1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiểm kê phát thải khí nhà kính của dự án liên hợp lọc hóa dầu nghi sơn

87 740 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 3,79 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM TIẾN DŨNG KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM TIẾN DŨNG KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN MẠNH Hà Nội – 2011 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 6 MỞ ĐẦU 7 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) 9 1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung và Việt Nam nói riêng 25 1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế giới và ở Việt Nam 31 1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ: 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu 36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46 3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải 46 3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP 62 3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại 62 3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp 64 3.2.3. Giai đoạn vận hành 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 74 2 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu LHQ: Liên hợp quốc IPCC: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu UNFCCC: Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu NĐT: Nghị định thư KNK: Khí nhà kính GWP: Giá trị thể hiện khả năng làm Trái Đất nóng lên của khí nhà kính, quy về theo giá trị của CO 2 (Giá trị GWP của CO 2 là 1) CO 2 e (CO 2 tương đương): Đơn vị đo tiêu chuẩn quốc tế để so sánh khả năng làm Trái Đất nóng lên của các khí nhà kính NSRP: Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn 4 BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6] 19 Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6] 20 Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6] 20 Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6] 24 Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15] 28 Bảng 6: Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 theo lĩnh vực [2] 32 Bảng 7: Phân loại nguồn phát thải áp dụng chương trình tính toán [11] 38 Bảng 8: Giá trị GWP của các KNK sử dụng trong đề tài [11] 39 Bảng 9: Bảng tổng hợp nhân lực thiết bị thi công tại mặt bằng khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn từ 11/2009 - 10/2010 [1] 62 Bảng 10: Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các loại phương tiện, thiết bị thi công trên công trường 63 Bảng 11: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO 2 e trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP 64 Bảng 12: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP 64 Bảng 13: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng trên cạn [6] 65 Bảng 14: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng ngoài khơi [6] 65 Bảng 15: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị trong hoạt động của các tàu xây dựng và lắp đặt SPM và đường ống dẫn dầu thô [6] 66 Bảng 16: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO 2 e trong thời gian 1 năm xây dựng kế tiếp của dự án NSRP 66 Bảng 17: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong 1 năm thuộc giai đoạn xây dựng kế tiếp của dự án NSRP 66 Bảng 18: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất của Dự án [6] 67 5 Bảng 19: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO 2 e trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP 68 Bảng 20: Tổng lượng phát thải CO 2 e trong giai đoạn vận hành trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP 68 6 BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn 9 Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn 11 Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18] 26 Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trôi nhiều xe ô tô [19] 26 Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20] 29 Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực nước biển dâng [9] 29 Hình 7: Các nguồn phát thải KNK của LHQ năm 2009 (đơn vị: tấn CO 2 e) [12] 33 Hình 8: Hàm lượng phát thải CO 2 e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ năm 2009 [12] 34 Hình 9: Mô hình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi xây dựng hoàn thiện 35 Hình 10: Một số phương tiện, thiết bị làm việc tại mặt bằng nhà máy 37 7 MỞ ĐẦU Ngày nay, các hoạt động nhân sinh làm tăng nồng độ các khí nhà kính và thậm chí làm xuất hiện các khí nhà kính mới dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh mẽ, đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng nhất. Để giải quyết vấn đề này, Liên hợp quốc luôn cố gắng tìm phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính trên toàn Thế Giới. Từ đó, LHQ đã đưa ra phương pháp để tính toán lượng khí thải nhà kính hàng năm cho các quốc gia, các tổ chức một cách dễ dàng và đúng đắn hơn. Việt Nam hiện là một nước đang phát triển với tốc độ nhanh trên Thế Giới. Trên đà phát triển đó, Việt Nam luôn xác định các mục tiêu trọng tâm và từ đó xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia. Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn sẽ là nhà máy lọc dầu thứ 2 được xây dựng tại Việt Nam sau Dung Quất chính là một trong các dự án trọng điểm như thế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đây là một dự án trọng điểm quốc gia góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả nước” (Bản tin dầu khí Việt Nam ngày 3/3/2009). Việc xây dựng Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và thành phố ở miền Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung mà còn đáp ứng được tính cấp thiết về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai. Việc thực thi Dự án Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn sẽ mang lại các lợi ích sau: • Đóng góp vào chương trình an toàn năng lượng quốc gia bằng cách sử dụng nguồn dầu thô được nhập khẩu dài hạn khoảng 10 triệu tấn/năm làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nhiều loại nhiên liệu và sản phẩm hóa dầu; • Sản phẩm của Liên hợp bao gồm xăng Mogas (2,1 triệu tấn/năm), dầu Diesel (2,7 triệu tấn/năm), khí hóa lỏng LPG (1,4 triệu tấn/năm), cùng với các loại nhiên liệu máy bay/dầu hỏa, dầu nhiên liệu và các sản phẩm hóa dầu. Khi dự 8 án đi vào hoạt động từ năm 2013, sản phẩm của dự án và của nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam (Dung Quất) có thể đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu của cả nước; • Tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành liên quan và một số dịch vụ khác; • Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội phía Nam Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và các tỉnh lân cận; • Tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong giai đoạn xây dựng, và hàng nghìn người trong giai đoạn hoạt động. Dự án Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn và các công trình liên quan được thiết kế theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các phát thải vào môi trường không khí, nước và đất. Các yêu cầu này tuân thủ theo pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Ngân Hàng Thế Giới/Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế (WB/IFC) cũng như các công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của môi trường và BĐKH, trong quá trình xây dựng và vận hành Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn không thể tránh khỏi việc phát thải ra các khí nhà kính như CO 2 , N 2 O, HFCs, PFCs, CH 4 . Vì thế, đề tài mang tên “Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn” được xây dựng nhằm mục đích áp dụng chương trình tính toán lượng phát thải khí nhà kính của LHQ (phương pháp này đã được sử dụng trong dự án "United Nation Climate Neutral Initiative") để kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án trong quá trình xây dựng và vận hành; xây dựng khung cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải để kiểm kê khí thải nhà kính hàng năm cho Dự án và có thể phát triển áp dụng trong các Dự án tương tự. 9 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Việt Nam đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm từ dầu mỏ. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước và phục vụ xuất khẩu, Việt Nam đã tiến hành xây dựng liên tiếp 02 nhà máy lọc hóa dầu: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi (đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2009) và dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (khởi công xây dựng vào tháng 5/2008 và hiện đang trong quá trình hoàn thiện mặt bằng để xây dựng) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo dự kiến của tiến độ ban đầu, dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013 và sản phẩm của dự án cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu của cả nước. Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn do 4 đơn vị kinh tế lớn tham gia góp vốn đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với 25,1% vốn, Tập [...]... như: • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Đức năm 2000 • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Canada giai đoạn 1990 – 2000 • Báo cáo kiểm kê phát thải KNK của châu Âu năm 2003 • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Italia giai đoạn 1990 – 2008, báo cáo năm 2010 • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Mỹ giai đoạn 1990 – 2008, báo cáo năm 2010 Với các nước không thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto, việc kiểm kê KNK... Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) với 35,1% vốn, Tập đoàn Dầu khí Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) với 35,1% vốn và Tập đoàn Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) với 4,7% vốn 4 đơn vị trên đã quyết định hợp tác Liên doanh mang tên “Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn để cùng phối hợp thực hiện dự án [6] 1.1.1 Vị trí địa lý [6] Dự án NSRP nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa Khu vực Dự án. .. lượng phát thải CO 2 e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ năm 2009 [12] Đề tài luận văn dưới đây sẽ trình bày về cách thức áp dụng phương pháp tính toán phát thải KNK trên đối với đối tượng cụ thể là dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, lấy ví dụ áp dụng từ các số liệu thu thập được trong các giai đoạn xây dựng và vận hành để thiết lập bộ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán phát thải KNK của dự án. .. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU 2.1 Đối tượng nghi n cứu Trong từng giai đoạn khác nhau của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, việc kiểm kê phát thải KNK sẽ bắt đầu từ việc xác định các nguồn phát thải Từ đó, học viên xác định được số liệu cần phải tiến hành thu thập để hoàn thiện đề tài 2.1.1 Giai đoạn xây dựng hiện tại Trong giai đoạn xây dựng hiện tại, nguồn phát thải được xác định là các... Trên cơ sở đó, NĐT khí nhà kính do Viện Tài nguyên Thế giới hợp tác phát triển cùng Hội đồng doanh nghi p Thế giới cho Phát triển bền vững đã xác định các nguồn phát thải khí nhà kính và phân chia chúng theo các vùng như sau: Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15] Vùng 1: Phát thải Là những phát thải trực tiếp từ các hoạt động của cơ quan/tổ chức như phát trực tiếp thải do tiêu thụ... hay sử dụng phương tiện, thiết bị thuộc sở hữu của cơ quan/tổ chức đó Vùng 2: Phát thải Là loại phát thải của cơ quan/tổ chức từ việc sử dụng điện năng mua từ các gián tiếp nhà cung cấp điện Loại phát thải này phát sinh ở nơi sản xuất điện Vùng 3: Phát thải Là tất cả các loại phát thải gián tiếp khác của cơ quan/tổ chức là hệ quả của gián tiếp các hoạt động của cơ quan/tổ chức đó như sử dụng các vật liệu... kiểm kê KNK quốc gia đều dựa vào Bản Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 1996 và Hướng dẫn thực hành tốt đối với lĩnh vực thay đổi, sử dụng đất (2003) của IPCC để tính toán phát thải KNK cho các lĩnh vực hoạt động của Quốc gia Còn các nước thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto như Mỹ, Italia,… đã sử dụng bản Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 2006 của IPCC Việt Nam đã tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính các năm 1994 và 2000... đoạn và xây dựng được kế hoạnh hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn 30 1.3 Các nghi n cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế giới và ở Việt Nam Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên Thế Giới đều đã tiến hành kiểm kê phát thải KNK của nước mình theo các lĩnh vực: năng lượng, nông nghi p, công nghi p, lâm nghi p, ngư nghi p,… Có... nhiên, ngày nay, với sự xuất hiện của con người, các hoạt động nhân sinh làm phát thải khí nhà kính, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính đã thúc đẩy nhanh chóng hiện tượng ấm lên của Trái Đất Nhận thức được rằng “chiếc chăn khí quyển” đang dầy lên từng ngày, LHQ đã xây dựng Công ước khung của LHQ về BĐKH nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất, bảo đảm an... ước khí hậu và NĐT Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển Là một bên không thuộc Phụ lục I của NĐT Kyoto, Việt Nam chưa có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, nhưng phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như thực hiện xây dựng các Thông báo quốc gia, kiểm kê khí nhà kính, xây dựng . tài mang tên Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được xây dựng nhằm mục đích áp dụng chương trình tính toán lượng phát thải khí nhà kính của LHQ (phương. xây dựng liên tiếp 02 nhà máy lọc hóa dầu: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi (đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2009) và dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. trong dự án "United Nation Climate Neutral Initiative") để kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án trong quá trình xây dựng và vận hành; xây dựng khung cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Xây dựng (2005), T hông tư số 06/2005/TT-BXD về “Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/2005/TT-BXD về “Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2005
6. NSRP (2009), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Tác giả: NSRP
Năm: 2009
9. IPCC (2007), Working Group II Report: "Impacts, Adaptation and Vulnerability", ch.6, p.327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impacts, Adaptation and Vulnerability
Tác giả: IPCC
Năm: 2007
14. United States Environmental Protection Agency (2010), Inventory of U.S. Greenhouse Gas Emissions and Sinks: 1990 – 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inventory of U.S
Tác giả: United States Environmental Protection Agency
Năm: 2010
16. World Resources Institutes (2008), Corporate GHG Inventory Program GuideTài liệu từ internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate GHG Inventory Program Guide
Tác giả: World Resources Institutes
Năm: 2008
17. Bão Washi đổ bộ Phillippines, gần 180 người chết, http://dantri.com.vn/c728/s728-548409/bao-washi-do-bo-philippines-gan-180-nguoi-chet.htm, truy cập lần cuối: 21h00 ngày 21/12/2011 Link
18. Người dân Thái Lan sơ tán giữa nước lũ, http://www.tamdiem.net/nguoi- dan-thai-lan-so-tan-giua-nuoc-lu/, truy cập lần cuối: 22h00 ngày 21/12/2011 19. Ảnh thương tâm trận bão 652 người chết ở Philippines, http://vtc.vn/311- Link
20. Climate change action, http://sustainability.yale.edu/climate-change-action-1, truy cập lần cuối: 23h00 ngày 21/12/2011 Link
21. Toàn cảnh trận lụt lịch sử ở Thái Lan: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/35879_Toan-canh-tran-lut-lich-su-o-Thai-Lan.aspx, truy cập lần cuối: 23h00 ngày 21/12/2011 Link
22. 2010: Năm kỷ lục của thiên tai: http://anh.24h.com.vn:8008/upload/4-2010/videoclip/2010-12-26/2010_namthientai.flv, truy cập lần cuối: 23h00 ngày 21/12/2011 Link
1. Ban điều hành dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (2009 – 2010), Báo cáo các tháng từ 11/2009 – 10/2010 của tổng thầu Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam về thi công san lấp mặt bằng nhà máy Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn Khác
2. B ộ Tài nguyên và môi trường (2010), Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho Công ước khung của LHQ về BĐKH Khác
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH Khác
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2000), Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của LHQ về BĐKH Khác
7. Canada Greenhouse Gas Division Environment (2002), Canada’s Greenhouse Gas inventory Khác
8. IPCC (2010), International Standard for Determining Greenhouse Gas Emissions for Cities Khác
10. Italia Institute for Environmental Protection and Research (2010), Italian Greenhouse Gas Inventory report 1990-2008 Khác
12. UNEP (2010), The UN system’s footprint and efforts to reduce it Khác
13. United Kingdom Department for Environment, Food and Rural Affairs (2007), U.K Greenhouse Gas inventory 1990 – 2005 Khác
15. World Resources Institutes (2004), The Greenhouse Gas Protocol Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN