Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

14 2K 3
Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua  “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông, năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Để hưởng ứng và tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì người cán bộ quản lý giáo dục luôn tìm những giải pháp tích cực, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, bình đẳng, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. II. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Năm học 2011 – 2012 được xác định là năm học “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo ” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yâu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”, ngành đã triển khai tổ chức thực hiện nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua là điều kiện để người làm công tác quản lý giáo dục và người giáo viên không ngừng học tập chuyên môn, trao dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua ấy thì phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra cho người làm công tác quản lý cần phải thực hiện những công việc gì để tìm ra giải pháp tổ chức và thực hiện phong trào có hiệu quả. Do vậy người làm công tác quản lý cần phải đầu tư nhiều tìm giải pháp xác tình hình thực tế ở đơn vị, vì thế tôi rất tâm đắc và tiến hành nghiên cứu đề tài. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung nghiên cứu tìm những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2011 – 2012 ở trường Tiểu học Đại Điền.

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THẠNH PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐIỀN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Công tác quản lý. Họ và tên người thực hiện: Lê Văn Hoàng Chức vụ: Hiệu trưởng. Sinh hoạt tổ chuyên môn: Khối 1 Đại Điền, ngày 15 tháng 3 năm 2012 PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông, năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Để hưởng ứng và tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì người cán bộ quản lý giáo dục luôn tìm những giải pháp tích cực, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, bình đẳng, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. II. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Năm học 2011 – 2012 được xác định là năm học “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo ” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yâu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”, ngành đã triển khai tổ chức thực hiện nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua là điều kiện để người làm công tác quản lý giáo dục và người giáo viên không ngừng học tập chuyên môn, trao dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua ấy thì phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra cho người làm công tác quản lý cần phải thực hiện những công việc gì để tìm ra giải pháp tổ chức và thực hiện phong trào có hiệu quả. Do vậy người làm công tác quản lý cần phải đầu tư nhiều tìm giải pháp xác tình hình thực tế ở đơn vị, vì thế tôi rất tâm đắc và tiến hành nghiên cứu đề tài. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung nghiên cứu tìm những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2011 – 2012 ở trường Tiểu học Đại Điền. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm để sở sơ, tổng kết việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua ở đơn vị, để từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân 2 thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2011 – 2012 và những năm tiếp theo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Người cán bộ quản lý nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị nói chung và việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng là phải tập trung nghiên cứu để tìm những giải pháp tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị. Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. PHẦN NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo ngành giáo dục phát động nhiều cuộc vận động như: “Hai không”; “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”….và đặc biệt ngay từ đầu năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nêu rõ : 1.Mục tiêu : - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả . 2. Nội dung : 2.1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. 2.2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. 2.3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 2.4. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh 2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. - Nhằn để đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre ban hành Hướng dẫn Số 358 /SGD&ĐT-VP ngày 07 tháng 4 năm 2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 4 Trên cơ sở lý luận trên có tác dụng định hướng cho bản thân tôi nghiên cứu tìm ra những giải pháp thể thực hiện đề tài. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của BCĐ huyện. - Được sự chỉ đạo thường xuyên của Phòng Giáo dục – Đào tạo. - Sự quyết tâm của Hội đồng sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động. - Đạt danh hiệu Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. - Địa phương và Phụ huynh đồng tình cao khi trường triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Địa phương và nhà trường thường xuyên tuyên truyền về “ Quyền và bổ phận trẻ em ”. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đào thể tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường. 2. Khó khăn: - Tình hình kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống địa bàn vùng nông thôn, nông nghiệp nên việc đầu tư cơ sở vật tạo sân chơi cho các em còn hạn chế . - Dù trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia nhưng các trang thiết bị, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động vui chơi để tạo điều kiện cho các em “ Mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui ” chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại. - Một số gia đình ngoài việc con em đến trường học tập còn tìm gia sư để hướng dẫn các em học tập ngoài giờ đến trường, vì thế tạo cho các em nhiều áp lực trong học tập, không có thời gian vui chơi giải trí cũng như tham gia các hoạt động tập thể. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền. - Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn, kết phối hợp các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% phụ huynh 5 học sinh nhà trường, bởi phụ huynh là lực lượng không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà trường. - Đối với nhà trường, việc làm đầu tiên: Là triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo cụ thể rõ ràng, phù hớp với lĩnh vực công tác. Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công. Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động: "Hai không" và "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". - Tổ chức sơ, tổng kết “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ, tổng kết phong trào nhân điển hình, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào. - Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học 2011 – 2012 nhà trường đã tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên trường ký cam kết thực hiện phong trào này. 2) Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện: + Giữ vệ sinh khuôn viên trường; + Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. + Có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường. Tổ chức học sinh trồng cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. 6 + Vệ sinh phòng học: đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng qui cách, đủ chỗ ngồi. - Tổ chức cho học sinh có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia nhà trường, lớp học và cá nhân. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường. - Các tiêu chí trên nhà trường đã đưa vào các tiêu chuẩn thi đua của các lớp, phát huy tính tự quản tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường: Đoàn thể Liên đội…. 3) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. - Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh sẽ xây dựng được mối quan hệ thầy - trò tốt. Thầy muốn hướng dẫn học sinh học tập tích cực thì trước hết phải hiểu học sinh về khả năng nhận thức, điều kiện học tập, tinh thần thái độ học tập; ngược lại, khi học sinh được thầy chỉ bảo, động viên các em sẽ biết các tìm kiếm thông tin trên nhiều kênh khác nhau, khi khó khăn học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy giáo và chủ động, tự tin hơn trong học tập. - Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường hướng tới việc lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh và sự hợp tác của học sinh trong nhóm vào quá trình dạy học. Vì vậy thông qua dạy học tích cực mà xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh. - Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp, Ban giám hiệu giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu thực tế… nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập, tinh thần hợp tác của học sinh. - Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau, nâng cao nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề: 7 + Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các tổ chuyên môn, Cụm chuyên môn. + Tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh. + Bổi dưỡng giáo viên về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. - Giáo viên dạy học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập. Giáo viên có phương pháp dạy học, giáo dục và hướng dẫn học sinh học tập đúng đắn sẽ khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh. 4) Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. - Để giúp giáo viên có đủ điều kiện dạy học theo phương pháp mới, ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở từng khối lớp. Phát động Hội thi tự làm ĐDDH. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. - Để tạo sân lành mạnh ngày đầu năm học nhà trường tiến hành Đại hội 5. Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh. - Các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò; trò và trò; giúp học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội… - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực để chào mừng các ngày lễ trong năm. - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi, được các em nhiệt tình hưởng ứng như: Nhảy dây, kéo co, Cô Tấm nhặt thóc… - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để rèn kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai nạn giao thông, phòng chống đuối nước… 8 - Nâng cao chất lượng hoạt động Đội của nhà trường. 6. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống: - Triển khai thực hiện nghiêm túc giảng dạy chương trình môn đạo đức, tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành, tạo những cơ hội, tình huống cần thiết để học sinh có cơ hội bộc lộ hành vi của mình trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn các em những hành vi chuẩn mực. - Cụ thể hoá 5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với mỗi lứa tuổi học sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở. - Tiếp tục tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, quê hương dưới nhiều hình thức phong phú giúp các em có được những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước và mái trường. - Nâng cao hiệu quả của hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, lấy gương người tốt việc tốt trong trường, lớp, sách, báo để giáo dục nhân cách học sinh. - Thực hiện tốt việc giảng dạy về an toàn giao thông, thực hiện văn hoá giao thông. - Nhà trường tổ chức giới thiệu cho học sinh những di sản văn hoá của đất nước thông quan nhiều hình thức: + Tổ chức đăng ký chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hoá tại địa phương: Đền thờ liệt sĩ… + Phát động phong trào thi đua thông qua các ngày lễ lớn: 20/10, 20/11, 22/12, 17/1, 3/2, 26/3, 30/4, 1/5 19/5…. IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Về nhận thức. Thời gian phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã qua đi gần 1 năm học, về cơ bản đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường đã có sự hiểu biết cơ bản về mô hình trường thân thiện. Mô hình trường thân thiện gắn liền với 05 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia. Từ đó, mọi người có quan điểm, thái độ, hành động đúng đắn đối với trách nhiệm của mình. 9 2. Kết quả dạy và học đạt được. - Bước đầu qua một năm học thực hiện, bám sát vào các nội dung của phong trào, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Cụ thể: - Nhà trường đã xây dựng được trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Các hoạt động tập thể không chỉ mang lại không khí vui tươi lành mạnh, rèn luyện kỹ năng ứng xử giao tiếp cho các em mà còn đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ: - Trường tổ chức các hoạt động TDTT lồng ghép trò chơi dân gian, vẽ tranh theo chủ điểm hàng tháng.  Kết quả 2 mặt giáo dục học kỳ I năm học 2011 - 2012: - Học sinh giỏi 264/622 tỉ lệ 42.4% so năm trước 287/605 tỉ lệ 47.4% giảm 5%. - Học sinh Khá 217/622 tỉ lệ 34.9% so năm trước 182/605 tỉ lệ 30.1% giảm 4.8% . - Học sinh Trung bình 113/622 tỉ lệ 18.2% so năm trước 109/605 tỉ lệ 18% tăng 0.2 %. - Học sinh Yếu 28/622 tỉ lệ 4.5% so năm trước 27/605 tỉ lệ 4.5% không tăng không giảm. - Hiệu quả đào tạo: đạt 99,83% trở lên. - Hiệu quả đào tạo chu kỳ 2006 – 2011 : 106/108 tỉ lệ 98,15%. - Tham gia các phòng trào do ngành tổ chức đều đạt giải. + Thành tích của đội ngũ cán bộ, giáo viên được duy trì và phát huy. Năm học này nhà trường có: 10 cán bộ, giáo viên được công nhận CSTĐCS; Trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc - nhận cờ thi đua. + Công tác xã hội hoá giáo dục được phụ huynh quan tâm ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần. Hằng năm nhà trường kết hợp vời Bna đại diện CMHS huy động trên 20.000.000 đồng gồm tiền mặt, học phẩm và học bổng. 10 [...]... I NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” ở đơn vị bản thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: - Tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” trước hết người quản lý phải thật sự quan tâm đầy đủ, hiểu đúng mức mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của phong trào. .. thi đua “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” - Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực ” Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường. .. trường học thân thi n, học sinh tích cực” - Phòng Giáo dục và Đào tạo điều kiện cho các trường tham qua mô hình xây dựng phong trào “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” ngoài Huyện và ngoài tỉnh Đại Điền, ngày 15 tháng 3 năm 2012 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HI ỆU TRƯỞNG LÊ VĂN HOÀNG PHAN THỊ HƯỞNG 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sổ tay trường học thân thi n,... dạy thân thi n, các mối quan hệ thân thi n và những sự phục vụ thân thi n của nhà trường Có như vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như chính ngôi nhà của mình, các em là những mầm non của đất nước và là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước III KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN Đề tài qua một năm tổ chức thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” của trường. .. của phong trào thi đua - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục về vật chất lẫn tinh thần trong phụ huynh và toàn thể xã hội - Tổ chức sơ, tổng kết “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học Đồng thời qua sơ, tổng kết phong trào phải biểu dương, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào II Ý NGHĨA Để có một “ Nhà trường thân. .. trường thân thi n ” đúng nghĩa thì vai trò người quản lý vô cùng quan trọng, phải luôn tìm những biện pháp, giải pháp có hiệu quả nhất để tổ 11 chức tốt phong trào nếu chỉ chú trọng đưa vào các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khoá khác thì chưa đủ Điều các em cần là môi trường học tập thân thi n, phương pháp học tập và phương pháp giảng... thi đua “ Xây dựng trường học thân thi n, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông - Đội ngũ Cán bộ, giáo viên và nhân viên không ngừng học tập nâng cao nhận thực chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em đến trường thật sự là một ngày vui - Phát huy tốt vai trò của Đội Thi u niên tiền phong Hồ Chí Minh, xem đây là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc triển... ở những năm học sau đối với trường TH Đại Điền nói riêng và các trường trên địa bà nói chung khi thực trạng và điều kiện tương đồng với đơn vị và đặc biệt được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp IV KIẾN NGHỊ: - Các cấp lãnh đạo tiếp tục đầu tư các trang thi t bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các hoạt trong nội dung phong trào “ Xây dựng. .. thi n, học sinh tích cực 2008 - 2013 2 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 -2012 đối với cấp tiểu học 13 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Trang 1 II LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Trang 1 III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trang 1 IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 1 V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trang 2 PHẦN NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Trang 34 II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trang 4 III CÁC BIỆN PHÁP... MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trang 2 PHẦN NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Trang 34 II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trang 4 III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trang 48 V MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: Trang 8 9 PHẦN KẾT LUẬN I NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trang 10 II Ý NGHĨA Trang 10 III KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN Trang 11 IV KIẾN NGHỊ: Trang 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12 MỤC LỤC Trang . tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện: + Giữ vệ sinh khuôn viên trường; + Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu. học sinh trồng cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. 6 + Vệ sinh phòng học: đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng qui cách, đủ chỗ ngồi. - Tổ chức cho học sinh có ý thức giữ vệ sinh. của tất cả học sinh và sự hợp tác của học sinh trong nhóm vào quá trình dạy học. Vì vậy thông qua dạy học tích cực mà xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh. - Bên cạnh

Ngày đăng: 04/01/2015, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan