1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại sở giao dịch i - ngân hàng công thương

85 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 593,5 KB

Nội dung

Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam Lời nói đầu Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, ngành Ngân hàng luôn có một vị trí quan trọng, và vai trò của nó càng vô cùng to lớn hơn trong một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay. Trong đó phải kể đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi vì nước ta phải trải qua 2 cuộc kháng chiến, sau khi giành được thắng lợi, đất nước được độc lập lúc đó ta mới có điều kiện xây dựng kinh tế. Các doanh nghiệp phần lớn đều bước vào thương trường với kiến thức kinh doanh ít ỏi, công nghệ nghèo nàn lạc hậu, hơn nữa đất nước ta duy trì chế độ bao cấp quá lâu càng khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trì trệ kém hiệu quả. Điều đó đương nhiên cũng dẫn tới hiệu quả cho vay của ngân hàng là kém, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Từ năm 1986 nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự bươn chải làm ăn, nền kinh tế phát triển hơn lên và hoạt động cho vay của ngân hàng thực sự phát huy được hiệu quả. Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo ra những động lực mới cho cải cách kinh tế, dẫn đến sự hình thành và phát triển đa dạng nhiều loại ngành nghề, hình thức kinh doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây theo chủ trương của Chính phủ, ngân hàng đã mạnh dạn cho vay các thành phần kinh tế mới như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân tạo điều kiện cho họ phát triển, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Các hình thức bảo đảm tiền vay đã đa dạng hơn xưa: người vay có thể bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3; kể cả bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Về phía ngân hàng bao giờ vấn đề hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay cũng phải được đưa lên hàng đầu. Có như thế ngân hàng mới thu hồi được vốn và có lãi, trang trải chi phí; rồi lại tiếp tục sử dụng vốn quay vòng phát huy http://tailieuhay.com 1 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam được hiệu quả. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào tiền vay cũng thu hồi lại được đầy đủ và có lãi, vì có rất nhiều nguyên nhân từ môi trường kinh tế, môi trường pháp lý của Nhà nước, … và một phần không nhỏ về phía cán bộ ngân hàng đã không xem xét thẩm định tốt dự án trước khi cho vay, vấn đề nắm bắt thông tin thị trường. Người đi vay nhiều khi khai báo không đúng sự thật, khai khống, làm nhiều hồ sơ giả để vay nhiều hơn, xem xét phương án kinh doanh của mình chưa kỹ càng … Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp là những ví dụ điển hình cho hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Ngày nay nó càng trở thành thời sự hơn trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước. Mục đích của đề tài này người nghiên cứu muốn đề cập đến hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực trạng và hiệu quả hoạt động này tại Sở đang diễn ra như thế nào, nghiên cứu và đề xuất khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả công tác này tại Sở nói riêng và hoạt động ngân hàng cả nước nói chung. http://tailieuhay.com 2 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam Chương I Lý luận chung về bảo đảm tiền vay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 1.1 Ngân hàng thương mại: 1.1.1 Định nghĩa: NHTM là một tổ chức kinh doanh mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi của khách hàng (không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành séc), về trách nhiệm là phải hoàn trả số tiền đó và sử dụng số tiền đó để: đầu tư, cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM: Bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ: Nghiệp vụ nợ, nghiệp vụ có và nghiệp vụ môi giới trung gian. Đó là các nghiệp vụ nằm trong bảng tổng kết tài sản, ngoài ra còn có các dịch vụ khác không tổng kết trên bảng tài sản như bảo lãnh, cho thuê két sắt, tư vấn … Ba nghiệp vụ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để hình thành hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế. Khi NHTM đi vào hoạt động ổn định, các nghiệp vụ được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. *Nghiệp vụ nợ (nghiệp vụ tạo lập vốn): Đây là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Về sau khi NHTM đã ổn định các nghiệp vụ của nó được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động. Huy động các nguồn vốn khác nhau (tài sản nợ) trong hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. Một ngân hàng không thể hình thành, lớn mạnh và phát triển mà lại không đặt vấn đề huy động vốn lên hàng đầu. http://tailieuhay.com 3 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam NHTM là người đi vay, tài sản nợ bao gồm những khoản mà nhân dân gửi vào (ký thác) cho ngân hàng, hay ngân hàng đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như ngân hàng trung ương(NHTW), các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác, chính quyền, nước ngoài, các doanh nghiệp … - Tài sản nợ của NHTM tập trung vào 5 nhóm phổ biến: 1) Vốn pháp định hay vốn điều lệ, 2) Tiền gửi không kỳ hạn, 3) Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, 4) Các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 5) Các khoản vay của các ngân hàng khác hoặc NHTW. Vốn pháp định là điều kiện bắt buộc ban đầu trước khi ngân hàng được phép khai trương (hay còn gọi là vốn điều lệ) và được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức vốn pháp định do ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu mỗi năm tài chính. Vốn điều lệ quy định cho một ngân hàng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động. Vốn điều lệ sẽ được bổ sung và tăng dần dưới các hình thức: huy động thêm vốn từ các cổ đông, ngân sách cấp lợi nhuận bổ sung … Vốn này chủ yếu được dùng để mua sắm bất động sản, động sản, trang thiết bị … cho hoạt động ngân hàng, ngoài ra còn được dùng để góp vốn liên doanh, cho vay, mua cổ phần của các Công ty khác. Không được dùng vốn điều lệ để chia lợi tức, lập quỹ phúc lợi khen thưởng. Như vậy đến khi hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, xe cộ, trang thiết bị, dự trữ hay ký quỹ tại NHTW, hoặc đã đầu tư vào một thương vụ nào đó. ở Việt Nam để thành lập một NHTM trước hết phải có đủ vốn pháp định theo mức quy định của ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn pháp định của mỗi ngân hàng do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định, nghĩa là nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp hoặc có thể do huy động trong xã hội. Việt Nam ta quy định như sau: http://tailieuhay.com 4 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam * Nếu là NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, vốn pháp định do ngân sách Nhà nước cấp 100% vốn ban đầu. * Nếu là NHTM cổ phần, vốn pháp định (vốn điều lệ) do sự đóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu. * Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của các ngân hàng tham gia liên doanh. Ngoài vốn pháp định (vốn điều lệ), NHTM còn có các quỹ dự trữ buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng: Quỹ phát triển kỹ thuật, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi … Toàn bộ các nguồn vốn này được gọi vốn tự có của ngân hàng, nhưng nó lại vô cùng quan trọng vì qua đó mọi người có thể thấy được thực lực, quy mô của ngân hàng và vì nó lại là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Theo đà phát triển, vốn này sẽ được gia tăng về số lượng tuyệt đối, song nó vẫn luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn. Vốn tự có chỉ là điểm xuất phát để tổ chức hoạt động ngân hàng. Ngày nay các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng dựa trên cơ sở vốn vay mượn (nghiệp vụ kỹ thác, vay các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, phát hành các giấy tờ có giá …) tỷ lệ giữa vốn vay mượn và vốn tự có có thể từ 1/10 đến 1/100. Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy quy mô vốn là yếu tố quyết định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có. Vốn tự có càng lớn, sức chịu đựng của ngân hàng càng mạnh khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt động ngân hàng trải qua giai đoạn khó khăn. Vốn tự có càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận càng lớn vì có thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng có nhiều cơ hội làm ra tiền hơn. Vốn tự có có 3 chức năng: Chức năng bảo vệ (sự bảo đảm thanh toán cho http://tailieuhay.com 5 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam người ký thác khi vỡ nợ, góp phần duy trì khả năng trả nợ, bằng cách cung cấp một khoản tài sản dự trữ để ngân hàng khỏi bị đe dọa bởi sự thua lỗ để có thể tiếp tục hoạt động); chức năng hoạt động (xây dựng trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng); chức năng điều chỉnh (thoả mãn các cơ quan quản lý ngân hàng: xem xét cấp giấy phép hoạt động, thiết lập các chi nhánh, giới hạn tín dụng đầu tư và mua sắm tài sản của ngân hàng). - Nghiệp vụ ký thác: Do khách hàng gửi vào và để lại trong tài khoản của họ tại ngân hàng; theo 2 mục đích: hưởng các lợi ích của các phương tiện mà ngân hàng có thể cung cấp cho họ, thứ hai là lấy lãi suất như các số tiền gửi vào sổ tiết kiệm hay vào các tài khoản định kỳ (trong trường hợp này thì khách hàng không còn quyền sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như dùng séc để thanh toán chẳng hạn). Ký thác của ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn: Từ doanh nhân và từ dân cư. Luật pháp quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng khi nhận ký thác và chính nghiệp vụ ký thác còn cung cấp một tiêu chuẩn để phân biệt giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác. Về phương diện pháp lý, NHTM trở thành người bảo quản các số tiền gửi dưới bất kỳ hình thức nào và được quyền sử dụng các số tiền đó trong các nhu cầu hoạt động chuyên môn của mình, nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm hoàn lại vốn trong các điều kiện đã được quy định. Các khoản tiền ký thác được phân loại thành: Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn. - Nghiệp vụ đi vay: Sau khi đã sử dụng hết vốn nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi của khách hàng, các NHTM có thể vay ở NHTW, ở các NHTM khác, vay ở thị trường tiền tệ, vay các tổ chức nước ngoài … Vốn đi vay http://tailieuhay.com 6 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng có thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường. * Nghiệp vụ có: Huy động được vốn rồi thì NHTM phải tìm cách để hiệu quả hoá những tài sản này. Hầu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng đều là vốn vay, nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ. Do đó để khỏi bị thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản ấy vào những dịch vụ sinh lời, có thu được lãi ngân hàng sẽ trả lãi cho vốn đã vay, thanh toán cho các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng. Tài sản có cho biết những khoản nợ mà thị trường nợ ngân hàng hoặc là những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay. Ngân hàng là chủ nợ và các đối tượng vay tiền của nó là con nợ. Ngân hàng có rất nhiều cách để đầu tư tiền của nó. Sự khác nhau giữa các loại đầu tư này hình thành nên sự khác nhau trong tài sản có của NHTM và thường được quy về các nhóm sau: - Dự trữ tiền mặt bao gồm tiền mặt tại kho của ngân hàng và tiền mặt ký gửi tại NHTW. - Đầu tư vào chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu) - Cho vay - Đầu tư vào các loại tài sản (như bất động sản, cơ sở hạ tầng trang thiết bị …) * Nghiệp vụ môi giới trung gian: Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Thực hiện nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại cho các ngân hàng những chứng khoản thu nhập khá quan trọng. Các dịch vụ ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phát triển toàn diện. Hiện nay, để http://tailieuhay.com 7 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam cạnh tranh với nhau các NHTM không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, cung cấp tiện nghi cho khách hàng, tạo thêm những hình thức dịch vụ mới, tạo sự phong phú đa dạng hoạt động kinh doanh.Dịch vụ ngân hàng càng phát triển thể hiện xã hội càng văn minh, nền công nghiệp càng phát triển. Nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau, chủ yếu là các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như sau: - Dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác cùng ở một ngân hàng hay ở 2 ngân hàng khác nhau, thông qua các công cụ như séc, lệnh chi, thẻ chi trả. - Dịch vụ thu hộ và chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Việc chi hộ ngân hàng chỉ tiến hành khi có lệnh của chủ tài khoản. - Dịch vụ trả lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đến tháng doanh nghiệp chỉ cần gửi bảng lương qua ngân hàng, theo đó ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản doanh nghiệp đó và tiến hành chi lương cho những người có tên trong danh sách tiền lương. - Dịch vụ chuyển tiền tự địa phương này sang địa phương khác. - Dịch vụ khấu trừ tự động cũng là dịch vụ với khách hàng là cá nhân. Theo đó nếu khách hàng cho phép, ngân hàng sẽ tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng để thanh toán các hoá đơn đòi tiền do các đơn vị dịch vụ gửi đến như: trả tiền điện, nước, điện thoại, thuê nhà … Đây là những khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụ này khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian và phiền toái khi đi thanh toán các khoản này. 1.1.3 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại: Là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, http://tailieuhay.com 8 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các NHTM càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng. ở các nước đang phát triển (cả Việt Nam) khi cho vay ngắn hạn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn. Cho vay của NHTM, nói rộng ra là tín dụng của NHTM xét về mặt pháp lý có thể phân thành 3 loại: Cho vay ứng trước, Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền, và cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký). Mỗi loại cho vay có đặc thù riêng, thủ tục pháp lý khác nhau, mức độ an toàn khác nhau. + Cho vay tiền: Là nghiệp vụ tín dụng trong đó người cho vay cam kết giao cho người đi vay một khoản tiền và người đi vay cam kết sẽ hoàn trả theo thời hạn nhất định. Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị khoản vay, phần chênh lệch đó là lãi cho vay. Lãi cho vay tỷ lệ với số lượng tiền và thời hạn vay. Cho vay tiền cũng được gọi là loại cho vay ứng trước: thông qua sự thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay, dựa trên các phương án kinh doanh người đi vay trình cho người cho vay; bên cạnh đó khoản vay còn được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay. Loại cho vay này chứa đựng rủi ro cao vì thiếu cơ sở đảm bảo bằng những hành vi thương mại đã được thực hiện, nghĩa là khách hàng nhận tiền vay sau đó mới đưa tiền đó vào sử dụng. Khách hàng trong trường hợp này có thể sử dụng tiền trái mục đích ghi trên khế ước vay do đó tạo rủi ro cho ngân hàng (rủi ro đạo đức). Loại cho vay này dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: - Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Và để thực hiện nguyên tắc này mỗi lần cho vay ngân hàng phải định kỳ hạn nợ phù hợp. Khi đến kì hạn nợ người đi vay phải lập http://tailieuhay.com 9 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam giấy trả nợ cho ngân hàng, nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của người đi vay để thu hồi nợ. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ số dư thì chuyển nợ quá hạn. Sau một thời gian nếu khách hàng vẫn không trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản đảm bảo. Nguyên tắc này hạn chế rủi ro về thanh khoản. - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích: Không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả của nó trước hết là đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm, dịch vụ; đồng thời tạo ra nhiều tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Khi thực hiện nguyên tắc này ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng đúng mục đích đã ghi trong đơn xin vay, bởi vì mục đích đó đã được ngân hàng thẩm định. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm nguyên tắc này, ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn, nếu khách hàng không có tiền thì chuyển nợ quá hạn. - Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo: Tài sản này có thể là hình thành từ vốn vay ngân hàng, là tài sản của người đi vay hoặc còn có thể là tín chấp hoặc bảo lãnh của người thứ 3. Có các loại đảm bảo tín dụng: * Đảm bảo đối nhân: Là sự cam kết của một hay nhiều người về việc phải trả nợ thay cho ngân hàng thay cho một khách hàng khi khách hàng này không hoàn trả được nợ cho ngân hàng. Người đứng ra bảo lãnh phải thoả mãn các điều kiện sau: có đủ năng lực pháp lý, đủ năng lực tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ thay cho người vay vốn, phải có tài sản thế chấp, cầm cố. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản pháp lý gọi là hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng đó phải có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố. http://tailieuhay.com 10 [...]... thế gi i http://tailieuhay.com 20 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam chương ii Thực trạng đảm bảo tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam 1 kh i quát về sở gD I- NHCTVN: 1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Sở GD I- NHCTVN: Có vị trí t i số 10 Lê Lai - Quận Hoàn Kiếm - Hà N i, một địa i m.. .Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam * Đảm bảo đ i vật: Có 2 hình thức là thế chấp t i sản và cầm cố t i sản Thế chấp t i sản là việc bên vay dùng t i sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đ i v i bên cho vay Bên i vay vẫn tiếp tục sử dụng t i sản thế chấp và chỉ giao cho bên cho vay giấy... nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, đá quý + Ngo i tệ bằng tiền mặt, số dư trên t i khoản tiền g i t i tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngo i tệ http://tailieuhay.com 29 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam + Tr i phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền g i, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ... đ i, cầm cố, thế chấp và các giao dịch khác -Không có tranh chấp: t i sản không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật t i th i i m ký kết hợp đồng bảo đảm Khách hàng vay ph i cam kết bằng văn bản v i TCTD về việc t i http://tailieuhay.com 13 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam sản cầm cố, thế chấp. .. đ i sống khả thi, phù hợp v i quy định của pháp luật http://tailieuhay.com 14 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam • Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị t i sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp t i thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án - i v i t i sản : • Ph i xác định được quyền sở hữu hoặc được giao. .. vay của Sở có bảo đảm bằng t i sản cầm cố là rất ít, Sở rất ng i trong lo i hình cho vay này, vì phần lớn là r i ro cao Hiện nay Sở http://tailieuhay.com 30 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam đang phát triển mạnh hoạt động cho vay có t i sản cầm cố bảo đảm là sổ tiết kiệm, đặc biệt là càng thích hợp hơn v i những ngư i kinh doanh,... minh, tận tình, chu đáo Triển khai ứng dụng công nghệ tin học hiện đ i vào công tác thanh toán nhất là áp dụng 100% quy trình giao dịch tức th i đ i v i nghiệp vụ huy động tiền g i dân cư đảm bảo nhanh gọn, chính xác http://tailieuhay.com 24 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam Đến nay t i Sở đã có hơn 5880 khách hàng đến mở t i. .. ngân hàng m i có tiền để trả nợ trả l i cho những ngư i g i tiền, cho những tổ chức, đoàn thể, cho các khoản vay từ NHTW và các TCTD khác Từ đó m i có thể tiếp tục thu hút huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình không ngừng phát triển http://tailieuhay.com 18 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam Đảm bảo tiền vay bằng t i sản. .. khi phát m i ngân hàng ph i chấp nhận thu h i chỉ được một phần nhỏ giá ngân hàng đưa ra ban đầu ; đó là chưa kể đến hàng loạt các chi phí khác ngân hàng ph i bỏ ra như chi phí cưỡng chế thu h i nhà đất trong trường hợp ngư i vay liều lĩnh bất chấp không giao nhà cho ngân hàng, chi http://tailieuhay.com 19 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương. .. về vốn, t i sản của khách hàng và ngân hàng t i Sở - Thực hiện công tác thanh toán qua ngân hàng đ i v i các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân, đảm bảo kịp th i, chính xác http://tailieuhay.com 23 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam - Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng quy định các hồ sơ vay vốn của . http://tailieuhay.com 13 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thư ng Việt Nam sản cầm cố, thế chấp không có tranh chấp t i th i i m ký. phố. http://tailieuhay.com 10 Hoạt động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thư ng Việt Nam * Đảm bảo đ i vật: Có 2 hình thức là thế chấp t i sản và cầm. động bảo đảm tiền vay bằng t i sản cầm cố, thế chấp t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thư ng Việt Nam Chương I Lý luận chung về bảo đảm tiền vay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thư ng

Ngày đăng: 05/01/2015, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w