1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm của thị trường trái phiếu quốc tế

35 3,8K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Đặc điểm của thị trường trái phiếu quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng, vị thế của các nước dần thay đổi bởi tốc độ phát triển của các quốc gia mới nổi, nơi mà nền kinh tế hứa hẹn những cơ hội đầu tư tiềm năng. Với những lợi thế chưa được khai thác như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào đang được đào tạo chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn và nhu cầu về vốn đang được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển luôn luôn tìm mọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được. Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các quốc gia tìm mọi cách để thú hút nguồn vốn bên ngoài. Trong khi đó, thị trường cổ phiếu quốc tế thời gian qua đang chao đảo trước sự sụt giảm liên tục của hàng loạt các chỉ số lớn và việc giảm điểm liên tục trong các phiên giao dịch tại các trung tâm giao dịch lớn như New York, Tokyo, Hồng Kông. Bên cạnh đó, cơn bão khủng hoảng tài chính do các biến động trong thị trường tài chính thứ cấp bắt đầu từ Mỹ đã lan ra một số nền kinh tế khác kéo theo chỉ số niềm tin vào thị trường chứng khoán thế giới nói chung sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán xuống dốc là một khó khăn cực kỳ to lớn đối với những công ty, những tổ chức tài chính muốn thông qua thị trường này để huy động vốn cho các dự án đầu tư của mình. Phát hành cổ phiếu lúc này trở nên một quyết định nhiều rủi ro khiến các công ty đau đầu. Chính lúc này thì thị trường trái phiếu tỏ ra là một lựa chọn thích hợp, đặc biệt là thị trường trái phiếu quốc tế do những ưu điểm của thị trường này đem lại cho nhà đầu tư và những tồ chức muốn huy động vốn. Việt nam là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển là rất cao. Trong bối cảnh này, phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tận dụng để phục vụ cho nhu cầu phát triển, nhưng nhìn chung thì loại hình này còn khá mới mẻ do đó thông qua đề tài này hướng mọi người có cái nhìn cận cảnh hơn về các lần phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam và hướng phát triển trong tương lai. Chương 1: Khái quát chung về trái phiếu quốc tế. 1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của thị trường trái phiếu quốc tế 1.1.1 Khái niệm và phân loại Theo cách phân loại cơ bản thì thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond market), thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Market). Nói đơn giản, thị trường trái phiếu quốc tế là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi một trái phiếu do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng bản tệ của quốc gia đó thì trái phiếu đó gọi là trái phiếu nước ngoài và tạo nên thị trường trái phiếu nước ngoài. Khi một trái phiếu được do người không cư trú phát hành vào một quốc gia mà được định giá bằng đồng tiền không phải nội tệ quốc gia đó thì gọi là trái phiếu Châu Âu và tạo ra thị trường trái phiếu Châu Âu. Globalbond là loại trái phiếu được phát hành đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau, được định giá bằng nhiều loại tiền tệ, là nội tệ của các quốc gia được phát hành. Do đó, có tài liệu phân loại Euro Bond là một phần của Global bond. 1.1.1.1 Thị trường trái phiếu châu Âu (Euro-bonds) Thị trường trái phiếu Châu Âu là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (công ty, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế) phát hành nằm ngoài nước phát hành đồng tiền được ghi trên trái phiếu. Trái phiếu Châu Âu (Euro-bonds) được bán ở các quốc gia khác hơn là quốc gia hơn mà đồng tiền của nó được sử dụng để đo giá trị trái phiếu. Mặc dù trung tâm thị trường trái phiếu Châu Âu là ở Châu Âu, nhưng nó không có ranh giới quốc gia. Chẳng hạn, một công ty Pháp phát hành trái phiếu tính bằng đồng bảng Anh ở Thụy Sỹ, Luxembourg và Frankfurt đều gọi là trái phiếu Châu Âu. Trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều nước khác nhau, nó đã trở nên một loại trái phiếu bao trùm để huy động vốn đồng thời từ các nền kinh tế thế giới. Thông thường trái phiếu Châu Âu được bán cùng một lúc ở nhiều trung tâm tài chính thông qua các nhóm ngân hàng bảo lãnh đa quốc gia và được tổ chức đầu tư quốc tế mua. Các tổ chức này có tầm hoạt động vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia phát hành. Khác với trái phiếu nước ngoài, việc phát hành trái phiếu Châu Âu cho phép chọn lựa loại đồng tiền nhờ đó người chủ nợ có thể yêu cầu để được hoàn trả bằng một trong những loại đồng tiền khác nhau và như vậy giảm được rủi ro về trao đổi ngoại tệ hàm chứa trong loại trái phiếu nước ngoài được phát hành bằng một đồng tiền duy nhất. Tuy nhiên trên thực tế, lãi vay lẫn nợ gốc vẫn thường được thanh toán bằng đồng dollar Mỹ(USD). 1.1.1.2 Thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreignbond) Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công ty nước ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nội địa. Ví dụ: Công ty BP (Anh) phát hành trái phiếu bằng đồng Yên ở Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, hay như Chính phủ Trung Quốc đã có 2 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1994 với tổng mức phát hành hơn 1 tỷ USD, hoặc giả như là trường hợp Đan Mạch quyết định phát hành trái phiếu bằng đồng Sterling ở thị trường chứng khoán Luân Đôn. Tất cả các loại trái phiếu trên là trái phiếu nước ngoài. Có mười lăm thị trường trái phiếu nước ngoài trên thế giới (xem phụ lục), ví dụ như Thị trường trái phiếu Yankee của Mỹ, Samurai của Nhật, Bulldog của United Kingdom. Đó là trái phiếu trên các thị trường trái phiếu công khai của các quốc gia kể trên. Ngoài ra, còn có các thị trường không công khai, nơi mà nhà phát hành trái phiếu không cần phải đăng ký với sở giao dịch và có thể được bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường này có quy mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư tham gia cũng ít hơn. 1.1.2 Đặc điểm 1.1.2.1 Thị trường Trái phiếu Châu Âu Ích lợi chính của thị trường trái phiếu Châu Âu là tương đối ít bị điều chỉnh, thu nhập từ thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứng khoán mang tính linh hoạt hơn so với thị trường nội địa. Về loại đồng tiền thanh toán, doanh số phát hành trái phiếu Châu Âu bằng dollar là lớn nhất (trong năm 1996, trái phiếu châu Âu ghi bằng USD chiếm 43,78% trên tổng số phát hành), tiếp theo là Bảng Anh, Mác Đức, Yên Nhật, và đơn vị tiền tệ của Châu Âu ECU (European Currency Unit). Hầu hết các Eurobond được phát hành bởi những tổ chức có hệ số tín nhiệm cao, ví dụ hệ số AAA và AA chiếm tới gần 80% tổng số các đợt phát hành. Những nhà phát hành Eurobond tích cực nhất là các chính phủ, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư Châu Âu và các công ty đa quốc gia. Một số nhà phát hành Eurobond ghi bằng đồng tiền không được sử dụng vào mục đích cuối cùng, mà họ chuyển đổi sang đồng tiền cần thiết khác thông qua nghiệp vụ Swap. Mức lãi suất của Eurobond phụ thuộc vào: điều kiện thị trường và hệ số tín nhiệm của nhà phát hành. 1.1.2.2 Thị trường trái phiếu nước ngoài Đặc điểm của loại trái phiếu nước ngoài là nó được thanh toán bằng đồng tiền của nước nơi nó được phát hành. Tuy nhiên, cũng có những nước mà trái phiếu có thể được phá thành bằng đồng tiền khác. Trong trường hợp này, tên của trái phiếu nước ngoài sẽ khác. Chẳng hạn, ở Nhật, trái phiếu phát hành bằng Yen tên là Samurai, phát hành bằng USD tên là Shogun. Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản. Thị trường trái phiếu Mỹ rất đa dạng. Thị trường Yankee là thị trường công khai, cung cấp vốn trung và dài hạn cho nhà đầu tư ngoài nước. Thị trường trái phiếu Nhật Bản cũng gồm thị trường công khai là thị trường Samurai. Các nhà phát hành trên thị trường này có điều kiện tiên quyết là phải được xếp tín nhiệm từ BBB trở lên. Các trái phiếu Samurai chủ yếu được các nghiệp đoàn và các công ty Nhật Bản bảo lãnh. Còn trên thị trường không công khai của Nhật, các nhà phát hành không cần phải tuyên bố bất kỳ một tài liệu nào theo luật giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên số lượng trái phiếu này ít và cũng ít nhà đầu tư. 1.2. Quy trình phát hành Một tổ chức dự định tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu vào thị trường vốn sẽ liên hệ với các ngân hàng đầu tư và sẽ yêu cầu họ làm nhà quản lý chính của một nghiệp đoàn bảo lãnh sẽ phát hành trái phiếu vào thị trường. Nhà quản lý chính thường sẽ mời thêm các ngân hàng khác kết hợp tạo thành một nhóm quản lý để giúp thương thảo với tổ chức muốn phát hành trái phiếu, xác định các điều kiện thị trường quản lý việc phát hành. Hầu hết các nhà bao tiêu, cùng với các ngân hàng khác, sẽ là một phần của một nhóm chuyên bán trái phiếu vào thị trường đầu tư công chúng. Rất nhiều thành viên của nhóm bao tiêu sẽ nhận được một phần chia của phí bao tiêu (thường là từ 2% đến 2.5% của lượng phát hành), dựa trên số lượng và loại trái phiếu. Nhà quản lý chính sẽ nhận được đầy đủ phí bao tiêu, và ngân hàng hoạt động chỉ như là thành viên của một nhóm bán trái phiếu thì nhận được phần nhỏ hơn. Đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế phải tuân thủ các quy định trong Luật Quản lý nợ công còn phải có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy trình của việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế do Bộ Tài chính là cơ quan đảm nhận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: + Đầu tiên việc phát hành trái phiếu từ thị trường vốn quốc tế phải được sử dụng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế được xác định là trọng điểm quốc gia; ngoài ra còn dùng cho các chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt nam. + Bộ tài chính trình đề án phát hành trái phiếu lên Chính phủ. Sau khi đề án phát hành được Chính phủ thông qua thì Bộ tài chính là cơ quan được Chính phủ giao cho nhiệm vụ thực hiện đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. + Căn cứ vào tình hình thực tế, trình tự phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau: • Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành. Thông thường Bộ tài chính sẽ lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn một hoặc một số tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn. Đây có thể là một tập đoàn tài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế, đã từng giúp một quốc gia trong khu vực phát hành. Việc lựa chọn sẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất cho chính phủ phát hành. Vì vậy các định chế tài chính quốc tế hoặc các ngân hàng lớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành. Vd như: tổ chức Standard & Poor’s hoặc Moody’s …; • Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành. Vd như: Công ty Luật Freshfields Bruckhaus Deringer, Công ty Shearman & Sterling; • Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam; • Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốc gia. Kết quả xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các đợt phát hành, cũng như lại suất của trái phiếu. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, giai đoạn đầu khi tiếp cận với kệnh huy động vốn này , nên cần phải được một công ty xếp hạng có uy tín trên thế giới thực hiện. Điều này, nhằm tạo nềm tin tưởng cho các nhà đầu tư. Vì vậy, chính phủ có thể chọn thuê những công ty như: CBRS (Canadian Bond Service), JBRI(Japanese Bond Intitute), Stnadard&Poor’s, Moody’s hoặc Fitch’s; • Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chính thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu; • Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt; • Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký; • Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chính hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành 1.3. Mục tiêu của phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế: • Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước • Đáp ứng khả năng thanh toán của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế • Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế • Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; • Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ; • Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật; • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án: Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình dự án này; Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chương 2: Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.1. Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.1.1. Cân bằng bên trong và bên ngoài đối với nền kinh tế của một nước: 2.1.1.1. Cân bằng bên trong (cân bằng giữa thị trường hàng hóa và tiền tệ): Khoản vay tiền từ trái phiếu sẽ được chính phủ chi tiêu vào nền kinh tế. Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên thì làm cho thu nhập của toàn bộ nền kinh tế tăng lên vì khi đó năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng lên (nếu việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả). Hay nói một cách khác, nền kinh tế đã tăng trưởng lên một mức mới. Khi đó, để đáp ứng với nhu cầu giao dịch hàng hóa trong nền kinh tế thì lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên. Và với một mức lãi suất đã định, thị trường tiền tệthị trường hàng hoá trong nền kinh tế gặp nhau tại một vị trí cân bằng mới. Điểm cân bằng mới này nói lên sự tăng trưởng của nền kinh tế khi huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế. 2.1.1.2. Cân bằng bên ngoài: Khi chính phủ vay nợ bên ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế, thì luồng vốn vay này chảy vào nền kinh tế làm cho cán cân vốn thặng dư. Để cán cân thanh toán cân bằng thì cán cân vốn và cán cân vãng lai có mối quan hệ bù trừ cho nhau. Như chúng ta đã biết, khi có một lượng vốn đổ vào nền kinh tế thì thu nhập của nền kinh tế sẽ tăng lên (nếu như việc sử dụng vốn đó là có hiệu quả). Khoảng tăng thu nhập này là lượng thu nhập cần thiết để cán cân vãng lai thâm hụt một lượng chính bằng luồng vốn chảy vào nền kinh tế, và khi đó cán cân thanh toán sẽ cân bằng. Hay nói cách khác, luồng vốn quốc tế đổ vào nền kinh tế bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đưa cán cân thanh toán đến một vị trí cân bằng mới cao hơn so với điểm cân bằng cũ. Đây là vị trí nói lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cả hai vị trí cân bằng mới đối với cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài chỉ đạt được khi việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Nếu như việc sử dụng nguồn vốn vay này là không có hiệu quả thì khi đó áp lực trả nợ gia tăng, làm cho chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu tư. Sự cắt giảm này sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ hơn. Hơn nữa, việc trả lãi sẽ làm cho cán cân vãng lai thâm hụt và việc trả vốn làm cho cán cân vốn thâm hụt. Do đó, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt nhiều hơn mức thặng như ban đầu đạt được. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, nếu như điểm cân bằng mới đạt được, thì vị trí cân bằng này sẽ thấp hơn vị trí cân bằng cũ. Và vì vậy, nền kinh tế đã thụt lùi so với trước khi vay vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế. 2.1.2. Cung cầu ngoại tệ: Trái phiếu khác với vay nợ. Trái phiếu đưa lên giao dịch thì luân chuyển trong thị trường. Ông nào bỏ tiền ra mua trái phiếu ngày hôm nay, ngày mai cần tiền thì bán đi. Chứ không phải cho vay. Cho vay thì làm sao sang nợ được? Còn đây mua trái phiếu, ngày mai nếu bí tiền thì bán đi, có người mua ngay lập tức. Bởi vì người đó đang có nhu cầu đầu tư mà thấy lãi suất (trái phiếu) này hấp dẫn hơn lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Hoặc giả sử muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư, mua trái phiếu vào . Trái phiếu không phải là nợ mà là công cụ nợ, có thể mua bán, sang nhượng. Tính thanh khoản khi niêm yết cao hơn hẳn việc vay nợ. 2.1.3. Ngưỡng an toàn của các khoản vay nợ nước ngoài: Lấy ví dụ như nước ta thì giá trị trái phiếu phát hành quá bé. Nước ta vay hàng tỷ đôla, trái phiếu chỉ có mấy trăm triệu. Hơn nữa, vay nợ để phục vụ kinh tế nói chung, còn trường hợp này là phát hành trái phiếu phục vụ cho những dự án cụ thể có thu nhập bằng đôla. Nên việc phát hành trái phiếu theo một vài chuyên gia thì không ảnh hưởng đến ngưỡng an toàn của các khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA khi đi vay chỉ lãi suất tượng trưng một vài phần trăm năm, nhưng ta phải chịu những ràng buộc để lãi suất thực phải trả cao hơn gấp nhiều lần. Hoặc rơi tình trạng đầu tư lãng phí ngân sách hiện nay với một tỷ lệ thất thoát không thể tính toán được . Thế hệ này đi vay, thế hệ sau sẽ phải trả . Các khoản nợ chỉ có thể trả được khi mà một nền tảng vững chắc được để lại. Nếu không gánh nặng nợ nần cho thế hệ sau là rất khủng khiếp. Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng, thị trường trái phiếu đóng vai trò rất quan trọng. Điều này cho thấy, các nước trên thế giới đều tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế nội địa. Lý do chủ yếu tại sao các nước này lại tranh thủ nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh đầu tư phát triển nền kinh tế nội địa của mình ? 2.2. Ưu và nhược điểm của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.2.1. Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu : 2.2.1.1. Đối với tổ chức phát hành : • Huy động vốn đồng thời quảng bá được thương hiệu trên thị trường quốc tế : Phát hành trái phiếu quốc tế có thể giúp doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn với kỳ hạn dài để tài trợ cho các nhu cầu kinh doanh của mình. Ngoài ra, thông qua đó, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu. ra thế giới. Bản thân doanh nghiệp cũng trưởng thành và trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nhờ việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Có thể nói, một doanh nghiệp được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của cộng đồng đầu tư. • Đồng tiền phát hành: Trái phiếu quốc tế có thể được phát hành bằng nhiều loại tiền khác nhau, nhưng hiện nay, trái phiếu được phát hành bằng đồng USD là phổ biến nhất. Một phần là do đồng tiền có thể lưu chuyển trong bất kỳ quốc gia nào, một phần là do tính ổn định của nó. [...]... khách quan như điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành cũng như các điều kiện chủ quan như tính hấp dẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế: 3.1 Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ: 3.1.1 Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005: 3.1.1.1... số, các dự án… của công ty Điều đó có nghĩa là các tổ chức xếp hạng đã đảm bảo một phần cho sự an toàn khi đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức đó 2.2.2 Nhược điểm của việc phát hành trái phiếu quốc tế : Bên cạnh những ưu điểm, thì việc phát hành trái phiếu quốc tế vẫn có những nhược điểm sau đây : - 2.2.2.1 Đối với tổ chức phát hành: Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu quốc tế là chi phí tư... phí vốn thực tế so với các nước khác Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường Đây là... triệu USD trái phiếu quốc tế, nhằm tăng vốn cấp 2 khi điều kiện thị trường cho phép 3.2.3 Nhận xét từ kết quả các đợt phát hành của doanh nghiệp: - Việc phát hành trái phiếu quốc tế của các DN ở Việt Nam gặp trục trặc không chỉ do bản thân DN chưa tạo được niềm tin mà còn do nền kinh tế Việt Nam cũng chưa thật sự vững vàng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế - Việc phát hành trái phiếu quốc tế cũng như... dự án điện, EVN có kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế năm 2011 Năm 2010, EVN cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD để lo vốn cho các dự án điện nhưng phương án này đã hoãn lại do thị trường không thuận lợi… - Bên cạnh đó, kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dự kiến phát... huy động vốn quốc tế tiếp tục là đòi hỏi cần thiết nếu Việt Nam muốn phát triển nhanh, mạnh Vì chỉ có trái phiếu quốc tế mới có khối lượng đủ lớn và thời gian đủ dài với các dự án tầm cỡ - Hệ số tín nhiệm các DN lẫn hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam chưa cao Do đó, dù trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế của DN Việt Nam thường có lãi suất khá cao (7%-8%/năm) so với trái phiếu của một số nước... Nam theo chuẩn quốc tế: Thị trường trái phiếu quốc tế không chỉ dành riêng cho Chính phủ các quốc gia mà đối với các doanh nghiệp đủ tiềm lực thì đây cũng là một nguồn huy động vốn rất tốt,giúp các doanh nghiệp tự mình phát hành tráiphiếu ra thị trường vốn quốc tế Tuy nhiên, cái khó mà các doanh nghiệp gặp phải là quốc tế biết quá ít về các doanh nghiệp Việt Nam và công tác thống kê của Việt Nam hiện... tài chính trái phiếu quốc tế - Thứ nhất, trái phiếu châu Âu có thể được mang ra thị trường nhanh hơn hơn trái phiếu nước Mỹ bởi vì chúng không phải được cung cấp cho các nhà đầu tư Mỹ và do đó không phái tuân thủ các điểu kiện đăng ký khắt khe của Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Mỹ - Thứ hai, trái phiếu châu Âu là những trái phiếu vô danh điển hỉnh cung cấp sự vô danh cho các trái chủ và... nhiều vào điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành Thời điềm 2008 – 2009 , các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế Thời điểm cuối năm 2010, khi các DN lớn dự kiến phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, thì cũng là lúc với sự cố Vinashin chậm trả nợ tác động “vạ lây” đến các DN khác, khiến các tổ chức tín dụng quốc tế lo ngại, ảnh hưởng tâm lí các nhà đầu tư quốc tế khi đầu tư vào... riêng của mình với những ưu, khuyết khác nhau.Tuy nhiên thị trường trái phiếu châu Âu hiện nay đang chiếm ưu thế và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành do có đặc ưu việt của nó .Trái phiếu châu Âu chiếm hơn 80% của thị trường chứng khoán quốc tế Hai lý do chính cho việc này xuất phát từ thực trạng là đồng đôla Mỹ là đồng tiền được tìm kiếm nhiều nhất trong tài chính trái . tư quốc tế . Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế: 3.1. Phát hành trái phiếu quốc tế của. Shogun. Thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất là thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản. Thị trường trái phiếu Mỹ rất đa dạng. Thị trường Yankee là thị trường

Ngày đăng: 29/03/2013, 13:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w