • C - Kết thúc vấn đề

      • Tiên Dương, ngày 10 tháng 3 năm 2007

        • Ngô Thị Dung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan