1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Decuong nông hóa xã phước kháng 2013

34 742 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 437,5 KB

Nội dung

Bản đồ Nông hoá Thổ nhưỡng là tài liệu không thể thiếu được trong thực tiễn chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, huyện và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã vì nó cung cấp những hiểu biết về số lượng và chất lượng đất trong địa phương đó. Bản đồ Nông hoá Thổ nhưỡng là loại bản đồ tổng hợp, thể hiện nội dung thổ nhưỡng là chính. Trên quy luật phân bố thổ nhưỡng có bổ sung các chỉ tiêu nông hoá cho các công tua đất để biết được công tua đất nào có độ phì cao, trung bình, thấp; đất nghèo chất dinh dưỡng gì (đạm, lân, kali, độ chua,…) đối với cây trồng và khi trồng loại cây gì thì phải bón phân ra sao. Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa Thổ nhưỡng là cơ sở để đánh giá phân hạng thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO. Bởi vì trong các yếu tố liên quan đến yêu cầu sử dụng đất của các loại cây trồng thì yếu tố chất lượng đất bao gồm: loại đất, độ dày tầng đất, đá lẫn đá lộ đầu, độ chua, mùn đạm tổng số, lân dễ tiêu, ka li dễ tiêu, thành phần cơ giới đất là những yếu tố rất quan trọng. Phân hạng mức độ thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO là đối chiếu, so sánh yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUTs Land Use Types) hay cây trồng với chất lượng của từng khoanh đất (thửa ruộng) thông qua quá trình điều tra khảo sát thực địa và kết quả phân tích tính chất lý, hoá học từng khoanh đất. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai sẽ tìm ra yếu tố hạn chế của từng khoanh đất đối với từng loại cây trồng; từ đó đề ra các biện pháp khắc phục để nâng cao mức độ thích nghi; đồng thời làm tăng năng suất cây trồng. Đánh giá thích nghi đất đai mang tính chất khách quan, nó là cơ sở để quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng hợp lý trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.

Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ Dự án: Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng mức độ thích nghi đất đai và Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng đến năm 2020 xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận ĐẶT VẤN ĐỀ Bản đồ Nông hoá - Thổ nhưỡng là tài liệu không thể thiếu được trong thực tiễn chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, huyện và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã vì nó cung cấp những hiểu biết về số lượng và chất lượng đất trong địa phương đó. Bản đồ Nông hoá - Thổ nhưỡng là loại bản đồ tổng hợp, thể hiện nội dung thổ nhưỡng là chính. Trên quy luật phân bố thổ nhưỡng có bổ sung các chỉ tiêu nông hoá cho các công tua đất để biết được công tua đất nào có độ phì cao, trung bình, thấp; đất nghèo chất dinh dưỡng gì (đạm, lân, kali, độ chua,…) đối với cây trồng và khi trồng loại cây gì thì phải bón phân ra sao. Kết quả xây dựng bản đồ Nông hoá - Thổ nhưỡng sẽ cho ta biết được quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã có chất lượng tốt, xấu ra sao ? trồng cây gì là thích hợp nhất ? Các biện pháp bón phân cải tạo đất để nâng cao độ phì và tăng năng suất cây trồng như thế nào ? Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa - Thổ nhưỡng là cơ sở để đánh giá phân hạng thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO. Bởi vì trong các yếu tố liên quan đến yêu cầu sử dụng đất của các loại cây trồng thì yếu tố chất lượng đất bao gồm: loại đất, độ dày tầng đất, đá lẫn & đá lộ đầu, độ chua, mùn & đạm tổng số, lân dễ tiêu, ka li dễ tiêu, thành phần cơ giới đất là những yếu tố rất quan trọng. Phân hạng mức độ thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO là đối chiếu, so sánh yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUTs- Land Use Types) hay cây trồng với chất lượng của từng khoanh đất (thửa ruộng) thông qua quá trình điều tra khảo sát thực địa và kết quả phân tích tính chất lý, hoá học từng khoanh đất. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai sẽ tìm ra yếu tố hạn chế của từng khoanh đất đối với từng loại cây trồng; từ đó đề ra các biện pháp khắc phục để nâng cao mức độ thích nghi; đồng thời làm tăng năng suất cây trồng. Đánh giá thích nghi đất đai mang tính chất khách quan, nó là cơ sở để quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng hợp lý trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Kết quả phân hạng mức độ thích nghi đất đai sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp và xây dựng các phương án quy hoạch chi tiết cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã đến từng khoanh đất. Trên cơ sở các phương án quy hoạch chi tiết được đề xuất và lựa chọn sẽ xây dựng các biện pháp bón phân cải tạo đất và chế độ bón phân cho các loại cây trồng chính để đạt được năng suất cao hơn. 1 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, phân hạng mức độ thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng trên địa bàn xã là một trong những yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp. Việc thực hiện điều tra xây dựng bản đồ nông hóa – thổ nhưỡng, phân hạng mức độ thích nghi đất đai có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất đảm bảo tính khách quan làm cơ sở cho việc chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp và khuyến khích người nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và cải tạo, làm giàu đất để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa. I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1. Xây dựng bản đồ đất - nông hoá tỷ lệ 1/2.000 cho các vùng đất đang sản xuất nông nghiệp và có khả năng sản xuất nông nghiệp trong toàn xã. 2- Đánh giá chất lượng đất, phân tích những nguyên nhân hạn chế làm cơ sở xây dựng chế độ bón phân cho cây trồng để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất và sử dụng phân bón; tăng năng suất cây trồng trên các chân đất. 3. Trên cơ sở kiểm kê quỹ đất sản xuất nông nghiệp sẽ giúp cho đơn vị sản xuất, người sử dụng đất quản lý, sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất; nâng cao độ phì đất, bảo vệ môi trường. 4. Phân hạng mức độ thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO cho các cây trồng chính và đề xuất các phương án sử dụng đất. 5. Trên cơ sở phân loại đất và các chỉ tiêu nông hoá chủ yếu sẽ xác định dạng, liều lượng các loại phân bón chủ yếu, hợp lý tương ứng với một năng suất phấn đấu nào đó. 6. Đối với lãnh đạo và người sản xuất khi quản lý & sử dụng đất; khi chỉ đạo sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng rất cần có tài liệu này. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu sự phát sinh, phân loại đất, đặc điểm các loại đất và sự phân bố của chúng. 2. Nghiên cứu độ phì nhiêu và khả năng sản xuất bằng việc phân tích các chỉ tiêu độ phì nhiêu và đánh giá khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, khả năng thâm canh tăng năng suất cây trồng. 3. Thu thập các tài liệu, các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn và hoạt động của con người có liên quan đến đất đai. 4. Khảo sát, tổng hợp xây dựng bản đồ nông hoá - thổ nhưỡng tỷ lệ 1/ 2.000 của xã (từ bản đồ địa chính nếu có) làm cơ sở để tổng hợp xây dựng bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi đất đai theo FAO và bản đồ quy hoạch chi tiết cây trồng trên địa bàn xã. 5. Phân tích đặc điểm lý, hoá tính đất: mỗi công tua đất lấy 1 mẫu đất phân tích tính chất lý, hoá tính (tầng mặt 0 - 15 cm/cây lúa; 0-30 cm/ cây màu; 20 – 40 cm/cây lâu năm), phân tích 06 chỉ tiêu chính có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư 2 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… phân bón tăng năng suất các loại cây trồng và cải tạo đất như: Độ chua đất (pH kcl), Mùn tổng số (%), Đạm tổng số (%), Lân dễ tiêu (mg/100 g đất), Kali dễ tiêu (mg/ 100 g đất), Thành phần cơ giới đất (3 cấp hạt). 6. Phân hạng mức độ thích nghi đất đai theo phương pháp của FAO: đánh giá mức độ thích hợp của mỗi khoanh đất với yêu cầu sử dụng đất của từng cây trồng, nhóm cây trồng. 7. Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng và xây dựng chế độ bón phân cho từng loại cây trồng chính trên các loại đất với chất lượng đất (độ phì) khác nhau. 8. Xây dựng bản đồ nông hoá- thổ nhưỡng, tỷ lệ 1/ 2.000. 9. Xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích nghi đất sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ 1/ 2.000. 10. Xây dựng bản đồ Quy hoạch hệ thống cây trồng trên đất sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ 1/ 2.000. 11. Viết báo cáo thuyết minh tổng hợp về phân loại đất, đánh giá chất lượng đất, đánh giá thích nghi đất đai, quy hoạch chi tiết cơ cấu cây trồng, xây dựng chế độ bón phân cho các loại cây trồng chính. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp kế thừa: thu thập các loại tài liệu, bản đồ đã điều tra, thực hiện trên địa bàn xã từ năm 2005 đến nay như: tài liệu quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, điều tra đất, kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, thống kê đất đai năm 2011, 2012; kết quả sản xuất nông nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội của xã 3-5 năm gần đây, Trên cơ sở đó chọn lọc các loại tài liệu có giá trị sử dụng để xác định nội dung cần điều tra bổ sung. - Điều tra, khảo sát thực địa: điều tra khảo sát đất để xác định, phân loại đất, đánh giá sơ bộ chất lượng đất về độ dốc, tầng dày, đá lẫn & đá lộ đầu . - Các phương pháp phân tích tính chất lý, hoá tính đất : - Độ chua : phương pháp pH mét. - Mùn : phương pháp Walkley Black - Đạm tổng số : phương pháp Kjeldahl - Lân dễ tiêu: phương pháp Oniani. - Kali dễ tiêu: phương pháp quang kế ngọn lửa. - Thành phần cơ giới 03 cấp hạt: phương pháp Pipet (FAO) - Phương pháp phân hạng mức độ thích nghi đất đai theo hướng dẫn của FAO: là đối chiếu, so sánh yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUTs- Land Use Types) hay cây trồng với chất lượng của từng khoanh đất thông qua quá trình điều tra khảo sát thực địa và kết quả phân tích tính chất lý, hoá học từng khoanh đất. Kết quả đánh giá thích nghi đất đai sẽ tìm ra yếu tố hạn chế của 3 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… từng khoanh đất đối với từng loại cây trồng; từ đó đề ra các biện pháp khắc phục để nâng cao mức độ thích nghi. - Phương pháp chồng ghép bản đồ: chồng ghép các loại bản đồ thủy lợi, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng, để xác định các công tua đất, xây dựng bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi đất đai và bản đồ quy hoạch chi tiết cây trồng. - Phương pháp máy tính: dùng phần mềm Mapinfor, Excell, để tổng hợp, phân tích số liệu, xây dựng bản đồ. 2. Tài liệu cơ sở dùng để xây dựng bản đồ Nông hoá - Thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng mức độ thích nghi đất đai theo FAO : - Bản đồ địa chính; tỷ lệ 1/ 2.000 (nếu có). - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000-1/10.000 (VN 2000). - Quy trình điều tra đất - nông hoá của Bộ Nông nghiệp trước đây đã được Viện QH & TK Nông nghiệp bổ sung cho phù hợp với việc xây dựng bản đồ Nông hóa - thổ nhưỡng cho các xã sản xuất nông nghiệp. - Quy trình phân hạng mức độ thích nghi đất đai của FAO được Bộ Nông nghiệp và PTNT áp dụng vào điều kiện sản xuất của Việt Nam (10 TCN 343 – 98). - Các tài liệu về kỹ thuật thâm canh lúa, ngô, mía, sắn, điều, cây ăn quả, IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1: Công tác chuẩn bị, điều tra thu thập thông tin tài liệu, bản đồ 1. Xây dựng đề cương nhiệm vụ và dự toán. Xác định địa bàn, ranh giới, diện tích dự kiến vùng điều tra. 2. Chuẩn bị các tài liệu bản đồ, mẫu phiếu, dụng cụ và vật tư cần thiết phục vụ công tác điều tra. - Chuẩn bị bản đồ nền (bản đồ địa hình TL 1/5.000-1/10.000, bản đồ địa chính TL 1/2.000, bản đồ các ngành đã xây dựng (đất, thủy lợi, quy hoạch đất, ) - Chuẩn bị mẫu phiếu điều tra (phiếu điều tra, sổ ghi chép,…). - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cần thiết phục vụ công tác điều tra, khảo sát (túi nilông đựng mẫu đất, thước đo độ sâu tầng đất, máy ảnh, bản tả phẫu diện đất, dụng cụ đào đất). 3. Điều tra thu thập và xử lý các tài liệu cơ bản - Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến vùng điều tra, khảo sát đất. - Tổng hợp, phân loại, xử lý sơ bộ và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập. - Xác định các nội dung cần điều tra bổ sung. 4. Điều tra sơ bộ nhằm xác định rõ nội dung cần điều tra chi tiết. - Khảo sát theo tuyến để tìm hiểu về điều kiện hình thành đất, phát hiện sơ bộ 4 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… các loại đất, các loại hình thoái hóa đất, ô nhiễm đất và nguyên nhân tác động. - Khảo sát thực địa để tìm hiểu điều kiện tưới tiêu, tình trạng khô hạn, ngập lụt và điều kiện khí hậu. 5. Tổ chức lực lượng, tập huấn nội dung công việc triển khai. Bước 2: Điều tra kinh nghiệm nhân dân để xây dựng tài liệu trong phòng 1. Điều tra nông hộ về tình hình thâm canh cây trồng. 2. Xây dựng bản đồ hiện trạng tổng hợp: hiện trạng cây trồng, địa hình, chế độ nước, 3. Thu thập các số liệu sẵn có của địa phương: diện tích, năng suất các loại cây trồng, 4. Tập hợp một số cán bộ xã và các nông dân am hiểu ruộng đất của địa phương để tìm hiểu về tình hình sử dụng đất và bón phân thâm canh cây trồng. 5. Xây dựng bản đồ hiện trạng tổng hợp dự thảo, tỷ lệ 1/ 2.000. Những công tua đất khép kín phải có 3 cùng: a. Cùng loại cây trồng. b. Cùng chế độ nước. c. Cùng địa hình. Ta có thể gọi đây là một mô hình sản xuất. 6. Xác định vị trí lấy mẫu trên bản đồ và xây dựng kế hoạch điều ra chi tiết ngoài thực địa. - Xác định các loại đất cần điều tra, đào phẫu diện để phân tích, đánh giá điều kiện thổ nhưỡng và các vấn đề liên quan đến quá trìn hình thành đất. - Xác định các khu vực điều tra, lấy mẫu phân tích. Mỗi công tua đất lấy 01 mẫu phân tích nông hóa (đất trồng lúa 3 ha/mẫu, đất trồng màu 3-5 ha/mẫu, đất cây lâu năm 7-10 ha/mẫu). Có thể 01 công tua hiện trạng tổng hợp có nhiều công tua đất. Có thể 01 công tua đất có nhiều công tua hiện trạng. Có thể công tua đất cũng là công tua hiện trạng. Số lượng này tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của mỗi vùng đất. - Xác định vị trí đào phẫu diện và lấy mẫu phân tích trên bản đồ: trên bản đồ hiện trạng tổng hợp, các công tua đất bố trí đảm bảo mật độ bình quân 30-50 ha/ 1 phẫu diện chính phân tích (2 - 3 tầng đất); mỗi loại đất phải đào ít nhất 01 phẫu diện chính và khoan bổ sung khu vực xung quanh. - Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát, lấy mẫu chi tiết ngoài thực địa. Bước 3: Điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích ngoài đồng 1. Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ hiện trạng tổng hợp. Kiểm tra chỉnh lý từng công tua đất ngay ngoài đồng bao gồm: nội dung hiện trạng sử dụng đất và đường công tua đất cho đúng với thực địa. Điều tra tình hình sản xuất, đầu tư phân bón cho các loại cây trồng trên một số công tua đất. 2. Đào, mô tả phẫu diện và đặt tên đất: 5 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… - Đào phẫu diện chính: rộng 1 m, dài 2 m, sâu 1 -> 1,2 m. Mỗi loại đất đào ít nhất 01 phẫu diện; mật độ khoảng 30-50 ha đào 01 phẫu diện chính và đào, khoan phẫu diện phụ để kiểm tra bổ sung nếu cần thiết. Ngoài ra có thể quan sát các hố đào sẵn có ngoài thực địa, taluy ven sông, suối, trong công tua đất đó để xác định loại đất và độ dày tầng đất cho chính xác. - Mô tả phẫu diện đất: về phân tầng, màu sắc, độ sâu từng tầng, đá lẫn,… - Chụp ảnh phẫu diện đất, ảnh cảnh quan xung quanh nơi đào phẫu diện. - Phân loại sơ bộ đất ngoài đồng, ký hiệu tên đất, độ dốc, tầng dày lên bản đồ. - Điều tra phiếu hiệu quả kinh tế-xã hội cây trồng trên khoanh đất đào phẫu diện phân tích. 3. Lấy mẫu đất phân tích: - Mẫu đất phân tích tổng số: dựa theo diện tích toàn vùng điều tra, mỗi loại đất ít nhất phải có 01 phẫu diện đất (2-3 tầng) phân tích tổng số (mùn, đạm, lân, ka li, độ chua, thành phần cơ giới). Mỗi loại đất chọn 01 phẫu diện để phân tích tổng số theo 3 tầng gồm: tầng 1 (tầng canh tác): 0 - 20 cm, tầng 2 : 20 - 50,70 cm; tầng 3 (tầng nền): trên 50, 70 cm) để nắm được sự biến động về chất lượng đất của mỗi loại đất phân bố theo không gian và độ sâu tầng đất. Các phẫu diện đất chọn phân tích phải phân bố tương đối đều về không gian. - Mẫu phân tích nông hoá: + Mỗi công tua đất dự kiến (công tua hiện trạng tổng hợp) lấy với mật độ 3 ha/ 01 mẫu đất phân tích nông hoá đối với đất trồng lúa (ngoài ra lấy bổ sung thêm đối với các vùng đất trồng lúa phân tán) và 3-5 ha/mẫu đối với đất trồng màu; cây lâu năm 7-10 ha/mẫu. + Phương pháp lấy mẫu: lấy trọn tầng canh tác (lúa 0 -> 15 cm, cây màu 0 -> 30 cm, cây lâu năm 10 -> 40 cm). Trong công tua đất chọn các thửa ruộng điển hình rộng 200 - 400 m2. Lấy 5 mẫu riêng rẽ theo đường chéo hình chữ nhật, mỗi mẫu riêng rẽ lấy 200 g (tổng số 1.000 g). Sau đó đem trộn đều rồi phân đôi lấy 500g gửi phân tích tính chất lý, hoá tính đất. - Các chỉ tiêu phân tích lý, hóa tính để đánh giá chất lượng đất gồm có : 1/ Độ chua pHkcl. 2/ Mùn tổng số (%) 3/ Đạm tổng số (%) 4/ Lân dễ tiêu (mg/100 g đất) 5/ Kali trao đổi (mg/100 g đất) 6/ Thành phần cơ giới theo 3 cấp hạt : cát, sét, limon. 4. Điều tra khảo sát để xây dựng bản đồ chuyên đề phục vụ việc xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích nghi đất đai đối với từng loại cây trồng. - Điều tra, khảo sát xây dựng bản đồ vùng tưới, tiêu (chủ động, bán chủ động) 6 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… + Khoanh vẽ trên bản đồ tình trạng khô hạn, ngập lụt, khả năng cung cấp và tiêu thoát nước. + Điều tra, chỉnh lý bổ sung vùng tưới, tiêu, hạn hán, ngập lụt ngoài thực địa. - Điều tra khả năng ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. - Điều tra các điều kiện kinh tế-xã hội tác động đến sản xuất NN. Bước 4: Xử lý nội nghiệp, chỉnh lý xây dựng tài liệu, số liệu, bản đồ 1. Phân loại đất: sau khi điều tra, khảo sát dã ngoại thực địa xong, tập trung toàn bộ mẫu đất, xem xét hình thái phẫu diện và lập chú dẫn bản đồ đất cho xã (dự thảo). Sau khi đã có sự góp ý của phòng chuyên môn Phân viện, đó sẽ là bản chú dẫn chính thức. 2. Chọn mẫu đất phân tích nông hoá: trên cơ sở những mẫu đất đã lấy về, tiến hành chọn mẫu đất theo nguyên tắc sau: mỗi công tua đất ít nhất phải có 01 mẫu phân tích nông hoá sao cho mật độ mẫu nông hoá là 3 ha/mẫu/đối với đất đang trồng lúa và dự kiến trồng lúa nước; 3-5 ha/ 01 mẫu phân tích/đất đang và dự kiến trồng màu; 7-10 ha/01 mẫu phân tích/đất đang và dự kiến trồng cây lâu năm. Tuỳ thuộc mức độ phức tạp của địa hình, đất đai mà số mẫu phân tích có thể cao hơn. 3. Phân tích 06 chỉ tiêu chất lượng đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư phân bón nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng nông sản và để có biện pháp cải tạo đất nâng cao độ phì. Các phương pháp phân tích lý - hoá tính đất : - Độ chua : phương pháp pH mét. - Mùn : phương pháp Walkley Black - Đạm tổng số : phương pháp Kjeldahl - Lân dễ tiêu: phương pháp Oniani. - Kali dễ tiêu: phương pháp quang kế ngọn lửa. - Thành phần cơ giới 03 cấp hạt: phương pháp Pipet (FAO) Hoàn chỉnh bộ số liệu sau khi phân tích. 4. Chỉnh lý, xây dựng bản đồ vị trí các điểm đào phẫu diện và lấy mẫu phân tích. Lấy mẫu bổ sung khi cần thiết. 5. Xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng gốc (tỷ lệ 1/2.000 nếu xã đã đo bản đồ địa chính), bản đồ Thổ nhưỡng (màu) tỷ lệ 1/ 2.000. 6. Bổ sung các chỉ tiêu nông hoá lên bản đồ Thổ nhưỡng (bản đồ Đất) để xây dựng bản đồ Nông hóa – Thổ nhưỡng hoàn chỉnh tỷ lệ 1/2.000 và bản đồ gốc TL 1/2.000 nếu xã đã đo bản đồ địa chính. 7. Xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích nghi đất đai vùng đất sản xuất nông nghiệp đã điều tra, tỷ lệ 1/ 2.000. 8. Xây dựng bản đồ Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng, tỷ lệ 1/ 2.000. 9. Viết báo cáo thuyết minh tổng hợp kèm theo các bảng biểu số liệu. 7 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN V.1. Kế hoạch triển khai: Thời gian thực hiện cụ thể từng khâu công việc như sau: (5-6 tháng/01 xã). 1. Công tác chuẩn bị (Xây dựng và thẩm định, phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán) : 01 tháng (Tháng 3/2013). 2. Điều tra, khảo sát thực địa xây dựng bổ sung bản đồ Hiện trạng sử dụng đất, đào phẫu diện chính, khoan, đào phẫu diện phụ, lấy mẫu đất phân tích,… : 1 - 2 tháng/xã. 3. Phân tích tính chất lý, hóa tính đất : 01 tháng/xã. 4. Nội nghiệp (Xây dựng hoàn chỉnh tài liệu, bản đồ màu các loại số hóa trên máy tính) : 02 tháng/xã. 5. Báo cáo nghiệm thu, sản xuất tài liệu giao nộp: 20-30 ngày/xã (tùy thuộc vào việc xếp lịch họp của địa phương) . V.2. Tổ chức thực hiện - Chủ quản dự án: UBND huyện Thuận Bắc. - Chủ dự án: Phòng Nông nghiệp và PT Nông thôn - Cơ quan thẩm định: UBND huyện thành lập Hội đồng thẩm định. - Cơ quan phê duyệt: UBND huyện. - Đơn vị tư vấn thực hiện : Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Đơn vị phối hợp : + Phòng Phân tích đất và Môi trường (Viện Quy hoạch và TK Nông nghiệp – 61 Hàng Chuối – Hà Nội). + Phòng Nông nghiệp & PTNT, các phòng có liên quan thuộc UBND huyện. + Các ban ngành của xã. + Các đơn vị có liên quan. 8 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG VIẾT BÁO CÁO THUYẾT MINH Dự án: Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng mức độ thích nghi đất đai và Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng đến năm 2020 xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận Phần thứ nhất : KHÁI QUÁT VÙNG ĐIỀU TRA I. PHẠM VI RANH GIỚI VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG ĐIỀU TRA - Mô tả phạm vi ranh giới và vị trí vùng điều tra, đánh giá phân hạng thích nghi đất đai và quy hoạch chi tiết cây trồng. - Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp điều tra, đánh giá, quy hoạch chi tiết khoảng (theo phương án QHSD đất toàn huyện đến năm 2020) : 90 ha (gồm 26 ha đất trồng lúa và cây lâu năm 64 ha). II. GIỚI HẠN ĐIỀU TRA Điều tra khảo sát các vùng đất đang sản xuất nông nghiệp có độ dốc < 15 độ. III. DIỆN TÍCH ĐIỀU TRA - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã năm 2010: 297 ha. - Diện tích điều tra, khảo sát xây dựng tài liệu tạm tính 90 ha đất sản xuất nông nghiệp trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 (diện tích điều tra khảo sát theo phương án QHSD đất toàn huyện, xã đến năm 2020). Diện tích thực tế thực hiện sẽ tính theo biên bản thống nhất về diện tích và khu vực điều tra giữa UBND xã, phòng Nông nghiệp và PT Nông thôn huyện với Phân viện QH & TKNN Miền trung Biểu : Dự kiến diện tích điều tra đất, số mẫu phân tích, số phẫu diện cần đào. Hạng mục ĐVT Định mức Số lượng Diện tích đất điều tra, QH dự kiến ha 90 A. Số mẫu đất phân tích tầng mặt mẫu 19 1. DT đất trồng lúa quy hoạch ha 26 Số mẫu đất lấy phân tích (3 ha/mẫu) mẫu 3 ha/mẫu 9 2. DT đất trồng màu + cây HN khác ha 0 Số mẫu đất lấy phân tích (3-5 ha/mẫu) mẫu 3-5 ha/mẫu 0 3. DT đất cây lâu năm ha 64 Số mẫu đất lấy phân tích (7-10 ha/mẫu) mẫu 7-10 ha/mẫu 10 B. Số phẫu diện đào (Pd) Pd 30-50 ha/1 Pd 3 Trong đó: số Phẫu diện phân tích Pd 01 Pd/1 L.đất 3 (Số mẫu phân tích = 2-3 tầng/1 Pd) mẫu 9 TỔNG CỘNG SỐ MẪU ĐẤT PHÂN TÍCH Mẫu 28 9 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa-Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… Biểu : Tổng hợp kết quả điều tra dã ngoại (thực tế sau khi hoàn thành điều tra, khảo sát thực địa). Diện tích Phẫu diện chính Mẫu đất Hạng mục điều tra (ha) Tổng số P.diện đào (Pd) Phẫu diện phân tích (mẫu) Nông hoá phân tích (mẫu) Tổng DT điều tra thực tế 1- Đất trồng lúa 1 vụ 2- Đất trồng lúa 2 vụ 3- Đất trồng màu, cây CNNN 4- Đất trồng cây lâu năm IV. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA VÙNG ĐIỀU TRA : 1. Thời tiết khí hậu a. Nhiệt độ b. Lượng mưa c. ẩm độ không khí d. Gió, bão e. Tổng tích ôn 2. Thuỷ văn - Nguồn nước mặt : Tổng hợp, phân tích, đánh giá các sông, suối chảy qua địa bàn vùng điều tra và khả năng khai thác, sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt hiện tại và tương lai. - Nước ngầm: quan sát các giếng đào, thống kê, đánh giá khả năng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp & sinh hoạt. 3. Tình hình sử dụng đất và phân bón a. Hiện trạng sử dụng đất Trên cơ sở điều tra bổ sung thực địa xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013, hiện trạng sử dụng đất vùng điều tra như sau : 10 [...]... Kali Clorua Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN Dự án: Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, Phân hạng mức độ thích nghi đất đai và Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng đến năm 2020 xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận I Quy mô vùng dự án: Diện tích tự nhiên toàn xã : 4.687 ha, trong đó: 1- Diện tích... Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 vùng đất sản xuất nông nghiệp, TL 1/2.000 2 Điều tra xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng, TL 1/2.000 3 Phân tích tính chất lý – hóa tính các mẫu đất để xây dựng bản đồ Nông hóa 4 Phân hạng mức độ thích nghi đất đai làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng trên địa bàn xã 5 Xây dựng phương án Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng trên địa bàn xã III Thời gian thực hiện... đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, tỷ lệ 1/2.000: 17.071.928 đồng Trong đó: 32 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… 3.1 Chi phí Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2013, tỷ lệ 1/2.000: Áp dụng bảng 03 (Bảng giá điều tra, đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp) của Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông. .. (áp dụng bảng 03 (Bảng giá điều tra, đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp) của Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp 33 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… và PT Nông thôn về việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 6.1 Chi phí quản lý = 2% x (A) = 2.099.011 đồng 6.2 Chi phí thẩm... nghiệp và PT Nông thôn về việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 90 ha x 45.278 đồng/ha x 0,40 (giảm giá 60%) = 1.630.008 đồng 3.2 Chi phí Điều tra, khảo sát xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng, tỷ lệ 1/2.000 Áp dụng bảng 03 (Bảng giá điều tra, đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp) của Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn về... (Bảng giá lập Quy hoạch ngành hàng Nông nghiệp) của Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn về việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (tra bảng 02) ta có chi phí trực tiếp lập Quy hoạch ngành hàng Nông nghiệp của xã là 158.400.000 đồng x 0,50 (giảm giá 50%) = 79.200.000 đồng Cộng (1+2+ +5) = 104.950.558 đồng (A) 6 Chi phí khác... việc đi lại sản xuất và vận chuyển nông sản 6 Dân số & lao động - Điều tra, tổng hợp dân số, lao động, dân tộc của xã - Điều tra, đánh giá về trình độ dân trí, tập quán sản xuất, sử dụng phân bón, mức độ giàu, nghèo, 12 Điều tra xây dựng bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… Phần thứ hai : XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NÔNG HOÁ - THỔ NHƯỠNG Bản đồ nông hoá - thổ nhưỡng là bản đồ trên... bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, Phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết… 2.5 Bản đồ Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng, tỷ lệ 1/ 2.000 : 03 bộ 3 Đĩa CD copy báo cáo, các loại bản đồ đã số hoá: 02 đĩa (xã, phòng NN & PTNT) V Kinh phí thực hiện : V.1 Căn cứ lập dự toán : 1 Thông báo số 29/TB-UBND của UBND huyện Thuận Bắc ngày 25/02 /2013 về Kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND huyện ngày 21/02 /2013. .. ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn về việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 90 ha x 47.707 đồng/ha = 4.293.630 đồng 5 Chi phí lập Quy hoạch chi tiết hệ thống cây trồng (ngành trồng trọt): 79.200.000 đồng - Diện tích vùng lập quy hoạch : 228 ha - Tỷ lệ bản đồ: 1/2.000 Áp dụng bảng 02 (Bảng giá lập Quy hoạch ngành hàng Nông nghiệp) của Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN... tra, khảo sát bổ sung xây dựng bản đồ HTSD đất, lập bản đồ Nông hóa- Thổ nhưỡng, phân hạng thích nghi đất đai, QH chi tiết hệ thống cây trồng : 90 ha 3 Căn cứ nội dung công việc theo đề cương thực hiện 4 Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc ban hành đơn giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 Quyết định số 02/2008/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng . điều tra đất - nông hoá của Bộ Nông nghiệp trước đây đã được Viện QH & TK Nông nghiệp bổ sung cho phù hợp với việc xây dựng bản đồ Nông hóa - thổ nhưỡng cho các xã sản xuất nông nghiệp. -. tích,… : 1 - 2 tháng /xã. 3. Phân tích tính chất lý, hóa tính đất : 01 tháng /xã. 4. Nội nghiệp (Xây dựng hoàn chỉnh tài liệu, bản đồ màu các loại số hóa trên máy tính) : 02 tháng /xã. 5. Báo cáo nghiệm. kế Nông nghiệp Miền Trung - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Đơn vị phối hợp : + Phòng Phân tích đất và Môi trường (Viện Quy hoạch và TK Nông

Ngày đăng: 05/01/2015, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w