1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Triết Học

78 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 452,05 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC (DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC) Người biên soạn: 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đễ 2. Th.S Tô Mạnh Cường HÀ NỘI, 2013 1 Chương I: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I.Khái niệm triết học và đối tương nghiên cứu của triết học 1. Khái niệm triết học Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 2. Đối tượng của triết học (Học viên tự nghiên cứu) II. Tính quy luật về sự hình thành, phát triển của triết học (Học viên tự nghiên cứu) 2 III. Vai trò của triết học trong đời sông xã hội 1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người. Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về thế giới quan. Nếu xét theo quá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới. Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người. Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như 3 một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học. Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận; đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông thường. - Chức năng phương pháp luận: Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và trong thực tiễn. Phương pháp luận của triết học chính là phương pháp luận chung nhất. Trong triết học, thế giới quan và phương pháp luận không tách rời nhau. Mỗi quan điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc phương pháp luận, là lý luận về phương pháp. Với tư cách là phương pháp luận chung nhất, triết học đóng vai trò định hướng cho con người trong quá trình tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, do đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với thành bại trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. 2. Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể, qua khái quát những thành tựu của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, triết học lại có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể, nó là thế giới quan, phương pháp luận cho khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá những thành tựu đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, giải pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho thấy điều đó. Triết học còn có vai trò to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người. Ăngghen từng nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. 4 CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG I. Triết học Ấn Độ cổ - trung đại 1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ, trung đại a. Điều kiện kinh tế - xã hội * Kinh tế, chính trị - Sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình "công xã nông thôn". Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác coi là "chiếc chìa khoá" để tìm hiểu toàn bộ lịch sử ấn Độ cổ đại. - Trong xã hội Ấn Độ cổ, trung đại đã phân hoá và tồn tại rất dai dẳng bốn đẳng cấp lớn: tăng lữ (Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân tự do (Vai`sya) và tiện nô (K`sudra). Ngoài sự phân biệt đẳng cấp, xã hội ấn Độ cổ đại còn có sự phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo. * Khoa học, văn hóa - Thiên văn học: sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, đã biết quả đất xoay tròn và tự xoay xung quanh trục của nó. - Toán học: phát minh ra số thập phân, tính được trị số ?, biết đại số, biết lượng giác, biết phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3. - Y học: xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng cây thuốc, bằng thuật châm cứu, chủng đậu, ngoại khoa, v.v - Văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh. b. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ, trung đại thành ba thời kỳ chính: - Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV tr.CN đến thế kỷ VIII tr.CN) tư tưởng thần thoại mang tính chất đa thần tự nhiên phát triển thành tính chất nhất nguyên, xuất hiện một số tư tưởng duy vật thô sơ tản mạn - Thời kỳ thứ hai là thời kỳ cổ điển hay còn gọi là thời kỳ Bàlamôn-Phật giáo (khoảng thế kỷ VI tr.CN đến thế kỷ VI) tư tưởng triết lý chia làm hai hệ thống: chính thống và không chính thống Phái chính thống: Sàmkhya, Mimànsa, Vedànta, Yoga, Nỳaya, Vai`sesika Phái không chính thống: Jaina, Lokàyata, Buddha (Phật giáo) 5 - Thời kỳ thứ ba là thời kỳ sau cổ điển hay còn gọi là thời kỳ xâm nhập của hồi giáo (khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XVIII) là cuộc cạnh tranh uy thế giữa đạo Phật, đạo Bàlamôn, đạo Hồi. Đạo Phật suy yếu, đến thế kỷ XII và đầu kỷ nguyên mới đạo Bàlamôn phát triển thành đạo Hinđu 2. Một số nội dung khái quát triết học Ấn Độ cổ-trung đại Đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề triết học như bản thể luận, nhận thức luận - chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo a. Tư tưởng bản thể luận: - Bản thể luận thần thoại tôn giáo: Họ sáng tạo nên một thế giới các vị thần có tính chất tự nhiên, tượng trưng cho sức mạnh của trời, đất, mặt trời, mặt trăng, lửa, gió, mưa, thần ác, thần thiện. Vũ trụ có 3 thế lực thiên giới, trần giới, địa ngục. Về sau, những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc của vũ trụ và đời sống con người là "thần sáng tạo", Brahman "tinh thần tối cao" Bahman - Tư duy triết học về bản thể luận Nội dung căn bản của kinh Upanisad là vạch ra nguyên lý tối cao bất diệt là bản thể của vũ trụ vạn vật, giải thích bản tính con người và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của con người với nguồn sống bất diệt của vũ trụ, từ đó tìm ra con đường giải thoát cho con người ra khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn như phù du này - Nhận thức luận Upanisad chia nhận thức thành hai trình độ khác nhau: Hạ trí: nhận thức sự vật hữu hình tri thức khoa học thực nghiệm; Thượng trí: nhận thức "tinh thần vũ trụ tối cao" Brahman. Linh hồn bất tử, đầu thai hết thân xác này đến thân xác khác với hình thức khác nhau từ kiếp này sang kiếp khác gọi là luân hồi b. Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn Độ Để giải thích nguồn gốc nỗi khổ và cách thức, con đường giải thoát cho con người khỏi bể khổ trầm luân. Mục đích của triết học cổ đại là tìm phương tiện, cách thức, con đường giải thoát. Giải thoát là phạm trù triết học tôn giáo ấn Độ dùng để chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức của con người thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ của cuộc đời. Để giải thoát thì phải dày công tu luyện theo đạo đức giới luật, tu luyện trí tuệ, trực giác thực nghiệm tâm linh, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài. Đạt tới giải 6 thoát là đạt tới siêu thoát, vượt ra khỏi sự ràng buộc của thế tục, hoàn toàn tự do, tự tại. Nguồn gốc của tư tưởng giải thoát do điều kiện kinh tế-xã hội ấn Độ cổ đại quy định đồng thời do các nhà triết học ấn Độ ít chú trọng ngoại giới, coi trọng tư duy hướng nội, đi sâu vào thế giới tâm linh con người. Nó biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội. Tư tưởng giải thoát thể hiện tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, phản ánh đặc điểm, yêu cầu của xã hội ấn Độ đương thời. Nó chưa giải thích được nỗi khổ, mới dừng lại ở mặt tinh thần, tâm lý, đạo đức. Không phải là biến đổi cách mạng hiện thực Tóm lại: Nền triết học ấn Độ được xác lập và hình thành từ những tôn giáo khác nhau, từ ấn giáo cổ truyền, từ Phật giáo cho đến Hồi giáo, Ki tô giáo đều được dân tộc ấn giang tay đón nhận phát triển theo tính tự nhiên, theo quan điểm "Hãy sống và để cho người khác sống với" II. Triết học Trung Quốc cổ, trung đại 1. Điều kiện kinh tế - xã hội và nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ- trung đại a. Điều kiện ra đời: - Về tự nhiên: TQ cổ đại đất đai rộng, chia làm hai miền, miền bắc lạnh khô, sản vật nghèo. Miền nam ám áp, sản vật phong phú, phong cảnh đẹp. - Về kinh tế - xã hội: Thời Đông Chu 770-221 Tr.CN sở hữu tư nhân về ruộng đất, xã hội phân hoá giàu nghèo sâu sắc, các thế lực cát cứ tranh giành nhau, chiến tranh triền miên, khốc liệt. Xã hội Trung Hoa lúc này rơi vào tình trạng hỗn loạn, "Vương đạo" suy vi, "Bá đạo" nổi lên lấn át "Vương đạo", tình trạng như Khổng Tử than phiền: "quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử". - Xuất hiện 103 trường phái triết học, tranh luận về trật tự xã hội cũ, đề ra hình mẫu cho xã hội tương lai. Ảnh hưởng lớn nhất là 3 phái Nho, Mặc, Đạo - Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. b. Quá trình hình thành và phát triển triết học Trung Quốc cổ, trung đại - Thời Tam đại: Hạ, Thương, Chu (thiên niên kỷ II-I Tr.CN) xuất hiện các biểu t- ượng “đế” “thượng đế”, “quỷ thần”, “âm dương”, “Ngũ hành”. Thời Đông Chu (770- 221Tr.CN) quá độ nô lệ sang phong kiến, tư tưởng triết học đã có hệ thống 7 - Thời Tần Hán:Thiên hạ thống nhất, giai cấp thống trị yêu cầu thống nhất tư tưởng, các trường phái lần lượt dung hợp với Phật giáo tạo nên nền văn hoá huy hoàng, xán lạn, là thời kỳ cực thịnh của xã hội phong kiến - Từ thời Tống trở về sau nho học được đề cao : thời hậu kỳ của XHPKTQ, biểu hiện của nó là Lý học - dung hợp đạo Phật vào Nho. Từ đời Thanh về sau tranh cãi xung quanh phạm trù Hữu và Vô (động và tĩnh), tâm và vật (tri và hành)Thời kỳ thứ nhất (từ thế kỷ thứ IX trở về trớc): Những tư tưởng triết học ít nhiều đã xuất hiện, nhưng chia thành một hệ thống. 2. Một số nội dung triết học Trung Quốc cổ, trung đại a. Tư tưởng bản thể luận - Nho gia Khổng tử nói đến trời, đạo trời và mệnh trời. Mạnh tử hình thành quan niệm "thiên mệnh" Thời Chiến Quốc, Tuân Tử “trời đất hợp lại thì vạn vật sinh ra, âm dương giao tiếp với nhau thì sinh ra biến hoá” Thời nhà Hán, theo Vương Sung (27-107) cho rằng nguyên khí là yếu tố đầu tiên của thế giới - Đạo gia Coi bản nguyên thế giới là "Đạo", Đạo sáng tạo ra vạn vật, vạn vật nhờ đó mà sinh ra, sự sinh ra vạn vật theo trình tự đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh ra vạn vật" - Âm dương gia Âm dương là hai khí tác động qua lại với nhau sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong trời đất. Kinh dịch cho Thái cực là khí tiên thiên: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật a. Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Cặp phạm trù thần- hình, xuất hiện thời nhà Hán. Đổng Trọng Thư (174- 104 Tr.CN) cho rằng thần là bản nguyên của hình, hình phát sinh từ thần. Vương Sung (27- 127) phê phán Đổng Trọng Thư và cho rằng nguyên khí là cội nguồn của thế giới - Cặp phạm trù tâm - vật: xuất hiện thời Tuỳ Đường, Phật giáo thịnh hành, họ quan niệm mọi hiện tượng giữa thế gian và trong cõi xuất thế đều do "thanh tịnh tâm" sinh ra, tâm là bản nguyên của thế giới. Các nhà duy vật (Trương Tải) cho rằng có vật mới có tâm - Cặp phạm trù lý-khí Thời nhà Tống Trình Hạo(1033-1107), Trình Di (1023-1085) cho rằng "vạn vật đều chỉ một lẽ trời", "Âm dương nhị khí cùng với ngũ hành là tài liệu để "Lý" sáng tạo ra vạn vật trong trời đất. Vương Phu Chi cho rằng "Trong trời đất chỉ có khí" "Lý ở trong 8 khí" c. Tư tưởng biện chứng - Phạm trù biến dịch: trời đất vạn vật luôn luôn vận động biến đổi. Theo Lão Tử "trong vạn vật không vật nào mà không cõng âm và bồng dương" Vương An Thạch: mâu thuẫn nội ngoại của Ngũ hành là nguyên nhân cơ bản và vô cùng tận của biến hoá La Thuận Khâm và Vương Đình Tương (thời Tống Minh): động lực của sự vận động vật chất là do khí âm dương không đồng đều nhau Vương Phu Chi (nhà Thanh): vạn vật vận động là do âm dương vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất Kinh Dịch: vận vật phát triển không rõ ràng - rõ ràng - sâu sắc- kịch liệt - cao điểm - mặt trái. Lão Tử: Vũ trụ vận động biến đổi theo hai quy luật, quy luật bình quân và quy luật phản phục d. Tư tưởng về nhận thức - Khổng Tử, Thuyết chính danh, lấy "danh" để định "thực" đã đề cập đến bản thân nhận thức luận, lấy "danh" để định "thực" - Mặc tử - lấy thực đặt tên. Thuyết tam biểu: lập luận phải có căn cứ, lập luận phải có chứng minh, lập luận phải có hiệu quả - Huệ Thi chú trọng "thực", Công Tôn Long chú trọng danh nhấn mạnh sự sai biết giữa từ và khái niệm (Danh gia) Hai ông đều tư biện, rơi vào quỷ biện - Các nhà Mặc gia đời sau có tư tưởng minh biện, dựa vào khoa học họ đã có phạm trù vận động, không gian, thời gian - Đạo gia, Lão Tử, Trang tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh việc nghiên cứu sự vật, hiện tượng cụ thể "Không cần ra cửa mà biết cả thiên hạ, không cần nhìn qua khe cửa mà biết được cả đạo trời" - Thời Tuỳ-Đường: Nho, Đạo, Phật dung hợp, lấy Phật giáo làm chủ, nhận thức luận thể hiện ở thuyết "Đốn ngộ" cho rằng mỗi người đều có năng lực nhận thức trời cho tiên nghiệm, Phật tính đ. Tư tưởng con người và xây dựng con người - Nguồn gốc con người: Khổng Tử, Mặc Tử cho là trời. Lão Tử cho là Đạo - Vai trò, vị trí con người: Lão Tử: Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn. Nho giáo: Con người cùng với trời đất là ba ngôi tiêu biểu cho mọi vật trong trời đất Mạnh Tử: Trời an bài địa vị của mỗi người 9 Đổng Trọng Thư "Thiên nhân cảm ứng" Các nhà triết học tiến bộ "Thiên nhân cảm ứng" Kinh dịch: "Trời đất muôn vật là nhất thể" Tuân Tử "Thiên nhân bất tương quan" - Bản tính con người Khổng Tử: "Tính mỗi người đều gần nhau, do tập tành và thói quen mới hoá ra xa nhau”; Mạnh Tử: bản tính con người là thiện; Tuân Tử: Bản tính con người là ác; Cáo Tử: không thiện, không ác; Vương Sung: Vừa thiện vừa ác. - Về xây dựng con người Các trường phái đều coi trọng sự nỗ lực cá nhân, sự quan tâm của gia đình và xã hội. + Đạo gia: Bản tính con người có khuynh hướng trở về cuộc sống tự nhiên, vào cuộc sống trong sạch, thanh cao. + Nho gia: Hướng con người vào tu thân và thực hành đạo đức. Tất cả mọi vấn đề đều lấy đạo đức làm chuẩn. Vấn đề thiện-ác trở thành tiêu điểm tranh luận quan trọng nhất của lịch sử triết học Trung Quốc. Tu thân dưỡng tính là cơ sở để nhận thức thế giới quan. Mục tiêu xây dựng con người: Giúp con người nhận thức và làm tròn 5 mối quan hệ cơ bản (ngũ luân). Vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè. Trong đó, vua nhân, tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, bạn hữu phải có tín. Trong ngũ luân có ba điều chính (tam cương): vua tôi, cha con, vợ chồng Vấn đề tu dưỡng bản thân hàng đầu là phải tu thân. “Thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà gốc ở thân mình”. Những đức thường xuyên phải trau dồi (ngũ thường): Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Với người có trọng trách thì: Nhân, trí, dũng. Mục tiêu xây dựng con người của Nho gia đối lập với Đạo gia. Đạo gia khởi xướng đạo vô vi, trốn tránh trách nhiệm xã hội. Trong hoàn cảnh xã hội TQ cổ đại, mỗi học thuyết đều có mặt tích cực và hạn chế. e. Tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc - Khổng Tử: thuyết xã hội đại đồng - Thuyết trị nước: + Nhân trị: Cách cai trị phải lấy đạo đức mà giáo hóa. Biện pháp thực hiện là chính danh, lễ, vài trò tài đức của người cầm quyền và vai trò của dân. + Pháp trị: Lấy pháp luật làm căn bản trong việc cai trị. III. Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam 1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Học viên tự nghiên cứu) 10 [...]... tư tưởng triết học Nho giáo d Sự đối lập giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, triết học và tôn giáo 3 Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Học viên tự nghiên cứu) Chương III: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY I Triết học Hy Lạp cổ đại 1 Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Hy Lạp cổ đại Tư tưởng triết học ra đời... lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam b Những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam - Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng triết học Việt Nam - Đặc điểm về hình thức thể hiện các tư tưởng triết học Việt Nam 2 Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam a Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức, nhân văn b Môt số tư tưởng triết học Phật giáo... khá phát triển Một số ngành khoa học cụ thể thời kỳ này như toán học, vật lý học, thiên văn, thuỷ văn, v.v bắt đầu phát triển Khoa học hình thành và phát triển đòi hỏi sự khái quát của triết học Nhưng tư duy triết học thời kỳ này chưa phát triển cao; tri thức triết học và tri thức khoa học cụ thể thường hoà vào nhau Các nhà triết học lại cũng chính là các nhà khoa học cụ thể Thời kỳ này cũng diễn ra... thức thể hiện là triết học cuộc sống”, triết học hiện sinh”, triết học Phơ-rớt” c Triết học tôn giáo - Chuyên suy luận triết học độc lập về Chúa và tôn giáo Điển hình là chủ nghĩa Tô-mát mới Dựa trên cơ sở triết học Tô-mát Đa-canh Lấy Chúa làm nòng cốt, lấy đức tin là tiền đề, lấy thần học làm căn cứ + Lấy Chúa làm nguyên tắc tối cao, nhưng vẫn thừa nhận nhất định vai trò của khoa học Vấn đề là dung... Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của khoa học Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi quan niệm về đối tượng của triết học là "khoa học của tất cả các khoa học" , đứng trên khoa học CHƯƠNG V: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC I Thế giới quan và thế giới quan khoa học 1 Thế giới... các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới, nhưng vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới Điều đó cũng có nghĩa là đã làm biến đổi một cách căn bản tính chất vai trò xã hội của triết học, và do đó làm biến đổi căn bản địa vị của triết học trong hệ thống tri thức khoa học tự nhiên và xã hội Điều đó cũng có nghĩa rằng, triết học tham gia cải tạo thực tiễn, chấm dứt tình trạng đối lập giữa triết học và... phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật do nhu cầu của sự phát triển sản xuất; thế kỷ XVII - XVIII cơ học phát triển, thế kỷ XVIII XIX, vật lý học, hóa học, sinh học, kinh tế học ra đời Tất cả cái đó làm tiền đề cho sự phát triển triết học mới với nhiều đại biểu nổi tiếng 15 b Một số nội dung: - Tư tưởng về bản thể và bản tính của thế giới Do ảnh hưởng của khoa học tự nhiên, triết học tự nhiên thấm đượm... khoa học và văn hóa Nhà thờ thời trung cổ là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, tôn giáo bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho triết học, luật học, chính trị học biến thành các bộ môn của thần học Đặc điểm của triết học thời kỳ này là khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa kinh viện Chủ nghĩa kinh viện Thiên chúa giáo thể hiện tập trung ở học thuyết của Tômát Đacanh 13 Trong lĩnh vực triết. .. phê phán Triết học cổ điển Đức,Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp - Triết học cổ điển Đức + G Hêghen (1770-1831) Là người đầu tiên xây dựng triết học thành một khoa học, trình bày các quy luật của phép biện chứng Nhưng xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan, nên phép biện chứng của ông là phép biện chứng duy tâm Sự kế thừa của Mác và Ăngghen đối với hệ thống triết học Hêghen... vệ nguyên tắc tính Đảng trong triết học, vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa về vận động Mác là nhà toán học Ăngghen đã để nhiều năm nghiên cứu khoa học tự nhiên, đã khái quát lịch sử khoa học tự nhiên về mặt triết học trong tác phẩm nổi tiếng của mình phép biện chứng của tự nhiên Trong tác phẩm này, Ăngghen đã luận chứng một tư tưởng là: sự phát triển của các khoa học tự nhiên, mở đầu từ thời đại . 2013 1 Chương I: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I.Khái niệm triết học và đối tương nghiên cứu của triết học 1. Khái niệm triết học Triết học ra đời ở cả phương. và vô nghĩa. - Hình thức thể hiện là triết học cuộc sống”, triết học hiện sinh”, triết học Phơ-rớt”. c. Triết học tôn giáo - Chuyên suy luận triết học độc lập về Chúa và tôn giáo. Điển hình. nhất của triết học Heghen là phương pháp biện chứng mà hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về sự phát triển. Hệ thống triết học của ông gồm ba phần: Lôgic học, triết học tự nhiên, triết học tinh

Ngày đăng: 06/01/2015, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN